Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thất thoát và lãng phí trong đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.94 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ
-----*****-----
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài:
Thất thoát và lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp.
Nhóm sinh viên : nhóm 8
Lớp tín chỉ : KTĐT – 2
Khóa : 48
Hệ : Chính quy
Hà nội, tháng 9 năm 2008
Lớp tín chỉ: KTĐT -2
Danh sách thành viên nhóm 8
Họ và tên Lớp chuyên nghành
1. Lò Thị Mai Phương Kinh tế đầu tư 48A
2. Vũ Tố Quyên Kinh tế đầu tư 48A
3. Nguyễn Thị Hồng Nhung Kinh tế đầu tư 48A
4. Lê Thi Minh Thúy Kinh tế đầu tư 48A
5. Vũ Đức Linh Kinh tế đầu tư 48A
Nhóm sinh viên: Nhóm 8
2
Lớp tín chỉ: KTĐT -2
Danh mục các từ viết tắt
Nhóm sinh viên: Nhóm 8
FDI
Foreign Direct Investment
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
WTO
World Trade Organisation
Tổ chức thương mại thế giới
DN Doanh nghiệp


DNNN Doanh nghiệp nhà nước
XDCB Xây dựng cơ bản
KCN Khu công nghiệp
NSNN Ngân sách Nhà nước
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
TTNN Thanh tra Nhà nước
3
Lớp tín chỉ: KTĐT -2
LỜI MỞ ĐẦU
Hơn 20 năm quá trình thực hiện đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển
biến rõ rệt. Từ một nước xã hội chủ nghĩa nghèo nàn và lạc hậu vừa bước ra khỏi chế độ bao
cấp, Việt Nam đã từng bước tiến lên xây dựng một nền kinh tế đa ngành, đa dạng hóa và hiện
nay phát triển khá “nóng” trong lĩnh vực đầu tư, đây là một vấn đề đang được nhiều doanh
nghiệp, cá nhân và nhà nước Việt Nam rất quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta
đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Các doanh nghiệp, cá nhân đã chọn lựa đầu tư để sử dụng hiệu quả tài sản của mình, từ đó góp
phần tăng tài sản của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối các sản phẩm, đóng
góp vào ngân sách nhà nước, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động…
Song, trên thực tế, đã có không ít các cá nhân, các doanh nghiệp Việt Nam còn hiểu
chưa đúng về đầu tư, còn lúng túng trong việc xây dựng, triển khai và quản lý các dự án đầu
tư, chưa sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ngoài ra vẫn còn có nhiều
thiếu sót trong các khâu của quá trình thực hiện các dự án đầu tư và nhất là đầu tư trong các
lĩnh vực kinh tế…điều đó đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí trong các dự án đầu tư
một cách đáng tiếc. Vì thế, để cho lĩnh vực “đầu tư” của Việt Nam phát triển ngày càng mạnh
mẽ và bền vững thì công việc xây dựng, phát triển các dự án đầu tư cần phải có hướng đi rõ
ràng và cần một sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của doanh nghiệp, cá nhân, nhà nước ta.
Đề tài đi vào phân tích thực trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư, đồng thời đưa ra
một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế lãng phí và thất thoát trong đầu tư tại Việt Nam

trong thời kỳ hiện nay, giai đoạn 2000 - 2007. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Từ Quang
Phương, TS. Phạm Văn Hùng đã hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, 23/10/2008


Nhóm sinh viên: Nhóm 8
4
Lớp tín chỉ: KTĐT -2
Chương I:
Những vấn đề lý luận chung về thất thoát và lãng phí trong hoạt
động đầu tư
I. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư.
1. Khái niệm đầu tư.
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào
đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so
với những hi sinh về nguồn lực mà nguời đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn
lực hy sinh có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả
đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản chính( tiền vốn), tài sản vật chất( nhà máy, đường
xá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, quản lý, khoa học,
kỹ thuật…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong
nền sản xuất xã hội.
Đầu tư đó là quá trình bỏ vốn để tạo nên cũng như để vận hành một loại tài sản kinh
doanh nào đó như nhà xưởng, máy móc và vật tư (thường được gọi là đầu tư cho các đối
tượng vật chất) cũng như để mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc cho vay lấy lãi ( thường gọi là đầu
tư tài chính), mà ở đây những tài sản đầu tư này có thể sinh lợi dần hoặc thỏa mãn một nhu
cầu nào đó cho người bỏ vốn cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định trong tương
lai ( thường gọi là dự án đầu tư ).
Đầu tư đó là sử dụng vốn nhằm tạo nên các dự trữ và tiềm năng về tài sản để sinh lợi
dần trong thời gian tương lai. Ở đây cần hiểu đúng ý nghĩa của danh từ dự trữ. Ví dụ, một nhà

máy công nghiệp được xây dựng lên không phải là để sử dụng hết ngay một lúc, mà phải khai
thác và vận hành nó trong nhiều năm, phần chưa sử dụng hết của nó có thể coi như một dự trữ
hay một tiềm năng.
Đầu tư là một chuỗi hành động chi cho một chủ trương kinh doanh nào đó, và ngược
lại chủ đầu tư sẽ nhận lại được một chuỗi các khoản thu để đảm bảo hoàn vốn và có lãi một
cách thỏa đáng. Ở đây đầu tư được quan niệm như một dòng nghiệp vụ thu chi sinh ra từ một
chủ trương kinh doanh nào đó.
Đầu tư là sử dụng các khoản tiền đã tích lũy được của xã hội, của các cơ sở sản xuất
Nhóm sinh viên: Nhóm 8
5
Lớp tín chỉ: KTĐT -2
kinh doanh và dịch vụ, tiền tiết kiệm của dân vào việc tái sản xuất của xã hội nhằm tạo ra các
tiềm lực lớn hơn về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Đầu tư đó là một quá trình quản lý tài sản một cách hợp lý, nhất là về mặt cơ cấu của
tài sản để sinh lợi. Ở đây cần lưu ý rằng tài sản đó là một tổng thể các nhân tố và nguồn lực
của sản xuất- kinh doanh thuộc quyền sử dụng của một doanh nghiệp nào đó tồn tại dưới hình
thức vật chất( như nhà xưởng, máy móc, dự trữ vật tư), hoặc dưới hình thức tiền tệ và tài chính
( như các phương tiện tiền mặt, các khoản cho vay, các giấy có giá..v..v..), hoặc dưới hình thức
phi vật chất ( như uy tín đối với thị trường), hoặc dưới hình thức lực lượng lao động. Đây là
một khái niệm về đầu tư có nội dung tổng quát và rộng rãi nhất.
2. Các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư.
Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn : chuẩn bị đầu
tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Cụ thể:
2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Trong 3 giai đoạn thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn tạo tiền đề và quyết định
sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.
Giai đoạn này bao gồm:
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
- Tiến hành xúc tiến thăm dò thì trường trong nước hoặc nước ngoài để tìm nguồn
cung ứng vật tư, thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng có thể huy động vốn để

đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.
- Lập dự án đầu tư.
- Thẩm định dự án để quyết định đầu tư.
2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư.
Giai đoạn này bao gồm các công việc sau đây:
- Xin giấy phép đầu tư.
- Chọn thầu tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng của công trình.
- Tổ chức đấu thầu.
- Ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đầu tư.
2.3. Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư, đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Vận hành các kết quả đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu của dự án đầu tư, vận hành
Nhóm sinh viên: Nhóm 8
6

×