Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích kỹ thuật lý thuyết Dow Mô hình nến Nhật Bản trong chứng khoáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.21 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT.
1. Khái niệm:
- Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xác

-

suất thống kê,…) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ và hiện
tại để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là
nhận định xu hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh” hoặc nhận định
tương quan lực lượng giữa sự tăng và sự giảm giá. Phân tích kỹ thuật không để
ý đến các chỉ số tài chính, tình hình phát triển hay các thông tin về thị trường
về doanh nghiệp mà chỉ chú trọng vào tập các dữ liệu về giá cả, khối lượng, …
của cổ phiếu thu thập được tại các phiên giao dịch trong quá khứ.
Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường – tức là các thông tin
trong quá khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai
giá cả của cổ phiếu. Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ
thuật chỉ thị trạng thái của thị trường đã xảy ra trong quá khứ; thời điểm rút ra
kết luận về trạng thái của thị trường luôn luôn đi sau so với sự kiện đã xảy ra.
Khoảng thời gian chênh lệch đó gọi là độ trễ.

2. Đặc điểm:
-

-

-

-

Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình và quy tắc trao đổi dựa trên các biến
đổi giá cả và khối lượng, chẳng hạn như chỉ số sức mạnh tương đối, trung bình


động, hồi quy, mối tương quan giá cả liên thị trường và nội thị trường, chu kỳ
kinh doanh, chu kỳ thị trường chứng khoán hoặc, theo cách cổ điển, thông qua
sự công nhận của các mẫu hình biểu đồ.
Phân tích kỹ thuật là trái ngược với cách tiếp cận phân tích cơ bản đối với phân
tích chứng khoán và cổ phiếu. Phân tích kỹ thuật phân tích giá cả, khối lượng
và thông tin thị trường khác, trong khi phân tích cơ bản nhìn vào các sự kiện
của công ty, thị trường, tiền tệ hoặc hàng hóa. Hầu hết các nhà môi giới lớn,
nhóm hoạt động trao đổi, hoặc tổ chức tài chính thường sẽ có cả hai đội ngũ
phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
Phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi bởi chuyên gia tài chính , các nhà tạo
lập thị trường và các thương nhân trên sàn. Những người sử dụng cho rằng
ngay cả khi phân tích kỹ thuật không thể dự đoán tương lai, nó cũng giúp xác
định các cơ hội trao đổi.
Trong các thị trường ngoại hối, phân tích kỹ thuật có thể được sử dụng rộng rãi
hơn phân tích cơ bản. Điều này không có nghĩa là phân tích kỹ thuật là thích
hợp hơn tại các thị trường ngoại hối, mà là phân tích kỹ thuật được công nhận
hơn do hiệu quả của nó có nhiều hơn tại đây so với những thị trường khác.


3. Thuộc tính và tính chất.

Một phép phân tích kỹ thuật thông thường có các thuộc tính và tính chất sau:
- Số phiên tính toán: số phiên lấy dữ liệu tính toán cho một giá trị của phân tích.
- Độ trễ: Khoảng thời gian từ lúc trạng thái thị trường đã xảy ra cho đến khi phép
phân tích chỉ ra được trạng thái đó. Trong cùng 1 phương pháp phân tích, số phiên
tính toán càng lớn thì độ trễ càng lớn. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì
càng mong muốn độ trễ nhỏ bấy nhiêu.
- Độ nhạy: Sự kịp thời trong phản ánh các biến động của thị trường của thị
trường.. Tính chất này ngược lại với độ trễ.
- Độ chính xác: Tính ít sai xót trong phản ánh các biến động của thị trường. Tuy

nhiên độ chính xác và độ nhạy lại đối nghịch với nhau.
4. Phân loại phương pháp phân tích kỹ thuật.

a. Phân tích tương quan (Leading Indicators): Các phương pháp phân tích
tương quan chỉ ra tương quan lực lượng giữa sự tăng giá và sự giảm giá, tương
quan lực lượng giữa phe mua và phe bán trong một thời kỳ xác định. Sự tương
quan đó ánh xạ thành một giá trị đại diện xác định. Nếu sự tăng giá là lớn hơn sự
giảm giá thì giá trị này lớn, nếu sự tăng giá là nhỏ hơn sự giảm giá thì giá trị này
nhỏ. Sự tăng giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng lớn bấy nhiêu, sự giảm
giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng nhỏ bao nhiêu. Tên tiếng anh của
nhóm phương pháp này là Leading Indicators – leading có nghĩa là dẫn dắt hàm ý
chỉ ra sự tăng giá hay sự giảm giá đang giữ thế chủ đạo trên thị trường, dẫn dắt
diễn biến của thị trường.
b. Phân tích xu thế (Lagging Indicators): Các phương pháp thuộc nhóm này chỉ
ra xu thế chung của thị trường trong một thời kỳ xác định. Xu thế đó có thể là tăng
giá, có thể là giảm giá hoặc trạng thái “dập dềnh”. Theo cách đó nếu chỉ dựa vào 1
giá trị tính toán được của phương pháp này thì không đủ để nhận định xu thế của
thị trường mà phải dựa vào một dãy các giá trị của các thời kỳ khác nhau để vẽ
nên đường xu thế của thị trường.
c. Phối hợp sử dụng phân tích tương quan và phân tích xu thế: Phân tích
tương quan cung cấp những tín hiệu cảnh báo sớm về tiềm năng của thị trường.
Những cảnh báo sớm này tỏ giúp cho các Nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra quyết
định mua và bán phù hợp. Phân tích xu thế tuy không đưa ra được các tín hiệu
nhanh chóng như phân tích tương quan nhưng phân tích xu thế là một công cụ xác
thực tính đúng đắn của phân tích tương quan. Phân tích tương quan chỉ có thể cảnh
báo chính xác nhất nếu được kết hợp với phân tích xu thế, giảm thiểu các tín hiệu
không chính xác, giảm rủi ro cho Nhà đầu tư. Chi tiết hơn về việc sử dụng phối
hợp phân tích tương quan và phân tích xu thế sẽ được nêu trong các phần sau
5. Vai trò của phân tích kỹ thuật.



Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp Nhà đầu tư với ba chức năng
chính: báo động, xác thực và dự đoán.
-

-

-

Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá
các ngưỡng an toàn và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách
khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá
cũ. Đối với Nhà đầu tư việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá
càng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp
thời.
Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được
sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp
phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau
giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp Nhà đầu tư có được kết luận
chính xác và tối ưu hơn.
Với vai trò là công cụ dự đoán, Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân
tích kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán
tốt hơn. Tuy nhiên như trên đã nói, bản chất của phân tích kỹ thuật không
phải là dự báo tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với
một độ trễ; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán Nhà đầu tư cần
phải tính đến một xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không
phù hợp. Không ai có thể nói trước tương lai chỉ bằng thông tin trong quá
khứ. Tuy nhiên nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng đoán sai do đoán mò
hoặc a dua đám đông được hạn chế rất nhiều.


6. Các triết lý của phân tích kỹ thuật.
- Biến động thị trường phản ánh tất cả : Nhận định này được xem là cơ sở nền

-

tảng của phân tích kỹ thuật. Chuyên gia phân tích kỹ thuật tin rằng, bất cứ thứ
gì mang tính cơ bản, chính trị, tâm lý hay những yếu tố khác đều có thể tác
động đến giá cả và chúng được phản ánh qua giá của thị trường đó. Vì thế,
người ta cho rằng việc nghiên cứu về biến động giá là tất cả những gì mà
chúng ta cần. Bằng việc nghiên cứu các đồ thị giá thị trường và các chỉ báo kỹ
thuật hỗ trợ khác, người sử dụng đồ thị thị trường tìm hiểu xem nên đi theo xu
hướng nào là tốt nhất thông qua các thông tin từ thị trường. Người sử dụng đồ
thị không cần phải cố gắng tỏ ra "khôn" hơn thị trường. Người sử dụng đồ thị
hiểu rằng có những lí do khiến thị trường tăng hoặc giảm mà đa số mọi người
không biết, tuy nhiên họ tin rằng việc nhận diện được những lí do này không
cần thiết trong quá trình dự đoán thị trường.
Giá di chuyển theo xu hướng: Khái niệm xu hướng đóng vai trò rất quan trọng
trong phân tích kỹ thuật. Một lần nữa, nếu bạn không chấp nhận giả thuyết thì
trường dịch chuyển theo xu hướng thì bạn đừng sử dụng phân tích kỹ thuật.


Mục đích của việc vẽ đồ thị biến động giá là để xác định các xu hướng trong
giai đoạn phát triển ban đầu và giao dịch theo xu hướng đó. Có một hệ quả tất
yếu đối với giả thuyết rằng giá di chuyển theo xu hướng - một xu hướng
chuyển động có khả năng sẽ tiếp tục hơn là đổi chiều. Toàn bộ cách tiếp cận
theo xu hướng là nhằm đi theo xu hướng hiện tại cho đến khi có tín hiệu
đảo chiều.
- Lịch sử tự lặp lại: Phần lớn nội dung của quá trình phân tích kỹ thuật và
nghiên cứu về biến động thị trường đều có liên quan đến nghiên cứu tâm lý
con người. Chẳng hạn như các mẫu đồ thị, vốn được nhận diện và phân loại

hơn một thế kỷ nay, đã phản ánh những sự việc nhất định xuất hiện trên các đồ
thị giá. Những sự việc này cho thấy tâm lý đi theo xu hướng tăng hoặc giảm
của thị trường. Vì đã từng hoạt động khá tốt trong quá khứ nên những mô hình
này được cho rằng sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong tương lai. Các mô hình này
được dựa trên những nghiên cứu về tâm lý con người - thứ vốn có xu hướng
không thay đổi.
Nói cách khác, tiền đề cuối cùng này - lịch sử tự lặp lại - là chìa khoá cho việc
hiểu được tương lai đang ẩn dưới những nghiên cứu trong quá khứ, hay có thể
hiểu rằng tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ.
7. Các công cụ để phân tích kỹ thuật.
a) Chỉ số sức mua bán tương đối RSI: RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng
giá và sức giảm giá của một Cổ phiếu trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy
tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong
thời kỳ đó.
b) Aroon thể hiện xu thế: là phương pháp phân tích kỹ thuật xác định xu thế giá
cả của thị trường và cho biết xu thế đó mạnh đến đâu? Ý tưởng tính toán Aroon
dựa trên việc xác định phiên có giá cao nhất (hoặc nhỏ nhất) cách phiên hiện
tại bao xa trong số các phiên lấy dữ liệu tính. Nếu phiên có giá cao nhất nằm
cách xa phiên hiện tại thì xu thế thị trường có sự chuyển mình sang giảm giá,
nếu phiên có giá thấp nhất nằm cách xa phiên hiện tại thì xu thế thị trường có
sự chuyển mình sang xu thế tăng giá.
c) MACD -Trung bình động hội tụ/ phân kỳ: Kể từ khi được Gerald Appel giới
thiệu, MACD đã trở thành một trong những công cụ phân tích kỹ thuật đơn
giản và tin cậy nhất. MACD được tính toán dựa trên hiệu số của hai đường
trung bình động dài hạn và ngắn hạn, giá trị trả về thuộc nhóm phân tích tương
quan: tương quan giữa trung bình động dài hạn và trung bình động ngắn hạn.
d) MACD - Histogram dự đoán MACD: một giải pháp làm giảm thiểu độ trễ
của MACD. Như đã biết sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình động
EMA của chính nó là phát pháo lệnh cho các hành vi mua và bán của Nhà đầu
tư. Vì vậy MACD – Histogram được ra nhằm mục đích dự đoán sự xuất hiện



của phát pháo lệnh trước khi nó xảy ra, nhờ đó Nhà đầu tư có thể ra quyết định
mua/bán kịp thời hơn so với việc chờ đợi sự giao cắt giữa MACD và đường
trung bình động của chính nó.
e) OBV – Chỉ số cân bằng khối lượng: OBV là giá trị tích lũy khối lượng giao
dịch thành công trải các phiên cộng thêm khối lượng giao dịch nếu tăng giá và
trừ đi khối lượng giao dịch nếu giảm giá. Ý nghĩa của OBV đánh giá sức tăng
hoặc giảm của giá dựa trên khối lượng được giao dịch thành công.
f) Dòng chảy tiền tệ: Một số phương pháp dựa trên khối lượng thường được đặt
tên gọi là dòng chảy tiền tệ hàm ý chỉ lượng tiền được rút ra hoặc đưa vào thị
trường đối với một loại cổ phiếu. Lượng tiền này thực chất là kết quả của khối
lượng giao dịch thành công trên thị trường và giá cả của cổ phiếu trên thị
trường. Nếu giá cả tăng thì tương ứng với khối lượng là một lượng tiền được
đổ vào thị trường: giá càng tăng cao, khối lượng giao dịch càng lớn thì lượng
tiền đổ vào càng lớn. Nếu giá giảm thì tương ứng với khối lượng là một lượng
tiền được rút ra khỏi thị trường: giá càng giảm mạnh, khối lượng giao dịch
càng lớn thì tiền rút ra càng lớn.
g) A/D line - Đường tích lũy/ phân bổ: A/D Line cũng giống như OBV nhưng

không giống OBV chỉ dựa thuần túy vào khối lượng giao dịch thành công để
xét đoán tâm lý, hành vi Nhà đầu tư và trạng thái của thị trường, A/D Line còn
thể hiện các yếu tố trên trong mối quan hệ với giá cả qua các phiên nhờ hệ số
điều chỉnh CLV. Do có sự tham gia của giá và khối lượng, nên A/D Line có thể
coi một dạng phân tích phản ánh dòng chảy tiền tệ vào và ra khỏi thị trường
đối với loại cổ phiếu đang xem xét nên A/D Line cho nhiều tín hiệu và sự xác
nhận hơn OBV.
h) Chaikin Oscillator - Máy giao động Chaikin: là phương pháp bổ trợ cho
A/D line , áp dụng đối với sự tăng giảm của A/D Line có ý nghĩa tương tự như
MACD áp dụng đối với sự tăng gjảm của giá cả. Theo đó, Chalkin Oscillator

xác nhận xu thế tăng hoặc giảm của A/D Line từ đó xác định xu thế tăng hoặc
giảm của giá.
i) Bollinger Band - Dải băng Bollinger: sử dụng độ lệch chuẩn. trong thống kê
độ lệch chuẩn xác định mức độ ổn định của số liệu thống kê xoay quanh giá trị
trung bình. Giá trị của độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định của số liệu
càng lớn, dao động quanh giá trị trung bình càng nhỏ. Giá trị độ lệch chuẩn
càng cao thì mức độ ổn định của số liệu càng nhỏ, dao động quanh giá trị trung
bình càng lớn. Như vậy nếu giá của cổ phiếu có độ lệch chuẩn nhỏ, mức độ
biến thiên giá của cổ phiếu này quanh trung bình động thấp, nếu độ lệch chuẩn
lớn, mức độ biến thiên giá của cổ phiếu quanh trung bình động cao.
j) Ngày tích lũy/ phân phối: Một số nhà phân tích sử dụng thống kê để xác nhận
và dự đoán xu thế. Biện pháp họ sử dụng là tổng hợp số liệu trong quá khứ để
nhận biết ra các hình mẫu đặc trưng đại diện cho các tình huống trên thị
trường, thậm chí ngày nay một số nhà phân tích đầu tư sử dụng những hệ thống


máy tính tốc độ cao để tăng cường khả năng tổng hợp thống kê số liệu với
mong muốn rút ra quy luât của thị trường
k) Thống kê - Sóng Elliot: Những người yêu thích phân tích kỹ thuật không lạ gì

với lý thuyết sóng Elliot – lấy theo tên tác giả là Ông Ralph Nelson Elliott
(1871-1948). Bản chất lý thuyết này được Elliot phát hiện dựa vào thống kê
tổng hợp các số liệu trong quá khứ: lý thuyết này khẳng định rằng một chu kỳ
tăng giá tuân theo 5 sóng chủ và 3 sóng điều chỉnh.
8. Lý thuyết Dow:
-

-

Nhìn chung giá chứng khoán của tất cả các công ty đều cùng lên và xuống, tuy

nhiên một số cổ phiếu lại chuyển động theo hướng ngược lại xu thế chung của
các cổ phiếu khác cho dù là chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Thực tế cho thấy
khi thị trường lên giá thì giá của một số chứng khoán tăng nhanh hơn những
chứng khoán khác, còn khi thị trường xuống giá thì một số chứng khoán giảm
giá nhanh chóng trong khi có một số khác lại tăng lên, nhưng thực tế vẫn
chứng minh rằng hầu như tất cả các chứng khoán đều dao động theo cùng một
xu thế chung.
Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường.
Mặc dù nó thường bị coi là trễ so với thị trường và bị những người chống đối
dựa vào đó để chỉ trích nhưng nó vẫn được đông đảo những người có quan
tâm đến và tôn trọng. Rất nhiều người, dù ít hay nhiều có sửdụng lý thuyết này
cho việc đề ra cho riêng mình một quan điểm đầu tư đều không nhận ra một
điều là bản chất của Lý thuyết Dow là hoàn toàn mang “tính kỹ thuật”. Cơ sở
để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến
động của bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường)
và không hề dựa trên cùng cơsở của Phân tích cơ bản là các thống kê hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi nghiên cứu lý thuyết Dow có 12 nguyên lý quan trọng sau:
+ Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả (trừ hành động của Chúa).
+ Ba xu thế của thị trường
+ Xu thế cấp 1
+ Xu thế cấp 2
+ Xu thế nhỏ
+ Bull Market (thị trường con bò tót - thị trường tăng giá) - Bear Market (Thị trường
con gấu - thị trường giảm giá)
+ Hai đường chỉ số bình quân của thị trường phải cùng xác nhận xu thế của thị


trường.

+ Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu thế thị trường.
+ Đường ngang có thể thay thế cho các xu thế cấp 2.
+ Chỉ sủ dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu.
+ Một xu thế cần được giả định rằng vẫn đang tiếp tục cho đến khi có một dấu hiệu

thực sự về sự đảo chiều của xu thế đó được xác định.

9. Mô hình nến

Biểu
một

để hình
giá.

dạng


Nhật Bản:
đồ Nến là
cách hiệu quả

dung biến động

hai
nến
bản:
• Bullish
Candle - Nến
Tăng:

Khi giá đóng
cửa cao hơn giá mở cửa (thường là màu xanh lá cây hoặc màu trắng)
• Bearish Candle - Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (thường là
màu đỏ hoặc đen)
- Có ba thành phần chính:
+ Upper Shadow - Bóng Nến Trên: đường thẳng đứng giữa giá cao nhất trong ngày
và đóng cửa (nến tăng) hoặc mở (nến giảm)
+ Real Body - Thân Nến: Sự khác biệt giữa mở và đóng, phần màu của nến
+ SLower Shadow - Bóng Nến Dưới: đường thẳng đứng giữa giá thấp nhất trong
ngày và mở cửa (nến tăng) hoặc đóng cửa (nến giảm)
Chúng ta có 3 dạng biểu đồ phổ biến nhất :
Biểu đồ đường kẻ (Line chart): Một biểu đồ đường kẻ đơn giản vẽ một đường từ một
giá đóng cửa đến giá đóng cữa tiếp theo. Khi nối các đường kẻ lại với nhau, ta có thể thấy
một bức tranh chuyển động giá chung của một cặp tiền tệ trong một chu kỳ thời gian.
Biểu đồ thanh giá (Bar chart): Một biểu đồ thanh giá thì phức tạp hơn một chút. Nó thể
hiện giá mở cửa và giá đóng cửa, cũng như các giá đỉnh và đáy. Đáy của thanh giá chỉ giá
giao dịch thấp nhất đối với khoảng thời gian đó, và đỉnh của thanh giá chỉ giá cao nhất đã


được giao dịch.Thanh giá chiều dọc cho thấy biên độ giao dịch của cặp tiền tệ.Vạch
ngang ở bên trái của thanh giá thể hiện giá mở cửa, và phía bên phải của thanh giá thể
hiện giá đóng cửa.
Biểu đồ nến (Candlesticks chart): Biểu đồ nến thể hiện các dữ liệu giống như biểu đồ
thanh giá, nhưng trong một biểu tượng đẹp hơn. Biểu đồ nến vẫn thể hiện biên độ đỉnh
đến đáy với một đường thẳng đứng.Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, khối lớn hơn (còn gọi
là body) ở giữa thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Thông thường, nếu
khối ở giữa được tô mầu, có nghĩa là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Bảng tóm tắt các loại mô hình nến.
Số cây nến

Một cây nến.

Tên gọi
Con xoay
Spinning top

Tăng hay giảm
Trung tính

Ngôi sao
Doji

Trung tính

Marubozu trắng
White marubozu

Tăng

Marubozu đen
Black marubozu

Giảm

Cây búa
hammer

Tăng

Hình dạng



Số cây nến
Hai cây nến

Người treo cổ
Hanging man

Giảm

Búa ngược
Inverted hammer

Tăng

Bắn sao
Shooting star

Giảm

Tên gọi
Nhấn chìm tăng
Bulish engulfing

Giá tăng hay giảm
Tăng

Nhấn chìm giảm
Bearish engulfing


Giảm

Đỉnh đôi
Tweezer top

Giảm

Đáy đôi
Tweezer bottoms

Tăng

Hình dạng


Ba cây nến

-

Sao ban mai
Morning star

Tăng

Sao ban chiều
Evening star

Giảm

Ba chàng lính trắng

Three white soldier

Tăng

Ba con quạ đen
Three black crows

Giảm

Three inslide up

Tăng

Three inslide down

Giảm

Ý nghĩa: mô hình nến Nhật thể hieenh thông qua các mức giá mở cữa, cao
nhất, thấp nhất, đóng cữa của một khoảng thời gian nào đó.
+ Nếu giá đóng cữa cao hơn giá mở cữa thì đó là một cây nến tăng
+ Nếu giá đóng cữa thấp hơn giá mở cữa thì đó là cây nến giảm
+ Khoảng cách giữa giá mở cữa và giá đóng cữa là thân nến
+ Phần đuôi nằm ở ngoài thân nến thể hiện biên độ cao thấp thì được gọi là
bóng nến
+ Giá nằm ở đỉnh bóng trên là giá cao nhất phiên
+ Giá nằm ở đáy bóng dưới là giá thấp nhất phiên
+ Thân nến dài chứng tỏ lực mua hoặc bán mạnh. Thân càng dài thì cho thấy
lực càng mạnh
+ Thân nến ngắn chứng tỏ lực mua bán yếu kém



 Mô hình nến có thể đưa ra những tín hiệu về sự đảo chiều hay tiếp diễn của

giá nhưng không có nghĩa rằng sự đảo chiều hay tiếp diễn này chắc chắn sẽ
xảy ra. Bạn cần cân nhắc tình trạng của thị trường tại thời điểm đó cũng như
những hành động của giá



×