Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI VIẾT TÂM GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TÔT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 4 trang )

TRƯỜNG THCS TRUNG THÀNH

Sinh thời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dạy “ Nghề dạy học là nghề cao quý
nhất trong các nghề cao quý ”. Nghề giáo thực sự là một nghề cao quý. Nhưng người
làm nghề thầy giáo có thực sự cao quý hay không còn tuỳ thuộc vào phẩm chất đạo đức
của người làm thầy. Không phải bất cứ người giáo viên nào cũng là người thầy cao quý,
đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước ta đang trong thời kì kinh tế thị trường nhưng thu
nhập của người thầy còn hạn hẹp. Dù vậy giáo dục nước nhà vẫn có nhiều khởi sắc,
người làm thầy vẫn được coi trọng, đó là nhờ những tấm gương tận tuỵ, say sưa với
nghề và hết lòng với công tác trồng người của không ít các thầy giáo, cô giáo.
Nếu ai đã từng học tập hay đã từng một lần đặt chân đến trường THCS Trung
Thành,bây giờ có dịp quay trở lại trường có lẽ không tránh khỏi cảm giác ngỡ ngàng
trước một ngôi trường mới khang trang, xanh, sạch và đẹp. Có được thành quả như vậy
một phần rất lớn nhờ vào sự tham mưu, lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường mà đứng
đầu là cô Hiệu trưởng Lê Thị Quý.Một ngôi trường nhỏ như trường THCS Trung Thành
đóng trên địa bàn xã còn nhiều khó khăn, bộn bề càng cần có những tấm gương như vậy
để đưa trường vững bước đi lên. Cô giáo Lê Thị Quý – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà
trường là một trong nhiều giáo viên đóng vai trò nòng cốt, đứng trong đội ngũ tiên
phong của nhà trường, dẫn đầu trong các phong trầo thi đua mà trường nói riêng và
ngành giáo dục nói chung phát động.

Cô Lê Thị Quý sinh năm 1968 sinh ra và lớn lên ở thôn Bản Trại, xã Kháng
Chiến, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn .Được biết trong những năm còn là học
sinh phổ thông trung học nhưng cô đã tham gia vào công tác Đoàn thanh niên
cộng sản HCM. Tuy nhiên lúc đó hoàn cảnh gia đình còn rất nhiều khó khăn
nhưng cô vẫn hăng hái tham gia công tác không từ bỏ niềm say mê công tác Đoàn.
Tốt nghiệp phổ thông năm 1985, tháng 11 năm 1985 cô nhận được giấy báo
trúng tuyển trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, trong những năm học tập và rèn
luyện tại trường, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng cô vẫn hăng say công tác



Đoàn và phấn đấu vươn lên trong học tập. Tháng 9 năm 1988 sau khi tốt nghiệp cô
được phân công về công tác tại trường PTCS Đào Viên 1. Mặc dù mới ra trường
còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn nhưng cô vân cố gắng vươn lên, học hỏi thêm ở
đồng nghiệp nên cô luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, được phụ huynh và học
sinh cũng như đồng nghiệp tín nhiệm.Thời kỳ đó đất nước gặp muôn vàn khó
khăn, thiếu thốn vất vả của thời bao cấp. Với nghề giáo viên đồng lương ít ỏi
không đủ nuôi bản thân, nhiều giáo viên đã bỏ nghề để làm việc khác vì không
chịu được cảnh lương ít ỏi không đủ chi tiêu hằng ngày,nhưng cô vẫn cương quyết
bám nghề và theo con đường mình đã chọn.Tối về hôm nào chị cũng làm việc
muộn, có người hỏi cô tại sao vẫn bám nghề trong khi đồng lương ít ỏi như vậy
sao không nản lòng, cô vui vẻ trả lời “ Tôi cũng không biết nữa ” có lẽ động lực
giúp tôi vượt qua tất cả mọi khó khăn chính là niềm đam mê công việc, lòng yêu
nghề, mến trẻ, để ươm những mầm non tương lai đất nước đã thúc đẩy cô gắn bó
với nghề.
Tấm gương tận tụy với nghề

Cô giáo Lê Thị Quý – Hiệu trưởng nhà trường
Ứng dụng CNTT trong dạy học

Ngày 01 tháng 01 năm 1991 cô được điều động về công tác tại trường PTCS
Trung thành. Với lòng yêu nghề và nhiệt huyết của tuổi trẻ, cộng thêm vốn kinh
nghiệm đã được trải nghiệm từ thực tế cô tiếp tục phát huy hết khả năng vốn có
của mình của mình.Trong công tác giảng dạy cô luôn tự tìm tòi, sáng tạo và tự tạo
những đồ dùng để làm sao giờ học đảm bảo đem đến cho học sinh một tiết học
thoải mãi nhất, dễ hiể nhất và hiệu quả nhất. Còn trong vai trò của một tổ trưởng
chuyên môn cô luôn sắp xếp công việc một cách khoa học, tự giác gương mấu
trong công tác chuyên môn, với đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp trẻ mới
ra trường còn nhiều bỡ ngỡ thì luôn nhận được ở cô một sự giúp đỡ chân tình trên
cơ sở của tình đồng nghiệp giúp đỡ, góp ý để cùng nhau tiến bộ. Với sự cố gắng và
nỗ lực của mình đến tháng 6 năm 2005 cô được tín nhiệm của đồng nghiệp và

được cấp trên phân công, cô giữ chức Hiệu trưởng nhà trường. Từ một tổ trưởng
lên làm quản lý, những ngày đầu với khối lượng công việc nhiều chưa qua trường
lớp quản lý nào nên cũng có đôi lúc công việc cũng phần nào làm cô hơi nản lòng


với công việc quản lý. Nhưng với sự giúp đỡ của đông nghiệp, cộng với sự nỗ lực
tự học của bản thân, công việc quản lý và điều hành công việc dần dần đi vào
khuôn khổ.Nhưng khó khăn trước mắt không phải đã hết, mới lên làm quản lý thì
nhà trường từ PTCS đến năm 2006 tách trường thành THCS Trung Thành, cơ sở
vật chất xuống cấp trầm trọng, phòng học cấp 4 được xây dựng kiên cố, nhưng do
xây dựng từ lâu nên xuống cấp nhiều, các lớp ngăn cách nhau bằng phên đan nên
ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của thầy và trò.Bàn ghế không đảm bảo
yêu cầu…. Nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và hội đồng nhà trường
cũng như công tác tham mưu tốt của mình nhà trường được cấp trên tin tưởng
quyết định giao cho nhà trường Dự án THCS II sau hơn một năm xây dựng đến
nay trường mới đã đi vào hoạt động được 02 năm, với cơ sở vật chất khang trang,
với 06 phòng học được trang bị bàn ghế, bảng sạch đẹp đảm bảo mĩ quan sư phạm
nên cả thầy và trò rất yên tâm trong công tác dạy và học. Mặc dù là một trường
nằm ở địa bàn còn nhiều khó khăn, nhưng nhà trường luôn hưởng ứng các phong
trào do ngành phát động, như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn
giảng và giảng dạy. Ban giám hiệu mà đứng đầu là cô Hiệu trưởng Lê Thị Quý đã
quyết tâm trang bị máy tính và máy chiếu để phục vụ công tác giảng dạy và nâng
cao chất lượng giáo dục của địa phương. Đến nay nhà trường có thể tự hào với 04
lớp học nhưng được trang bị 08 bộ máy tính với 02 máy chiếu, 100 % giáo viên và
nhân viên trong trường đều có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học và trong các công việc khác.

Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, cô sớm có ý
thức giúp đỡ cha, mẹ, chị em công việc trong gia đình; chăm chỉ và hòa nhã với bạn bè,
đồng nghiệp. Những đức tính rất trân trọng ấy được cô phát huy trong hơn hai mươi năm

trong nghề và hơn 05 năm làm công tác quản lý. Để đáp lại sự tin yêu của đồng nghiệp,
cô luôn tỏ rõ mình là con chim đầu đàn trong đơn vị, biết phát huy sức mạnh của tập thể,
sở trường của từng cá nhân trong công việc nên đơn vị cô phụ trách đội ngũ luôn đoàn
kết, nhất trí cao và đã gặt hái được nhiều kết quả mới. Nhân dân, cha mẹ học sinh tin
yêu vào sự dạy dỗ của nhà trường.


Từ chỗ hơn 90% giáo viên của nhà trường có trình độ, trung cấp, cao đẳng, đến
nay trường có hơn 60% giáo viên có trình độ đại học. Chất lượng dạy và học được nâng
lên rõ nét. Nhiều giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Tỉ lệ học sinh lên lớp luôn bảo đảm chất lượng. Cơ sở vật chất ngày một khang trang,
thay da đổi thịt. Cây xanh, bồn hoa ngày một đâm chồi, khoe bông che mát cho trường.
Khâm phục biết bao trong những năm tháng thực hiện chương trình phổ cập trung học
cơ sở, cô cùng đội ngũ giáo viên của nhà trường lặn lội ngày đêm, không quản nắng
mưa đến các thôn do trường phụ trách họp với phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn
thể hữu quan địa phương huy động các em bỏ học giữa chừng ra lớp. Năng động, sáng
tạo cô đã đề ra nhiều biện pháp khả thi hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học, giúp đỡ nhiều
học sinh có cơ hội tiếp tục vươn lên đến trường, đến lớp góp phần lớn trong việc thực
hiện thành công chương trình phổ cập trung học cơ sở .
Đối với công việc nhà nước giao cho cô luôn cố gắng hoàn thành. Vậy còn về
phía gia đình và làng xóm lán giềng cuẩ cô thì sao ? Gia đình cô luôn được bà con láng
giềng, dòng tộc quí mến, cô luôn ý thức rằng muốn làm tốt công việc được giao, để mọi
người tin tưởng thì trước hết bản thân phải xây dựng một gia đình hạnh phúc, mẫu mực,
trong ấm ngoài êm. Liên tục qua nhiều năm gia đình cô luôn được UBND địa phương
công nhận là gia đình văn hóa. Noi gương tinh thần học tập của cha mẹ, hai con của cô
cũng cố gắng vươn lên trong học tập, con gái lớn của cô giờ đã học năm thứ nhất Đại
học.
Cô Lê Thị Quý là một cán bộ quản lý tốt, một tấm gương sáng để mọi người
chúng ta noi theo, cô luôn quan tâm đến đời sống và sự tiến bộ của anh em trong đơn vị,
sẵn sàng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng nghiệp vươn lên, tận tâm, tận

tụy trong công việc được giao, đam mê học tập, có lối sống giản dị đời thường, làm việc
có kỉ cương…cô xứng đáng là Nhà giáo để mọi người chúng ta cùng suy ngẫm và học
tập.

Trung Thành, ngày 07 tháng 5 năm 2011
Người viết

Đặng Văn Huyên



×