Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của sâu đục thân hai chấm (scirpophaga incertulas walker) hại lúa vụ mùa 2013 và biện pháp phòng trừ tại cao minh, phúc yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

------------------------VI VĂN BA

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH GÂY HẠI
CỦA SÂU ĐỤC THÂN HAI CHẤM
(Scirpophaga incertulas Walker) HẠI LÚA VỤ
MÙA 2013 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
TẠI CAO MINH, PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. Dƣơng Tiến Viện

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến TS.
Dƣơng Tiến Viện, khoa Sinh – KTNN, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã
trực tiếp, tận tình hƣớng dẫn vá giúp đỡ tạo điều kiện tốt cho tôi thực hiện đề
tài nghiên cứu và hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô khoa Sinh –
KTNN, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành chƣơng trình học tập và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc chân thành cảm ơn, lòng biết ơn tới gia đình,


bạn bè và những ngƣời đã luôn góp ý, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và khóa luận tốt nghiệp.
Xuân Hòa, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Vi Văn Ba


LỜI CAM ĐOAN
Bản khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành bằng sự cố gắng, nhận
thức của bản thân.
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ bất
kỳ một học vị nào.
Tôi cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn là trung thực và đã
chỉ rõ nguồn gốc.

Sinh viên

Vi Văn Ba


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần sâu đục thân lúa vụ mùa 2013 tại xã Cao Minh, Phúc
Yên, Vĩnh Phúc…………………………………………………………….. 30
Bảng 3.2. Diễn biến mật độ sâu đục thân 2 chấm trên giống lúa Khang dân 18
vụ mùa 2013 tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc……………………… 31
Bảng 3.3. Diễn biến mật độ sâu đục thân 2 chấm trên giống lúa Bắc Thơm số
7 vụ mùa 2013 tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc


………………... 33

Bảng 3.4. Diễn biến mật độ sâu đục thân 2 chấm trên giống lúa VS1 vụ mùa
2013 tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc……………………………… 34
Bảng 3.5. Hiệu quả phòng trừ sâu đục thân 2 chấm trên giống lúa Bắc Thơm
số 7 vụ mùa 2013 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

………………... 38


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sâu đục thân cú mèo Sesamia inferens Walker: ............................. 28
Hình 3.2. Sâu đục thân 2 chấm Scirpophaga incertulas Walker: ...................... 29
Hình 3.3. Tỉ lệ dảnh, héo bông bạc (%) trên 3 giống lúa Khang dân 18, Bắc thơm
số 7 và VS1 vụ mùa năm 2013 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. ................ 35
Hình 3.4. Diễn biến mật độ sâu đục thân 2 chấm trên 3 giống lúa Khang dân 18,
Bắc thơm số 7 và VS1 vụ mùa năm 2013 tại Cao Minh, Phúc Yên,Vĩnh
Phúc………………………………………………………………………….. 36


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài. .......................................................................................... 3
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ........................................................................ 3
2.1. Mục đích ................................................................................................ 3
2.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 4
1.2. Một số nghiên cứu ngoài nƣớc .................................................................. 5
1.2.1. Thành phần sâu đục thân lúa ................................................................. 5
1.2.2. Mức độ và triệu chứng gây hại............................................................... 6
1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu đục thân
lúa 2 chấm ........................................................................................................ 7
1.2.3.1. Đặc điểm về hình thái .......................................................................... 7
1.2.3.2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời ............................................. 7
1.2.3.3. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái ............................................ 8
1.2.3.4. Số thế hệ trong một năm của sâu đục thân lúa bướm 2 chấm ............ 9
1.2.3.5. Tập tính hoạt động của sâu đục thân hai chấm .................................. 9
1.2.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái ................................... 9
1.2.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ .................................................... 10
1.2.4.1. Biện pháp sử dụng pheromone giới tính ............................................ 10
1.2.4.2. Biện pháp canh tác ............................................................................. 11


1.2.4.3. Sử dụng giống lúa kháng sâu hại ....................................................... 12
1.2.4.4. Biện pháp sinh học ............................................................................. 12
1.2.4.5. Biện pháp hóa học.............................................................................. 13
1.3. Nghiên cứu ở trong nƣớc ......................................................................... 14
1.3.1. Thành phần loài và biến động thành phần loài sâu đục thân lúa ......... 14
1.3.2. Phân bố của sâu đục thân lúa hai chấm ............................................... 15
1.3.3. Mức độ gây hại của sâu đục thân lúa .................................................... 15
1.3.4. Đặc điểm sinh vật học sinh thái của sâu đục thân lúa hai chấm .......... 17
1.3.4.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................. 17
1.3.4.2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời ........................................... 17
1.3.4.3. Khả năng đẻ trứng của bướm cái sâu đục thân lúa 2 chấm ............... 18
1.3.4.4. Ký chủ của sâu đục thân lúa hai chấm ............................................... 18
1.3.4.5. Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện sinh thái ............................. 19

1.3.5. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa ở Việt Nam ............ 19
1.3.5.1. Biện pháp kỹ thuật canh tác ............................................................... 19
1.3.5.2. Biện pháp thủ công............................................................................. 20
1.3.5.3. Biện pháp sử dụng giống lúa kháng sâu hại ...................................... 20
1.3.5.4. Biện pháp sử dụng pheromone giới tính ............................................ 20
1.3.5.5. Biện pháp sinh học ............................................................................. 22
1.3.5.6. Biện pháp hoá học .............................................................................. 23
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 24
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..............................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 25


2.4.1. Điều tra thành phần sâu đục thân hại lúa vụ mùa năm 2013
tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ............................................................... 25
2.4.2. Phương pháp điều tra diễn biến số lượng sâu đục thân hai chấm ....... 25
2.4.3. Khảo sát biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa hai chấm bằng thuốc
hoá học ............................................................................................................ 26
2.5. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu .................................................... 27
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28
3.1. Thành phần loài sâu đục thân hại lúa vụ mùa 2013 tại Cao Minh, Phúc
Yên, Vĩnh Phúc ............................................................................................... 28
3.2. Diễn biến mật độ sâu đục thân 2 chấm Scirpophaga incertulas Walker tại xã
Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc............................................................................31
3.3. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân 2 chấm Scirpophaga incertulas Walker
bằng thuốc hóa học.......................................................................................... 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 40
1. Kết luận ....................................................................................................... 40

2. Đề nghị ........................................................................................................ 40
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 42
TÀI LIỆU KHAM KHẢO .............................................................................. 45


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng nhằm cung cấp lƣơng
thực, thực phẩm để nuôi sống xã hội, cung cấp các nguồn nhiên liệu để phát
triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Trong Nông nghiệp cây lúa
(Oryza sativa L.) là cây ngũ cốc quan trọng nhất thế giới và cũng là cây
lƣơng thực quan trọng ở Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn cung cấp thức
ăn cho dân số thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam, sản lƣợng thóc cả nƣớc năm 1986 là khoảng 21 triệu tấn, đến năm 2000
đã tăng lên 31,5 triệu tấn, đặc biệt năm 2009 sản lƣợng đạt 38,9 triệu tấn. Đến
năm 2012 tổng diện tích trồng lúa có khoảng 7,75 triệu ha, năng suất đạt 56
tạ/ha, sản lƣợng đạt 43,4 triệu tấn.Lúa cung cấp bình quân 80% cacbonhydrat
và 40% lƣợng protein cho khẩu phần ăn ngƣời Việt Nam. Với việc áp dụng
những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, hàng năm sản lƣợng lúa vẫn
không ngừng tăng góp phần đƣa Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu gạo
đứng thứ 2 thế giới. Trong những năm gần đây thì diện tích gieo trồng, sản
lƣợng lúa và xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục tăng. Sản lƣợng lúa năm 2010 có diện
tích trồng lúa cả năm đạt 7.513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha (+1,0%), năng
suất lúa cả năm đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha (+1,6%) so với năm trƣớc [23].
Năm 2011 có diện tích trồng lúa cả năm đạt 7.651,4 nghìn ha, tăng 162,0
nghìn ha (+2,2%), năng suất lúa cả năm đạt 55,3 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha (+3,6%)
[24]. Còn năm 2012 diện tích trồng lúa đạt 7.753,2 nghìn ha, tăng 98.000 ha
(+1,3%), năng suất đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha (+1,7%) đƣa sản lƣợng lúa cả
năm tăng 1,26 triệu tấn [25]. Có nhiều giống lúa có năng suất, chất lƣợng cao
đã đƣợc đƣa vào gieo trồng với diện tích lớn ở các tỉnh phía Bắc nhƣ Khang

dân 18, Bắc thơm 15, giống lúa thuần VS1, Nhị ƣu 903… Nhƣng hầu hết mức
1


độ nhiễm sâu bệnh thƣờng nặng hơn các giống khác. Trên đồng ruộng lại
xuất hiện một số loài dịch hại trong những năm gần đây đã trở thành loài
dịch hại chủ yếu, nhƣ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, rầy nâu nhỏ,
rầy lƣng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá… Trong đó có sâu
đục thân lúa 2 chấm Scirpophaga incertulas Walker là một đối tƣợng có
nguy cơ gây hại, ảnh hƣởng đến năng suất lúa một số tỉnh phía Bắc. Diện
tích nhiễm sâu đục thân năm 2007 là 108.964 ha, năm 2008 tăng lên
267.000 ha. Đến năm 2010 thì tổng diện tích nhiễm 111.496 ha, giảm 50%
so với năm 2009, trong đó diện tích nhiễm nặng là 2.723 ha [23]. Năm
2012 diện tích nhiễm 33.320 ha, tăng 33% so với năm 2011 [25]. Sâu tập
trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, chủ yếu tại vụ mùa, do thời tiết bị đẩy
lùi, giai đoạn lúa trỗ trùng với cao điểm của sâu ra rộ; diện tích lúa mùa bị
nhiễm sâu tại tỉnh phía Bắc là 23,7 ngàn ha, tăng 162% so với năm 2011,
trong đó diện tích nhiễm nặng 2.867 ha, tăng 11 lần so với năm 2011. Hiện
tại chƣa có giống lúa nào đƣợc coi là có tính chống chịu với sâu đục thân lúa
hai chấm nhƣng đã có nhiều biện pháp đƣợc sử dụng nhằm ngăn chặn và
giảm thiểu tác hại của sâu đục thân lúa hai chấm nhƣ: thay đổi cơ cấu mùa
vụ, đƣa vào sản xuất những giống ngắn ngày, trỗ tập trung, cày lật đất sau khi
thu hoạch, ngắt ổ trứng, sử dụng thuốc hoá học… và đã mang lại hiệu quả rõ
rệt.
Trƣớc tình hình trên để giúp cho công tác chỉ đạo phòng trừ sâu đục
thân, đảm bảo sức khỏe cho ngƣời lao động và tạo ra sản phẩm an toàn đối
với ngƣời tiêu dùng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự phát sinh
gây hại của sâu đục thân hai chấm (Scirpophaga incertulas Walker) hại
lúa vụ mùa 2013 và biện pháp phòng trừ tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh
Phúc”.


2


2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Điều tra sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu đục thân lúa 2 chấm
Scirpophaga incertulas Walker tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc vụ mùa
2013. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng trừ để đem lại hiệu quả kinh tế.
2.2. Yêu cầu
Điều tra thành phần, diễn biến mật độ sâu đục thân hại lúa trên các
giống lúa chính vụ mùa 2013 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Thực hiện biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa 2 chấm Scirpophaga
incertulas Walker hại lúa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp những dẫn liệu về thời gian phát sinh, diễn biến mật độ
gây hại của sâu đục thân lúa hai chấm trên các giống lúa lai, lúa thuần đƣợc
gieo trồng tại xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Đề tài cung cấp một số dẫn liệu khoa học về biện pháp phòng trừ sâu
đục thân hai chấm các loại thuốc bảo vệ thực vật mới có hiệu quả cao, an
toàn cho môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ an toàn đối với con ngƣời.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá đƣợc khả năng và mức độ gây hại của sâu đục thân hai chấm
Scirpophaga incertulas Walker đối với lúa vụ mùa 2013 tại Cao Minh, Phúc
Yên, Vĩnh Phúc.
Đề xuất biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa hai chấm một cách hợp
lý và có hiệu quả cao nhất.

3



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Từ ngàn đời nay cây lúa đã gắn bó với con ngƣời, làng quê Việt Nam
và đồng thời trở thành tên gọi cho nền văn minh lúa nƣớc. Cây lúa không chỉ
mang lại sự ấm no mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá và
tinh thần. Hạt lúa và ngƣời nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không
thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt Nam hiện nay và mãi mãi về sau.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là trung tâm phát sinh cây
lúa nên đã tạo cho Việt Nam hệ thực vật phong phú và đa dạng đặc biệt là
côn trùng nông nghiệp. Trong những năm gần đây nông nghiệp Việt Nam đã
từng bƣớc chuyển sang nền sản xuất hàng hoá, tức là sản xuất với quy mô lớn,
quy mô trang trại ở các nông hộ, là sản xuất ra những gì mà thị trƣờng cần, từ
đó đã tạo ra sức ép về mùa vụ, về đầu tƣ, về kỹ thuật canh tác, về năng suất...
Các dòng lúa năng suất cao, thời gian sinh trƣởng ngắn đã đồng loạt đƣa vào
sản xuất, trong đó đa phần là các giống lai đƣợc nhập khẩu hoặc chuyển giao
từ Trung Quốc sang. Các giống lúa lai này có tiềm năng, năng suất cao, chịu
thâm canh và tính thích ứng rộng nó đã tạo nên cuộc cách mạng về năng suất.
Song cũng chính từ đây mà nhiều loại sâu hại trƣớc đây là thứ yếu nay đã trở
thành chủ yếu nhƣ: sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, rầy nâu,… Theo
thống kê của Cục Bảo vệ thực vật diện tích lúa của toàn miền Bắc năm 2008
là 1.725.962 ha. Diện tích nhiễm sâu đục thân hai chấm là 267.673 ha (bằng
15,5% diện tích). Trong đó diện tích nhiễm nặng là 20.824 ha (bằng 1,2%
diện tích) và cao hơn so với năm 2007 từ 1,5 - 2,4 lần. Sang vụ Đông Xuân
2009, sâu đục thân lúa hai chấm lại có chiều hƣớng gia tăng. Tổng diện tích
nhiễm là 11.792 ha, khi đó vụ Đông Xuân 2008 diện tích nhiễm 6.104 ha
(cao gấp 1,93 lần). Đến năm 2010 thì tổng diện tích nhiễm 111.496 ha, giảm
4



50% so với năm 2009, trong đó diện tích nhiễm nặng là 2.723 ha, năm 2012
diện tích nhiễm 33.320 ha, tăng 33% so với năm 2011. Những giống lúa
mới có năng suất cao, chịu thâm canh cao, đẻ nhánh khoẻ là những giống
mẫn cảm với sâu đục thân hai chấm.
`

Để hạn chế tác hại của sâu, xu hƣớng ngày nay trong sản xuất nông

nghiệp là phải xây dựng đƣợc hệ thống “Nông nghiệp bền vững”, trong đó
biện pháp phòng trừ tổng hợp đóng vai trò quan trọng. Áp dụng quan
điểm sinh thái vào việc phòng trừ sâu bệnh với mục đích là hạn chế quần
thể sinh vật gây hại dƣới ngƣỡng gây hại kinh tế.
Từ những cơ sở khoa học trên, với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu mối
quan hệ giữa cây lúa - các yếu tố sinh thái - sâu đục thân 2 chấm trên đồng ruộng
để từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý sâu đục thân hai chấm hiệu quả
nhằm làm giảm thiệt hại do chúng gây ra góp phần nâng cao năng suất lúa,
đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, góp phần đƣa ngành nông nghiệp nƣớc nhà nói
chung và nền Nông nghiệp an toàn và bền vững, đảm bảo chƣơng trình an ninh
lƣơng thực của quốc gia.
1.2. Một số nghiên cứu ngoài nƣớc
1.2.1. Thành phần sâu đục thân lúa
Trên thế giới đã tìm ra hơn 800 loài sâu hại lúa (Dale, 1994 [30]. Trên
cây lúa ở Trung Quốc đã phát hiện đƣợc hơn 200 loài sâu hại (Chiu, 1980)
[29]. Còn ở các nƣớc trồng lúa Đông Nam Á có khoảng hơn 100 loài sâu
hại lúa đã đƣợc phát hiện (Norton et al., 1990) [34].
Dựa vào đặc điểm gây hại trên các bộ phận của cây lúa, tất cả sâu hại
lúa có thể chia thành các nhóm: sâu hại rễ cây lúa, sâu hại thân lúa, sâu hại
lá lúa, sâu hại bông và hạt lúa.
Theo Pathak (1975) [35], trên thế giới đã phát hiện đƣợc 24 loài sâu đục

thân lúa. Trong đó, ở châu Phi có 4 loài gồm Chilo agamemnon Blez., Chilo
5


zacconius Blez, Maliarpha separatella Rog và Sesamia calamistis Hamp.
Ở Châu Mỹ đã ghi nhận đƣợc 6 loài sâu đục thân lúa gồm Chilo loftini Dyar,
Chilo plejadellus Zink, Diatraea saccharalis Fabr, Elasmopalpus lignosellus
Zell, Rupela albinella Cramer và Zeadiatraea lineolata Walker. Lúa ở châu Úc
đã phát hiện có 2 loài sâu đục thân gây hại là Niphadoses palleucus Com và
Phragmatiphila sp. Tại các nƣớc Châu Á có số loài sâu đục thân lúa đã phát
hiện nhiều nhất, đạt tới 9 loài. Đó là các loài Ancylolomia chrysographella
Koll, Chilo auricilius Dudg, Chilo partellus Swin, Chilo polychrysus Meyr,
Chilosuppressalis Walk, Niphadoses gilviberbis Zell, Scirpophaga incertulas
Walker, Scirpophaga innotata Walker, Sesamia inferens Walker.
Riêng vùng trồng lúa Đông Nam Á có 7 loài sâu đục thân sau:
Ancylolomia chrysographella Koll, Chiloauricilius Dudg, Chilo polychrysus
Meyr, Chilo suppresalisn Walker, S.incertulas Walker, Scirpophaga innotata
Walker, Sesamia inferens Walker (Pathak, 1975) [35].
1.2.2. Mức độ và triệu chứng gây hại
Sâu đục thân lúa Scirpophaga incertulas Walker chuyên gây hại cho
cây lúa nƣớc, sâu non sống và hoạt động trong thân cây lúa. Sâu đục thân hai
chấm gây hại suốt giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa, nhƣng gây hại nặng
nhất ở giai đoạn đòng trỗ vì đây là giai đoạn quyết định năng suất cây lúa.
Sâu đục thân đục vào thân cây lúa làm thân cây lúa bị rỗng và hỏng,
khi cây lúa còn non thì dảnh nõn bị chết, ở giai đoạn cuối của lúa thì làm
bông lúa bị bạc trắng và khô.
Ở Philipine sâu đục thân gây hại khoảng 5 - 10% năng suất. Còn ở Ấn
Độ khoảng 1 - 19% năng suất mất khi bị hại ở giai đoạn đẻ nhánh và 38 40% năng suất bị mất khi bị hại ở giai đoạn trỗ.

6



1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu đục
thân lúa 2 chấm
1.2.3.1. Đặc điểm về hình thái
Trƣởng thành cái màu vàng, chiều dài thân 10 – 13 mm, chiều dài sải
cánh 23 – 28 mm. Cánh trƣớc màu vàng sáng trên mỗi cánh có 1 đốm màu
đen. Phần bụng của trƣởng thành rộng thon, đốt cuối bụng có túm lông màu
vàng để phủ kín ổ trứng sau khi đẻ. Trƣởng thành đực có kích thƣớc nhỏ hơn
trƣởng thành cái. Trƣởng thành đực có kích thƣớc nhỏ hơn con cái. Trên mỗi cánh
có 1 đốm màu đen, mép ngoài mỗi cánh trƣớc có 9 chấm nhỏ, màu đen.
Trứng sâu đục thân lúa có hình oval chiều dài 0,6 mm và chiều rộng là
0,4 mm, ban đầu có màu trắng sau chuyển thành màu vàng và khi nở có màu
đen. Trứng đẻ thành ổ, dài từ 3,5 – 6 mm, đƣợc che phủ bởi lớp lông mịn.
Sâu non tuổi 1 mới nở có chiều dài 1,5 mm, đầu đen và có màu xanh
vàng. Sâu non đẫy sức dài 25 mm, đầu màu nâu vàng và cơ thể màu trắng hơi
vàng.
Nhộng nằm trong lớp kén mỏng nhƣ lụa, khi còn non có màu trắng sau
chuyển màu vàng nâu, nâu nhạt, chiều dài nhộng khoảng 11 – 13,5 mm.
Theo Dale (1994) [30], trƣởng thành đực và trƣởng thành cái loài sâu
đục thân lúa bƣớm hai chấm có thời gian sống không giống nhau. Trƣởng
thành đực thƣờng có thời gian sống ngắn hơn tuổi thọ của trƣởng thành cái
và tƣơng ứng kéo dài 4,5 – 8,6 ngày và 5,3 – 8,8 ngày.
1.2.3.2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời
Sâu đục thân lúa hai chấm là côn trùng thuộc bộ cánh vảy Lepidoptere.
Do đó, vòng đời của nó có 4 pha phát dục là pha trứng, pha sâu non, pha
nhộng và pha trƣởng thành.
Pha trứng: Trứng của sâu đục thân lúa 2 chấm đƣợc đẻ thành ổ ở gần
ngọn lá lúa. Thời gian phát dục của pha nhộng khoảng 6 – 10 ngày, nếu thời
7



tiết lạnh có thể dài hơn (Dale, 1994) [30].
Phâu sâu non: tuổi sâu non của sâu đục thân 2 chấm cũng khác nhau.
Theo (Dale, 1994) [30], thì sâu non có 5 tuổi. Theo Pathak (1969) [36], sâu
non đục thân lúa hai chấm có 4 – 7 tuổi. Trong điều kiện thức ăn hạn chế và
ở các cá thể qua đông thì thƣờng có nhiều tuổi hơn. Sâu non tuổi 1 khi mới
nở có chiều dài cơ thể khoảng 1,5 mm, thân màu vàng nhạt. Sâu non mới nở
có xu hƣớng phát tán rất mạnh. Sâu non tuổi 5 thành thục có chiều dài cơ thể
khoảng 25 mm với màu trắng hơi vàng. Thời gian phát dục của pha sâu non
kéo dài khoảng từ 30 ngày, đến 35 - 46 ngày (Dale, 1994 [30].
Pha nhộng: Nhộng sâu đục thân lúa 2 chấm lúc mới có màu sáng nhạt,
sau đó có màu nâu tối hơn. Nhộng làm trong một kén hơi mỏng màu trắng
ở trong thân cây lúa. Thời gian phát dục của pha nhộng khoảng 6 - 10 ngày,
nếu thời tiết lạnh có thể dài hơn (Dale, 1994) [30].
Pha trƣởng thành: Theo Dale (1994) [30] trƣởng thành đực và trƣởng
thành cái loài sâu đục thân bƣớm hai chấm có tuổi thọ không giống nhau.
Trƣởng thành đực có tuổi thọ ngắn hơn tuổi thọ của con cái và tƣơng ứng kéo
dài 4,5 – 8,6 ngày và 5,3 – 8,8 ngày. Trƣởng thành sâu đục thân lúa 2 chấm
chỉ giao phối 1 lần. Đẻ trứng từ đêm thứ 5 kể từ khi vũ hóa, đẻ trứng vào ban
đêm, mỗi đêm đẻ 1 ổ trứng (Pathak, 1969) [36].
Nhƣ vậy vòng đời của sâu đục thân lúa hai chấm cần 46 - 54 ngày
(Dale, 1994) [30].
1.2.3.3. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái
Theo Pathak (1969) [36], một trƣởng thành cái sâu đục thân lúa 2 chấm
Scirpophaga incertulas Walker có thể đẻ đƣợc 100 - 200 trứng. Dale (1994)
[30] cho rằng một trƣởng thành cái đẻ đƣợc lƣợng trứng ít hơn, chỉ là 100 150 trứng. Kết quả nghiên cứu khả năng đẻ trứng của trƣởng thành cái cũng
không giống nhau.
8



1.2.3.4. Số thế hệ trong một năm của sâu đục thân lúa bướm 2 chấm
Số thế hệ của sâu đục thân lúa bƣớm 2 chấm phụ thuộc vào điều kiện
sinh thái của từng vùng và thay đổi từ 2 đến 6 thế hệ. Ở Nhật Bản sâu đục
thân lúa bƣớm 2 chấm có 3 thế hệ trong một năm. Ở Trung Quốc, Đài Loan
có 6 thế hệ trong một năm (Dale, 1994) [30].
1.2.3.5. Tập tính hoạt động của sâu đục thân hai chấm
Trƣởng thành loài sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas
Walker ƣa hoạt động ban đêm, thích ánh sáng đèn, đặc biệt là ánh sáng màu
vàng. Ban ngày chúng đậu trên thân hoặc lá lúa. Trƣởng thành thƣờng vũ hóa
và giao phối vào thời gian 7 - 9 giờ tối. Cả trƣởng thành đực và trƣởng thành
cái đều thích hoạt động trong khoảng thời gian 8 - 10 giờ tối. Trƣởng thành
cái cũng thƣờng đẻ trứng vào ban đêm trong khoảng thời gian 7 - 10 giờ tối.
Trứng đƣợc đẻ thành ổ. Sâu non mới nở có xu hƣớng phát tán ngay, chúng bò
lên ngọn cây lúa, sau đó nhả tơ thả mình cho gió đƣa sang cây khác. Chúng bò
vào giữa bẹ lá và thân cây lúa, sống ở đó khoảng 3 - 7 ngày. Sau thời gian này
sâu non mới đục vào thân cây lúa ở nơi gốc bẹ lá lúa. Sâu non lớn dần thì di
chuyển xuống phía phần gốc rạ. Nhộng sâu đục thân lúa hai chấm thƣờng ở
trong thân phần gốc cây lúa (Dale, 1994; Pathak, 1969) [30], [36].
1.2.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái
Sự phát triển của sâu đục thân lúa hai chấm S. incertulas Walker phụ
thuộc rất nhiều vòa điều kiện khí hậu. Đây là yếu tố sinh thái đặc biệt quan
trọng.
Trứng sâu đục thân lúa 2 chấm S. incertulas Walker bắt đầu phát triển ở
13oC, sâu non nở từ trứng bình thƣờng thấy ở nhiệt độ cao hơn 16oC. Nhiệt
độ tối thích cho pha trứng phát triển là 24 – 29oC. Ở nhiệt độ 35oC sự phát
triển của trứng có thể hoàn thành, nhƣng sâu non chết trong trứng. Ẩm độ
cần để trứng phát triển là 90 – 100% (Dale, 1994; Pathak, 1969) [30], [36].
9



Ngƣỡng nhiệt độ của sâu non đục thân lúa 2 chấm S. incertulas Walker
là 16oC. Khi nuôi ở nhiệt độ 12oC sâu non tuổi 2, tuổi 3 không lột xác và
chết. Tỷ lệ phát triển của sâu non rõ ràng tỷ lệ thuận với nhiệt độ từ 17 –
35oC. Nuôi ở nhiệt độ thấp 23 – 29oC hầu hết sâu non đục thân lúa 2 chấm
có 5 tuổi, nuôi ở nhiệt độ cao hơn 29 – 35oC sâu non đục thân lúa 2 chấm
phát dục nhanh hơn và chỉ có 4 tuổi (Pathak, 1969) [36].
Pha nhộng sâu đục thân lúa hai chấm có ngƣỡng nhiệt độ phát triển là
15 – 16oC (Pathak, 1969) [36].
1.2.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ
1.2.4.1. Biện pháp sử dụng pheromone giới tính
Pheromone là chất hóa học đƣợc trƣởng thành cái tiết ra để thu hút
trƣởng thành đực đến giao phối. Bombykol là chất Pheromone của con tằm
lần đầu tiên đƣợc tổng hợp. Cho đến nay đã tổng hợp đƣợc Pheromone của
khoảng 400 loài côn trùng. Chất Pheromone đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên
thế giới với 2 mục đích là : dự tính, dự báo loài côn trùng hại và phòng chống
dịch hại bằng cách “gây nhiễu” làm cho con đực không định hƣớng đƣợc con
cái dẫn đến con cái không đƣợc thụ tinh, giảm mật độ thế hệ sau.
Trên thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu và hiểu rõ thành phần
hóa học của nhiều loại pheromone, đa số là những chất ester, acid, rƣợu hoặc
những chuỗi acetate dài, thẳng với một nối đôi. Sau đây là công thức hóa học
số pheromone dục tính ở 1 số loài côn trùng: Ngài Argyrotaenia velutinana
Tortricidae: Cis-11-Tetradecenylacetate, Sâu đo cải bắp Trichoplusiani
Hubner: Cis-7-dodecen-1-ol acetate.
Tại Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, nhiều sản phẩm pheromone tổng hợp đã
đƣợc công nghiệp hóa từ gần 20 năm nay, chủ yếu là để phát hiện và dự tính
dự báo. Riêng tại Pháp, pheromone tổng hợp đã đƣợc sử dụng để dự tính dự
báo cho trên 25 loài côn trùng gây hại phổ biến cho nhiều loài cây trồng.
10



Nói riêng về pheromone của sâu đục thân 2 chấm S.incertulas Walker.
Từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc, đã có nhiều nhà khoa học bắt tay vào
nghiên cứu thành phần hóa học pheromone của loài này. Năm 1985, Sadahiro
Tatsuki và cộng sự đã phân tích thành công một số thành phần hóa học chính
của pheromone giới tính sâu đục thân 2 chấm S. incertulas Walker bằng phép
đo phổ khối lƣợng mao mạch sắc ký khí (GC-MS) và mao dẫn sắc ký khí
(GC). Pheromone của loài này gồm 5 chất (Z)-9 hexadecenal, (Z)-11
hexadecenal, hexadecanal, (Z)-11 hexadecen-1-ol, (Z)-9 octadecenal theo tỉ
lệ 15:60:10:10:06. Hai chất (Z)-9 hexadecenal, (Z)-11 hexadecenal là thành
phần chủ yếu và quan trọng nhất trong pheromone của ngài cái sâu đục thân
hai chấm.
Đầu năm 2009, tổ chức PCI (Ấn Độ) và Exosect (Vƣơng Quốc Anh
đã tổ chức một cuộc hội thảo tại Habitat Delhi - Ấn Độ giới thiệu sản phẩm
mới “Exosex YSBTab” chất dẫn dụ giới tính để phòng chống sâu đục thân 2
chấm S. incertulas Walker. Sử dụng chất dẫn dụ giới tính để phòng trừ sâu
đục thân thật đơn giản, dễ làm, bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm môi trƣờng, tiết
kiệm chi phí sản xuất, mang lại lợi ích cho ngƣời nông dân. Sản phẩm đã
đƣợc tặng giải thƣởng INOFEL tại Maroc, tặng danh hiệu “Sản phẩm mới
nhất” tại London – Vƣơng Quốc Anh tháng 12 năm 2008.
1.2.4.2. Biện pháp canh tác
Điều khiển lớp nƣớc ruộng lúa: Tháo nƣớc ruộng lúa khô 1 - 2 ngày sẽ
làm giảm số lƣợng của sâu đục thân lúa hai chấm (Litsinger, 1994) [33]. Làm
ngập nƣớc ruộng lúa để diệt nhộng trong gốc rạ.
Bón phân: Việc bón phân cần thực hiện đúng thời gian và lƣợng phân
đem bón, đặc biệt là phân đạm. Bón phân chứa silica, kali sẽ làm tăng tính
chống chịu sâu đục thân của cây lúa (Dale, 1994) [30].
Việc điều chỉnh thời gian gieo cấy đồng loạt, đúng thời vụ, khi thu
11



hoạch lúa phải cắt sát gốc rạ, cày lật gốc rạ, tiêu hủy lúa chét và thu ngắt ổ
trứng trên đồng ruộng đều đạt hiệu quả.
1.2.4.3. Sử dụng giống lúa kháng sâu hại
Ở Ấn Độ bắt đầu lai tạo giống lúa kháng sâu đục thân lúa bƣớm hai
chấm S. incertulas Walker từ năm 1964 bằng việc lai tạo giống mang gen
kháng sâu đục thân (TKM6, CB1 và CB2) với các giống mới năng suất cao
và giống địa phƣơng. Kết quả không có dòng lai nào có tính kháng cao đối
với sâu đục thân (Heinrichs, 1994) [31].
Các thí nghiệm đánh giá về tính kháng sâu đục thân lúa bƣớm 2 chấm
Scirpophaga incertulas Walker của tập đoàn giống lúa ở IRRI đƣợc bắt đầu
từ năm 1962. Chỉ có 40 dòng thuộc loài Oryza sativa và 80 dòng của các loài
lúa dại đƣợc xác định có mức kháng khá đối với sâu đục thân lúa bƣớm 2
chấm. Một số dòng thuộc loài O.sativa đánh giá ở Ấn Độ có tính kháng sâu
đục thân lúa bƣớm 2 chấm là CO7, CO15, CO18, CO21, TKM6 (Heinrichs,
1994) [31].
Việc lai tạo giống kháng sâu đục thân lúa bƣớm 2 chấm đƣợc bắt đầu
ở IRRI từ năm 1972. Giống lúa đầu tiên của IRRI có tính kháng trung bình
đối với sâu đục thân lúa bƣớm hai chấm đƣợc đƣa vào sản xuất là IR20.
Các giống lúa IR36, IR40 có tính kháng trung bình đối với sâu đục thân lúa
bƣớm 2 chấm đƣợc đƣa vào sản xuất năm 1976. Tiếp theo là các giống IR50,
IR54 cũng đƣợc đƣa vào sản xuất có tính kháng trung bình đối với sâu đục
thân lúa bƣớm 2 chấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính kháng sâu đục thân
lúa bƣớm hai chấm của các giống lúa chỉ đạt mức trung bình (Heinrichs,
1994) [31].
1.2.4.4. Biện pháp sinh học
Việc nhập nội một số ký sinh để trừ sâu hại lúa đƣợc tiến hành ở Ấn
Độ, Hawaii, Malaysia, Philippine, Nhật Bản. Ong đen mắt đỏ Trichogramma
12



japonicum đƣợc nhập nội về Philippine để trừ sâu đục thân lúa hai chấm S.
incertulas và về Ấn Độ để trừ sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilo auricilius.
Ở Đảo Andama (Ấn Độ) đã nghiên cứu dùng ong mắt đỏ Trichogramma sp.
để trừ sâu đục thân lúa hai chấm S. incertulas Walker cho kết quả tốt. Thiệt
hại do sâu đục thân lúa hai chấm giảm còn 1,6% ở nơi dùng ong mắt đỏ,
trong khi đó ở đối chứng tỷlệ này đạt cao hơn và là 10,3%.
Biện pháp sử dụng ong mắt đỏ trừ sâu hại lúa cũng đƣợc nghiên cứu
nhiều ở Trung Quốc và Ấn Độ để trừ sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân. Tại
Karnataka (Ấn Độ) đã nghiên cứu thả ong mắt đỏ màu đen Trichogramma
japonicum định kỳ một tuần một lần để trừ sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân
lúa hai chấm.
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu sử dụng vi khuẩn Bacillus
thusingiensis (Bt) để trừ sâu đục thân lúa. Virus NPV cũng đã đƣợc nghiên
cứu sử dụng để trừ sâu đục thân bƣớm cú mèo Sesamia inferens (Chiu, 1980)
[29].
1.2.4.5. Biện pháp hóa học
Biện pháp hóa học rất quan trọng trong các biện pháp phòng chống sâu
hại lúa nói chung và sâu đục thân lúa nói riêng. Tuy vậy, ngày nay việc sử
dụng thuốc hóa học trừ sâu hại lúa cần phải đƣợc cân nhắc thận trọng. Việc
sử dụng thuốc hóa học phải dựa trên cơ sở dự báo quần thể sâu hại lúa, thiên
địch của chúng, giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa (Heinrichs et al, 1981)
[32].
Heinrichs và CTV (1981) [32] khuyến cáo cần dựa vào kết quả theo
dõi bẫy đèn mà xác định thời điểm tốt nhất để phun thuốc trừ một số sâu hại
lúa, trong đó có sâu đục thân lúa hai chấm S. incertulas Walker, đã khuyến
cáo thời điểm phun thuốc đúng để trừ sâu đục thân lúa 2 chấm là 1- 2 ngày
trƣớc đỉnh cao sâu non nở rộ.
13



Sử dụng các hoạt chất Carbofuran, Isazofos, Diazinon,... lƣợng 1,00
kg/ha, có thể phun Monocrotophos, Chlopyriphos và Quinalphos.
Chọn đúng dạng thuốc để trừ sâu đục thân không chỉ cho hiệu lực cao
mà còn hạn chế những ảnh hƣởng xấu tới thiên địch. Phun thuốc nƣớc để trừ
sâu đục thân thƣờng cho hiệu quả cao hơn phun thuốc bột. Dùng thuốc viên
rắc để trừ sâu đục thân lúa tốt hơn so với phun thuốc nƣớc và thuốc bột
(Chiu, 1980) [29].
Phải kết hợp sử dụng thuốc hóa học trừ sâu với các biện pháp khác
cũng đƣợc khuyến cáo trong phòng trừ sâu hại lúa. Thí dụ, kết hợp dùng chế
phẩm sinh học Bt với lƣợng nhỏ thuốc hóa học cho hiệu quả cao trong phòng
trừ sâu hại lúa thuộc bộ cánh vảy ở Quảng Đông, Trung Quốc (Chiu, 1980)
[29].
1.3. Nghiên cứu ở trong nƣớc
1.3.1. Thành phần loài và biến động thành phần loài sâu đục thân lúa
Từ sau hòa bình lập lại (1954) công tác nghiên cứu về sâu đục thân lúa
đã đƣợc đẩy mạnh với việc thành lập thêm hai Trạm dự tính dự báo ở
Bích Sơn (Việt Yên - Hà Bắc) và Cổ Lễ (Nam Trực - Nam Định). Những kết
quả nghiên cứu thời gian này đã đƣợc Nguyễn Văn Cảm (1977) tổng kết đã
xác định đƣợc 4 loài sâu đục thân ở các tỉnh phía Bắc thƣờng phát sinh và
gây hại là: Sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga incertulas Walker, sâu
đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo suppressalis Walker, sâu đục thân 5 vạch đầu
đen Chilo auricillus Dudgeon, sâu đục thân cú mèo Sesamia inferens Walker.
Theo kết quả điều tra tại miền Nam Việt Nam của Viện Bảo vệ thực
vật trong những năm 1977 - 1979 đã ghi nhận có 6 loài sâu đục thân lúa ở
miền Nam [27]. Trong đó, loài gây hại chủ yếu là sâu đục thân mình vàng
Scirpophaga incertulas Walker có tỷ lệ cá thể chiếm 40 - 80% tổng số các cá
thể sâu đục thân. Sâu năm vạch đầu đen Chilo polychrysa Meyrisk có tỷ lệ
14



cá thể chiếm 13 - 50%, sau đó là các loài khác (Nguyễn Văn Cảm, 1983) [3].
Sâu đục thân 5 vạch chiếm ƣu thế về vị trí số lƣợng (có tỷ lệ cá thể
chiếm 70 – 90%) vào những năm 1954 – 1958 và giảm dần (với 45,1% số
lƣợng cá thể vào năm 1960 và 31,3% vào năm 1970). Trong khi đó, vị trí số
lƣợng của sâu đục thân hai chấm tăng dần từ 0,5 - 20% (1954 – 1958) lên
42,8% (1960) và 63,6% (1970) (Viện Bảo vệ thực vật, 2008) [28].
Những kết quả nghiên cứu bổ sung về sâu đục thân của Bộ môn Côn
trùng (Viện Bảo vệ thực vật, 2008) [28] từ những năm 1980 đến nay cho
thấy tỷ lệ số lƣợng cá thể sâu đục thân lúa bƣớm hai chấm đã chiếm ƣu
thế tuyệt đối từ 63,6% (1970) tăng lên 98,5% (1985), 98,8% (1989) và
98,9% (1992).
Theo Nguyễn Công Thuật (1995) [18] sâu đục thân 2 chấm là một trong
những loài gây hại chủ yếu trên lúa, còn sâu đục thân cú mèo và sâu đục thân 5
vạch chỉ là loài sâu hại thứ yếu.
1.3.2. Phân bố của sâu đục thân lúa hai chấm
Sâu đục thân lúa hai chấm S. incertulas Walker đã đƣợc ghi nhận có mặt
ở 44 tỉnh trong cả nƣớc, từ miền núi đến đồng bằng đến các tỉnh ven biển (Phạm
Văn Lầm, 2000) [12].
1.3.3. Mức độ gây hại của sâu đục thân lúa
Sâu đục thân lúa đƣợc phân bố khắp các vùng trồng lúa, tác hại của
chúng những năm 60 – 70 của thế kỷ trƣớc không dữ dội, nhƣng tùy từng
nơi, từng vụ, từng trà lúa mà sâu đục thân có thể gây thiệt hại đáng kể. Theo
dõi thiệt hại do sâu đục thân gây ra từ 1963 - 1970 tại Vĩnh Phú (cũ), tỷ lệ
bông bạc trên lúa xuân từ 1,8 - 2,93%, trên lúa mùa 8,4%; tại Cổ Lễ (Nam
Hà) từ 1960 - 1974 tỷ lệ bông bạc trung bình 3% trên lúa chiêm và 2,5% trên
lúa mùa; tại vùng đồng bằng Bắc Bộ và khu 4 cũ hàng năm sâu đục thân gây hại
từ 3 - 15% bông bạc, sản lƣợng mất đi từ 35 - 175 kg/ha (Phạm Bình Quyền
15



1976) [15].
Khả năng gây dảnh héo và bông bạc của sâu non từ 1 ổ trứng: 12 dảnh
hại hoặc 4,2 dảnh héo khi lúa đẻ nhánh: 9,2 bông bị hại hay 3,1 bông bạc/m2
khi mật độ ổ trứng thấp hơn 5 ổ/m2. Cây lúa có khả năng phục hồi khi bị hại
15,9 – 17,6% trong giai đoạn đẻ nhánh.
Trong các vụ lúa (chiêm xuân, hè thu, mùa) sâu đục thân lúa 2 chấm S.
incertulas Walker phá hại nặng trên lúa hè thu, lúa mùa hơn lúa chiêm xuân.
Trong mỗi vụ tỷ lệ hại giữa thời vụ sớm, đại trà và muộn có sự khác nhau.
Vụ mùa năm 1988 sâu đục thân lúa phát sinh mạnh ở một số tỉnh đồng
bằng sông Hồng. Tại tỉnh Thái Bình có 34.889 ha lúa bị bông bạc với tỷ lệ
22,7% và 5.332 ha bị bông bạc với tỷ lệ 39,3% (Chi cục BVTV Thái Bình,
1989) [6]. Tại Hải Phòng, sâu đục thân lúa đã gây tỷ lệ bông bạc trung bình
toàn tỉnh là 13,6%; nơi cao là 28,4%; cá biệt tỷ lệ này đạt tới 48,2 - 56,8%.
Vụ mùa năm 2002, tại Hải Phòng bị sâu đục thân lúa hai chấm gây hại trên
diện tích 29.000 ha. Toàn bộ diện tích đƣợc phun thuốc, trong đó có 16.400
ha đã phải phun thuốc 2 lần. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 479,8 ha bị bông bạc
với tỷ lệ 10 - 50% (Chi cục BVTV Hải Phòng, 1989, 2003) [4], [5].
Theo Nguyễn Đức Khiêm [11], kể từ năm 1961 trở về trƣớc, tác hại của
sâu đục thân lúa nói chung và sâu đục thân hai chấm nói riêng có thể gây thiệt
hại biến động từ 3 – 20%, có nơi, có vụ thiệt hại còn cao hơn. Vụ mùa 1988,
tỷ lệ hại trên lúa nếp và mộc tuyền ở Hải Phòng, Hải Hƣng là 40 – 60%. Năm
1999 diện tích bị nhiễm sâu đục thân trong vụ mùa là trên là 12.000 ha.
Năm 2000 phân bố sâu đục thân rộng hơn các năm trƣớc. Tại các tỉnh
Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, Hải Phòng trên trà
lúa trỗ sau 20/9 tỷ lệ bông bạc phổ biến từ 6,1%, cao 30% và cá biệt có nơi
không phòng trừ tới 80%. Tổng diện tích nhiễm 73.435 ha, nhiễm nặng
12.727 ha (Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc 2000).
16



1.3.4. Đặc điểm sinh vật học sinh thái của sâu đục thân lúa hai chấm
1.3.4.1. Đặc điểm hình thái
Trƣởng thành: Ngài đực thân dài 8 - 9 mm, sải cánh rộng 18 – 22 mm.
Đầu, ngực và cánh trƣớc màu vàng nhạt, mắt kép to đen. Cánh trƣớc hình tam
giác, giữa cánh có một chấm đen rõ. Từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt
xiên màu nâu đen, mép cánh ngoài có 9 chấm đen nhỏ. Trƣởng thành cái thân
dài 10 – 13 mm, sải cánh rộng 23 – 28 mm. Toàn thân màu trắng vàng hoặc
vàng nhạt, phía cuối bụng có chùm lông màu vàng, giữa cánh trƣớc có một
chấm đen rất rõ.
Sâu non đẫy súc dài 21mm, đầu màu nâu vàng, cơ thể màu trắng sữa.
Chân bụng ít phát triển. Móc bàn chân bụng 28 cái, xếp thành hình elíp.
Nhộng dài 10 – 15,5 mm, mầm chân sau dài tới hết đốt bụng thứ 5 ở
nhộng cái, tới đốt bụng thứ 8 ở nhộng đực.
Trứng hình bầu dục dài 0,8 – 0,9 mm, đẻ thành từng ổ. Ổ trứng có hình
bầu dục, ở giữa ổ hơi nhô lên, trên mạt ổ trứng có phủ lông màu vàng nhạt.
1.3.4.2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời
Những nghiên cứu chi tiết về thời gian phát dục từng pha của sâu đục
thân 2 chấm S. incertulas Walker ở nƣớc ta không nhiều. Một số nghiên cứu
đƣợc tiến hành năm 1955 - 1956 ở Viện Khảo cứu Nông Lâm và vào thập
niên 70 thế kỷ XX ở khoa Sinh Đại học Tổng hợp Hà Nội. Các thí nghiệm
nuôi sinh học sâu đục thân lúa 2 chấm đƣợc thực hiện trong nhiều điều kiện
nhiệt độ khác nhau, biến động từ 15,8oC đến 28oC và ẩm độ là 75 - 80%. Vì
vậy kết quả thu đƣợc rất biến động.
Pha trứng: Thời gian phát dục của pha trứng tùy theo điều kiện nhiệt
độ khi thí nghiệm biến động từ 6,2 – 20,4 ngày (Phạm Bình Quyền, 1976)
[15].
17



×