SINH VIÊN VỚI THẾ GIỚI ẢO
Trong khoảng vài năm trở lại đây, mạng xã hội đã trở thành một hiện tượng xã hội, chiếm
một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của giới trẻ Việt Nam. Mục đích, mức độ
và cách thức tham gia của mỗi người khi tham gia mạng xã hội có khác nhau, nhưng đều
có điểm chung là giới trẻ đã phần nào xem mạng xã hội như một phần không thể thiếu
trong cuộc sống, và thật sự mà nói thế giới ảo này quá phức tập và quá giống với thế giới
thật.
Có thể thấy ở đây đó là những “đề cao” sai trong thế giới ảo và thậm chí đôi khi những
giá trị sống trong thế giới thật hầu như bị lãng quên. Điển hình là những clip giải trí hoàn
toàn không có giá trị nghệ thuật theo đúng với định nghĩa truyền thống nhưng vẫn gây
chú ý và được “đề cao” bằng nút “like”. Nếu nút “like” được click càng nhiều thì càng
được “đề cao”. Và có khi nó còn được “đề cao” lan sang thế giới thật. Thêm một điều nữa
đó là hầu như cái gì cũng có trong thế giới ảo này. Như là đồ ăn thức uồng bằng hình ảnh
hay bằng clip, trang phục, trang sức, hoa lá, cảnh đẹp thiên nhiên rừng biển núi non, hình
ảnh các dịch vụ thư giãn giải trí...Hiện nay các nhà khoa học còn đang nghiên cứu đưa
mùi vị vào thế giới ảo. Ví dụ như trong tương lai khi tôi xem hình hay clip một chiếc đùi
gà rán thì tôi cũng có thể ngửi được mùi thơm của nó…
Theo một con số thống kê, hiện nay số lượng người sử dụng mạng xã hội đang tăng rất
nhanh, đặc biệt là thanh thiếu niên học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 16 đến 24 chiếm
22%, tại Việt Nam là khoảng 17% số người trưởng thành thường xuyên trao đổi qua
mạng với những người không hề quen biết và tỷ lệ này tăng tỷ lệ nghịch với độ tuổi .
Hiện nay nhu cầu sử dụng mạng xã hội ngày một lớn hơn. Sự xuất hiện ngày càng nhiều
các trang web với nhiều tính năng mới, hiện đại, tiện lợi đã thu hút và thực sự đã mang
lại khá nhiều kết quả tốt cho người sử dụng. Tìm kiếm việc làm, học tiếng anh miễn phí,
tìm kiếm tài liệu, sách, tìm người yêu, tìm bạn bạn bè cũ, tìm quán ăn ngon?… Tất cả
đều có trên mạng xã hội. Tất cả mọi người đều có thể truy cập mọi thông tin mà mình
cần, miễn là có trên mạng. Rất nhiều người trẻ đã biết cách sử dụng mạng xã hội một
cách hiệu quả nhất. Họ sử dụng mạng xã hội là nơi để cung cấp thêm cho mình nguồn tri
thức, nâng cao giá trị bản thân, là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những bất
hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người
có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội. Trên cơ sở đó nhiều bạn trẻ đã lập
ra các trang web là nơi để kêu gọi đóng góp tiền, gạo, .v.v… và cả hiến máu nhân đạo
giúp cho người nghèo, người bệnh…
Thái Thị Mỹ Duyên
Trang 1
Nhưng, bên cạnh những thuận tiện, hữu ích, thế giới phẳng này còn đưa đến những hiện
tượng tiêu cực, đó chính là hiện tượng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dư luận, gây
“nghiện online” đặc biệt là đối với giới trẻ.
Một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có xu hướng sống “ảo” trong đời thực. Họ thường tự
vẽ ra cho mình một cuộc sống hoàn toàn khác với bên ngoài và nhiều người phải trả giá
đắt cho những phút nông nỗi của mình như: đăng ảnh phản cảm, khoe thân, nói xấu
người khác... trên facebook. Một số bạn trẻ xem facebook như một cứu cánh, họ sống với
thế giới ảo đó và quên bản thân mình đang sống trong đời thực. Chính vì vậy, họ thường
xuyên truy cập vào Facebook để xem mọi người xung quanh mình đang làm gì, nói gì và
suy nghĩ về điều gì…. Họ không muốn bỏ lỡ bất cứ thông tin gì đang diễn ra, mặc dù có
những thông tin ảo.
Một ví dụ vô cùng quen thuộc với chúng ta, trong giờ học, nhiều sinh viên sử dụng điện
thoại để lên facebook không cần biết giảng viên đang nói gì. Có sinh viên do “nghiện”
facebook, ra tiệm Internet chưa cần biết làm gì cứ vào facebook trước đã. Rồi khi về nhà,
định học bài, làm bài tập nhưng cầm điện thoại lên là “đắm đuối” với facebook nên quên
luôn mục đích của mình. Hay những cặp vợ chồng trẻ, thay vì ngày nghỉ, buổi tối sau khi
ăn xong chơi với con, trò chuyện với con, dẫn con đi chơi... thì chồng một chiếc Iphone,
vợ một chiếc samsung galaxy s4 đẻ lướt web, facebook, còn con thì được giao cho chiếc
ipad màn hình rộng hơn để chơi games. Vô hình chung, cha mẹ đã tiếp tay để dẫn dắt con
mình bước vào thế giới ảo ngay từ nhỏ thay vì dạy con những điều hay, lẽ phải của cuộc
sống thực.
Như vậy, có thể nói các phương tiện truyền thong hiện nay đã và đang có những tác động
mạnh mẽ đến tâm lý con người, đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội là một phần của thế giới
đa truyền thông, nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin, kết nối và chia sẻ của giới trẻ. Đặc
biệt trong xã hội hiện nay, sự phát triển ồ ạt của rất nhiều mạng xã hôi, thanh thiếu niên
có cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận nhiều hệ
tư tưởng và giá trị sống khác nhau.
Do đó, gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự định hướng, tư vấn cho giới trẻ về những
lợi ích cũng như những mặt chưa tốt của mạng xã hội để họ ý thức được những gì nên và
không nên tiếp nhận từ phương tiện này. Bên cạnh đó cũng cần hướng các bạn vào đời
sống thực với những hoạt động có ích cho bản thân, cộng đồng, đẩy mạnh giáo dục tư
tưởng, nâng cao nhận thức về các vấn đề chính trị, xã hội để từng bước giúp các bạn có
bản lĩnh vững vàng trong việc xử lí những thông tin từ nhiều chiều khác nhau. Không nên
quá lệ thuộc vào mạng xã hội, vào thế giới ảo.
Thái Thị Mỹ Duyên
Trang 2
Tôi cũng là một người trẻ, một sinh viên và tôi cũng đang hàng ngày tiếp cận với thế giới
ảo, cũng có lúc tôi sử dụng nó chưa thật sự có ích và phù hợp nhưng không ít lần mạng
xã hội đã giúp tôi thật sự hiệu quả trong công việc và cả trong cuộc sống. Tìm kiếm thông
tin, chia sẻ cảm xúc với bạn bè, người thân…Tôi không dám khẳng định rằng bản thân
đang sử dụng mạng xã hội một cách tốt nhất nhưng tôi sẽ cố gắng để tận dụng tối ưu nhất
phương tiện này cho cuộc sống, cho việc học tập.
Hi vọng rằng tôi, các bạn và mọi người sẽ biết cách sử dụng “con dao hai lưỡi” sao cho
tối ưu và có kết quả nhất.
Thái Thị Mỹ Duyên
Trang 3