Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Xây dựng website bản đồ số thành phố Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 47 trang )

Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................1
LỜI GIỚI THIỆU...........................................................................4
CHƯƠNG 1: GIS &PHẦN MỀM MAPINFO................................7
1.1. Tổng quan về GIS.................................................................7
1.1.1. Khái niệm GIS...............................................................7
1.1.2 Các mô hình GIS.............................................................7
1.1.3 Dữ liệu GIS.....................................................................8
1.1.3.1. Mô hình dữ liệu.......................................................8
1.1.3.2. Các kiểu dữ liệu......................................................9
1.1.3.3. Mô hình dữ liệu không gian....................................9
1.2. Cơ bản về phần mềm MapInfo...........................................10
1.2.1. Giới thiệu về MapInfo..................................................10
1.2.2. Bản đồ trong MapInfo..................................................10
1.2.2.1. Đồ họa...................................................................11
1.2.2.2. Cơ sở dữ liệu.........................................................12
1.2.3. Tính năng cơ bản của MapInfo....................................14
1.2.3.1. Tập tin dữ liệu của MapInfo.................................14
1.2.3.2. Các cửa số chính của MapInfo..............................14
1.2.3.3. Quản lý cửa sổ bản đồ...........................................15
1.2.3.4. Thông tin liên quan đến đối tượng bản đồ............16
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT

Trang 1


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

1.2.4. Xây dựng dữ liệu..........................................................21


1.2.4.1. Tạo lớp dữ liệu mới...............................................21
1.2.4.2. Nhập giá trị thuộc tính..........................................25
1.2.4.3. Khởi tạo, hiệu chỉnh dữ liệu không gian...............26
1.2.4.4. Số hóa bản đồ........................................................26
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG..........................................31
2.1. Biểu đồ chức năng..............................................................31
2.1.1. Lược đồ biểu đồ phân cấp chức năng(BPC)................31
2.1.2.1. Xem bản đồ...........................................................32
2.1.2.2. Xem tất cả các địa điểm theo danh mục, theo tên.32
2.1.2.3. Tìm kiếm địa điểm................................................33
2.1.2.4. Tìm đường đi ngắn nhất........................................33
2.1.2.5. Xem thông tin các địa điểm..................................33
2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu..........................................................34
2.2.1. Các bảng dữ liệu..........................................................34
2.2.1.1. Bảng “Danhmuc”..................................................34
2.2.1.2. Bảng “DiaDiem”...................................................34
2.2.1.3. Bảng “Duong”.......................................................35
2.2.2. Lược đồ quan hệ..........................................................36
2.3. Thiết kế giao diện................................................................37
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM................................37
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT

Trang 2


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

3.1. Cài đặt website....................................................................37
3.1.1. Các bước thực hiện......................................................38
3.1.2. Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất..............................38

3.1.2.1. Định nghĩa.............................................................38
3.1.2.2. Định lý..................................................................38
3.1.2.3. Thuật toán Dijkstra tìm đường đi ngắn nhất.........39
3.2. Sản phẩm thử nghiệm.........................................................41
3.2.1. Trang chủ.....................................................................41
4.2.2. Trang xem bản đồ........................................................42
4.2.3. Trang Tìm địa điểm.....................................................43
4.2.4. Trang giới thiệu............................................................43
KẾT LUẬN....................................................................................45
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN...............................................45
Kết quả đạt được:.......................................................................45
Định hướng phát triển................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................46
LỜI CẢM ƠN................................................................................47

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT

Trang 3


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

LỜI GIỚI THIỆU
Cùng với sự phát triển của tri thức, lĩnh vực Công Nghệ Thông
Tin(CNTT) đang ngày càng giành được nhiều thành tựu rực rỡ. Các sản
phẩm của nó đang ngày càng ứng dụng một cách rộng rãi trong mọi mặt
của đời sống, đưa lại nhiều tiện ích cho con người. Khả năng ưu việt của
các sản phẩm Công Nghệ Thông Tin đã làm thay đổi cách làm việc, cách
học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con
người.

Trong các sản phẩm của Công Nghệ Thông Tin, có thể nói việc
xây dựng các website phục vụ các nhu cầu khác nhau của đời sống đang
trở nên phổ biến nhất hiện nay. Với một vài thao tác đơn giản, một người
có thể ngồi ở bất kì đâu đều có thể có được những thông tin mong muốn
chỉ bằng một cú kích chuột và có thể kết nối với cả thế giới bên ngoài.
Hiện nay, có rất nhiều website phục vụ nhu cầu thông tin về mọi
mặt của cuộc sống như các thông tin kinh tế, đời sống, giải trí, ..trong đó
các website về Bản đồ số đang ngày càng giành được nhiều sự quan tâm.
Các website về Bản đồ số tương tự như một bản đồ, nhưng nó cung cấp
thêm rất nhiều các tiện ích như thông tin về các địa điểm, phân loại địa
điểm, tìm kiếm đường đi..cũng như phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin
về các địa danh của người dùng Internet.
Nắm bắt được nhu cầu đó, em đã thực hiện đề tài: “Xây dựng Bản
đồ số Thành phố Vinh” góp phần giúp các bạn tân sinh viên đến từ nhiều
tỉnh thành khác nhau trên khi bước vào trường Đại học Vinh bớt bỡ ngỡ
với việc tìm kiếm các địa điểm trong thành phố, giúp các bạn tiết kiệm
được thời gian và công sức cho quá trình đi lại và học tập của mình.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT

Trang 4


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

Xây dựng Website bản đồ số bao gồm việc số hóa bản đồ và cài
đặt các chức năng hỗ trợ. Số hóa bản đồ là việc đưa các thông tin từ một
bản đồ giấy vào máy tính và lưu trữ dưới một cấu trúc dữ liệu nào đó.
Trong phạm vi để tài của em, sẽ thực hiện số hóa bản đồ thành phố Vinh
và các cài đặt các chức năng dưới đây:

- Xem bản đồ theo các tỉ lệ khác nhau (cho phép phóng to, thu
nhỏ bản đồ).
- Tìm địa điểm theo danh mục, theo tên địa điểm.
- Tìm đường đi ngắn nhất từ trường Đại học Vinh đến địa điểm
bất kì được xác định trên bản đồ.
- Xem thông tin địa điểm.
Nội dung của đề tài được chia làm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu phần mềm MapInfo trình bày ngắn gọn về
phần mềm MapInfo là phần mềm hỗ trợ số hóa bản đồ, xây dựng cơ sở
dữ liệu.
Chương 2: Phân tích, thiết kế mô tả các chức năng, cơ sở dữ
liệu(CSDL) và thiết kế giao diện của website.
Chương 3: Cài đặt & thử nghiệm trình bày các thuật toán cơ bản
và cách tổ chức tập tin, thư mục trong website
Mặc dù em đã cố gắng nhiều nhưng đề tài chắc chắn còn thiếu sót.
Em mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn để em
có thể hoàn thiện đề tài của mình. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đề
tài, Em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thầy giáo trực tiếp

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT

Trang 5


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

hướng dẫn em là thầy Th.S Lê Hồng Trang. Em xin chân thành cám ơn
thầy!
Vinh, tháng 05 năm 2010


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT

Trang 6


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

CHƯƠNG 1: GIS &PHẦN MỀM MAPINFO

1.1. Tổng quan về GIS
1.1.1. Khái niệm GIS

Hệ Thông tin địa lý (Geographic Information System _GIS) là một
công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực
trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông
thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích
địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất
từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông
tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định
chiến lược).
Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng
GIS thực thi các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp
thủ công cũ. Trước công nghệ GIS, chỉ có một số ít người có những kỹ
năng cần thiết để sử dụng thông tin địa lý giúp ích cho việc giải quyết
vấn đề và đưa ra các quyết định.
1.1.2 Các mô hình GIS

Các mô hình hệ thống thông tin địa lý:
- Mô hình hệ thống 3 thành phần: phần cứng, phần mềm, con

người.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT

Trang 7


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

- Mô hình hệ thống 4 thành phần: kỹ thuật (technoware) bao gồm
phần cứng, phần mềm, tổ chức (orgaware), thông tin (infoware) và con
người (humanware).
- Mô hình hệ thống 5 thành phần: phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
quy trình, con người.
- Mô hình 6 thành phần: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, quy trình,
tổ chức, con người.
1.1.3 Dữ liệu GIS

1.1.3.1. Mô hình dữ liệu
GIS lưu thông tin về thế giới như một tập các lớp theo chủ đề được
liên kết với nhau bởi địa lý. Cách tiếp cận những lớp (layer) cho phép
chúng ta tổ chức thế giới phức tạp thành dạng đơn giản hơn, giứp chúng
ta dễ dàng hiểu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.

Hình: Tổ chức các lớp của thế giới thực.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT

Trang 8



Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

1.1.3.2. Các kiểu dữ liệu
GIS sử dụng 2 dạng cơ bản của dữ liệu.
+ Dữ liệu không gian: mô tả vị trí tương đối và tuyệt đối của một
đặc tính địa lý.
+ Dữ liệu thuộc tính: mô tả các tính chất của các đặc tính không
gian. Các tính chất này có thể là số lượng hay chất lượng trong tự nhiên.
1.1.3.3. Mô hình dữ liệu không gian
Có hai kiểu mô hình dữ liệu không gian cơ bản liên quan đến việc
lưu trữ số hóa những dữ liệu địa lý: Dữ liệu vector và dữ liệu raster. Thế
giới thực thường được biểu diễn bởi sự kết hợp của 2 dạng trên.

- Dữ liệu vector: Dữ liệu vector được hiển thị dưới dạng những
tọa độ định nghĩa điểm, hay những điểm này được nối với nhau tạo thành
đường thẳng, đa giác. Dữ liệu này thường có bản thông tin kết hợp.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT

Trang 9


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

- Dữ liệu raster: Dữ liệu raster được biểu diễn dưới dạng ma trận
hay lưới mà có những hàng và cột. Mỗi giao điểm của hàng và cột tạo
thành một pixel. Mỗi ô có một giá trị ví dụ như mức độ màu.

1.2. Cơ bản về phần mềm MapInfo
1.2.1. Giới thiệu về MapInfo


Mapinfo là công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý cơ sở dữ liệu
địa lý trên máy tính cá nhân, là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ
sử dụng. Đặc biệt, dùng cho mục đích giảng dạy và thành lập các bản đồ
chuyên đề và phân tích trong địa lý.
Trước đây xử lý bản đồ là một chức năng chuyên nghiệp của
ngành bản đồ học. Sự ra đời của Mapinfo, việc xử lý bản đồ trở nên một
công việc mà mọi người đều có thể làm được. Không những có các chức
năng của bản đồ thông dụng như cung cấp thông tin địa lý, giúp định vị
trong thực địa,… MapInfo còn là một phần mềm rất mạnh giúp xử lý và
phân tích thông tin trên bản đồ số. Chức năng này của MapInfo khiến cho
nó trở thành một hệ cơ sở dữ liệu địa lý. Tính năng này còn được tăng
cường thêm nhờ khả năng liên kết được với các hệ cơ sở dữ liệu khác
như Microsoft Access, SQL Sever, Oracle,… Sử dụng MapInfo có thể hỗ
trợ giải quyết được nhiều vấn đề thực tế một cách nhanh chóng và chính
xác. Sau đây là các chức năng cơ bản của MapInfo
1.2.2. Bản đồ trong MapInfo

Một bản đồ trong MapInfo bao gồm hai phần: Phần bản đồ (hay
phần đồ họa) và phần dữ liệu (hay thông tin).

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 10


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

1.2.2.1. Đồ họa
Phần đồ họa của MapInfo là những vật thể được biểu hiện trên
màn hình máy tính giống như bản đồ giấy nhưng có bản chất khác. Phần
đồ họa được hiển thị trong cửa sổ bản đồ (Map Window). MapInfo sử

dụng các khái niệm toán học để biểu diễn các chi tiết trên bản đồ. Có ba
kiểu khái niệm toán học chính được sử dụng để xây dựng bản đồ trên
MapInfo đó là điểm, đường, vùng.
Điểm: khái niệm điểm ở đây là một vật thể toán học không có kích
thước, không có chiều dài, chỉ có tọa độ (trong một hệ trục tọa độ nào
đó). Người ta sử dụng vật thể điểm để minh họa cho một thành phố, trạm
xăng, trường học. Trong MapInfo, tùy theo nội dung của điểm đó mà
người ta có thể sử dụng nhiều biểu tượng khác nhau để minh họa.
Đường: Là một vật thể hình học không có chiều rộng, nhưng có
chiều dài. Đường trong MapInfo bao gồm các thành phần nhỏ được gọi là
đoạn (Segment). Giữa hai đoạn liền nhau là nốt (node). Các điểm nốt này
cho phép ta chỉnh sửa các đường. Đường được sử dụng để minh họa cho
một con sông, một đường giao thông…
Vùng: là một vật thể có diện tích. Vùng cũng bao gồm các thành
phần nhỏ là đoạn và các điểm nốt nhưng đoạn đầu tiên và đoạn cuối cùng
gặp nhau nên tạo ra một đường khép kín và phần phía trong đường ranh
giới đó có diện tích. Vùng có chu vi là đường giới hạn ranh giới của vùng
đó. Vùng thực chất là một hình đa giác. Vùng được sử dụng để minh họa
cho một quận, khu vực, hồ,…
Phần đồ họa trong MapInfo được quản lý theo lớp (Layer). Có
nghĩa là các thông tin địa lý được tổ chức theo từng nhóm, ví dụ như trên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 11


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

bản đồ một thành phố, ta có lớp đường xá, lớp quận, lớp địa danh, lớp
sông suối,… nhờ khả năng này mà ta có thể hiển thị thông tin theo ý
muốn. Khi sử dụng những thông tin nào ta có thể mở những lớp thông tin
đó ra. Cửa sổ bản đồ có thể chứa một hay nhiều lớp bản đồ đang được

mở. Nếu các lớp bản đồ thuộc cùng một vị trí địa lý thì có thể hiển thị
chồng lên nhau.
1.2.2.2. Cơ sở dữ liệu
Ngoài phần vật thể đồ họa, bản đồ số trong MapInfo còn có dữ liệu
được hiển thị trong một cửa sổ gọi là Browser. Dữ liệu trong MapInfo
hiển thị trên một bảng và chúng được cấu trúc theo kiểu dữ liệu tương tự
các kiểu dữ liệu khác như Excel, Access,… Ngoài ra MapInfo cũng có
thể mở các dữ liệu khác. Ta có thể mở tệp tin Excel hay Access trong
MapInfo và xử lý chúng như những bảng dữ liệu bình thường của
MapInfo.
Mỗi cửa sổ dữ liệu có thể hiển thị thông tin của một lớp bản đồ hay
một phần của lớp bản đồ. Cửa sổ này bao gồm các ô giống như bảng tính
Excel. Các ô được xếp theo chiều dọc được gọi là trường (field) hay cột
(column). Mỗi cột thể hiện một loại thuộc tính của vật thể trên bản đồ số.
Mỗi một cột có những định dạng khác nhau tùy theo nội dung chứa
trong cột đó. Ta có thể thêm hay bớt trường cũng như thay đổi định dạng
các trường. tên trường không hiển thị tiếng việt được nên khi ta tạo
thường không gõ tiếng việt vào tên trường. Trên cùng cửa sổ dữ liệu có
tiêu đề cột(in đậm). Bên trái mỗi hàng có một ô vuông. Khi sử dụng công
cụ chọn, ta có thể nhắp chuột lên ô vuông đó để chọn bản ghi đó, khi
được chọn, ô vuông biến thành màu đen. Mỗi một bản ghi liên kết với
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 12


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

một vật thể đồ họa trên cửa sổ bản đồ, hay nói cách khác mỗi vật thể đồ
họa trên cửa sổ bản đồ có thông tin nằm trên một hàng trong kho cơ sở
dữ liệu. Vật thể đồ họa và dữ liệu là hai thành phần thống nhất của một
bản đồ số trong MapInfo. Khi một vật thể trên cửa sổ bản đồ được chọn

thì bản ghi tương ứng trong cửa sổ dữ liệu cũng được chọn và ngược lại.
Nếu ta quan niệm bản đồ số như là lớp vật thể đồ họa thì cửa sổ dữ
liệu là thông tin của vật thể bản đồ. Nếu ta quan niệm bản đồ số như là
một cơ sở dữ liệu thì các vật thể đồ họa trên một lớp bản đồ là một “cột”,
được gọi là “cột vật thể”, vì cột đó không hiển thị được trong cơ sở dữ
liệu nên được hiển thị riêng trong cửa sổ bản đồ. Vì MapInfo quan niệm
bản đồ số như là một cơ sở dữ liệu với các vật thể trong cửa sổ bản đồ
được gọi là một bảng (table). MapInfo sử dụng thuật ngữ này để chỉ ra cả
dữ liệu lẫn đồ họa trong một bản đồ số. Một bảng của MapInfo có thể
không có “cột” vật thể. Lúc đó chúng hoàn toàn giống như một cơ sở dữ
liệu bình thường, kiểu dữ liệu của Excel hay Access. Cửa sổ dữ liệu có
thể là dữ liệu nguyên thủy của MapInfo hay dữ liệu của các định dạng
khác nhưng được đăng ký trong vào MapInfo.
Những tính chất liên quan đến đồ họa của bản đồ số được xử lý
trong cửa sổ bản đồ những thông tin liên quan đến dữ liệu (tên, dân số,
thuộc tính, đặc điểm…) được xử lý trong các trường của cửa sổ dữ liệu.
Những thông tin về dữ liệu này có thể được đưa lên bản đồ bằng một số
lệnh khác nhau để minh họa làm rõ bản đồ lúc trình bày bản đồ để in
hoặc tiến hành phân tích như một hệ cơ sở dữ liệu bình thường và kết quả
phân tích cũng có thể được phản ánh trên cửa sổ bản đồ, ngược lại một
số thông tin trên bản đồ có thể được cập nhập vào dữ liệu bằng một số

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 13


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

lệnh. Tùy nhu cầu người dùng có thể mở cửa sổ bản đồ hay cửa sổ dữ
liệu hay cả hai. Ngoài ra còn một số loại cửa sổ khác trong MapInfo.
1.2.3. Tính năng cơ bản của MapInfo


1.2.3.1. Tập tin dữ liệu của MapInfo
Trong MapInfo dữ liệu được tổ chức thành các lớp dữ liệu (layer
table). Mỗi lớp dữ liệu gồm nhiều tập tin có cùng tên nhưng có phần mở
rộng là .tab, .dat, .map, .id,..Tùy theo tính chất của dữ liệu mà thay đổi từ
2 dến 5 tập tin.
<Tên lớp dữ liệu>.TAB: Mô tả cấu trúc của dữ liệu.
< Tên lớp dữ liệu >.DAT: Dữ liệu thuộc tính dạng bảng (hàng và
cột).
<Tên lớp dữ liệu>.MAP: Mô tả các đối tượng đồ hoạ.
<Tên lớp dữ liệu>.ID: Liên kết dữ liệu với các đối tượng.
<Tên lớp dữ liệu>.IND: Chỉ mục (giúp tìm kiếm đối tượng đồ hoạ
khi sử dụng chức năng Query > Find).
1.2.3.2. Các cửa số chính của MapInfo
- Cửa sổ bản đồ (Map Window): Thể hiện dữ liệu không gian (bản
đồ). Là nơi thực hiện các thao tác trên dữ liệu không gian.
- Cửa sổ dữ liệu thuộc tính (Brower Window): Thể hiện dữ liệu
dạng bảng với cấu trúc cột (thuộc tính) và hàng (Mỗi hàng tương ứng với
một đối tượng).
- Cửa sổ biên tập bản đồ (Layout Window): Thể hiện kích thước và
vị trí các thành phần của của 1 tờ bản đồ sẽ in ra.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 14


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

- Cửa sổ biểu đồ (Graph Window): Thể hiện dữ liệu thuộc tính
dạng biểu đồ.
- Cửa sổ phân vùng trực tiếp (Redistrict Window): Thể hiện các
đối tượng của các vùng được phân mọt cách trực quan.

1.2.3.3. Quản lý cửa sổ bản đồ
Cửa sổ bản đồ là trọng tâm chính của các môi trường GIS. Trong
MapInfo, chức năng LayerControl dùng để quản lý các lớp dữ liệu trong
cửa sổ bản đồ đang được kích hoạt.
Vào Map->Layer Control để xuất hiện cửa sổ Layer Control.

Cửa sổ Layer Control liệt kê các lớp bản đồ hiện trong cửa sổ bản
đồ đang được kích hoạt. Sau đó là các đặc tính “nhìn thấy được”, “sửa
đổi được”, “chọn được” và “tự động chú thích cho các đối tượng” của
từng lớp bản đồ tương ứng.
Muốn thực hiện các thao tác thêm, xóa, sửa.. dữ liệu không gian
trên một lớp bản đồ thì yên cầu lớp đó phải có đặc tính “sửa đổi được”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 15


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

1.2.3.4. Thông tin liên quan đến đối tượng bản đồ
Các đối tượng không gian của một lớp dữ liệu chỉ có thể sửa đổi
được khi lớp dữ liệu này có đặc tính “nhìn thấy được” và “sửa đổi được”.
Một lớp dữ liệu có đặc tính “sửa đổi được” thì măc định là “chọn được”.
Để xem thông tin liên quan đến một đối tượng, vào Edit-> Get Info
hoặc nhấp đúp lên đối tượng. Nếu lớp dữ liệu có đặc tính “sửa đổi được”
thì các thông tin này có thể thay đổi được.
- Đối tượng kiểu điểm

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 16



Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

- Đối tượng kiểu đường

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 17


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

- Đối tượng kiểu chữ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 18


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

- Đối tượng kiểu vùng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 19


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 20


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

1.2.4. Xây dựng dữ liệu


1.2.4.1. Tạo lớp dữ liệu mới
Để xây dựng một dữ liệu mới theo dạng của MapInfo (Table),
chọn File > New Table, cửa sổ New Table sẽ xuất hiện:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 21


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

Ba mục chọn ở bên trên là hình thức xuất hiện lớp dữ liệu sau khi
vừa tạo xong.
- Chọn Open New Mapper hay Add to Current Mapper khi muốn
tạo các đối tượng đồ họa.
- chọn Open New Browser nếu chỉ muốn tọa một cơ sở dữ
liệu.
Click “Create”, cửa sổ New Table Structure xuất hiện:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 22


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

Dữ liệu được tạo trong MapInfo có dạng là một bảng (tabular) gồm
các hàng (row) và cột hay vùng (column, field). Mỗi vùng (cột) là một
thuộc tính tương ứng của các hàng là các đối tượng.
Click Add field để thêm vùng mới. Nhập tên của vùng này vào cửa
sổ Name, ví dụ: Maso; sau đó chọn kiểu dữ liệu của vùng này trong cửa
sổ Type.
Tùy theo tính chất của vùng mà kiểu dữ liệu có thể là:
- Kiểu số nguyên (Integer): lưu dữ các số nguyên (±

2.100.000.000)
- Kiểu số nguyên ngắn (Smal Integer): lưu trữ các số nguyên (±
32.767)
- Kiểu số ký tự (Character): tối đa 254 ký tự.
- Kiểu số thập phân (Decimal):lưu giữ các số thập phân dấu chấm
cố định ; tối đa dài 19 số.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 23


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

- Kiểu số thập phân động (Float): lưu các số thập phân dạng dấu
chấm tự do.
- Kiểu ngày tháng (Date): theo dạng mm/dd/yy hay mm-dd-yyyy,
cách nhau bằng dấu / hay dấu -. Ví dụ: 03/15/92
- Kiểu luận lý (Logical): chỉ có hai giá trị là T (True) hay yes và F
(False) hay no.
Khai báo xong cho mỗi vùng, muốn khai báo thêm ta click Add
filed và cứ thế tiếp tục. Sử dụng Up và Down để xếp thứ tự các vùng,
Remove Field để loại bỏ các vùng đang được đánh dấu trong danh sách.
Khi tạo một lớp dữ liệu không gian mới (số hóa), thường chỉ có 2
vùng (cột) đó là vùng tên và vùng mã số của các đối tượng địa lý. Mã
số thường là các mức độ khác nhau của các đối tượng tương ứng. Các đối
tượng địa lý có thể cùng tên hay / và cùng mã số. Chúng ta sẽ thêm các
vùng khác sau này khi cần.
Chú ý mục Projection trong cửa sổ trên. Nó dùng để tạo dữ liệu ở
một vùng địa lý mới. Projection (hệ quy chiếu) là phương pháp làm giảm
sự biến dạng xảy ra khi chuyển các đối tượng địa lý trên mặt đất lên mặt
phẳng của bản đồ giấy. Click Projection, cửa sổ Choose Projection xuất
hiện:


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 24


Xây dựng Website bản đồ số Thành phố Vinh

Nếu muốn khai báo theo toạ độ địa lý (kinh độ và vĩ độ) thì chọn
Longtitude/Latitude trong mục Category. Trong phần Category
Members, tùy theo hệ quy chiếu của bản đồ mà chúng ta có thể khai báo:
- Longtitude / Latitude, chung cho các hệ quy chiếu
- Longtitude / Latithde (WGS 84), nếu hệ quy chiếu là UTM.
- Longtitude / Latitude (Pulkovo 1942), nếu hệ quy chiếu là Gauss.
Trường hợp vùng dữ liệu đã có các bản đồ dạng số, chúng ta nên
mở một trong các bản đồ đã có và tạo mới một dữ liệu trong cửa sổ bản
đồ đang hoạt động (Add to Current Mapper), các tham số liên quan đến
Projection là giống như của cửa số bản đồ hoạt động.
Sau khi hiệu chỉnh hết các thông số, nhấn Create để đặt tên cho lớp
dữ liệu mới này cùng với thư mục thích hợp.
1.2.4.2. Nhập giá trị thuộc tính
Việc nhập hay sửa đổi dữ liệu thuộc tính được thực hiện trong cửa
sổ thuộc tính (Brower Window). Để xem, nhập hay hiệu chỉnh dữ liệu
thuộc tính, vào Window->New brower window và chọn lớp dữ liệu thuộc
tính thích hợp.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Châu – 46K2 CNTT Trang 25


×