Xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội
huyện Đăk Mil - Tỉnh Đắk Nông
Lê Thị Mai
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Khoa Địa lý
Luận văn Thạc sĩ ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý;
Mã số: 60 44 76
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nhữ Thị Xuân
Năm bảo vệ: 2011
Abstracts. Trình bày cơ sở khoa học xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội
huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Thu thập tư liệu bản đồ, số liệu thống kê phục vụ
xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội khu vực thành lập bản đồ. Thành lập một
số bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
Keywords. Bản đồ số; Vẽ bản đồ; Đắk Nông
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong tổ chức quản lý lãnh đạo hiện nay ở nước ta Uỷ ban nhân dân huyện quản
lý tất cả các phân hệ ngành kinh tế trong huyện. Mỗi phân hệ ngành kinh tế trong huyện
chịu sự chỉ đạo quản lý của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự hướng dẫn, giám
sát chuyên môn nghiệp vụ ngành theo các Sở tương ứng. Hoạt động quản lý Nhà nước
trong các phân hệ ngành trong huyện có những đặc thù riêng đồng thời có quan hệ hữu cơ
mật thiết với nhau. Chẳng hạn như phòng Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Tài nguyên, Thuỷ
lợi, Giao thông có nhiều tác nghiệp chuyên môn quan hệ với nhau.
Trong hoạt động quản lý xây dựng và phát triển, các quyết định lãnh đạo một
phân hệ ngành nào thì không chỉ cần các thông tin của phân hệ ngành đó mà còn cần
nhiều các thông tin của các phân hệ liên quan. Vì vậy Ủy ban nhân dân huyện và các
phòng chức năng rất cần thông tin vừa mang tính tổng hợp vừa mang tính chuyên ngành
giúp cho việc tra cứu, phân tích, báo cáo trợ giúp cho các quyết định của mình.
Hiện nay, các tài liệu về tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện Đắk
Mil còn tản mạn chưa tập trung, còn phân tán ở nhiều cơ quan ban ngành và chưa có tính
tổng hợp, khái quát, một số vẫn chưa được khảo sát. Về nội dung, phương pháp và thời
gian thành lập từng loại tài liệu cũng khác nhau nên hạn chế đến việc tham khảo, nghiên
cứu, đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng của huyện.
Để đáp ứng cho công tác quản lý Nhà nước về các lĩnh vực, phục vụ định hướng
chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội và trợ giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất
đai, quy hoạch, đô thị, tài nguyên môi trường cùng nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, y tế,
du lịch, giáo dục cần phải xây dựng một mô hình hệ thống thông tin đầy đủ về kinh tế -
xã hội của huyện.
Các bản đồ về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil dạng số, được xây dựng theo công
nghệ GIS chính là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế của hiện tại và đáp
ứng những nhu cầu cấp thiết của huyện như đã phân tích ở trên. Vì vậy đề tài “Xây dựng
các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông” được lựa chọn để
nghiên cứu.
Việc xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil sẽ mang lại những
tác dụng và ý nghĩa sau:
- Là tài liệu tra cứu tổng quát cho các tác nghiệp chuyên môn các phân hệ ngành
trong huyện.
- Là các tài liệu chuyên môn cho các hoạt động tác nghiệp các phân hệ ngành
- Là tài liệu trợ giúp cho công tác quản lý, qui hoạch, hoạch định chính sách phát
triển kinh tế.
- Là tài liệu cho tra cứu phổ thông, kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp, du lịch
- Là tài liệu tham khảo trong giáo dục, đào tạo tại địa phương và nâng cao nhận
thức về quê hương
- Là tài liệu giới thiệu với toàn tỉnh, cả nước và thế giới về huyện Đắk Mil con
người và các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Bản đồ được thành lập dưới dạng số cho phép sử dụng và cập nhật thuận tiện dễ
dàng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn đặt ra mục tiêu nghiên cứu là xác lập cơ sở khoa học xây dựng các bản
đồ số về kinh tế - xã hội, có khả năng cập nhật thông tin nhằm phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung của luận văn giới hạn trong nghiên cứu xây dựng một số trang bản đồ số
gốc tác giả về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
- Lãnh thổ thành lập bản đồ: huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
4. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bản đồ số về kinh tế - xã hội cấp huyện.
- Tổng quan các công trình xây dựng bản đồ kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- Thu thập tư liệu bản đồ, số liệu thống kê phục vụ xây dựng các bản đồ số về
kinh tế - xã hội khu vực thành lập bản đồ.
- Xây dựng một số bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
- Một số ứng dựng khi sử dụng bản đồ số.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm tổng hợp: Là quan điểm truyền thống để nghiên cứu các vấn đề về
khoa học địa lý. Nội dung của các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện cũng được nghiên
cứu tổng thể trong các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực. Hệ
thống các bản đồ này được xây dựng dựa trên mối quan hệ tổng hợp với các yếu tố tự
nhiên và kinh tế - xã hội để tìm ra cách khai thác triệt để và có hiệu quả cao nhất. Trong
quá trình nghiên cứu xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội cần tập hợp tất cả các dữ
liệu, các chỉ tiêu, chỉ số riêng lẻ của từng ngành kinh tế, mỗi mặt của đời sống xã hội (dân
cư và các thành phần, mối quan hệ của nó). Kết quả là tổng hợp lại thành các chỉ tiêu
chung, đặc trưng cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội, từ đó rút ra các kết luận cụ thể.
Quan điểm hệ thống: Lý thuyết hệ thống đã phát triển mạnh mẽ, thâm nhập hầu
hết các lĩnh vực khoa học. Trong khoa học địa lý, lý thuyết hệ thống đã trở thành một
trong những cơ sở lý luận cơ bản trong quá trình phát triển nghiên cứu. Quan điểm hệ
thống được áp dụng trong phân loại, tổng quát hoá, trình tự xây dựng bản đồ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện, đề tài đã kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp
hiện đại. Những phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài là:
+ Phương pháp thu thập số liệu: Đây là phương pháp truyền thống giúp cho việc
đối chiếu thông tin mới thu thập, kiểm tra kết quả nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, tác
giả đã tiến hành thu thập tài liệu tại đơn vị sản xuất bản đồ và huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk
Nông với các nội dung sau:
- Thu thập tất cả các tài liệu bản đồ của lãnh thổ thành lập bản đồ.
- Thu thập tất cả các số liệu chuyên môn để xây dựng bản đồ số.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Thu thập, nghiên cứu, tìm hiểu về dữ liệu địa
lý, thông tin địa lý, phần mềm hỗ trợ cho phát triển các ứng dụng hệ thông tin địa lý,
phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp, chuẩn thông tin địa lý (ISO/TC211), một số
sản phẩm đã có và trao đổi, học hỏi tham khảo các chuyên gia giúp cho việc phân tích
thiết kế nội dung, cấu trúc dữ liệu đảm bảo những nguyên tắc chung và hướng theo các
chuẩn cần thiết.
+ Phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lý
Phương pháp bản đồ là phương pháp xây dựng các bản đồ là các sản phẩm của đề
tài. Công việc chuẩn bị bản đồ cho nghiên cứu xây dựng các bản đồ số bắt đầu từ việc thu
thập, biên tập hay xây dựng các bản đồ chuyên đề, xây dựng hệ thống thông tin thuộc
tính đính kèm với từng đối tượng.
Phương pháp bản đồ là phương pháp duy nhất để thể hiện sự phân bố không gian
lãnh thổ mà từ đó tác giả thành lập nên các bản đồ nền, bản đồ chuyên đề.
Ngày nay nhờ có ứng dụng công nghệ tin học, phương pháp bản đồ truyền thống
còn được hỗ trợ bởi hệ thông tin địa lý, nhất là trong phân tích và biến đổi thông tin,
phân tích mô hình hoá không gian nhằm trả lời các bài toán địa lý và thành lập các bản
đồ đánh giá tổng hợp.
+ Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm với dữ liệu thực tế, xây dựng một số trang bản đồ số gốc tác giả về
kinh tế xã hội để làm sáng tỏ quy trình lý thuyết đề ra.
6. Các kết quả đạt đƣợc của luận văn
Xác lập được cơ sở khoa học thiết kế và thành lập các bản đồ số về kinh tế - xã
hội.
Đã thiết kế nội dung cho các bản đồ kinh tế - xã hội trong đó đã xây dựng một số
bản đồ số về kinh tế - xã hội cho huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xác lập cơ sở lý luận thành lập bản đồ số về
kinh tế - xã hội cấp huyện.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các bản đồ số kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk
Nông là tài liệu trực quan cho các nhà quản lý, các nhà chuyên môn của các phân hệ
ngành của địa phương.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm
3 chương:
Chương I: Cơ sở khoa học xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil.
Chương II. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
Chương III. Thành lập một số bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh
Đắk Nông.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ SỐ VỀ KINH TẾ -XÃ HỘI
HUYỆN ĐẮK MIL
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Bản đồ, bản đồ chuyên đề
- Bản đồ là mô hình về hiện thực địa lý, không gian của lãnh thổ, tích hợp các
thông tin đa dạng về nội dung theo lãnh thổ. Là mô hình thu nhỏ của thế giới thực trên cơ
sở toán học nhất định, sử dụng hệ thống kí hiệu để biểu diễn nội dung một cách chọn lọc,
khái quát.
Bản đồ chuyên đề là những bản đồ chỉ thể hiện chi tiết và thật đầy đủ một yếu tố (hoặc
một số yếu tố) trong nội dung của bản đồ địa lý tổng quát, ví dụ: thực vật, đường sá hay dân
cư…Các bản đồ chuyên đề phản ánh hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội rất đa dạng như: khí
hậu, mật độ dân cư, kết cấu lớp vỏ trái đất, phân vùng kinh tế
1.1.2. Bản đồ số
- Theo A.M. Berliant: “Bản đồ số là mô hình số của bản đồ địa hình, bản đồ chuyên
đề, bản đồ chuyên môn, được thể hiện ở dạng số đối với toạ độ mặt bằng (x,y), độ cao và
các số liệu thuộc tính được mã hoá. Bản đồ số được thành lập trong phép chiếu, hệ thống
ký hiệu quy định đối với các bản đồ cùng kiểu đã biết, có tính đến tổng quát hoá và các
yêu cầu về độ chính xác”.
+ Cho khả năng giao tiếp trực tiếp, thuận lợi và linh hoạt giữa người dùng với
thông tin bản đồ.
+ Có khả năng chứa đựng thông tin rất phong phú và chi tiết nhưng không hề ảnh
hưởng đến sự hiển thị và các phương pháp sử dụng bản đồ, do đặc điểm tổ chức theo các
lớp thông tin, do khả năng của các thiết bị tin học ngày càng tinh xảo.
+ Bản đồ số có tính chuẩn hoá cao - chuẩn hoá về: dữ liệu, tổ chức dữ liệu, thể
hiện dữ liệu (thể hiện đối tượng bản đồ).
+ Dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa, hoặc có thể thay đổi về thiết kế, trình bày, ký hiệu;
do đó thông tin của bản đồ luôn luôn mới hoặc theo ý muốn của người quản lý, người sử
dụng, trong khi đó các thông tin cũ vẫn được bảo lưu.
+ Được bảo mật theo các mức độ khác nhau.
1.1.3. Công nghệ số trong xây dựng bản đồ số về kinh tế - xã hội
- Phần cứng
- Phần mềm:gồm phần mềm hệ thống (DOS, windows, OSL, Mac ) và phần
mềm ứng dụng GIS (Mapinfo, ArcGis ), phần mềm dùng để biên tập bản đồ
(Microstation)
1.2. Những vấn đề kinh tế - xã hội của một đơn vị lãnh thổ
Kinh tế - xã hội là khái niệm nói về các hoạt động sản xuất, dịch vụ và mọi mặt
của đời sống vật chất và tinh thần. Kinh tế - xã hội là lĩnh vực rất rộng lớn, là đối tượng
và nội dung nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
1.2.1. Dân cư
Dân cư với tư cách là lực lượng lao động, vừa là thị trường tiêu thụ của quá trình
sản xuất xã hội. Dân cư cùng với sự đa dạng về quần cư cùng hàng loạt các khía cạnh văn
hoá, xã hội của nó như chủng tộc – dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chất lượng cuộc sống là
nhân tố không thể thiểu khi nghiên cứu đặc điểm kinh tế - xã hội của một lãnh thổ.
Khi nghiên cứu về dân cư thường nghiên cứu về quy mô dân số, phân bố dân cư,
gia tăng dân số (gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học xuất nhập cư)
Một đặc trưng biểu thị chất lượng dân số có liên quan chặt chẽ với quy mô và tốc
độ gia tăng dân số là cơ cấu dân số.Các loại cơ cấu dân số chủ yếu được sử dụng nhiều
trong dân số học là cơ cấu sinh học, cơ cấu xã hội và cơ cấu dân tộc.
1.2.2. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
Trong các nguồn lực thì nguồn lực lao động có ý nghĩa đặc biệt. Lịch sử nhân loại
đã chứng minh vai trò quyết định của lao động đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Nguồn lực khoa học công nghệ
- Nguồn lực tài chính
- Nhóm nguồn lực chính trị xã hội
1.2.3. Cơ cấu nền kinh tế
Quan niệm về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu là một phạm trù triết học thể hiện cấu trúc bên trong cũng như tỉ lệ và mối
quan hệ giữa các bộ phận cấu thành một hệ thống. Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống
nhất định.
Các loại cơ cấu kinh tế
Có nhiều loại cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Dưới góc độ vật
chất, kỹ thuật có cơ cấu ngành (lĩnh vực), cơ cấu theo quy mô trình độ - công nghệ, cơ
cấu lãnh thổ. Còn dưới góc độ kinh tế - xã hội có cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu theo
trình độ phát triển của quan hệ hàng hóa, tiền tệ.
1.3. Đặc điểm xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội
1.3.1. Bản đồ số kinh tế - xã hội
Các bản đồ kinh tế - xã hội có nhiệm vụ biểu hiện sự phân bố, những đặc điểm
sản xuất, đời sống, sự phát triển và hoạt động của từng lĩnh vực kinh tế - xã hội và toàn
bộ nền sản xuất xã hội lãnh thổ.
1.3.2. Yêu cầu của các bản đồ số về kinh tế - xã hội
Để đảm bảo việc phản ánh những đặc trưng của các hiện tượng kinh tế - xã hội,
việc thành lập các bản đồ kinh tế - xã hội cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
1. Phản ánh được tính chất cùng thời gian đặc trưng của các đối tượng, hiện tượng.
2. Tài liệu sử dụng để thành lập bản đồ phải bảo đảm sự thống nhất và đầy đủ đối
với toàn bộ lãnh thổ được biểu hiện trên bản đồ.
3. Phương pháp biểu hiện bản đồ phải gần gũi nhất với đặc tính địa lý của các đối
tượng, hiện tượng.
4. Bố cục bản đồ phải chặt chẽ, khoa học.
1.3.3. Nguyên tắc thành lập bản đồ số về kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội là những yếu tố động và thuộc phạm trù xã hội. Sự nhận xét, đánh
giá chúng có thể theo những góc độ khác nhau, vì thế trên những nguyên tắc chung thành
lập bản đồ, việc xây dựng bản đồ số kinh tế - xã hội cần phải đặc biệt chú ý đến những
nguyên tắc sau:
Mục đích của bản đồ phải được xác định cụ thể, rõ ràng.
Các bản đồ kinh tế - xã hội được thành lập trên cơ sở các thành tựu hiện đại của
khoa học kĩ thuật về nội dung cũng như hình thức, theo những nguồn tài liệu chính xác và
hiện đại.
Các đối tượng trên mỗi bản đồ phải được phân loại một cách khoa học, đúng đắn về
phương pháp, liên tục về hệ thống và thống nhất về nguyên tắc phân loại. Các đối tượng
trên bản đồ phải bảo đảm tính chính xác địa lý.
Khi xây dựng dữ liệu số bản đồ kinh tế - xã hội phải căn cứ vào các yêu cầu và
nguyên tắc trên tuy nhiên vẫn có thể xử lý một cách linh hoạt và từng bản đồ chuyên đề
cụ thể
1.3.4. Xử lý số liệu thống kê, xây dựng và tổng quát hóa các chỉ tiêu định lượng
Trong thành lập bản đồ số về kinh tế - xã hội, số liệu chủ yếu là thống kê. Do vậy
khi thành lập thường phải xử lý số liệu. (xây dựng các thang nền đồ giải, quy mô ký hiêu)
1.3.5. Các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ
Có 10 phương pháp dùng để thể hiện nội dung các bản đồ. Đó là những phương
pháp sau:
1. Phương pháp nền đồ giải;
2. Phương pháp biểu đồ bản đồ;
3. Phương pháp chấm điểm;
4. Phương pháp kí hiệu tuyến;
5. Phương pháp kí hiệu;
6. Phương pháp nền chất lượng;
7. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
8. Phương pháp đường đẳng trị
9. Phương pháp biểu đồ định vị
10. Phương pháp vùng phân bố
Không phải bất cứ bản đồ nào cũng áp dụng tất cả các phương pháp trên, vì vậy
trước khi sử dụng các phương pháp để biểu thị nội dung bản đồ phục vụ cho đề tài chúng
ta phải nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng và phương pháp thể hiện để sử dụng
phương pháp thể hiện sao cho hợp lý, khoa học.
1.4. Khái quát các công trình liên quan đến đề tài
1.4.1. Tổng quan, phân tích, đánh giá các công trình xây dựng bản dồ kinh tế -
xã
Để có thêm những kiến thức khi thiết kế các bản đồ số về kinh tế - xã hội cấp
huyện, đề tài đã tiến hành nghiên cứu một số tập atlas đã xuất bản ở Việt Nam, và đi vào
phân tích, đánh giá nhóm bản đồ kinh tế - xã hội.
Atlas quốc gia Việt Nam
Tập bản đồ Kinh tế - Xã hội Việt Nam
Atlas Nông nghiệp Việt Nam
Tập bản đồ hành chính Việt Nam
Atlas Hà Nội
Tập bản đồ dân số – gia đình – trẻ em
Tập bản đồ đường phố Hà Nội
Atlas tỉnh Bắc Ninh
Atlas tỉnh Phú Thọ
Atlas Đồng Nai
Atlas tỉnh Đắk Nông
Kết luận: Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập
các bản đồ số về kinh tế - xã hội cấp huyện
Nội dung của các trang bản đồ về dân cư, kinh tế - văn hóa - xã hội trong các atlas
được phân tích ở trên sẽ là tài liệu tham khảo tốt khi xây dựng các bản đồ số về kinh tế -
xã hội cấp huyện.
1.4.2. Các công trình nghiên cứu theo hướng đề tài trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh
Đăk Nông
Hệ thống bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
Hệ thống bản đồ địa giới hành chính tỉnh Đắk Nông
Atlas tỉnh Đăk Nông thành lập năm 2007 .Nội dung hành chính của huyện Đắk
Mil đã được thể hiện trong atlas này. Tuy nhiên đây là một atlas cấp tỉnh, nên khi thể hiện
các chuyên đề chưa thể hiện đầy đủ sâu sắc có nội dung về kinh tế văn hóa xã hội của
huyện.Có thể khẳng định ở huyện Đắk Mil, tỉnh Đăk Nông chưa có một đề tài nghiên cứu
chuyên sâu nào về việc xây dựng dữ liệu bản đồ số kinh tế - xã hội. Qua tình hình thực tế
như trên, có thể khẳng định hướng đi của đề tài là cần thiết.
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẮK MIL,
TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Đắk Mil nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Nông, , phía Bắc giáp huyện
Cư Jút, phía Đông giáp với huyện Krông Nô, phía Tây giáp Campuchia, phía Nam giáp
với huyện Đắk Song. Đắk Mil có 10 đơn vị hành chính: Thị trấn huyện lỵ Đắk Mil và 9
xã: Đắk Lao, Đắk R’La, Đắk Gằn, Đức Mạnh, Đắk N’Drot, Long Sơn, Đắk Sắk, Thuận
An và Đức Minh với tổng diện tích tự nhiên 682,99 km
2
.
Huyện Đắk Mil không những là điểm nối giữa các huyện trong tỉnh Đắk Nông mà
còn là điểm giao lưu kinh tế - văn hóa của các tỉnh vùng Tây Nguyên và đóng vai trò cầu
nối giao thương với nước bạn láng giềng Campuchia.
Điều kiện địa lý tự nhiên của huyện Đắk Mil rất thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế nông lâm nghiệp và du lịch.
2.1.2. Khí hậu, thời tiết
Đắk Mil nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Đắk Lắk và Đắk
Nông, khí hậu huyện mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có đặc trưng
của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm.Với điều kiện khí hậu nói trên cho phép thích hợp
với nhiều loại cây trồng vật nuôi vùng nhiệt đới có giá trị cao.
2.1.3 Địa hình – thổ nhưỡng
Địa hình
Địa hình huyện Đắk Mil có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, vùng
phía bắc huyện cao từ 400 – 600 m và phía nam từ 700 – 900 m, phần lớn địa hình có
dạng đồi lượn sóng bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ và các hợp thủy, xen kẽ là các
thung lũng nhỏ, bằng, thấp với 2 dạng chính: địa hình dốc lượn sóng nhẹ và địa hình dốc
chia cắt mạnh
Thổ nhưỡng
Đắk Mil là huyện có diện tích đất khá phong phú và màu mỡ (phần lớn là đất
bazan) thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới
2.1.4. Thủy văn
Hệ thống nước mặt của Đắk Mil khá phong phú, mật độ sông ngòi bình quân 0,35
– 0,4 km/km
2
. Huyện Đắk Mil là nơi bắt nguồn của hai hệ thống sông Đồng Nai và sông
Sêrêpốk. Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều
2.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Đắk Mil qua các tài liệu điều tra nghiên cứu, có các loại khoáng
sản chính: Đá xây dựng; Mỏ Bô xit;Đá bán quý Topaz
2.1.6. Tài nguyên rừng, tài nguyên cảnh quan sinh thái
Đắk Mil là nơi hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại rừng: rừng nửa rụng lá và
rừng khộp.Trên địa bàn huyện Đắk Mil một số hồ như hồ Tây, hồ Núi Lửa, hồ Đắk Sắk với
diện tích bề mặt lớn giữ nước quanh năm. Nơi đây cũng là vùng dân tộc bản địa có tiềm
năng về du lịch nhân văn và du lịch sinh thái.
2.2. Đặc điểm xã hội và nhân văn
2.2.1. Dân số và thành phần dân tộc
Năm 2007, dân số huyện Đắk Mil là 87356 người, mật độ dân số trung bình 125
người/km
2
, so với các huyện trong tỉnh Đắk Nông thì Đắk Mil có mật độ dân số khá cao.
Thành phần dân tộc của huyện khá đa dạng: có tới 19 dân tộc anh em, người Kinh chiếm tỷ
trọng lớn, còn lại là các dân tộc thiểu số tại chỗ gồm dân tộc M’nông (8,6%), dân tộc Ê đê và
Mạ.
2.2.2. Lao động - nguồn nhân lực
Năm 2007 nguồn lao động có 47490 người chiếm 56,21% dân số trong đó số lao
động. Về cơ cấu lao động: Trong tổng số 47490 người, hiện có 39927 người lao động
trong các ngành kinh tế, trong đó lao động trong ngành nông - lâm nghiệp là cao nhất: Cơ
cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông - lâm nghiệp, tăng lao
động thương mại - dịch vụ và lao động công nghiệp - xây dựng.
Về chất lượng lao động có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỉ lệ
lao động thương mại - dịch vụ và lao động công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ lệ lao động
nông – lâm nghiệp.
2.2.3. Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên văn hoá dân tộc
Huyện Đắk Mil ngày nay là vùng sinh sống của dân tộc M’Nông, là một dân tộc
thiểu số đặc trưng của vùng Tây Nguyên với truyền thống sản xuất, và sinh hoạt mang
tính văn hoá hết sức đặc sắc: Những lễ hội văn hoá dân gian như đâm trâu, mừng nhà
mới, lễ mừng mùa, lễ bỏ mả, những món ăn ẩm thực: cơm lam, rượu cần. Những điệu
múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc(cồng, chiêng) và kiến trúc cổ truyền nhà sàn, nhà rông,
nhà dài sống chung nhiều thế hệ.
2.2.4. Giáo dục - đào tạo
Giáo dục của huyện Đắk Mil không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng và
chất lượng: năm học 2007 - 2008 cả huyện có 48 trường: 14 trường mầm non, 17 trường
tiểu học, 12 trường trung học cơ sở, 1 trường phổ thông Dân tộc nội trú, 3 trường phổ
thông trung học và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên
Số lượng học sinh trong các cấp học ngày càng tăng mạnh.
2.2.5.Y tế
Y tế của huyện Đắk Mil ngày càng được củng cố và phát triển. Công tác khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được duy trì thường xuyên và ngày càng có
hiệu quả: mạng lưới y tế được mở rộng, cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bệnh viện tuyến huyện được nâng cấp từ 50 giường lên 70 giường.
Tuyến cơ sở đã có 10 trạm y tế xã, thị trấn.
2.2.6. Văn hóa -Thể dục thể thao
Hoạt động văn hóa - thể dục thể thao huyện Đắk Mil có nhiều chuyển biến khá
tích cực. Huyện đã tổ chức nhiều phong trào văn hoá, văn nghệ sâu rộng trong quần
chúng nhân dân. Hoạt động thể dục thể thao luôn được duy trì và phát triển
2.2.7. Định canh định cư và ổn định dân di cư tự do
Trong thời gian qua, chương trình 132 của thủ tướng chính phủ về giải quyết chỗ
ở cho đồng bào dân tộc tại chỗ đã được tiến hành trên địa bàn huyện, tiếp tục thực hiện
dự án đầu tư phát triển 12 bon đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn theo kế hoạch của tỉnh
tại 2 bon SaPa và Bu Đắk của xã Thuận An. Đến năm 2006, huyện Đắk Mil hoàn thành
giai đoạn I Chương trình 134 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết đất ở cho đồng bào
dân tộc tại chỗ, triển khai thực hiện Chương trình 134 giai đoạn II.
2.3. Đặc điểm phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng
2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế
Thời kỳ năm 2000 - 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Đắk
Mil là 9,28%. Nét nổi bật trong quá trình tăng trưởng kinh tế huyện Đắk Mil giai đoạn
2000 - 2007 là mức tăng trưởng cao của khu vực phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp –
xây dựng và sau đó là thương mại – dịch vụ. -Tổng sản phẩm xã hội tính theo giá trị sản
xuất: 1012,294 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994). Ngành nông – lâm nghiệp mà chủ
yếu là nông nghiệp. Ngành công nghiệp – xây dựng với mức xuất phát năm 2000 là rất
thấp nhưng do tốc độ tăng trưởng cao. Thương mại dịch vụ trong giai đoạn 2001 – 2007
có mức tăng trưởng khá và ổn định. Trong giai đoạn này nhiều thành phần kinh tế và
nhân dân tham gia kinh doanh thương mại, dịch vụ, mở rộng thị trường, hàng hóa phong
phú cả tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Cơ cấu kinh tế và xu thế chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn
cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp -
xây dựng và thương mại – dịch vụ. Đến năm 2007 cơ cấu kinh tế của huyện Đắk Mil
ngành phi nông nghiệp đã chiếm tỉ trọng đáng kể so với trước đây.
2.3.2. Hiện trạng một số ngành chủ yếu
Nông – Lâm nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển khá, giữ vai trò quan trọng và chủ
yếu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định chính trị của địa phương. Quy mô,
năng lực, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước.
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng
Huyện Đắk Mil là khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Đắk Nông ở phía Bắc nên
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã có tốc độ phát triển rất cao đạt bình quân
23,52%/năm.
Thương mại - dịch vụ
Mạng lưới thương mại dịch vụ của huyện Đắk Mil được mở rộng cả về quy mô lẫn loại hình
kinh doanh dịch vụ, nhất là sau thời điểm thành lập tỉnh Đắk Nông đến nay thương mại dịch
vụ không những phát triển ở thị trấn Đắk Mil mà còn ở các thị tứ trung tâm xã, đã hình
thành mạng lưới thương mại với nhiều điểm.
Giao thông - vận tải
Hệ thống giao thông vận tải huyện Đắk Mil bao gồm 2 tuyến quốc lộ 14 và 14C, 2
tuyến đường tỉnh ĐT 682, ĐT 683, 8 tuyến đường huyện; 33 tuyến đường xã, 39 tuyến
đường nội thị và 101 tuyến đường thôn buôn. Mật độ đường giao thông của huyện Đắk
Mil là: 0,82 km/km
2
và 6,92 km/1 000 dân.
Cấp nước
Tóm lại, nền kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil những năm gần đây đã có những
chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá cao so với bình quân chung toàn
tỉnh, cơ cấu GDP đã dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn. Đời sống người dân trong huyện đã dần được cải thiện. Tuy nhiên bên
cạnh đó còn cố một số hạn chế cần khắc phục:
- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển song chưa mạnh, chưa tạo
được các vùng sản xuất cũng như các khu công nghiệp chế biến trong huyện.
-Kết cấu cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
-Tỷ lệ hộ nghèo còn cao 8,7%.
CHƢƠNG 3
XÂY DỰNG MỘT SỐ BẢN ĐỒ SỐ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẮK
MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG
3.1. Thiết kế kỹ thuật
3.1.1. Đề cương thành lập bản đồ
Các bản đồ số về kinh tế - xã hội mà đề tài luận văn nghiên cứu thành lập nằm
trong tập bản đồ “Atlas huyện Đắk Mil”, kích thước 30 x 41 cm
Cơ sở toán học
Bản đồ được thành lập ở lưới chiếu UTM, múi 6
o
, hệ toạ độ VN - 2000, thể
Elipxoid WGS 84, kinh tuyến trục 107
o
45’Đông.
- Mật độ lưới kinh vĩ tuyến: 5’x 5’.
3 loại tỷ lệ đối với bản đồ thuộc các chuyên đề như:
+ Bản đồ chính có tỷ lệ 1:150 000.
+ Bản đồ thành phần có tỷ lệ 1:300 000.
+ Bản đồ phụ (có tỉ lệ 1: 400 000
Bố cục
Bố cục trang đơn: Nội dung bản đồ thể hiện trên 1 bản đồ chính tỷ lệ
1: 150 000
Bố cục trang đơn có phụ: Nội dung bản đồ thể hiện trên bản đồ chính tỷ lệ 1:150 000 và
bản đồ phụ tỷ lệ 1:400 000
Bố cục 4 trang thành phần: Nội dung bản đồ thể hiện trên: 4 bản đồ thành phần, đồng
nhất về tỷ lệ 1:300 000
Tài liệu thành lập bản đồ
a. Tài liệu bản đồ:
- Bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 10 000 gồm 43 mảnh phủ trùm trọn vẹn lãnh thổ huyện
- Các bản đồ chuyên đề khác
+ Bản đồ địa giới hành chính 364
+ Bản đồ hành chính huyện Đắk Mil
+ Bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 250 000 .
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đắk Mil tỉ lệ 1: 10 000.
+ Atlas tỉnh Đăk Nông
b. Các tài liệu khác
- Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông và huyện Đắk Mil từ năm 2000 - 2007
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đến
năm 2020
3.1.3. Thiết kế các file chuẩn
Cơ sở toán học
Thiết kế bộ nguồn dùng chung
Các thủ thuật phân bậc các dãy số liệu thống kê
3.2. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện
Đắk Mil
3.3. Biên tập nội dung các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk
Nông
3.3.1. Thành lập bản đồ nền huyện Đắk Mil
a. Thủy hệ
b. Địa hình:
c. Dân cư
d. Giao thông
e. Hành chính:
3.3.2. Biên tập nội dung các trang bản đồ
Trang “Dân cư”
Nghiên cứu khu vực
thành lập bản đồ
Thu thập tư liệu
Thiết kế kỹ
thuật
Phân tích, đánh giá;
Lập phương án sử dụng
tư liệu
Lập đề cương chi tiết cho
từng trang, chủ đề
Xây dựng bản đồ nền
cơ sở
ë
Thành lập bản gốc
tác giả
- Xây dựng đề cương
tổng quát
- Lập kế hoạch thực hiện
a. Bản đồ chính:
Nội dung trong bản đồ:
- Mật độ dân số (theo đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn)
- Phân bố dân cư (theo điểm dân cư tự nhiên, theo đơn vị hành chính các cấp)
Nội dung ngoài bản đồ:
- Cơ cấu lao động toàn huyện phân theo độ tuổi năm 2007.
- Chất lượng lao động phân theo xã năm 2007
- Số dân phân theo thành thị, nông thôn toàn huyện qua các năm (2000 – 2007)
b. Bản đồ phụ:
- Tỉ lệ tăng dân số từng xã năm 2007
- Biến động dân số từng xã (số sinh, số tử, số người chuyển đến, số người chuyển đi).
Trang “Dân tộc và tín ngưỡng”
Gồm 4 bản đồ thành phần thể hiện 4 chuyên đề nhỏ trong chủ đề Dân tộc và tín ngưỡng.
a. Thành phần dân tộc
Nội dung trong bản đồ:
- Tỷ lệ dân tộc kinh trên tổng số dân
- Cơ cấu thành phần dân tộc phân theo đơn vị xã, thị trấn
Nội dung ngoài bản đồ:
- Cơ cấu thành phần dân tộc trong toàn huyện
b. Phân bố các dân tộc ít người
Nội dung trong bản đồ:
- Tỷ lệ dân số các dân tộc ít người trên tổng số dân phân theo đơn vị xã, thị trấn.
- Phân bố các điểm cư trú của các dân tộc ít người: Phân bố các dân tộc theo màu sắc;
Trọng số điểm tương ứng với số dân
c. Tín ngưỡng và tín đồ
Nội dung trong bản đồ:
- Tỷ lệ số tín đồ các tôn giáo trên tổng dân số
- Cơ cấu số lượng tín đồ các tôn giáo theo từng xã, thị trấn
Nội dung ngoài bản đồ
- Biểu đồ số lượng tín đồ tôn giáo toàn huyện qua các năm 2004 - 2007
d. Cơ sở tôn giáo
Nội dung trong bản đồ:
- Các cơ sở tôn giáo: Thể hiện vị trí các cơ sở bằng ký hiệu điểm trên bản đồ Phân loại theo các
loại tôn giáo có trên địa bàn huyện: Phật giáo, công giáo, Đạo tin lành
Nội dung ngoài bản đồ:
Số lượng tín đồ, cơ sở thờ tự… các tôn giáo trong toàn huyện
+ Phật giáo (tín đồ, cơ sở thờ tự…)
+ Công giáo (giáo dân, linh mục, giáo sứ, giáo họ, nhà nguyện)
+ Đạo tin lành (tín đồ, chi hội, mục sư, người truyền đạo)
Trang “Văn hoá và du lịch ”
Nội dung trong bản đồ:
Bản đồ phản ánh truyền thống văn hoá và các hoạt động văn hoá, hoạt động du lịch trong
huyện và các xã bằng nhiều kênh thông tin khác nhau như :
- Các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng truyền thống
- Các di tích/ bảo tồn lịch sử ,văn hóa
- Các cơ sở sinh hoạt văn hoá hiện đại: thư viện, nhà văn hoá, khu vui chơi giải trí…
- Các điểm du lịch, tuyến du lịch, các loại hình du lịch
- Các vùng ưu tiên phát triển du lịch, các vùng có tiềm năng du lịch
Nội dung ngoài bản đồ:
- Danh mục các lễ hội truyền thống, hoạt động văn hoá cộng đồng
- Trình độ của các cán bộ thôn, bon, tổ dân phố năm 2007
- Hoạt động thư viện qua các năm (số lượng sách, số lượng bạn đọc)
- Hoạt động văn hoá qua các năm
- Hình ảnh một số điểm du lịch, lễ hội truyền thống
Trang “Thông tin và truyền thông ”
Nội dung trong bản đồ chính:
- Mạng lưới các bưu cục và bưu điện văn hóa xã
-Mạng lưới các trạm thu phát sóng di động (BTS)
- Cơ sở thông tin và truyền thông thể hiện vị trí các đài phát thanh truyền hình trên địa
bàn huyện, xã
- Sơ đồ mạng truyền dẫn: Thể hiện đường truyền cáp quang và viba
- Phạm vi phủ sóng của các trạm thu phát sóng di động
- Số lượng máy điện thoại cố định bình quân trên 100 dân của từng xã
Nội dung ngoài bản đồ:
Thể hiện kết quả của hoạt động thông tin và truyền thông đối với địa phương và người
dân:
- Biểu đồ số hộ có ti vi và đài thu phát thanh trong huyện năm 2007
- Số máy điện thoại (di động, cố định) qua các năm 2000 – 2007
- Tổng số thuê bao di động và internet năm 2007
- Số máy điện thoại cố định và số đại lý điện thoại trong từng xã năm 2007
- Số lượng bưu phẩm, bưu kiện đi có cước qua các năm 2000 – 2007
- Điện báo và điện chuyển tiền qua các năm 2000 - 2007
- Phát hành báo qua các năm 2000 – 2007
Trang “Giáo dục và đào tạo ”
a. Bản đồ chính
Nội dung trong bản đồ:
- Bình quân số học sinh trên 1 giáo viên phân theo từng xã, thị trấn
- Thể hiện hệ thống trường học theo các chỉ tiêu: Quy mô trường, cấp học (tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông trung học và phân hiệu, trung tâm giáo dục
thường xuyên thường xuyên).
Nội dung ngoài bản đồ:
- Số trường học trong toàn huyện qua các năm 2000 -2007
- Số giáo viên, học sinh phân theo các cấp học phổ thông toàn huyện qua các năm 2000 –
2007
- Số lớp học các cấp phổ thông toàn huyện qua các năm 2000 – 2007
- Chất lượng học sinh tiểu học qua các năm 2000 – 2007
- Chất lượng học sinh trung học cơ sở qua các năm 2000 – 2007
b. Bản đồ phụ: Giáo dục mầm non
Nội dung trong bản đồ:
- Bình quân số học sinh mầm non cho 1 giáo viên
- Mạng lưới trường mầm non phân theo quy mô (số lượng học sinh)
Nội dung ngoài bản đồ:
- Số lượng giáo viên, mầm non toàn huyện qua các năm
Trang “Y tế và sức khỏe cộng đồng ”
Nội dung trong bản đồ:
- Các cơ sở y tế phân loại theo các nhóm: Bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng;
Trạm y tế xã; Các cơ sở khám chữa bệnh đông y, phòng khám tư nhân; Các cơ sở dược,
hiệu thuốc
Nội dung ngoài bản đồ:
- Kinh phí ngành y tế qua các năm 2004 - 2007
- Lực lượng cán bộ ngành y, ngành dược phân theo trình độ toàn huyện qua các năm
2004 – 2007
- Số cơ sở khám chữa bệnh toàn huyện qua các năm 2004 – 2007
- Kết quả tiêm chủng trẻ em toàn huyện qua các năm 2004 – 2007
- Kết quả chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em toàn huyện qua các năm 2004 – 2007
- Số người đẻ trong các cơ sở y tế toàn huyện qua các năm 2004 – 2007
- Kết quả chương trình kế hoạch hoá gia đình qua các năm 2004 – 2007
Trang “Kinh tế chung”
a. Bản đồ chính
Nội dung trong bản đồ:
- Phân vùng kinh tế: Phân toàn huyện thànhcác tiểu vùng kinh tế với những thế mạnh và
hướng ưu tiên phát triển
- Các đơn vị hoạt động kinh tế đặc trưng trên địa bàn huyện
Nội dung ngoài bản đồ:
- Tổng giá trị sản xuất qua các năm, chia cơ cấu theo các ngành kinh tế
- Thu, chi ngân sách trên địa bàn qua các năm.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện qua các năm phân theo ngành kinh tế.
- Lực lượng lao động trong độ tuổi tại thời điểm tháng 7 năm 2007, phân theo các ngành
kinh tế.
b. Bản đồ phụ “Điều kiện kinh tế phân theo xã”:
-Phân loại xã theo điều kiện kinh tế: Xã có điều kiện kinh tế giàu và khá; Xã có điều kiện
kinh tế khó khăn; Xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
- Cơ cấu hộ gia đình trong từng xã phân theo điều kiện kinh tế
Trang “Công nghiệp và xây dựng”
Nội dung trong bản đồ:
- Phân bố các cơ sở công nghiệp xây dựng
- Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo xã
Nội dung ngoài bản đồ:
- Các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm 2000 – 2007
- Giá trị sản xuất xây dựng qua các năm 2000 – 2007
- Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành công nghiệp – xây dựng qua các năm
- Lao động trong các nhóm ngành công nghiệp qua các năm
Nông nghiệp
- Gồm 4 trang thành phần thể hiện 4 chuyên đề của trang Nông nghiệp
a. Nông nghiệp chung
Nội dung trong bản đồ:
- Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích từng xã.
- Cơ cấu các loại đất nông nghiệp phân theo từng xã
Nội dung ngoài bản đồ:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế
- Lực lượng lao động ngành nông nghiệp
b. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp
Nội dung trong bản đồ:
- Phân bố các cơ sở chính trên địa bàn huyện phân theo lĩnh vực kinh doanh và loại hình
doanh nghiệp
c. Cây hàng năm
Nội dung trong bản đồ:
- Tỷ lệ diện tích đất trồng cây hàng năm so với đất diện tích đất nông nghiệp trong từng
xã
- Diện tích và sản lượng một số cây lương thực có hạt trong từng xã
+ Lúa, ngô, đậu tương, lạc
Nội dung ngoài bản đồ:
- Cơ cấu diện tích đất trồng cây hàng năm qua các năm.
d. Cây lâu năm
Nội dung trong bản đồ:
- Tỷ lệ diện tích đất trồng cây lâu năm so với đất diện tích đất nông nghiệp trong từng xã
- Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm phân theo xã: cà phê, cao su, hồ
tiêu, điều.
Nội dung ngoài bản đồ:
- Cơ cấu diện tích đất trồng cây lâu năm qua các năm.
Trang “Lâm nghiệp”
a. Bản đồ chính
Nội dung trong bản đồ
- Vị trí các lâm trường, các cơ quan quản lý lâm nghiệp (trạm kiểm lâm), các doanh
nghiệp chế biến lâm sản
- Tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên
Nội dung ngoài bản đồ
- Tỉ lệ diện tích đất rừng được giao cho các hộ và tổ chức quản lý trong tổng diện tích đất
lâm nghiệp qua các năm 2000 - 2007
- Diện tích đất lâm nghiệp (rừng trồng, rừng tự nhiên) qua các năm 2000 – 2007
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp (trồng và chăm sóc rừng, khai thác gỗ và lâm sản, dịch vụ
lâm nghiệp) qua các năm 2000 – 2007
- Tình hình lâm sinh qua các năm 2000 – 2007
- Tình hình khai thác lâm sản qua các năm 2000 – 2007
b. Bản đồ phụ: Phân bố đất lâm nghiệp năm 2007
- Phân bố các loại đất lâm nghiệp: đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản
xuất, đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất phi lâm nghiệp.
Trang “Giao thông vận tải”
Nội dung trong bản đồ:
- Mạng lưới giao thông đường bộ gồm
+ Hệ thống đường thể hiện quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã
+ Mạng lưới cầu
+ Nút giao thông và khoảng cách các đường
+ Các điểm dân cư chính
+ Hệ thống các bến xe, trạm xăng
+ Các cơ sở ngành giao thông vận tải
+ Các điểm đen hay xảy ra tai nạn giao thông
Nội dung ngoài bản đồ:
- Biểu thống kê về hiện trạng giao thông đường bộ của huyện.
- Khối lượng vận chuyển hành khách qua các năm 2000 – 2007
- Khối lượng hành khách luân chuyển qua các năm 2000 – 2007
- Khối lượng hàng hoá vận chuyển qua các năm 2000 – 2007
- Khối lượng hàng hoá luân chuyển qua các năm 2000 – 2007
- Số phương tiện vận tải (hành khách, hàng hoá) đường bộ năm 2007
- Tổng trọng tải bằng phương tiện giao thông đường bộ năm 2007
Trang “Thƣơng mại và dịch vụ”
a. Bản đồ chính
Nội dung trong bản đồ:
- Lao động trong ngành kinh doanh thương mại, khách sạn và nhà hàng trên 1000 dân.
- Thể hiện một số điểm kinh doanh thương mại dịch vụ: toàn bộ chợ, khách sạn, nhà
hàng, cửa hàng xăng dầu.
Nội dung ngoài bản đồ:
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế qua các
năm 2004 – 2007.
- Số cơ sở kinh doanh thương mại và số người kinh doanh thương mại qua các năm 2004
– 2007.
- Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong tổng GDP toàn huyện qua các năm 2004 –
2007.
b. Bản đồ phụ: Hoạt động kinh doanh, thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng năm
2007
Nội dung trong bản đồ:
- Số cơ sở kinh doanh, thương mại, khách sạn, nhà hàng
- Số người kinh doanh, thương mại, khách sạn, nhà hàng
Trang “Thuỷ lợi”
Nội dung trong bản đồ:
- Phân bố hệ thống đập thuỷ lợi, hồ thuỷ lợi và diện tích của nó
- Tỷ lệ diện tích đất sử dụng cho công trình thuỷ lợi so với diện tích đất nông nghiệp
Nội dung ngoài bản đồ:
- Tỉ lệ diện tích được tưới so với diện tích đất canh tác
- Mức độ đáp ứng nước của các công trình thuỷ lợi
- Biểu thống kê các công trình thuỷ lợi tiêu biểu trong địa bàn huyện
Trang “Hiện trạng sử dụng đất”
Nội dung trong bản đồ:
- Thể hiện hiện trạng sử dụng đất năm 2005
Nội dung ngoài bản đồ:
- Cơ cấu sử dụng các loại đất chính
- Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
- Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp
- Cơ cấu đất chưa sử dụng
3.3.3. Phương pháp thể hiện nội dung các trang bản đồ
Để thể hiện nội dung của các trang bản đồ có 10 phương pháp. Khi biên tập một
trang bản đồ chúng ta phải kết hợp 2,3 thậm chí 4 phương pháp.
Phương pháp ký hiệu:
Biểu đồ định vị:
Phương pháp chấm điểm:
Phương pháp đường đẳng trị:
Phương pháp ký hiệu tuyến:
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động:
Phương pháp nền chất lượng:
Phương pháp vùng phân bố:
Phương pháp nền đồ giải:
Phương pháp biểu đồ bản đồ:
3.4. Thành lập một số trang bản đồ số gốc tác giả về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil,
tỉnh Đắk Nông.
3.4.1. Trang bản đồ “Dân cư – Lao động” (có bản đồ phụ)
Bước 1: Thu thập, phân tích, xử lý, tính toán số liệu.
Số liệu được thu thập về, qua quá trình tính toán xử lý ta được các bảng số liệu
sau:
Bảng 3.1.Diện tích, dân số các xã, thị trấn trong huyện
Bảng 3.2. Tỉ suất sinh, tử, tỉ lệ gia tăng dân số phân theo xã, thị trấn
Bảng 3.3. Số dân phân theo thành thị, nông thôn và phân theo giới tính huyện Đắk Mil
giai đoạn 2000 – 2007
Bảng 3.4. Nguồn lao động
Bảng 3.5. Chất lượng lao động
Bước 2: Thiết kế các layer và các trường thông tin thuộc tính cho các yếu tố nội dung
chuyên đề.Layer các đối tượng chuyên đề trang bản đồ Dân cư – Lao động chia làm 5
lớp:
Lớp DCU_PBO_huyen
Lớp DCU_PBO_xa
Lớp DCU_PBO_dc
Lớp DCU_PBO_gchu
Lớp DCU_BDO_xa
Bước 3: Biên tập các yếu tố nội dung chuyên đề.
Mở file *.wor nền tỷ lệ 1:150 000 trong thư mục chứa nền và chuyển nội dung chuyên
môn lên.
Phân bố dân cư
* Nội dung: Thể hiện sự phân bố điểm dân cư đô thị, dân cư nông thôn
* Phương pháp thể hiện: Phương pháp chấm điểm, thể hiện điểm dân cư theo trọng số:
Dưới ≤10; 50; 100; 500; 1000
Chấm các điểm dân cư vào vị trí của các thôn, bon, tổ dân phố.
Mật độ dân số các xã và thị trấn
* Nội dung: Nội dung thể hiện mật độ dân số theo đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.
* Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp nền đồ giải phân theo đơn vị hành chính
cấp xã. 5 bậc được thể hiện với 5 bậc nền màu tương ứng.
Phân thành 5 bậc: dưới 30; 30-100; 101-250; 251-1500; trên 1500
b. Bản đồ phụ:
Mở file *.wor nền Bản đồ phụ tỷ lệ 1: 400.000 dùng chung trong thư mục chứa bản đồ
phụ và chuyển nội dung chuyên môn lên.
Biến động dân số
* Nội dung: Thể hiện tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2007 phân theo xã
* Phương pháp thể hiện: Dùng phương pháp nền chất lượng
Phân làm 5 bậc: Trên 25; 17.1-25 ; 15.1-17; 12-15; Dưới 12
* Dùng phương pháp biểu đồ để thể hiện sự biến động dân số năm 2007 trong từng xã (số
sinh và số tử, số người chuyển đến, người chuyển đi)
c. Các biểu đồ bên ngoài lãnh thổ bản đồ chính
Số dân phân theo thành thị, nông thôn toàn huyện Đắk Mil qua các năm (2000 – 2007 )
* Nội dung: Biểu thị biến động số dân thành thị, nông thôn
* Phương pháp biểu thị: Dùng phương pháp biểu đồ tròn để so sánh biến động
* Đơn vị: (Người)
Cơ cấu nguồn lao động huyện năm 2007
* Nội dung: Biểu thị nguồn lao động
* Phương pháp biểu thị: Dùng phương pháp biểu đồ tròn
* Đơn vị: (Người)
Chất lượng lao động phân theo xã
* Nội dung: Thể hiện số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động phân theo
trình độ chuyên môn theo từng địa phương trong huyện
* Phương pháp biểu thị: Dùng phương pháp biểu đồ cột
* Đơn vị: (Người)
Bước 4: Biên tập và hoàn thiện bản gốc tác giả.
Bố cục trang “Dân cư – Lao động” thể hiện ở phụ lục 3.
3.4.2. Trang bản đồ “Văn hoá – Du lịch” (không có bản đồ phụ)
Bước 1: Thu thập, phân tích, xử lý, tính toán số liệu theo tài liệu được cấp.
Bảng 3.6. Trình độ của cán bộ thôn, bon, tổ dân phố năm 2007
Bảng 3.7. Hoạt động thư viện qua các năm
Bảng 3.8. Hoạt động văn hoá qua các năm
Bước 2: Thiết kế tên layer và các trường thông tin thuộc tính cho các yếu tố nội dung
chuyên đề.
Layer các đối tượng chuyên đề trang bản đồ Văn hoá – Du lịch chia làm 5 lớp:
Lớp KTC_ditichvh
Lớp VHDL_huyen
Lớp VHDL_vungDL
Lớp VHDL_tuyenDL
Lớp VHDL_gchu
Bước 3: Biên tập các yếu tố nội dung chuyên đề.
Mở file *.wor nền dùng chung tỷ lệ 1:150.000 trong thư mục chứa nền và chuyển
nội dung chuyên môn lên.
- Lựa chọn phương pháp ký hiệu (ký hiệu nghệ thuật) để chuyển vị trí các yếu tố
văn hoá - du lịch lên bản đồ nền theo bản đồ thực địa:
- Lựa chọn phương pháp khoanh vùng để thể hiện các vùng du lịch theo “bản đồ
tổ chức không gian và tuyến điểm du lịch”, bao gồm:
+ Vùng du lịch tiềm năng.
+ Vùng ưu tiên phát triển du lịch.
- Lựa chọn phương pháp ký hiệu dạng tuyến để thể hiện các tuyến du lịch, bao
gồm:+ Tuyến du lịch đường bộ.
- Để thể hiện hoạt động thư viện qua các năm, hoạt động văn hoá qua các năm, ta
dùng phương pháp biểu đồ dạng hình cột.
- Để thể hiện trình độ của cán bộ thôn,buôn, tổ dân phố năm 2007, ta dùng
phương pháp biểu đồ dạng hình tròn.
Bước 4: Thành lập bản gốc tác giả
Bố cục trang “Văn hoá – Du lịch” thể hiện ở phục lục 4.
3.4.3. Trang bản đồ “Kinh tế chung” (có bản đồ phụ)
Bước 1: Thu thập, phân tích, xử lý, tính toán số liệu
Vùng kinh tế thể hiện theo tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Đắk Mil đến năm 2020
Các cơ sở kinh tế theo tài liệu điều tra thực địa năm 2008
Số liệu được thu thập về, qua quá trình tính toán xử lý ta được các bảng số liệu
sau:
Bảng 3.9. Kết quả điểu tra phân loại mức sống năm 2007
Bảng 3.10. Cơ cấu các ngành kinh tế qua các năm 2000 – 2007
Bảng 3.11.Thu chi ngân sách
Bảng 3.12. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện qua các năm phân theo
ngành kinh tế
Bảng 3.13. Lực lượng lao động trong độ tuổi tại thời điểm tháng 7 năm 2007, phân theo
các ngành kinh tế
Bước 2: Thiết kế các layer và các trường thông tin thuộc tính cho các yếu tố nội
dung chuyên đề.
Layer các đối tượng chuyên đề trang bản đồ Kinh tế chung chia làm 5 lớp: Lớp
KTC_cskte
Lớp KTC_huyen
Lớp KTC_xa
Lớp KTC_gchu
Bước 3: Biên tập các yếu tố nội dung chuyên đề.
a. Bản đồ chính: Kinh tế chung
Mở file *.wor nền tỷ lệ 1:150.000 trong thư mục chứa nền và chuyển nội dung
chuyên môn lên.
Phân vùng kinh tế
Nội dung: Phân vùng kinh tế theo các tiểu vùng: Tiểu vùng Trung tâm, Tiểu vùng
kinh tế Nông - Lâm - Công nghiệp và Tiểu vùng kinh tế Nông - Lâm nghiệp
* Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp nền chất lượng để thể hiện các
vùng.
- Các đơn vị hoạt động kinh tế đặc trưng trên địa bàn huyện
Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp ký hiệu điểm, đặt ký hiệu chính xác
vào vị trí của có cơ sở kinh tế trên bản đồ.
b. Bản đồ phụ “Điều kiện kinh tế phân theo xã”:
Thể hiện các nội dung sau:
- Phân loại xã theo điều kiện kinh tế: Xã có điều kiện kinh tế giàu và khá; Xã có
điều kiện kinh tế khó khăn; Xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
- Phương pháp thể hiện: Thể hiện bằng nền màu đồ giải cho 3 loại xã
- Cơ cấu hộ gia đình trong từng xã phân theo điều kiện kinh tế
- Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp biểu đồ, xây dựng các biểu đồ tròn
thể hiện cơ cấu hộ giàu, khá; hộ trung bình; hộ nghèo đặt ở trung tâm lãnh thổ mỗi xã.
c. Các biểu đồ bên ngoài lãnh thổ bản đồ chính
- Tổng giá trị sản xuất qua các năm, chia cơ cấu theo các ngành kinh tế. Thể hiện
bằng biểu đồ hình tròn.
- Thu, chi ngân sách trên địa bàn qua các năm. Thể hiện bằng đồ thị
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện qua các năm phân theo ngành
kinh tế. Thể hiện bằng biểu đồ cột
- Lực lượng lao động trong độ tuổi tại thời điểm tháng 7 năm 2007, phân theo các
ngành kinh tế. Thể hiện bằng biểu đồ tròn
Bước 4: Biên tập và hoàn thiện bản gốc tác giả.
Bố cục trang “Kinh tế chung” thể hiện ở phụ lục 5.
3.4.4. Trang bản đồ “Nông nghiệp”
Bước 1: Thu thập, phân tích, xử lý, tính toán số liệu
Số liệu được thu thập về, qua quá trình tính toán xử lý ta được các bảng số liệu
sau:
Bảng 3.14.Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích của từng xã
Bảng 3.15. Cơ cấu các loại đất nông nghiệp phân theo từng xãBảng 3.16.Giá trị sản xuất
nông nghiệp phân theo ngành kinh tế
Bảng 3.17. Lực lượng lao động ngành nông nghiệp
Bảng 3.18. Biến động diện tích đất nông nghiệp trong toàn huyện qua các năm
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp
Cây hàng năm
Bảng 3.19. Diện tích một số cây lương thực có hạt phân theo từng xã
Bảng 3.20.Cơ cấu diện tích một số cây lương thực có hạt chính phân theo xã
Bảng 3.21. Sản lượng một số cây lương thực có hạt chính phân theo xã
Bảng 3.22. Diện tích đất trồng cây hàng năm trong toàn huyện qua các năm
Cây lâu năm
Bảng 3.23. Diện tích một số cây lâu năm phân theo từng xã
Bảng 3.24.Cơ cấu diện tích một số cây lâu năm phân theo xã
Bảng 3.25. Cơ cấu diện tích một số cây lâu năm phân theo xã
Bảng 3.26. Diện tích đất trồng cây lâu năm trong toàn huyện qua các năm
Bước 2: Thiết kế các layer và các trường thông tin thuộc tính cho các yếu tố nội
dung chuyên đề.
Chuyên đề thành phần: Nông nghiệp chung gồm 4 lớp:
- Lớp NNC_huyen
- Lớp NNC_xa
Lớp NNC_CSNN
Lớp NNC_gchu
Chuyên đề thành phần: Cây hàng năm gồm 2 lớp:
Lớp NN_CHN_xa
Lớp NN_CHN_gchu
Chuyên đề thành phần: Cây lâu năm gồm 2 lớp:
Lớp NN_CLN_xa
Lớp NN_CLN_gchu
Bước 3: Biên tập các yếu tố nội dung chuyên đề.
a. Bản đồ chính:
Mở file *.wor nền tỷ lệ 1:300.000 trong thư mục chứa nền và chuyển nội dung
chuyên môn lên.
Nông nghiệp chung
* Nội dung: Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích từng xã.
* Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp nền đồ giải phân theo đơn vị hành
chính cấp xã. 5 bậc được thể hiện với 5 bậc nền màu tương ứng.
Phân thành 5 bậc: dưới 50%; 50 – 70%; 70.1 – 80%; 80.1 – 90%; trên 90%.
* Nội dung: Cơ cấu các loại đất nông nghiệp phân theo từng xã
* Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp biểu đồ, đặt biểu đồ tròn vào trong
lãnh thổ từng xã.
Các biểu đồ ngoài lãnh thổ bản đồ chính
- Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế thể hiện bằng
biểu đồ cột
- Biểu đồ 2: Lực lượng lao động ngành nông nghiệp: thể hiện bằng biểu đồ cơ cấu
tròn
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp
Nội dung: Phân bố các cơ sở chính trên địa bàn huyện phân theo lĩnh vực kinh
doanh và loại hình doanh nghiệp
Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp ký hiệu điểm để thể hiện chính xác
vị trí các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.
Cây hàng năm
* Nội dung: Tỷ lệ diện tích đất trồng cây hàng năm so với đất diện tích đất nông
nghiệp trong từng xã
* Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp nền đồ giải phân theo đơn vị hành
chính cấp xã. 5 bậc được thể hiện với 5 bậc nền màu tương ứng.
Phân thành 5 bậc: dưới 5%; 5 – 20%; 20.1 – 30%; 30.1 – 50%; trên 50%.
* Nội dung: Diện tích và sản lượng một số cây lương thực có hạt trong từng xã
+ Lúa, ngô, đậu tương, lạc
* Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp biểu đồ xây dựng các biểu đồ tròn
thể hiện cơ cấu diện tích một số cây hàng năm chính theo từng xã. Xây dựng các biểu đồ
cột để thể hiện sản lượng các loại cây đó phân theo từng xã.
Biểu đồ ngoài lãnh thổ bản đồ chính: Cơ cấu diện tích đất trồng cây hàng năm qua
các năm.
Cây lâu năm
* Nội dung: Tỷ lệ diện tích đất trồng cây lâu năm so với đất diện tích đất nông
nghiệp trong từng xã
* Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp nền đồ giải phân theo đơn vị hành
chính cấp xã. 5 bậc được thể hiện với 5 bậc nền màu tương ứng.
Phân thành 5 bậc: dưới 25%; 25 – 50%; 50.1 – 75%; 75.1 – 90%; trên 90%.
* Nội dung: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm phân theo xã:
cà phê, cao su, hồ tiêu, điều.
* Phương pháp thể hiện: Sử dụng phương pháp biểu đồ xây dựng các biểu đồ tròn
thể hiện cơ cấu diện tích một số cây công nghiệp lâu năm chính theo từng xã. Xây dựng
các biểu đồ cột để thể hiện sản lượng các loại cây đó phân theo từng xã.
Biểu đồ ngoài lãnh thổ bản đồ chính: Cơ cấu diện tích đất trồng cây lâu năm qua
các năm.
Bước 4: Biên tập và hoàn thiện bản gốc tác giả.
Bố cục trang “Nông nghiệp” thể hiện ở phụ lục 6.
3.5. Khai thác thông tin từ bản đồ
Bản đồ được coi là điểm khởi đầu cũng như điểm kết thúc trong nghiên cứu địa
lý. Nó không chỉ là công cụ mà còn là một ngành khoa học. Bản đồ có khả năng cung cấp
những số liệu điều tra cơ bản đáng tin cậy giúp cho việc đánh giá đúng đắn các nguồn lực
của một lãnh thổ. Sử dụng bản đồ để khai thác thông tin là việc làm rất hữu ích.
3.5.1. Bản đồ Dân cư – Lao động
Dựa vào bản đồ ta có thể thấy một số đặc điểm về dân số - lao động của huyện
như sau:
Dân cư phân bố không đồng đều trong toàn huyện: Các xã có mật độ dân số cao là
thị trấn Đắk Mil, xã Đức Minh, Đức Mạnh, xã Đắk Sắk. Dân cư phân bố không đông đều
trong mỗi xã: Chẳng hạn xã Đắk Lao có diện tích lớn nhưng diện tích rừng chiếm tỉ lệ
lớn, dân cư chỉ tập trung ở khu vực phía nam, giáp với thị trấn Đắk Mil.Phân bố dân cư
các xã trong huyện thường gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Họ
thường sống ở các khu vực có điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt, hoạt động kinh tế.
Tỷ lệ gia tăng dân số lại cao ở các xã mật độ dân số thấp: Đắk Lao, Thuận An, Đắk Gằn.
Đây là những nơi còn điều kiện sống còn khó khăn, trình độ dân trí thấp.
Hoạt động di dân diễn ra mạnh mẽ. Cũng giống như các khu vực khác của các tỉnh
Tây Nguyên là nơi diễn ra hoạt đông chuyển cư, đặc biệt là các luồng dân nhập cư từ Tây
Bắc, miền Trung. Xã Đắk Sắk, Đức Mạnh là những xã có số dân chuyển đến lớn do ở đây
có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Nguồn lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỉ lệ cao
3.5.2. Bản đồ Văn hoá – Du lịch
Dựa vào bản đồ ta có thể thấy một số đặc điểm về văn hoá – du lịch của huyện
như sau:
Hoạt động văn hoá cũng được quan tâm. Huyện có trung tâm văn hoá, các điểm
bưu điện văn hoá ở các xã. Hoạt động thông tin truyền thông được đẩy mạnh rộng khắp
trong toàn dân. Huyện đã tổ chức các buổi biểu diễn, các buổi chiếu phim cho nhân dân,
đặc biệt là cho đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa. Hình thức sinh hoạt cộng
đồng mang đậm phong cách của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Hầu hết các xã đều
có các nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Mạng lưới chùa chiền, nhà thờ phát triển thể
hiện được tôn giáo chính ở khu vực này là Công giáo và Phật giáo.
Hoạt động thể dục - thể thao được duy trì. Hệ thống các sân thể thao có ở các
xã.
Du lịch chưa phát triển, mới ở dạng tiềm năng. Các tuyến du lịch bám theo các
đường quốc lộ hình thành con đường du lịch xanh Tây Nguyên.
Những hình ảnh về cảnh sắc và hoạt động lễ hội của các dân tộc bản địa là yếu tố
thu hút khách du lịch đến với mảnh đất này.
3.5.3. Bản đồ Kinh tế chung
Dựa vào bản đồ kinh tế chung huyện Đắk Mil cho chúng ta những cái nhìn tổng
quan về đặc điểm chung của nền kinh tế:
Toàn huyện được phân là 3 tiểu vùng nhỏ, phát triển theo những ưu thế chung của
từng vùng. Vị trí các cơ sở kinh tế cùng các thông tin phân theo là doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã. Tổng giá trị sản xuất ngày càng tăng. Tốc độ
tăng trưởng có sự khác nhau giữa các ngành, nét nổi bật trong quá trình tăng trưởng kinh
tế của huyện là mức tăng trưởng cao trong khu vực phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp
xây dựng sau đó là thương mại dịch vụ. Công nghiệp năm 2007 tăng gấp 4.39 lần so với
năm 2000, dịch vụ tăng gấp 3.1 lần.
Lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp chiếm tới 83.4%
tổng số lao động. Tổng thu ngân sách trên địa bàn có chiều hướng tăng dần hàng năm,
năm 2007 tổng thu là 122.517 triệu đồng trong đó nguồn thu trên địa bàn huyện chiếm
51.96%, trợ cấp từ ngân sách chiếm 43.06%. Nguồn thu trên địa bàn huyện ngày càng
chiếm tỉ lệ cao nhờ sản xuất phát triển, quy mô kinh tế ngày càng tăng, công tác thuế thực
hiện tốt.
Tổng chi ngân sách năm 2007 là 97 701 triệu đồng. Khoảng cách thu – chi ngày
càng lớn. Thu lớn hơn chi. Trong đó chi chủ yếu là chi cho sự nghiệp giáo dục, văn hoá
chiếm đến 48.78%.
Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tăng trong tất cả các lĩnh vực nhưng
chủ yếu cho việc phát triển sản xuất nhất là ngành công nghiệp, ngoài ra còn chi cho hoạt
động phúc lợi xã hội.
Trong 10 xã, thị trấn ngoài thị trấn Đắk Mil, còn lại 6 xã có điều kiện kinh tế khó
khăn Thuận An, Đắk Lao, Đức Mạnh, Đức Minh, Đắk R’La, Đắk Sắk và có 3 xã có điều
kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là Đắk Gằn, Long Son và Đắk N’Drot. Phân tích chi tiết ở
từng địa bàn xã cho thấy số hộ khá, giàu tập trung nhiều nhất ở thị trấn Đắk Mil, xã Đức
Minh, Đức Mạnh, Đắk RLa, Thuận An. Số hộ nghèo nhất là Đắk Gằn, Đắk R’La, Đắk
N’Drot.
KẾT LUẬN
Kết luận
1. Các bản đồ kinh tế - xã hội là những tài liệu trực quan quan trọng phục vụ các
hoạt động nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho một khu vực vùng núi như huyện Đắk Mil
là rất cần thiết.
2. Đề tài đã xác lập được cơ sở khoa học xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã
hội cấp huyện. Đưa ra quy trình thành lập các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk
Mil, thiết kế kỹ thuật, biên tập nội dung và các phương pháp thể hiện cho 14 trang
chuyên đề, xây dựng bản gốc tác giả và in ra giấy 5 bản đồ: 1 bản đồ hành chính và 4
trang bản đồ chuyên đề về kinh tế - xã hội.
3. Đắk Mil là một huyện miền núi, điều kiện kinh tế chưa phát triển mạnh, nông
nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng. Khi thành lập các bản đồ kinh tế - xã hội,
cần phải nghiên cứu kỹ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để lựa chọn các chỉ tiêu đưa
lên bản đồ cho phù hợp.
4. Các bản đồ kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil được thành lập ở dạng số, do vậy
thuận tiện cho việc khai thác, cập nhật thông tin và cho nhiều mục đích tiếp theo.
Kiến nghị
Sau khi nghiên cứu thành lập các bản đồ số về kinh tế - xã hội cấp huyện, các ứng
dụng và kết quả thử nghiệm, đề tài luận văn đưa ra các kiến nghị sau:
- Đề nghị nghiên cứu và thành lập bộ ký hiệu và bộ font có thể tương thích với
các phần mềm để khi chuyển đổi giữa các phần mềm không mất thời gian biên tập lại.
- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội còn lại đã thiết
kế nội dung.
References
Tiếng Việt
1. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (2008), Từ điển Đo đạc và Bản đồ.
2. Cục thống kê tỉnh Đắk Nông, Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2007.
3. Lâm Quang Dốc (2008), Thành lập bản đồ kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Đại học
sư phạm.
4. Đinh Thị Bảo Hoa, Bản đồ đại cương, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
5. Lê Huỳnh, Lê Ngọc Nam (2001), Bản đồ học chuyên đề, Nhà xuất bản giáo dục
6. Nguyễn Đình Minh, Hệ thông tin địa lý, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
7. Saliskev (2003), Bản đồ học (biên dịch: Hoàng Phương Nga, Nhữ Thị Xuân), Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2007), Địa lý kinh tế - xã hội đại
cương (2007), Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
9. Uỷ ban nhân dân huyện Đắk Mil, Niên giám thống kê huyện Đắk Mil năm 2007.
10. Uỷ ban nhân dân huyện Đắk Mil, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Đắk Mil đến năm 2020, Dự án bổ sung.
11. Vũ Bích Vân (2003), Bản đồ số, một số khái niệm cơ bản, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà
Nội.
12. Nhữ Thị Xuân, Thành lập bản đồ bằng công nghệ số, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Tiếng Anh
13. Keith Charker (1990), Analytical and Computer Cartography, New York.
14. M.J.Kraak & F.J. Ormeling (1996), Cartography visualization of spatial data,
England.
15. Michael F. Goodchild (1999), Cartography Futures on a Digital Earth, ICA, Ottawa.