Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm và sự vận dụng của đảng ta trong thời kỳ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.3 KB, 54 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

TỐNG MINH TÚ

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐI ĐÔI
VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM VÀ
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

HÀ NỘI – 2012

Tống Minh Tú

1

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN



Em xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng nhất tới cô giáo Phạm Thị Thúy
Vân đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, chuyên
đề Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong trường ĐHSP
Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị đã giảng
dạy em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân,
khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các thầy,
cô giáo, cũng như các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Tác giả khóa luận

Tống Minh Tú

Tống Minh Tú

2

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình dưới sự
hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Thúy Vân. Những nội dung trình bày trong
khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào
khoa học nào khác.
Nếu sai, tôi xin chụi trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Tác giả khóa luận

Tống Minh Tú

Tống Minh Tú

3

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 3
3.1. Mục đích: ................................................................................................. 3
3.2. Nhiệm vụ: ............................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 3
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4

5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4
5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Kết cấu của khóa luận............................................................................... 4

Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ, ĐI ĐÔI VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM ................ 5
1.1. Nguồn gốc của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế
đi đôi với thực hành tiết kiệm ...................................................................... 5
1.1.1 Những cơ sở khách quan tác động dến tư tưởng
của Hồ Chí Minh........................................................................................... 5
1.1.1.1 Xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc .................................. 5
1.1.1.2 Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước ...................................... 7
1.1.1.3 Xuất phát từ mục đích giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên
và toàn thể nhân dân ...................................................................................... 7
1.1.2 Nhân tố chủ quan .................................................................................. 9
1.2 Những nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm .................................. 10

Tống Minh Tú

4

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm .................. 10

1.2.1.1 Phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm
nhằm nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng Chủ Nghĩa Xă Hội ................. 10
1.2.1.2 Phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm
nhằm giáo dục nhiệm vụ dân chủ cho toàn dân............................................. 12
1.2.2 Nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm ............................................................ 13
1.2.2.1 Phát triển sản xuất đi đôi với tiết kiệm là trách nhiệm
và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân với Tổ quốc ................................ 13
1.2.2.2. Tiết kiệm phải toàn diện, tiết kiệm ở mọi nghành .............................. 15
1.2.2.3 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm ............... 20

Chƣơng 2: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY .................................................... 26
2.1 Thực trạng, sự cần thiết phải vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm trong
thời kỳ hiện nay ............................................................................................ 26
2.1.1 Thực trạng của việc phát triển kinh tế đi đôi với thực hành
tiết kiệm trong thời kỳ hiện nay ..................................................................... 26
2.1.1.1 Những thành tựu cơ bản mà đất nước ta đã đạt được
trong những năm qua ..................................................................................... 26
2.1.1.2 Những mặt hạn chế, yếu kém cần khắc phục ...................................... 33
2.1.1.3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên .................................. 36
2.1.2 Sự cần thiết phải vận dụng quan điểm về kinh tế của Hồ Chí Minh
đi đôi với thực hành tiết kiệm trong điều kiện hiện nay ............................. 37
2.2.Giải pháp và phƣơng hƣớng .................................................................. 39
2.2.1 Nâng cao tinh thần thi đua tích cực lao động, học tập,
Tống Minh Tú

5


Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng
và hiệu quả...................................................................................................... 39
2.2.2 Thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .................... 40
2.2.3 Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng – chống tham nhũng,
lãng phí ........................................................................................................... 40
2.2.4 Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí .................... 42
2.2.5 Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là pháp luật
về kinh tế, có cơ chế, giải pháp phòng ngừa cũng như cơ chế giám sát
của các cấp quản lý và nhân dân về việc sử dụng ngân sách,
tài sản của Nhà nước để tránh tham ô, lãng phí .......................................... 42

KẾT LUẬN ................................................................................... .45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... .47

Tống Minh Tú

6

Lớp K34B - GDCD



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất. Suốt cả cuộc đời, Người phấn đấu hi sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc,
hạnh phúc cho nhân dân. Cùng với sự nghiệp của Đảng ta, dân tộc ta, Hồ Chí
Minh đã để lại cho hậu thế một tài sản tinh thần vô giá. Trong hệ thống tư
tưởng của Người, tư tưởng kinh tế là một trong những mẫu mực của sự vận
dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và những
quy luật kinh tế khách quan vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Tuy
nhiên, theo Hồ Chí Minh đi đôi với phát triển kinh tế, cần phải thực hành tiết
kiệm chống lãng phí, những tư tưởng đó đã chỉ đạo cho Đảng ta hoạch định
đường lối chính sách, kinh tế trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách
mạng nhằm đảm bảo kháng chiến thắng lợi và kiến quốc thành công. Ngày
nay, điều kiện trong nước và thế giới đã có những biến đổi sâu sắc, nhưng
tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tưởng kinh tế nói riêng vẫn có ý nghĩa lớn
lao.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định:
Đường lối đổi mới, tạo cho nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu
quan trọng nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Bốn nguy cơ mà
Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (1994) đã xác định, trong đó có
nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, ngày càng biểu hiện rõ nét. Thực tiễn đòi
hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nhằm rút ra
những bài học và vận dụng những tư tưởng đó phù hợp với bối cảnh quốc tế
mới để góp phần đắc lực vào việc phát triển nền kinh tế nói chung, thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công nói riêng cùng
với sự phát triển kinh tế của đất nước. Hồ Chí Minh cũng đưa ra những yêu

cầu mới cho việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng và nhân dân
Tống Minh Tú

7

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

ta. Người yêu cầu không chỉ thực hành tiết kiệm chung mà phải tiết kiệm ở
từng ngành, từng khối, từng vùng đặc biệt là trong từng lớp cán bộ, công nhân
viên chức của đất nước.
Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về kinh tế, đánh giá quá trình vận dụng tư tưởng phát triển
kinh tế và thực hành tiết kiệm của Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ ở Việt
Nam, tác giả đã chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi
đôi với thực hành tiết kiệm và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ hiện
nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh đi đôi với thực hành tiết kiệm là
một đề tài rộng và khá mới mẻ. Mặc dù vậy, đã có một số đề tài và sách
chuyên khảo nghiên cứu tư tưởng kinh tế và thực hành tiết kiệm của Hồ Chí
Minh dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.
“Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế”, Nxb Thông tin lý luận,
Hà Nội, 1990.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước”, Nxb
Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

TS. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) : “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
nông dân ở Việt Nam”, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 2001.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và
chính trị”, Vũ Đức Khiến, Tạp chí khoa học xã hội số 2, 2003.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí
và bệnh quan liêu”, tác giả Xuân Hoàng, Tạp thể kinh tế và phát triển 20, t12,
2009.
GS. Song Thành. “Hồ Chí Minh – Nhà tư tưởng lỗi lạc”, Nxb lý luận
chính trị, Hà Nội, 2005.
Tống Minh Tú

8

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của các tác giả, các nhà nghiên cứu về tư
tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh tế và tiết kiệm, chống lãng phí đăng
trên các sách báo và tạp chí khác. Nhưng chưa có một đề tài nào thực sự đi
sâu vào nghiên cứu cùng một lúc cả hai vấn đề kinh tế và thực hành tiết kiệm
chống lãng phí. Vì vậy, tác giả xin góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ,
vấn đề kinh tế đi đôi với việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Mặc dù vậy, khóa luận cũng không thể tránh khỏi những
thiếu sót mong độc giả bổ sung để khóa luận được hoàn thiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cũng như thực
tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và thực hành tiết
kiệm, khảng định tính thực tiễn của đề tài.
3.2. Nhiệm vụ:
- Phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kinh
tế đi đôi với thực hành tiết kiệm.
- Làm rõ sự vận dụng của Đảng ta về vấn đề kinh tế đi đôi với thực
hành tiết kiệm của Hồ Chủ Tịch trong giai đoạn hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp, phương hướng để thực hiện tốt việc vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong thời kỳ hiện nay của đất nước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
của Đảng ta làm cơ sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lịch sử và logic.
Kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp.

Tống Minh Tú

9

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đó là hệ thống các tư tưởng, chuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh về
vấn đề kinh tế và thực hành tiết kiệm và những ảnh hưởng tích cực của hệ
thống tư tưởng đó trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những tư tưởng, đạo đức chủ đạo về vấn đề kinh
tế và thực hành tiết kiệm có tác dụng thiết thực đến vấn đề phát triển kinh tế
đất nước và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay như: tư tưởng về kinh tế
trong thời kỳ kháng chiến và sau này khi xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, tư
tưởng về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, sự cần thiết phải vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kinh tế và thực hành tiết kiệm trong
giai đoạn hiện nay.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, khóa luận
có kết cấu làm 2 chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực
hành tiết kiệm.
Chương 2: Sự vận dụng của Đảng về phát triển kinh tế đi đôi với thực
hành tiết kiệm của Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện nay.

Tống Minh Tú

10

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


CHƢƠNG 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ,
ĐI ĐÔI VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
1.1 Nguồn gốc của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với
thực hành tiết kiệm
1.1.1 Những cơ sở khách quan tác động dến tư tưởng của Hồ Chí Minh
1.1.1.1 Xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng : Hằng ngày ta phải ăn cơm, uống
nước, phải thở khí trời để mà sống. Những việc đó, ngày xưa cha ông ta phải
làm, bây giờ chúng ta phải làm, con cháu sau này cũng phải làm. Vậy ăn cơm,
uống nước và thở khí trời để đem lại cuộc sống cho con người thì đó là những
việc không khi nào trở thành cũ cả. Cần, Kiệm, Liêm, Chính đối với đời sống
mới cũng vậy. Người cho rằng việc giáo dục tinh thần tiết kiệm là đạo lý
truyền thống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy, khi bước vào xây
dựng xã hội mới, khi đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội thì Cần, Kiệm, Liêm,
Chính thì phải trở thành nền tảng đạo đức của một xã hội, một đất nước.
Người cho rằng: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của đời sống mới, nền
tảng của thi đua ái quốc”[10, Tr. 631]. Nhân dịp có phong trào sản xuất và tiết
kiệm của chính phủ năm 1952 người kêu gọi đồng bào phải thi đua giết giặc,
tăng gia sản xuất và tiết kiệm, Người nói: “Muốn hoàn thành tốt kế hoạch
Nhà nước, thì mỗi người chúng ta phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành
tiết kiệm”[8, Tr. 262 - 264].
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nước, ngay sau khi giành được
chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ
phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất để nhanh chóng dập tắt nạn đói.
Người đề nghị: “Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương thực phụ
khác, phải ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười

Tống Minh Tú

11


Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được
sẽ góp lại và phát cho người nghèo”[4, Tr.201 – 202].
Hai mươi ngày sau đó, ngày 28-5-1945, trên tờ báo Cứu quốc số 53,
dưới tiêu đề “Sẻ cơm nhường áo”, Chủ tịch Hố Chí Minh kêu gọi: “Hỡi đồng
bào yêu quý, từ tháng giêng đến tháng bẩy năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai
triệu người chết đói. Kể đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân
càng đói khổ. Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng
ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin
thực hành trước:
Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó
(mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo.
Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa
lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”[4, Tr. 201- 202].
Từ thực tế của gia đình và cuộc sống của người dân mất nước, Người
đồng cảm với nhân dân, thương dân, trọng dân. Để đùm bọc lẫn nhau, đùm
bọc trong cảnh đa số người dân không lấy làm gì sung túc, theo Người thì yếu
tố tiết kiệm trở thành điều kiện không thể thiếu được. Mỗi người chỉ cần dè
sẻn một tý, nhiều người cùng dè sẻn là có thể cưu mang, đùm bọc người khác.
Vì vậy, tinh thần tiết kiệm trở thành ý thức, tâm lý của cả cộng đồng, tiết
kiệm là thước đo của đạo đức.
Trong điều kiện của Đảng cầm quyền, nếu giáo dục và thực hành tốt
Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì mọi công việc sẽ được tiến hành khẩn trương, có

kế hoạch hiệu quả. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dạy: “Học Cần, Kiệm,
Liêm, Chính là phận sự của nhân viên Chính phủ…… Đó cũng là phận sự của
mọi công dân Việt Nam…. Chữ Cần, Kiệm của Hồ Chủ tịch, dân ta phải học
vì nước ta nghèo, lại đương kháng chiến. Mỗi một người chúng ta phải đem

Tống Minh Tú

12

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

mồ hôi đổi lấy bát cơm, làm ra bát cơm đầy, song chỉ ăn bát cơm lưng”[19,
Tr. 29].
1.1.1.2 Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước
Tư tưởng phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ truyền thống văn hóa dân tộc mà cón
xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước và yêu cầu tuyên truyền, giáo dục
cách mạng trong từng giai đoạn nhất định. Người coi đây là biện pháp quan
trọng để tích lũy vốn, để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là ở một
nước nghèo và lạc hậu như nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong 80 năm, nước ta bị đế quốc Pháp rồi
đến đế quốc Nhật vơ vét hết, vì vậy mà kinh tế của ta nghèo nàn, lạc hậu.
Nay chúng ta cần phải có một nền kinh tế khá để kháng chiến và kiến
quốc. Muốn xây dựng kinh tế, thì phải có tiền của để làm vốn. Muốn có vốn,
thì các nước tư bản dùng 3 cách vay: vay mượn nước ngoài, ăn cướp của các

thuộc địa, bóc lột công nhân, công dân.
Những cách đó chúng ta đều không thể làm được chúng ta chỉ có cách
là một mặt tăng gia sản xuất, một mặt tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của ta”[11, Tr. 485].
Như vậy, tư tưởng phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm
không chỉ xuất phát từ truyền thống văn hóa dân tộc, từ tấm lòng yêu nước
thương dân mà nó còn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Chủ tịch
Hồ Chí Minh xác định, chỉ đẩy mạnh sản xuất thực hành thiết kiệm thì đất
nước mới phát triển được, nhân dân mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
1.1.1.3 Xuất phát từ mục đích giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và toàn
thể nhân dân
Vấn đề giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên và nhân dân ta là vấn đề mà
Chủ tich Hồ Chí Minh luôn chú trọng. Đặc biệt trong điều kiện đất nước còn
Tống Minh Tú

13

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nhiều khó khăn, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên và nhân dân phải
biết: Cần, Kiệm, Liêm, Chính để xây dựng đất nước. Người cho rằng đây là
những phẩm giá cơ bản, tốt đẹp nhất để làm người, làm cán bộ, đảng viên.
Người nói:
“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thi không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”[4, Tr. 205].
Sở dĩ Người luôn giáo dục nhân dân ta bốn đức tính trên là vì con
người Hồ Chí Minh, nhân sinh quan Hồ Chí Minh, là sự kết hợp nhuần
nhuyễn tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Sinh ra từ
một vùng đất có truyền thống yêu nước và sớm được hưởng thụ một nền giáo
dục nghiêm túc trong văn hóa phương Đông, Người kế thừa và phát huy
truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa phương Đông trên cơ sở vận dụng sáng
tạo lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp nhận những
yếu tố tiến bộ, bổ sung những nội dung mới nhằm giáo dục đạo đức cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân ta. Vì vậy, Người coi bốn đức tính Cần, Kiệm,
Liêm, Chính là đạo lý truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay. Ngay trong
phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3 - 9 - 1945) người đã đề nghị mở một
chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng việc thực hiện: Cần, Kiệm,
Liêm, Chính.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc giáo dục đạo đức cho mỗi cán bộ,
đảng viên mà khi bước vào xây dựng xã hội mới Người đã mở rộng nội dung
kinh tế của Cần, Kiệm, Liêm, Chính từ chỗ là đức tính của từng người, từng
cán bộ, đảng viên đén chỗ là nền tảng đạo đức của cả một xã hội. Người nói:
Tống Minh Tú

14

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

“Chúng ta muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do bình đẳng, một
xã hội Cần, Kiệm, Liêm, Chính – cho nên chúng ta phải tẩy cho sạch hết
những thói xấu xủa xã hội củ”. “Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời
sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc”[4, Tr. 206].
1.1.2 Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, sinh ra và lớn lên ở một vùng quê Nghệ An nghèo khó, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi thống khổ của người dân mất nước.
Người nông dân hiền lành chất phác, cần cù lao động, nhưng bị một cổ hai
tròng áp bức, sưu cao, thuế nặng, làm quần quật mà vẫn cơm không đủ ăn, áo
không đủ mặc. Với tấm lòng yêu nước, thương dân, Người đã ra đi tìm đường
cứu nước, giải phóng cho quê hương đất nước khỏi cảnh nô lệ lầm than. Một
tâm hồn, một ý chí của nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành với
trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng hi sinh gian khổ vì độc lập của Tổ
quốc vì hạnh phúc của nhân dân, đó là phẩm chất đáng có của một nhà lãnh tụ
vĩ đại.
Thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh với đầu óc tư duy độc lập tự chủ, sáng
tạo cùng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm
hiểu và vận dụng tinh hoa văn hóa nhân loại, Người đi qua nhiều nước tiếp
thu nhiều nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là văn hóa của các nước đế quốc và
thuộc địa. Từ đó Người tiếp thu vận dụng một cách sáng tạo vào công cuộc
giải phóng dân tộc và phát triển đất nước, trong từng thời kỳ và từng giai đoạn
khác nhau của cuộc kháng chiến, đặc biệt là mô hình kinh tế ở Liên Xô và các
nước Tư Bản phát triển.
Thứ ba, đó là sự khổ công học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm
trong hoạt động thực tiễn qua các phong trào đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động quốc tế, cụ thể như khi Người tham ra và
hoạt động tại Đảng Cộng Sản Pháp và Quốc tế Cộng sản tại Nga. Người đã
Tống Minh Tú


15

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

học tập và tiếp thu Chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng vào nước ta một cách
sáng tạo, triệt để. Chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định
việc Hố Chí Minh tiếp nhân, chọn lọc chuyển hóa, phát triển tinh hoa của dân
tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của Người.
1.2 Những nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển
kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm
1.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm
1.2.1.1 Phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm nhằm nâng cao đời
sống nhân dân, xây dựng Chủ Nghĩa Xă Hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi kinh tế là cơ sở, là nền tảng để chăm lo phát
triển con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát
triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội…. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để cải tạo
nền kinh tế cũ, xây dựng và phát triển nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa, phải
huy động sức lực của toàn dân, mọi cấp, mọi nghành thi đua đẩy mạnh sản
xuất.
Người cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn đủ
mặc, ngày cằng sung sướng, ai nấy đều đi học, ốm đau có thuốc, già không
lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xóa
bỏ… Tóm lại xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần
ngày càng tốt, đó là Chủ nghĩa xã hội”[13, Tr. 59]. Người cho rằng nhiệm vụ

quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là phát triển sản xuất, để nâng cao
đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Sản xuất là một mặt trận chính để
nâng cao đời sống của nhân dân và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội.
Trong các bài nói chuyện với cán bộ và nhân dân địa phương, Người
tiếp tục khẳng định tính tất yếu của việc đẩy mạnh sản xuất. Người coi đẩy
mạnh sản xuất là vấn đề trọng tâm, gốc rễ của mọi vấn đề kinh tế. Vì vậy, tất
cả mọi chủ trương, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng ta đều nhằm không
Tống Minh Tú

16

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

ngừng đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm để nâng cao đời sống vật chất,
văn hóa của nhân dân. Hồ Chí Minh căn dặn: “Chủ và thợ đều phải nhớ rằng:
tăng gia sản xuất chẳng những có lợi riêng cho chủ và thợ, mà còn có lợi
chung cho nền kinh tế của Tổ quốc, lợi chung cho toàn thể đồng bào”[9, Tr.
2105].
Ngay khi vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến
việc vận động nhân dân ta tăng gia sản xuất để đẩy lùi nạn đói và ổn định đời
sống. Thực hiện lời kêu gọi đó của Người, nhân dân cả nước đã đoàn kết và
tích cực thi đua sản xuất với khẩu hiệu “tấc đất, tấc vàng” nhờ đó, nông
nghiệp được khôi phục và phát triển, nạn đói được đẩy lùi, đời sống của nhân
dân được nâng lên một bước
Bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, Người xác định: “Hiện

nay, chúng ta đang làm cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, một cuộc cách mạng
nhằm đánh thắng lạc hậu và bần cùng, để xây dựng hạnh phúc muôn đời cho
nhân dân ta, cho con cháu ta…”[13, Tr. 292]. Vì vậy, trong quá trình cách
mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng
nền kinh tế mới, đó là một cuộc biến đổi toàn diện, sâu sắc và khó khăn. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới
chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Nhờ xác định đúng đặc điểm, nội dung
nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những việc cần
làm khi phát triển kinh tế, văn hóa. Trong đó Người luôn đề cao vai trò của
cán bộ và nhân dân trong việc đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí để xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân vững mạnh,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong đời sống nhân dân. Người đã khẳng
định: “… Chủ Nghĩa Xã Hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát
nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống
một cuộc đời hạnh phúc…”[13, Tr. 17]. Để thực hiện mục đích cao đẹp đó,
Tống Minh Tú

17

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân lao động phải tự xây lấy, phải phát huy
tính độc lập, sáng tạo của mỗi người. Muốn vậy, nhân dân ta phải ra sức thi
đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí quan liêu.
1.2.1.2 Phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm nhằm giáo dục

nhiệm vụ dân chủ cho toàn dân
Ngoài mục tiêu kinh tế, kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết
kiệm còn nhằm mục tiêu giáo dục chính trị sâu sắc cho toàn dân. Người căn
dặn: “… Nó giáo dục cán bộ và nhân dân về quyền hạn và nhiệm vụ dân chủ.
Nó thắt chặt thêm mối đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân. Nó nâng cao trình
độ chính trị của cán bộ, của chiến sĩ và nhân dân. Nó gắn liền lòng yêu nước
với tinh thần quốc tế”[4, Tr. 211].
Phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế
mà còn có ý nghĩa chính trị to lớn: nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
nhân dân, xây dựng thành công Chủ Nghĩa Xã Hội và giáo dục nhiệm vụ cách
mạng cho cán bộ, nhân dân. Bởi vì theo Người, chính trị là sự tham gia vào
công việc kinh tế, là việc định hướng đi cho kinh tế, xác định những tri thức,
nhiệm vụ nội dung hoạt động của nền kinh tế.
Thực tiễn lịch sử cách mạng dân tộc cho thấy, sự kết hợp đẩy mạnh sản
xuất và thực hành tiết kiệm có vai trò ảnh hưởng lớn vì có nội dung cụ thể
nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách mạng của từng chặng
đường, từng thời kỳ. Chính nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách mạng đã định
hướng đúng đắn cho cả dân tộc, mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân có ý thức về
trách nhiệm của mình và tạo nên tính cách mạng và sức sống của phong trào
đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, như Người đã nói: “Kế hoạch sản
xuất và tiết kiệm là một kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ
dưới lên trên, nghĩa là Chính phủ trung ương có kế hoạch cho toàn quốc, địa
phương căn cứ theo kế hoạch toàn quốc mà đặt ra kế hoạch thích hợp với với
Tống Minh Tú

18

Lớp K34B - GDCD



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

địa phương mình, cho đến mỗi nghành, mỗi gia đình, mỗi người sẽ có kế
hoạch riêng của mình, ăn khớp với kế hoạch chung. Kế hoạch sản xuất và tiết
kiệm muốn thành công cần ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa và nhân
hòa là chính. Nhân hòa gồm ba lực lượng: Đoàn thể và Chính phủ; Bộ đội và
nhân dân; cán bộ”[19, Tr. 44 – 45].
1.2.2 Nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi
đôi với thực hành tiết kiệm
1.2.2.1 Phát triển sản xuất đi đôi với tiết kiệm là trách nhiệm và nghĩa vụ
thiêng liêng của mỗi công dân với Tổ quốc
Đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm là nét nổi bật trong tư
duy kinh tế của Hồ Chí Minh. Người cho rằng, giữa sản xuất và tiết kiệm luôn
gắn liền với nhau như một phương châm thực hành lao động cho nền kinh tế
vốn nghèo nàn, lạc hậu như nước ta. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất và thực hành
tiết kiệm là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân với Tổ
quốc. Vì vậy, toàn dân phải hiểu rằng tăng gia sản xuất và thực hành tiết kệm
tức là yêu nước, là ích nước, lợi nhà. Cho nên, mỗi người dân phải có ý thức
tự nguyện, tự giác, phải có lòng say mê nhiệt tình tham gia lao động, góp
phần xây dựng nền kinh tế đất nước.
Người hiểu rõ giá trị của việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm trong xây
dựng kinh tế, nhất là đối với nước nghèo, đời sống thấp kém. Người cho rằng
muốn vươn lên thì vấn đề quan trọng là phải cần cù lao động và tiết kiệm.
Nước ta còn nghèo, muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cánh sinh,
cần cù lao động. Để nâng cao đời sống của nhân dân không còn cách nào khác
là phải dựa vào dân để phát triển kinh tế đất nước để phục vụ nhân dân.
Người giải thích: “Dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh
phúc cho dân… Muốn tăng gia sản xuất phải làm thế nào? Không phải Chính


Tống Minh Tú

19

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

phủ bỏ ra 10-15 triệu để mở nhà máy, làm thế này thế khác, phải đem hết sức
dân, tài dân, của dân… làm cho dân”[5].
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng người lao động, coi người lao động
là vốn quý nhất và Người đòi hỏi phải tận dụng lao động sao cho vừa tiết
kiệm vừa đạt hiệu quả cao. Mỗi người chúng ta phải nhận rõ: “Lao động – lao
động chân tay và lao động trí óc – đều là vẻ vang, đáng quý. Chúng ta phải
chống tư tưởng xem khinh lao động.
Các xí nghiệp, các cơ quan, các trường học, các đoàn thể… cần phải
tăng cường kỉ luật lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống mọi hành
động tự do chủ nghĩa và dân chủ quá trớn”[12, Tr. 79].
Như vậy, quan điểm phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bằng mọi cách sử dụng có hiệu quả sức người,
sức của cho công cuộc xây dựng kinh tế. Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm,
nếu sản xuất mà không biết tiết kiệm thì khác nào như gió vào nhà trống, tiết
kiệm là nghĩa vụ của tất cả mọi người.
Tuy nhiên, Người cho rằng kiệm là không xa xỉ, không hoang phí,
không bừa bãi, nhưng: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem
đồng tiền to băng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng phải làm, đáng tiêu cũng

phải tiêu, tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn
mặc. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù bao
nhiêu công, bao nhiêu của cũng vui lòng, như thế mới đúng là tiết kiệm”[9,
Tr. 149].
Quan điểm về tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang nội dung khoa
học, đó là tích lũy để có nhiều sản phẩm và để đạt được tiêu dùng nhiều hơn,
để xây dựng cơ sở vật chất của Chủ Nghĩa Xã Hội. Tiết kiệm để sử dụng thời
gian, nhân lực, tài lực, trí tuệ của con người một cách hiệu quả hơn trong điều
kiện cho phép. Tiết kiệm là hình thức giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng
Tống Minh Tú

20

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

và huy động nguồn nhân lực để xây dựng cơ sở vật chất của Chủ Nghĩa Xã
Hội. Cho nên tiết kiệm mang ý nghĩa tích cực.
1.2.2.2. Tiết kiệm phải toàn diện, tiết kiệm ở mọi nghành
Để giúp nhân dân thực hành tiết kiệm có hiệu quả nhằm tích trữ thêm
vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đề ra nội dung cụ thể của tiết kiệm là:
*Tiết kiệm sức lao động
Đây là nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng của Người về tiết kiệm.
Tiết kiệm sức lao động là phải biết tổ chức, sắp xếp nhân lực hợp lý, cân đối,
giảm bớt nhân lực dư thừa để nâng cao năng suất lao động của mỗi người.

Người nói: “Chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt sao cho hợp lý để mọi
người có thể làm việc bằng hai, một đồng có thể dùng bằng hai đồng”[11, Tr.
9 – 10]. Việc gì trước kia dùng nhiều người thì nay phải tổ chức sắp xếp sao
cho phải nâng cao được năng suất lao động của từng người, để nhờ đó mà
giảm bớt số người làm mà vẫn đạt được hiệu quả cao.
Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn ác liệt của cuộc
kháng chiến, Người cho rằng ngoài việc lấy binh ra ngoài mặt trận thì cũng
phải tuyển và trưng mộ thêm người vào các nghành sản xuất, phải có đội ngũ
chuyên môn dự bị hay đội quân lao động, dân binh để hỗ trợ vào việc khẩn
cấp. Phải biết tận dụng sức người một cách hợp lý khoa học, cần thiết phải lấy
tuổi thợ trẻ, ít tuổi, thợ đàn bà thay cho trai tráng ra trận. “Lợi dụng sức lao
động thế nào cho khỏi phí một giọt mồ hôi, một giọt máu, mà tăng thêm được
lực lượng kháng chiến”[9, Tr. 1015 – 1017].
Đất nước ta đang trong thời kì khó khăn vì vậy sức người, sức của phải
được tận dụng một cách tối đa, nhưng không phải vì thế mà hoang phí. Vừa
tận dụng nhưng phải tận dụng đúng cách, khoa học không lãng phí vô ích. Có
như thế kháng chiến mới thành công, đất nước mới phát triển. Người cũng
Tống Minh Tú

21

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nhắc nhở chính quyền và đoàn thể. Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo
toan, gánh việc, không ỷ lại, không ngồi chờ. Mỗi người phải ra sức góp

công, góp sức để xây dựng nước nhà. Chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước theo
sau”. Đoàn thể và chính quyền phải là những người đi trước, người làm
gương cho toàn thể nhân dân noi theo. Có như thế mới phát huy và vận dụng
tối đa sức lao động trong toàn dân.
*Tiết kiệm thời giờ
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng việc tiết kiệm thời gian cần có kế
hoạch cụ thể, chi tiết, tính toán khoa học để giảm bớt thời gian, khắc phục
thời gian nhàn rỗi, đẩy mạnh tăng năng suất lao động. Người nói: “Chúng ta
phải tiết kiệm. Việc gì trước kia phải làm hai ngày, nay vì tổ chức sắp xếp,
năng suất cao ta có thể làm song trong một ngày”[11, Tr. 484 – 502]. Bởi lẽ,
Người cho rằng thời gian cũng cần phải tiết kiệm như của cải, của cải nếu hết
còn có thể làm thêm, khi thời giờ đã qua rồi không bao giờ kéo nó quay trở lại
được. Có ai kéo lại ngày hôm qua được đâu. Thời giờ là vàng, là bạc đó là
điều ông cha ta đã đúc kết, thời gian đã đi qua đi không thể lấy lại được. Do
đó cần phải biết chân trọng, tiết kiệm thời gian. Thánh hiền có câu “Một tấc
bóng là một thước vàng”.
Ai đưa vàng bạc vứt đi là người điên rồ, người đưa thời gian vứt đi thì
đó là người ngu dại. Do đó chúng ta làm gì cũng phải có kế hoạch, tiết kiệm
thời gian một cách tối đa có thể. Những việc đáng làm, cần làm thì chúng ta
phải làm trước, tránh tình trạng việc cần thì không làm, lại làm việc lung tung
như thế là rất lãng phí thời gian, lúc cần lại phải làm lại từ đầu điều đó làm
hao tổn rất nhiều thời gian mà công việc thì không hiệu quả. Làm việc gì cũng
cần phải tính toán trước sau, không thể làm việc theo cảm tính, bừa bãi. Chỉ
có làm đúng, làm theo kế hoạch mới giúp người ta tiết kiệm, tranh thủ được
thời gian mà hiệu quả công việc lại cao. Phải kiên quyết chống thói hội họp lu
Tống Minh Tú

22

Lớp K34B - GDCD



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

bù, mất thì giờ, hại sức khỏe mà không đạt được kết quả thiết thực, lãng phí
của cải thời gian của đất nước.
*Tiết kiệm tiền của
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiết kiệm tiền của nghĩa là không phung
phí nguyên liệu, vật liệu và tiền của trong quá trình sản xuất và tiêu dùng.
Người cho rằng, phương châm để tiết kiệm phải cho tất cả các cấp, các
nghành, từng cá nhân tự giác thi hành và tìm cách tổ chức, sắp đặt cho hợp lý.
Người thường xuyên nhắc nhở: “Chúng ta phải tiết kiệm tiền của. Việc gì
trước phải dùng nhiều người, nhiều thời giờ, phải tốn hai vạn đồng. Nay vì
tiết kiệm được sức người và thời giờ, nguyên liệu, cho nên chỉ tốn một vạn là
đủ”[11, Tr. 484 – 502]. Nói tóm lại, chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt
cho hợp lí, để 1 người có thể làm việc như hai người, một ngày có thể làm
việc của hai ngày, một đồng có thể dùng bằng hai đồng. Một trong những
hình thức tiết kiệm tiền của mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm trong
hoàn cảnh đất nước nghèo mà ít vốn như nước ta, đó là quay vòng vốn. Chỉ có
tận dụng vốn, quay vòng vốn thì mới làm được nhiều lần và sản xuất được
nhiều.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào cả nước thực hành tiết
kiệm, tất cả mọi người từ trên xuống dưới, từ thành thị đến nông thôn đều tiết
kiệm và phong trào ấy nhất định phải lan rộng, ăn sâu, nhất định sẽ thành
công tốt đẹp. Theo người, ai cũng có thể và cũng nên tiết kiệm, tiết kiệm có
thể thực hiện ở nhiều lĩnh vực và hình thức khác nhau. Người cũng lấy những
lời dạy, căn rặn của các lãnh tụ ở các nước Xã Hội Chủ Nghĩa để khuyên răn
đồng bào. Đồng chí Xtalin dạy chúng ta: “Phải tiết kiệm tiền bạc, lại phải chi

tiêu tiền bạc ấy cho hợp lý. Không được phí phạm một đồng xu nào của dân.
Phải dùng toàn bộ tiền bạc ấy vào công nghệ của nước ta.

Tống Minh Tú

23

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Không như vậy thì chúng ta sẽ vấp phải cái nguy hiểm lãng phí, cái
nguy hiểm dùng tiền vào những việc không cần kíp cho sự phát triển công
nghệ, cho sự bồi bổ kinh tế của nhân dân”[20, Tr. 220 – 221].
Khi hòa bình, xây dựng đất nước. Người cho rằng phương châm triệt để
thực hành tiết kiệm phải cho tất cả các nghành tự giác thi hành. Tiết kiệm ở
mọi nghành, mọi lĩnh vực có như thế mới giầu, mới vững mạnh để xây dựng
Chủ Nghĩa Xã Hội thành công. Theo Người:
- Người làm công tác hành chính sự nghiệp, phải biết rút bớt hết những
gì không cần thiết, chớ hao phí giấy má và các thứ của công. Hao phí những
thứ đó, là hao phí mồ hôi, nước mắt của người dân. Chớ tưởng tiết kiệm
những cái cỏn con như mẩu giấy, ngòi bút là không có ảnh hưởng. Một người
như thế, trăm người như thế, vạn người như thế, công quỹ bớt một số tiền
đáng kể, lấy ở mồ hôi, nước mắt của dân mà ra. Vì thế người luôn căn rặn và
nhắc nhở các cơ quan phải luôn nhắc nhở tiết kiệm vật chất, vật liệu trong
công nghiệp. Tránh tình trạng lãng phí, mà đó là lãng phí của dân chứ không
phải ở đâu khác. Người luôn khuyên bảo các cơ quan đoàn thể phải tẩy sạch

căn bệnh lãng phí đó một cách tích cực và hiệu quả, tránh để diễn ra nhiều lần
và tha hóa. Người cho rằng “… Đã có quyền hạn làm chủ thì phải làm tròn
nghĩa vụ của người chủ. Nghĩa vụ đó là: cần kiệm xây dựng nước nhà, xây
dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục đích không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và văn hóa của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”[13, Tr. 290].
- Đối với nghành giáo dục, thầy và trò trong trường học phải biết tận
dụng thời gian truyền đạt và tiếp thu tri thức có kết quả tốt nhất, đồng thời tiết
kiệm giấy bút, biết giữ kỷ luật.
- Với nghành kinh tế nông nghiệp, nông dân phải tận dụng từng tấc đất,
không bỏ hoang tận dụng một cách có hiệu quả trong sản xuất ra của cải vật
chất, chỉ có như thế mới có thể tồn tại và nghĩ đến việc khác. Như Ph.Ănggen
Tống Minh Tú

24

Lớp K34B - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

đã từng khẳng định: “Trước hết con người cần phải có ăn, uống, ở, mặc, trước
khi nghĩ đến truyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo”[16, Tr.
264]. Đúng vậy, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về sản
phẩm thiết yếu, được sản xuất ra từ nông nghiệp ngày càng tăng và đa dạng,
phong phú. Vì vậy phải đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp,
nông nghiệp là một mặt trận hàng đầu.
Thật vậy, trong giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Sau Cánh
mạng tháng Tám, chính quyền Cách mạng non trẻ đứng trước muôn vàn khó

khăn, thử thách. Để có thể chuẩn bị thật tốt cho một cuộc chiến lâu dài Người
đã kêu gọi tăng gia sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm. Mà kinh tế nông
nghiệp là trọng tâm, trong thư gửi điền chủ nông trang Việt Nam, Hồ Chí
Minh khẳng định: “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta
lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông
mong vào nông nghiệp, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta
giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”[9, Tr. 215]. Điều
đó cho thấy tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp với bối cảnh nước ta
đang tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội trong giai đoạn khó khăn.
- Với nghành kinh tế công nghiệp, công nhân phải biết sử dụng thành
thục các loại máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để giảm
hàng phế thải và sản phẩm tồn đọng. Phải tiêu diệt thái độ lao động lười biếng
để nâng cao năng suất và giữ vững kỷ luật lao động. Khi công nghiệp vững
mạnh thì nông nghiệp mới tốt, đất nước nước mới đi lên. “Công nghiệp phải
phát triển mạnh để cung cấp hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết
là nông dân, cung cấp máy bơm nước, phân hóa học, thuốc trừ sâu… để đẩy
mạnh nông nghiệp và cung cấp dần dần máy cấy, máy bừa cho các hợp tác xã
nông nghiệp. Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển”[13, Tr.
13 – 14].
Tống Minh Tú

25

Lớp K34B - GDCD


×