Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo viên Tiếng Anh sẽ thiếu hụt nghiêm trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.6 KB, 3 trang )

Lo ngại giáo viên tiếng Anh
Thời gian tới học sinh lớp 3 sẽ học 4 tiết
tiếng Anh/tuần nên cần khoảng 24.000
giáo viên tiếng Anh có năng lực “chuẩn”.
Tuy nhiên, tại Hội thảo bàn về “Chuẩn
năng lực giáo viên tiếng Anh” do Viện
Khoa học giáo dục VN tổ chức, nhiều
chuyên gia lo ngại khi phần lớn giáo viên
tiếng Anh ở VN được đào tạo theo hệ tại
chức…
40% giáo viên “muốn” đổi nghề
Thế nào là một giáo viên tiếng Anh có chuẩn năng lực? Theo PGS.TS Vũ Trọng
Rỹ, Viện Khoa học giáo dục VN, trước hết đó phải là một nhà giáo và bằng chính
nhân cách của mình để tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của học
sinh. Giáo viên đó cũng là người chủ đạo trong việc tổ chức đổi mới phương pháp
dạy học. Giáo viên giỏi là người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh trên con
đường học tập tự lực.
PGS Vũ Trọng Rỹ cho biết, ông rất ấn tượng với kết quả khảo sát mới đây của
PGS.TS Trần Kiều - nguyên Viện trưởng Viện Giáo dục Việt Nam về một số thực
trạng giáo viên phổ thông. Theo đó, khi được hỏi rằng, nếu được chọn nghề lại từ
đầu thì hơn 40% giáo viên cho biết không chọn nghề dạy học. Một số nơi (kể cả
thành phố) vẫn rất thiếu giáo viên, thậm chí tình trạng giáo viên dạy các môn học
không được đào tạo vẫn xảy ra. “Và, chuẩn năng lực giáo viên tiếng Anh phải khắc
phục được bất cập trên” - ông Rỹ nói.
Còn với TS Lê Văn Canh, giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội thì,
giáo viên ngoại ngữ cần có kiến thức chuẩn về kiến thức sư phạm như biết rõ quy
trình lên lớp, có kiến thức và kỹ năng soạn giáo án sát với khả năng của học sinh;
chuẩn về kỹ năng như sử dụng các thiết bị giảng dạy, kỹ năng tìm hiểu phân tích
nhu cầu học tập của học sinh, kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp trong giảng dạy, kỹ
năng tự học… Ngoài ra, giáo viên tiếng Anh cũng phải có chuẩn thái độ (tích cực
với nghề dạy học, với học sinh, môn học và không ngừng tự đổi mới phương pháp


giảng dạy).
Phải đạt 7 tiêu chí


Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế hiện nay đang được sử dụng nhiều nhất trên thế
giới trong các hoạt động thương mại, trao đổi văn hóa, du lịch… Vì vậy việc xây
dựng chuẩn năng lực cho GV tiếng Anh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng
dạy môn học này trong các nhà trường, giúp học sinh Việt Nam có thể tự tin khi
giao tiếp trong môi trường quốc tế.
PGS.TS Trần Văn Phước, Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế) cho rằng, chuẩn
đầu ra của giáo viên ngành cử nhân sư phạm tiếng Anh cần có 7 tiêu chí: ý thức
chính trị và đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất cá nhân, kỹ năng lớp học, năng lực
phương pháp, khả năng ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ ứng dụng, năng lực đánh giá,
năng lực suy nghiệm và phát triển chuyên môn, quan hệ với nhà trường và cộng
đồng.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng ban đề án ngoại ngữ
quốc gia cho biết đây cũng là cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo giáo viên
mới. Chương trình sẽ đào tạo nâng chuẩn giáo viên giúp người dân tin tưởng con
em họ sẽ được giáo dục tốt đồng thời là cơ sở để kiểm định chương trình tiếng Anh
trên cả nước. Đặc biệt khi đưa ra chuẩn cho giáo viên, ngoài các tiêu chí về chuyên
môn cũng cần quan tâm đến các yếu tố của văn hóa Việt Nam. Đây là điều hết sức
quan trọng giúp các giáo viên Việt Nam có
Bà Diana, giảng viên tiếng Anh cao
thể dễ dàng trong việc tiếp cận chuẩn.
cấp đến từ Mỹ lưu ý, Việt Nam không
Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng các chuẩn được nóng vội, phải cung cấp đủ
giáo viên tiếng Anh đưa ra hiện vừa thừa lại sách vở và tài liệu học tập cho giáo
vừa thiếu, mang tính chất chung chung, khá viên, học sinh đồng thời thực sự
trừu tượng và chưa sát với thực tế của Việt quan tâm đến công tác bồi dưỡng
Nam. Trong khi đa số giáo viên tiếng Anh

năng lực cho giáo viên tiếng Anh.
hiện đang giảng dạy ở các trường phổ thông Bởi Thái Lan đã thất bại khi áp dụng
của Việt Nam chủ yếu là từ nguồn đào tạo tại chương trình chuẩn này đại trà.
chức. Hơn nữa, điều kiện khó khăn của các
trường phổ thông ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn đã dẫn đến một
thực tế đáng buồn là càng lâu năm trong nghề thì trình độ tiếng Anh càng yếu,
phương pháp giảng dạy càng cứng nhắc và lạc hậu.
Đại diện cho Bộ GD- ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, tiếng Anh ngày
càng có vai trò quan trọng. Vì thế, các tiêu chí về chuẩn năng lực giáo viên tiếng
Anh sẽ giúp cho giáo viên tự đối chiếu chuẩn để làm tốt công tác giảng dạy của
mình, giúp cho các trường sư phạm làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên và giúp cho các nhà quản lý đánh giá được giáo viên và có những
chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tăng lương… để tạo điều kiện cho giáo viên làm
việc. Ông cũng lưu ý, nếu được thông qua, chuẩn này sẽ là bước đệm để Bộ xúc


tiến việc xây dựng một chương trình học tiếng ngoại ngữ chuẩn từ lớp 3 trong khối
trường tiểu học áp dụng trong thời gian tới.



×