Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Các bài viết về Mùa xuân nho nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.85 KB, 14 trang )

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Mở bài
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Tố Hữu – nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải – đã viết trong bài “Một khúc ca xuân”
những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Đó là “lặng lẽ dâng cho đời”. Còn Thanh
Hải khi viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy
ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại
của đất nước Việt Nam.
Sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai thời kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên quê hương ruột thịt của mình. Ở địa diểm
nào, hoàn cảnh nào ông cũng thể hiện được lẽ sống của mình. Đó là sự giản dị, chân thành, yêu
người và khát vọng dâng hiến sức mạnh cho đời như chính cuộc sống và tâm hồn ông. Chúng ta
có thể coi bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời
trước lúc về cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy nó bâng khuâng, tha thiết và sâu lắng hơn tất cả để cuối
cùng thể hiện một Thanh Hải yêu người, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và còn là một
Thanh Hải sống cho thơ và sống cho đời.
Thân bài
Giới thiệu chung
Trước lúc vĩnh viễn ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha và thanh
thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp tắt. Khi cuộc đời mình đã bước
vào cuối đông, nhà thơ vẫn nghĩ đến một mùa xuân bất diệt, muôn thuở và nguyện dâng hiến
cho đời.
Phân tích
Hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả mở đầu cho bài thơ:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.


Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.
Một nét đặc trưng nơi xứ Huế là hình ảnh màu tím. Một màu tím thật gợn nhẹ như màu tím hoa
sim mọc giữa con sông xanh biếc hay như những tà áo dài với màu tím thật nhẹ nhàng của
những cô gái Huế. Cảm xúc về mùa xuân mở ra thật ngỡ ngàng, bất ngờ, không gian như tươi
tắn hơn, trẻ trung hơn, thánh thoát hơn:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.


Trong không gian vang vang vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế hơn nhờ dùng đúng
chỗ những ngôn từ đặc trưng xứ Huế. Một từ “Ơi” đặt ở đầu câu, một từ “chi” đứng sau động từ
“hát” đã đưa cách nói ngọt ngào, thân thương của Huế vào nhạc điệu của thơ. Từ “giọt” được
hiểu theo rất nhiều nghĩa: có thể là “giọt nắng bên thềm”, giọt mưa xuân, giọt sương sớm hay cả
tiếng hót của những chú chim chiền chiện. Nhưng đối với khung sắc trời xuân thì giọt xuân càng
làm tăng thêm vẻ đẹp và sự quyến rũ của nó. Một từ “hứng” cũng đủ diễn tả sự trân trọng của
nhà thơ đối với vẻ đẹp của trời, của sông, của chim muông hoa lá; đồng thời cũng thể hiện cảm
xúc trọn vẹn của Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống,
nhân dân và đất nước. Với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”, biểu tượng của hai
nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất nước với những câu
thơ giàu hình ảnh và mang tính gợi cảm:
“Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trãi dài nương mạ.

Tất cả như hối hả,
Tất cả như xôn xao…”
Hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng và người ra
đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của tổ quốc thân yêu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc một khổ thơ bằng
dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn thể hiện rằng: đất nước sẽ còn đi lên, sẽ
phát triển, sẽ đến với một tầm cao mới mà không có sự dừng chân ngơi nghỉ.
Sức sống của “mùa xuân đất nước” còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả, những âm thanh
xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả và gian lao để vươn lên phía trước
và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh
so sánh rất đẹp:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất và vào gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Đó chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước, dân tộc. Những giọng
thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người.
Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy
ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất
nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây
chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách
mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và
tha thiết:
“Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”
Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín đáo và lặng lẽ thì
đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và
cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để

hoà nhập vào “mùa xuân lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc
đời. Hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi


người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết –
xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng là “một nốt trầm xao xuyến”.
Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi
lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và
khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ
nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ cho nhau:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng hết tâm trí
để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước mến yêu của chính mình. Già - cống hiến tuổi
già, trẻ - cống hiến sức trẻ để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. “Dù
là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng
lẽ dâng hiến cho đời và bài thơ này là một trong những bài thơ cuối cùng. “Một mùa xuân nho
nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn
bị ra đi mãi mãi.
Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh mang tha thiết, là lời
ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất
nước, một câu chân tình thắm thiết:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế”

Đánh giá chung
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực sự, luôn chứa chan tình
cảm, ước nguyện sâu lắng nhất… và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời
của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh
Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau,
hiểu nhau và giải bày cho nhau.
Kết bài
Tóm lại bài thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng tha thiết, giàu
hình ảnh, nhạc điệu, cất trúc thơ chặt chẽ, giọng điệu đã thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của
tác giả. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn và quan trọng “nhân
sinh”, vấn đề ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân được Thanh Hải thể hiện một cách chân thành,
thiết tha, bằng giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm của mình với cuộc đời. Nhà thơ
ước nguyện làm một “mùa xuân” nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình
nhưng rất khiêm nhường; là “một mùa xuân nho nhỏ” góp vào “mùa xuân lớn” của đất nước của
cuộc đời chung và bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về “mùa xuân nho nhỏ” nhưng
nói được tình cảm lớn, những xúc động của chính tác giả và của cả chúng ta./.
PHÂN TÍCH BÀI THƠ "MÙA XUÂN NHO NHỎ" CỦA THANH HẢI
Mùa xuân là đề tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về muà xuân của các nhà thơ theo
thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền Sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân
mang một tính chất triết lý sâu sắc:


"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai"
(Mãn Giác Thiền Sư)
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu"
(Chế Lan Viên)
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu, tươi thắm; gợi lên

trong lòng người đọc nhiều tình cảm rạo rực, tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của Thanh Hải
là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đa được thể hiện rõ nét
trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi
qua đời.
Người xưa có câu :"Thi trung hữu họa". Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc
sống. Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã phác họã nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp.
"Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
"Dòng sông xanh" gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh
co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ. Trên
gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh một bông hoa tím biếc. Không
có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, muà xuân của
Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây làmột hình
ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc
trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhắc hình ảnh những nư' sinh xứ Huế
trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng, thướt tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa
động từ mọc lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa
xuân thiên nhiên. Trong bức tranh xuân của Thanh Hải không chỉ có hình ảnh, mà còn có âm
thanh xao xuyến, ngân nga của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động
cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán "ơi",
"hót chi" đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà
thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị
trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kỳ của mùa xuân,
một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn
muà xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn?
Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của muà xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:
" Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng"

"Giọt long lanh" là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm? Theo mạch cảm xúc của
nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà
thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một cách sáng tạo rất
mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồnï nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ:
dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim chiền chiện ngân vang khắp đất trời; nhà thơ đã
phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế .
Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước,


mùa xuân của cách mạng:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"
Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ
tổ quốc va sản xuấtø làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai người chiến sĩ :
"người cầm súng" và người nông dân: "người ra đồng". Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng
tạo hình ảnh "lộc". "Lộc" là chồi non, cành biếc; "lộc" còn tượng trưng cho sự may mắn, niềm an
lành trong năm mới. Đối với người chiến sĩ, "lộc" là cành lá ngụy trang che mắt quân thù. Đối với
người nông dân, "lộc" là những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa
bội thu. Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ tổ quốc sẽ đem về "lộc" là sự an lành và niềm vui, niềm
tự hào chiến thắng cho dân tộc. Người nông dân gieo trồng lúa trên ruộng đồng, sẽ đem về lộc là
những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt cho đồng bào cả nước. Cả dân tộc bước
vào xuân mới với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:
"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..."
Bằng cách sử dụng những từ láy "hối hả", "xôn xao" cùng với điệp từ, nhà thơ đã đem đến cho
câu thơ một nét rộn ràng, nhộn nhịp. "Hối hả" nghĩa là vội vã, khẩn trương. "Xôn xao" là có nhiều
âm thanh trộn lẫn vào nhau, làm cho náo động. Từ những âm thanh xôn xao và sự hối hả của
con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử:

"Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
Chặng đường lịch sử của đất nước qua bốn ngàn năm trường tồn đã trải qua biết bao thăng
trầm, với biết bao nhiêu là "vất vả và gian lao". So sánh đất nước với vì sao sáng, nhà thơ đã thể
hiện niềm tự hào đối với đất nước và dân tộc. Sao là nguồn sáng bất diệt, là vẻ đẹp vĩnh hằng
trong không gian và thời gian. Ngôi sao sáng đã trở thành vẻ đẹp lộng lẫy trên lá cờ Việt Nam,
trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước vẫn
không ngừng phát triển, vẫn cứ "đi lên phía trước" để sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Đoạn thơ thể hiện ý chí vươn lên không ngừng của con người và đất nước Việt Nam.
Trong khí thế tưng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ,
rạo rực trỗi dậy trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ,
mùa xuân của sự cống hiến và hòa nhập.
"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ
muốn làm một con chim hót, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn hoa xuân để dâng tiếng
hót tha thiết, đê'â tỏa hương tỏa sắc tô điểm cho mùa xuân đất nước. "Nốt trầm" là nốt nhạc tạo
nên sự lắng đọng sâu sa trong một bản nhạc . Trong cái không khí tưng bừng của ngày hội mùa
xuân, nhà thơ muốn làm một nốt nhạc trầm để góp vào khúc ca xuân của dân tộc một chút vấn
vương, xao xuyến. Từ khát vọng hoà nhập, nhà thơ thể hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của
mình trong những câu thơ kế tiếp:


"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc"
"Mùa xuân nho nhỏ" là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều có thể góp
một phần công sức của mình như một "mùa xuân nho nhỏ để tô hương, thắm sắc cho quê
hương, đất nước. "Dâng" là hành động cống hiến, cho đi mà không đòi hỏi sự đền đáp. Phép
đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp công
sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng chỉ với một thái độ hết sức khiêm tốn,
không khoa trương mà chỉ là "lặng lẽ", âm thầm nhưng lại là toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố
Hữu đã khẳng định:
"Lẽ nào vay mà không phải trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"
Điệp từ "dù là" được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của nhà
thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến xây
dựng đất nước là của mọi người, và là mãi mãi. Không ai là không có nghĩa vụ xây dựng đất
nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi hai mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc
theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và
phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục "đi lên phía trước".
Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến
dâng cuối cùng cho quê hương, đất nước:
"Mùa xuân-ta xin hát
Khúc Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế"
Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu dân ca
quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ, trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị
tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, và bản sắc của quê hương mình
cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội.
Đoạn thơ cho thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương xứ Huế thơ mộng cuả mình, có lẽ cũng từ
đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời
cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu mến quê hương, xóm làng thì mới có thể mở

rộng lòng mình ra để yêu mến đất nước, dân tộc.
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ thơ, mỗi
khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa , điệp ngữ và
những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ. Qua đó,
ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ Thanh Hải.
Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng
và khát vọng cống hiến cho đất nước đã được Thanh Hải gợi lên qua bài thơ "Muà xuân nho
nhỏ". Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, nhưng bài thơ vẫn để lại
trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ. Và, bài thơ vẫn sẽ tiếp tục
trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách
sống đẹp: góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta
mãi mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn, nhưng
những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trị vĩnh hằng.
Phân tích Mùa xuân nho nhỏ


Nếu biết được rằng Mùa xuân nho nhỏ ra đời lúc nhà thơ Thanh Hải đang giành giật với tử thần
từng phút sống :
….Em nâng cho anh nằm
Giữa những cơn khóc thầm
Em quạt cho anh ngủ)(1),
ta sẽ càng xúc động, cảm phục trước tình yêu cuộc sống, khát vọng hoà nhập và dâng hiến hồn
nhiên, trong sáng đến lạ lùng của tác giả.
Được viết vào thàng 11- 1980, một tháng trước lúc nhà thơ trút hơi thở cuối cùng, bài thơ được
nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc và từ đó đã đồng hành cùng bao nhiêu mùa xuân.
Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên mùa xuân mang sắc màu và âm thanh quen thộc của
đồng quê. Bình dị, tươi trong, chứa đựng sự sống và niềm vui. Cảnh và tình hoà quyện. Đó là
màu tím biếc của bông hoa dân dã soi bóng, hài hoà trên mặt nước song xanh thấm đẫm bóng
trời xanh, là tiếng hót cao vang của con chim chiền chiện vút lên từ bãi sông, ruộng lúa làm sao
động khoảng trời. Còn thi nhân yêu đời thì lắng nghe, phát hiện và thụ cảm cùng với bao trìu

mến, nâng niu :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa biêng biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Trong khát vọng nắm bắt trọn vẹn hương vị cuộc đời của một người ý thức được kiếp người hữu
hạn, cảm nhận thính giác đã chuyển hoá thành thị giác, cái vô hình trở thành cái hữu hình:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng
giọt mang màu sắc long lanh. Câu thơ gợi nhớ đến lời thơ Tồ Hữu :
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.
Cùng một niềm tha thiết yêu đời, chỉ khác nhau cảnh ngộ.Sáu dòng thơ đầu không có một chữ
xuân nào mà ta vẫn thấy chàn ngập không khí mùa xuân qua những hình ảnh và âm thanh đặc
trưng, tiêu biểu. Giữa các dòng thơ hầu như không có hiệp vần ( trừ hai tiếng rơi và trời) mà
nhạc tình vẫn trần đầy do hiệu quả hài thanh trong các tiếng- một trong những đặc điểm của thơ
ca đưng đại.
Để ý thêm, ta sẽ thấy sự đăng đối ngầm giữa từng đôi câu thơ một trong sáu dòng thơ: hài hoà
giữa diện và điểm, phông nền và nét nhấn của từng bức tranh xuân. Tất cả tạo cho bài thơ lực
hấp dẫn ngay từ những khúc dạo đầu.Cảm hứng trữ tình công dân thấm sâu trong tâm hồn lớp
nhà thơ xuất hiện sau cách mạng tháng tám, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến đã dẫn dắt
thi tứ mở hướng về phía mùa xuân cho đất nước. Hình ảnh đất nước vào xuân với nhịp điệu rộn
ràng, xôn xao, hối hả không tìm ở đâu xa mà tìm ngay trong hình ảnh người lính hành quân bảo
vệ bờ cõi và người nông dân lao động trên đồng, tiêu biểu cho một dân tộc ngàn năm tay cày,
tay súng. Sự đối xứng của hai hính ảnh đi liền với hai chữ mùa xuân trùng điệp tự nó tạo nên giai
điệu rộn ràng, một không khí khẩn trương sôi nổi, chẳng cần tác giả phải chua thêm:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.



Nhạc sĩ Trần Hoàn rất tinh khi cắt bỏ hai dòng thơ này không đưa vào bản nhạc.
Đất nước như vì sao
Cứ vượt lên phía trước
là một so sánh độc đáo, mới lạ, nảy sinh trong hoàn cảnh cụ thể nhưng mang giá trị khái quát
cao.
Toả sáng vĩnh hằng, đất nước trong quá khứ và hiện tại cứ bền bỉ và vượt lên qua bao giânnn
vất vả, bất chấp mọi kẻ thù, như một thiên thể giữa bầu trời nhân loại. Đặt vào bối cảnh đất nước
những năm 1975 – 1980 với những ngặt nghèo của hai cuộc kháng chiến chống đói nghèo lạc
hậu và bảo vệ chủ quyền dân tộc, hình ảnh so sánh trên thật có ý nghĩa. Có nét gần gũi với
Nguyễn Đình Thi trong cảm hứng về đất nước:
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
nhưng một bên thì da diết xót xa, một bên lại vững vàng rắn rỏi. Rung cảm thiết tha trước mùa
xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện chân thành:
Ta là con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoa cà
Một nốt trầm xao xuyến
Cái tôi đã chuyển hoá thành cái ta, điệp lại nhiều lần như liệt kê, nhấn mạnh thể hiện sự hoà điệu
với mọi người trong ước vọng chung là góp sức xuân của từng cá nhân cho mùa xuân đất nước.
Nhà thơ muốn hoá thân vào tiếng chim hót báo hiệu và thức tỉnh, một cành hoa tô điểm cho núi
sông, một nốt trầm xao xuyến trong khúc ca phấn chấn tự hào động viên khích lệ.
Bài thơ có sự ứng chiếu trong kết cấu: Bông hoa tím soi bóng dòng sông, con chim chiền chiện
với tiếng hót long lanh ở đầu bài thơ, những hình ảnh dung dị của mùa xuân, đến đây được láy
lại trở thành ẩn dụ cho mùa xuân nho nhỏ. Ta bống thấm thía nhan đề của bài thơ. Vì mỗi cuộc
đời như một mùa xuân thể hiện niềm tự tin, tự hào của con người trong tư thế tự do và làm chủ.
Trước Thanh Hải đã có Mùa xuân xanh, mùa xuân chín, một nhà xuân(2)…còn mùa xuân nho
nhỏ thân thương đến lúc này ta mới gặp lần đầu.Từ cảm hứng trữ tình công dân dạt dào sôi nổi,
nhà thơ trở về với chức phận nghệ sĩ của mình qua đoạn thơ kết:

Mùa xuân – ta xin hát
Câu nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
Cái chung lại trở về với cái riêng trong tiếng hát ca của người nghệ sĩ nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp
của nước non ngàn dặm nối liền một dải bằng dọng ca lặng thầm da diết của điệu hò, điệu lí đất
chôn rau.
Bài thơ khép lại bằng một triện đỏ in dấu hồn thơ của người con xứ Huế.Bài thơ lay động tâm
hồn chúng ta bởi chất nhạc xao xuyến và ước nguyện chân thành cảm động. Cái ước nguyện
lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nho nhỏ đã tìm được những tiếng lòng đồng vọng. Bài thơ
chính là một “ Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa.

"Nếu là con chim, chiếc lá,


Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Tố Hữu – nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải – đã viết trong bài
"Một khúc ca xuân” những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Đó
là "lặng lẽ dâng cho đời”. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ”
trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước
được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất
nước Việt Nam.
Sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai
thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên quê
hương ruột thịt của mình. Ở địa diểm nào, hoàn cảnh nào ông cũng thể hiện
được lẽ sống của mình. Đó là sự giản dị, chân thành, yêu người và khát vọng

dâng hiến sức mạnh cho đời như chính cuộc sống và tâm hồn ông. Chúng ta có
thể coi bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng
tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy nó bâng khuâng, tha thiết
và sâu lắng hơn tất cả để cuối cùng thể hiện một Thanh Hải yêu người, yêu cuộc
sống, yêu quê hương đất nước và còn là một Thanh Hải sống cho thơ và sống
cho đời.
Trước lúc vĩnh viễn ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu,
thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp
tắt. Khi cuộc đời mình đã bước vào cuối đông, nhà thơ vẫn nghĩ đến một mùa
xuân bất diệt, muôn thuở và nguyện dâng hiến cho đời.
Hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả mở đầu cho bài thơ:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.
Một nét đặc trưng nơi xứ Huế là hình ảnh
màu tím. Một màu tím thật gợn nhẹ như màu
tím hoa sim mọc giữa con sông xanh biếc
hay như những tà áo dài với màu tím thật nhẹ nhàng của những cô gái Huế.
Cảm xúc về mùa xuân mở ra thật ngỡ ngàng, bất ngờ, không gian như tươi tắn
hơn, trẻ trung hơn, thánh thoát hơn:
"Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.
Trong không gian vang vang vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế hơn
nhờ dùng đúng chỗ những ngôn từ đặc trưng xứ Huế. Một từ "Ơi” đặt ở đầu câu,
một từ "chi” đứng sau động từ "hát” đã đưa cách nói ngọt ngào, thân thương của



Huế vào nhạc điệu của thơ. Từ "giọt” được hiểu theo rất nhiều nghĩa: có thể là
"giọt nắng bên thềm”, giọt mưa xuân, giọt sương sớm hay cả tiếng hót của
những chú chim chiền chiện. Nhưng đối với khung sắc trời xuân thì giọt xuân
càng làm tăng thêm vẻ đẹp và sự quyến rũ của nó. Một từ "hứng” cũng đủ diễn
tả sự trân trọng của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trời, của sông, của chim muông
hoa lá; đồng thời cũng thể hiện cảm xúc trọn vẹn của Thanh Hải trước mùa xuân
của thiên nhiên đất trời.
Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân
của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Với hình ảnh "người cầm súng” và "người
ra đồng”, biểu tượng của hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động
tăng gia để xây dựng đất nước với những câu thơ giàu hình ảnh và mang tính
gợi cảm:
"Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trãi dài nương mạ.
Tất cả như hối hả,
Tất cả như xôn xao…”
Hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng
và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của tổ quốc
thân yêu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc một
khổ thơ bằng dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn thể hiện
rằng: đất nước sẽ còn đi lên, sẽ phát triển, sẽ đến với một tầm cao mới mà
không có sự dừng chân ngơi nghỉ.
Sức sống của "mùa xuân đất nước” còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả,
những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả
và gian lao để vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm

sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh so sánh rất đẹp:
"Đất nước bốn ngàn năm
Vất và vào gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Đó chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước, dân
tộc. Những giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người.
Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên
sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát
khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại
cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã
gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha
thiết:
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”


Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín
đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi
như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của
ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập vào "mùa xuân lớn”
của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng
"mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi
người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản
dị và tha thiết – xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng
là "một nốt trầm xao xuyến”.
Điều tâm niệm của tác giả: "lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của

mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết
mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc
đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả
nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ cho nhau:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố
gắng hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước mến yêu của
chính mình. Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến sức trẻ để không bao giờ
thất vọng trước chính bản thân mình.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của
cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc
là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và bài thơ này là một trong
những bài thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải
dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi
mãi.
Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh mang
tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của
tác giả với quê hương, đất nước, một câu chân tình thắm thiết
"Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Đánh giá chung
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực sự, luôn
chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất… và bài thơ này cũng chính là
những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều

sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng
chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và
giải bày cho nhau.
Tóm lại bài thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng
tha thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu, cất trúc thơ chặt chẽ, giọng điệu đã thể hiện


đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nó đề cập
đến một vấn đề lớn và quan trọng "nhân sinh”, vấn đề ý nghĩa cuộc sống của
mỗi cá nhân được Thanh Hải thể hiện một cách chân thành, thiết tha, bằng
giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm của mình với cuộc đời. Nhà thơ
ước nguyện làm một "mùa xuân” nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống
tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là "một mùa xuân nho nhỏ” góp vào
"mùa xuân lớn” của đất nước của cuộc đời chung và bài thơ cũng có ý nghĩa
hơn khi Thanh Hải nói về "mùa xuân nho nhỏ” nhưng nói được tình cảm lớn,
những xúc động của chính tác giả và của cả chúng ta.
"Một nốt trầm xao xuyến" trong "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải)
Được viết bởi: trieuan_hd | 20/02/2011

"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lên trắng điểm một vài bông hoa"
Một chút hồng của nắng, một chút trắng của mây, một dòng sông xanh, một bông hoa tím cũng
đủ làm dấy lên trong Thanh Hải nguồn cảm xúc dâng trào. Cảm hứng ấy đã dệt nên trong bài thơ
"Mùa xuân nho nhỏ" một sức xuân phơi phới, mãnh liệt và khát vọng cống hiến cuộc đời mình
cho mùa xuân của đất nước, của dân tộc mãi thêm xanh, cho dù mai này ông có ra đi mãi mãi.
"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."

Nhờ đâu mà bài thơ nói chung và hai khổ thơ trên nói riêng lại có sức truyền cảm bất diệt cùng
năm tháng?
Hòa vào mùa xuân của đất nước, của thiên nhiên, Thanh Hải cũng có mùa xuân của riêng mình.
Dù rằng đang nằm trên giường bệnh, dù cái chết cận kề, dù thể xác có bị đọa đày, ông vẫn cố
lắng nghe hơi thở đều đặn của vạn vật trong cái trở mình của đất trời, nỗi khát cuộc sống ngày
càng dâng trào:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa


Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến."
Cũng như Viễn Phương, Thanh Hải dùng điệp từ “Ta làm" như một lời thì thầm, nhỏ nhẹ nhưng
cũng thật trang trọng, kiêu hãnh bởi mùa xuân đâu chỉ là của riêng ai mà là của đất trời xanh
thẳm, của bông hoa tím biếc, của chú chim chiền chiện…
Giữa không gian bao la, hùng vĩ, con người chỉ như hạt bụi đơn côi! “Giá như” hạt bụi ấy được
hóa thân thành con chim để cất cao tiếng hót yêu đời, yêu người; "giá như" hạt bụi ấy được làm
một cành hoa tỏa hương, khoe sắc, và nếu có được nhập vào bản đại hợp xướng cũng chỉ xin
làm một nốt trầm bé nhỏ. Vâng! Chỉ bấy nhiêu cái "giá như" thôi đã là quá lớn, quá đủ với Thanh
Hải. Dẫu biết “trời xanh là mãi mãi", dẫu biết "một con chim én không làm nên nổi mùa xuân",
nhưng ông cũng vẫn ước ao, vẫn hạnh phúc đón nhận.
Ước nguyện thật chân thành nhưng cũng thật thiết tha. Lẻ loi làm sao khi chỉ là "một tiếng hót"
trong tiếng ca của muôn chim, đơn độc làm sao khi vẫn là "một cành hoa" trong sự rực rỡ, chói
lọi của muôn hoa và càng nhỏ bé, hữu hình hơn nữa trong muôn ngàn nốt cao vút, nổi trội, ta chỉ
được làm "một nốt trầm" nhỏ bé. Thái độ nhập cuộc, dấn thân vào cuộc sống đã được thể hiện
khá rõ ràng trong điệp từ “Ta nhập vào"; đại từ “ta” là số ít biểu hiện ước vọng cụ thể của một cá

nhân, chỉ xin được làm những vật nhỏ bé, tầm thường, đồng thời “ta” còn nói lên nỗi khát khao
lớn lao "nhân loại vô danh" có được là nhờ những cái riêng lẻ, giản dị kia.
Từ chủ thể trữ tình ở khổ một, "tôi" được chuyển thành "ta" như một lời vẫy gọi chân thành: "Hãy
sống bằng tất cả trái tim, hãy dâng hiến cho đời những gì mình có thể, dù là rất nhỏ bé, đơn sơ
để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”. Phải: “nếu là con chim, chiếc lá thì con chim phải hót,
chiếc lá phải xanh".Con người cũng vậy, đã sống thì phải sống cho hết mình, bởi "sống là cho
đâu chỉ nhận riêng mình".
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi”
Đó mới là lẽ sống cao đẹp, là lẽ dâng hiến trong âm thầm, trong lặng lẽ, và cũng là nhân cách
không thể thiếu được của mỗi con người.
Từ mùa xuân của đất trời bao la đến “mùa xuân nho nhỏ" của mỗi người, từ bản đại hợp xướng
của đất nước xây dựng cuộc sống mới đến nốt trầm riêng lẻ của cá nhân, "Mùa xuân" như đạt
đến đỉnh cao thành mùa xuân lý tưởng, của tiếng lòng cao cả. Nỗi khát khao dâng hiến lúc này
không còn là "ta" hay "tôi" nữa mà bỗng chuyển thành:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”

Câu thơ vừa tái hiện chủ đề của tác phẩm, vừa thiết lập được mối quan hệ riêng-chung rất hợp
lý. Thanh Hải đã biến "Mùa xuân nho nhỏ" thành mùa xuân vĩ đại của đất nước, của nhân loại,


bởi không chỉ riêng ông mà còn rất nhiều người khác đã và đang làm việc đẹp thêm cuộc sống.
Ta đã từng bắt gặp một chị lao công đêm đông quét rác, ta đã từng nghe trong sâu thẳm tiếng
anh Nhẫn gọi bò át cả tiếng gió rít, và gần đây hơn là hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí
tượng kiêm vật lý địa cầu với nhân cách sống cao đẹp, tâm hồn trong sáng đã làm việc phục vụ
cho sản xuất, cho chiến đấu. Tất cả những con người ấy đã sống và lao động tự giác và mục
đích chân chính cho đời.
Thanh Hải cũng thế, ông nguyện đem thân mình hiến dâng cho đời. Thanh Hải cũng thế, ông
nguyện đem thân mình hiến dâng cho Tổ quốc, cho Cách mạng. Từ láy "lặng lẽ" như chỉ sự âm

thầm, chèo chống trong công ước, đại từ “tôi” được giấu kín góp phần tạo nhạc điệu, âm hưởng
trong câu thơ. “Tôi” giờ đây chẳng còn là hình ảnh "tôi hứng, tôi nhận, tôi thưởng thức, tôi ôm ấp"
vẻ đẹp của đất trời mà là "tôi trân trọng, tôi nâng niu, tôi thành khẩn hiến dâng" cả cuộc đời này
cho mùa xuân của dân tộc, của đất nước vẫn mãi tươi thắm.
Sự hi sinh trong âm thầm, trong lặng lẽ sao mà to lớn thế, thiêng liêng thế. Chính những hình
ảnh thuần nhị, tự nhiên, câu thơ ngân vang như lời ca đã tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người
đọc, làm xao xuyến rung động cả tâm hồn.
Từ khát vọng "lặng lẽ dâng cho đời”, sức xuân như ánh lên, lan tỏa khắp tâm hồn của tác giả, đó
là tâm hồn của một người muốn sống hết mình, muốn sống một cuộc đờI ý nghĩa mà không ngại
ngần tuổi tác:
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Điệp từ “dù là" mang một sức khái quát lớn, biểu thị cho cái chung, cái lớn lao. Phải! Nề hà chi
tuổi hai mươi trai tráng, e dè chi bóng chiều tà quanh ta! Thanh Hải dù đang ở những năm tháng
cuối của cuộc đời, dù "thân tàn sức kiệt" nhưng trong ông sức sống vẫn tràn đầy, ông vẫn muốn
làm một dòng sông bồi đắp phù sa cho đồng bằng mà không hề mệt mỏi ngừng nghỉ; ông vẫn
muốn làm một thứ gì đó triền miên, bất tận cho đời cho người, vì đã sống thì không thể thừa thãi,
lại càng không thể dửng dưng đứng bên lề.
Đời người có là bao, vậy tại sao ta không là "hoa của đất”, là những gì thâm thúy nhất của đời
mà lại đành lòng làm ngọn cỏ dại lạnh lẽo trong đơn côi, giá buốt. Vâng! Hãy dâng hiến cho đời
những gì mình có thể dù đó chỉ là hạt nước bé nhỏ trong biển đời mênh mông sóng gió.Và "mùa
xuân của đất nước, của dân tộc sẽ bắt đầu từ những mùa xuân nho nhỏ" của mỗi chúng ta.
Bằng thể thơ ngũ ngôn dễ hiểu, dễ nhớ, kết hợp với nhiều hình ảnh gợi hình, gợi tả, nhiều điệp
từ, điệp ý, hai khổ thơ là tiếng nói tâm tình, nhỏ nhẹ mà thâm thúy của Thanh Hải. Tất cả dường
như đều có sức sống riêng, đều là những câu châm ngôn của cuộc sống. Đó cũng là tâm niệm
cuối cùng của tác giả: "Hãy làm tiếng chim hót, làm một cành hoa, một nốt trầm bé bỏng cho mùa
xuân bất tận của dân tộc, của Tổ quốc mãi xanh thêm, đẹp thêm." Phải giữa mùa thu xế tà của
đời mình ông vẫn nghĩ đến một mùa xuân bất tuyệt của Tổ quốc.




×