Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Thành phần côn trùng bắt mồi, đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ đuôi kìm (Euborellia annulipes Lucas) và thử nghiệm sử dụng chúng trong phòng trừ sinh học trên rau họ hoa thập tự ở Quỳnh Lưu Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ HẬU

THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT MỒI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI CỦA BỌ ĐUÔI KÌM (Euborellia annulipes Lucas)
VÀ THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHÚNG TRONG PHÒNG TRỪ
SINH HỌC TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ
Ở QUỲNH LƯU - NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


2

NGHỆ AN, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ HẬU

THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT MỒI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI CỦA BỌ ĐUÔI KÌM (Euborellia annulipes Lucas)
VÀ THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHÚNG TRONG PHÒNG TRỪ
SINH HỌC TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ
Ở QUỲNH LƯU - NGHỆ AN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRƯƠNG XUÂN LAM


4

NGHỆ AN, 2014


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phan Thị Hậu


vi

LỜI CẢM ƠN1
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới PGS. TS. Trương Xuân Lam, người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Nông - Lâm - Ngư và
Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và tập thể cán bộ Trạm bảo vệ thực vật Quỳnh
Lưu - Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
các nghiên cứu của đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp, người thân
trong gia đình đã động viên, tận tình giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong suốt
thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Phan Thị Hậu


vii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................................x
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................................................5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài..................................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước...................................................6
1.2.1. Nghiên cứu thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên rau Họ hoa thập tự
.................................................................................................................6
1.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ đuôi kìm.......................................7
1.2.3. Nghiên cứu lợi dụng bọ đuôi kìm bắt mồi phòng chống sâu hại...............15

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước.....................................................17
1.3.1. Nghiên cứu thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên rau Họ hoa thập tự
...............................................................................................................17
1.3.2. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ đuôi kìm.....................................21
1.3.3. Nghiên cứu lợi dụng bọ đuôi kìm bắt mồi phòng chống sâu hại...............23
CHƯƠNG II
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................27

2.1. Vật liệu nghiên cứu..........................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................28
2.2.1. Phương pháp thực nghiệm........................................................................28
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................31
2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu....................................................................32


viii
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................................................................33


3.1. Thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ hoa thập tự tại Quỳnh
Lưu - Nghệ An vụ Đông Xuân 2013 - 2014...........................................33
3.2. Đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm Euborellia annulipes Lucas
..................................................................................................................36
3.3. Đặc điểm sinh học của bọ đuôi kìm E. annulipes ...........................42
3.3.1. Tập tính sống của bọ đuôi kìm E. annulipes .............................................42
3.3.2. Thời gian phát triển, vòng đời của bọ đuôi kìm E. annulipes ..................43
3.3.3. Đặc điểm sinh sản của bọ đuôi kìm E. annulipes ....................................44

3.4. Đặc điểm sinh thái học của bọ đuôi kìm E. annulipes.....................50
3.4.1. Biến động số lượng bọ đuôi kìm E. annulipes trên rau cải bắp Đông - Xuân
2013 - 2014 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An....................................................50
3.4.2. Diễn biến mật độ bọ đuôi kìm E. annulipes và vật mồi chủ yếu trên rau
thập tự vụ Đông 2013 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An...................................51
3.4.3. Ảnh hưởng của điều kiện thức ăn đến khả năng sống sót của bọ đuôi kìm
E. annulipes............................................................................................55

3.5. Thử nghiệm khả năng phòng chống sâu hại của bọ đuôi kìm E.
annulipes..................................................................................................57
3.5.1. Khả năng ăn mồi của bọ đuôi kìm E. annulipes.........................................57
3.5.2. Khả năng khống chế sâu hại của bọ đuôi kìm E. annulipes .......................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................................60

1. Kết luận................................................................................................60
2. Đề nghị.................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................62

PHỤ LỤC



ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐK
BMAT
BVTV
CT
DN
GĐST
IPM
NST
NgN
TB
TĐBM

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bọ đuôi kìm
Bắt mồi ăn thịt
Bảo vệ thực vật

Công thức
Dài nhất
Giai đoạn sinh trưởng
Quản lý dịch hại tổng hợp
Ngày sau thả
Ngắn nhất
Trung bình
Thiên địch bắt mồi


x

DANH MỤC BẢNG
Trang
Hình 2.1. Thức ăn nuôi bọ đuôi kìm E. annulipes.......................................................................27
Bảng 3.1. Thành phần loài côn trùng bắt mồi trên rau họ hoa thập tự
vụ Đông Xuân 2013 -2014 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An..................................................................34
Bảng 3.2. Tỷ lệ các họ, các loài côn trùng bắt mồi trên rau họ hoa thập tự
vụ Đông Xuân 2013 -2014 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An..................................................................36
Hình 3.1. Trứng bọ đuôi kìm
E. annulipes được đẻ trong đất ẩm............................................................................................37
Hình 3.2. Thiếu trùng bọ đuôi kìm
E. annulipes mới nở....................................................................................................................37
Bảng 3.3. Kích thước của các giai đoạn phát triển bọ đuôi kìm
E. annulipes (Quỳnh Lưu - Nghệ An, 2014).................................................................................37
Hình 3.3. Trứng bọ đuôi kìm
E. annulipes................................................................................................................................39
Hình 3.4. Thiếu trùng tuổi 1
bọ đuôi kìm E. annulipes...........................................................................................................39
Hình 3.5. Thiếu trùng tuổi 2

bọ đuôi kìm E. annulipes...........................................................................................................39
Hình 3.6. Thiếu trùng tuổi 3
bọ đuôi kìm E. annulipes...........................................................................................................39
Hình 3.7. Thiếu trùng tuổi 4
bọ đuôi kìm E. annulipes............................................................................................................40
Hình 3.8. Thiếu trùng tuổi 5
bọ đuôi kìm E. annulipes............................................................................................................40
Hình 3.9. Trưởng thành đực
bọ đuôi kìm E. annulipes............................................................................................................40
Hình 3.10. Trưởng thành cái
bọ đuôi kìm E. annulipes............................................................................................................40
Hình 3.11. Đuôi kìm của trưởng thành E. annulipes...................................................................41
Hình 3.12. Hình dạng các tuổi thiếu trùng E. annulipes..............................................................42
Hình 3.13. Bọ đuôi kìm
sống gần nơi ẩm ướt..................................................................................................................43
Hình 3.14. Bọ đuôi kìm
trú ẩn dưới tàn dư thực vật........................................................................................................43


xi
Bảng 3.4. Thời gian phát triển của bọ đuôi kìm E. annulipes
nuôi bằng cám mèo (Quỳnh Lưu - Nghệ An, 2013-2014)...........................................................44
Hình 3.15. Bọ đuôi kìm E. annulipes đang giao phối...................................................................45
Hình 3.16. Bọ đuôi kìm mẹ
đang thu gom trứng...................................................................................................................45
Bảng 3.5. Khả năng đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của bọ đuôi kìm E. annulipes nuôi bằng cám mèo
(Quỳnh Lưu - Nghệ An, 2013-2014)...........................................................................................46
Bảng 3.6. Tỷ lệ đực cái của bọ đuôi kìm E. annulipes trong tự nhiên
(Quỳnh Lưu - Nghệ An, 2013-2014)............................................................................................47
Bảng 3.7. Tỷ lệ đực cái của bọ đuôi kìm E. annulipes nuôi bằng cám mèo

(Quỳnh Lưu - Nghệ An, 2013-2014)............................................................................................48
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến trưởng thành bọ đuôi kìm
E. annulipes (Quỳnh Lưu - Nghệ An, 2014).................................................................................49
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thức ăn nhiễm thuốc trừ sâu đến trưởng thành
bọ đuôi kìm E. annulipes (Quỳnh Lưu - Nghệ An, 2014).............................................................49
Bảng 3.10. Biến động số lượng bọ đuôi kìm E. annulipes trên rau bắp cải
vụ Đông - Xuân 2013 -2014 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An................................................................50
Hình 3.17. Biến động số lượng bọ đuôi kìm E. annulipes trên rau bắp cải
vụ Đông - Xuân 2013 -2014 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An................................................................51
Nhìn chung mật độ bọ đuôi kìm ở vụ Đông cao hơn vụ Xuân nhưng không đáng kể. Trung bình
có 0,36 ± 0,26 con/m2 ở vụ Đông và 0,32 ± 0,13 con/m2 ở vụ Xuân . Mật độ cao nhất vụ Đông
đạt 0,86 con/m2 ở giai cuốn chặt và vụ Xuân mật độ cao nhất đạt 0,52 con /m2 ở giai đoạn
cuốn bắp.....................................................................................................................................51
Bảng 3.11. Diễn biến mật độ sâu tơ và bọ đuôi kìm E. annulipes
trên rau bắp cải vụ Đông tại Quỳnh Lưu - Nghệ An...................................................................52
Hình 3.18. Diễn biến mật độ sâu tơ và bọ đuôi kìm E. annulipes
trên rau bắp cải vụ Đông tại Quỳnh Lưu - Nghệ An....................................................................53
Bảng 3.12. Diễn biến mật độ sâu tơ, rệp xám và bọ đuôi kìm E. annulipes
trên xu hào vụ Đông 2013 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An..................................................................54
Hình 3.19. Diễn biến mật độ sâu tơ, rệp xám và bọ đuôi kìm E. annulipes
trên xu hào vụ Đông 2013 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An..................................................................54
Bảng 3.13. Tỷ lệ sống sót của bọ đuôi kìm E. annulipes trong điều kiện
thiếu thức ăn (Quỳnh Lưu - Nghệ An, 2014)..............................................................................56
Bảng 3.14. Khả năng ăn mồi của trưởng thành bọ đuôi kìm E. annulipes
(Quỳnh Lưu - Nghệ An, 2014).....................................................................................................57
Bảng 3.15. Khả năng khống chế sâu tơ của trưởng thành
bọ đuôi kìm E. annulipes trong điều kiện bán tự nhiên .............................................................58


xii

Bảng 3.16. Khả năng khống chế sâu khoang của trưởng thành
bọ đuôi kìm E. annulipes trong điều kiện bán tự nhiên .............................................................59


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rau là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò rất quan
trọng trong bữa ăn hằng ngày của mỗi người dân Việt Nam cũng như trên toàn
thế giới. Ngày nay, khi điều kiện sống được nâng lên, lương thực và thức ăn giàu
đạm được đáp ứng đầy đủ thì nhu cầu về số lượng, chất lượng rau ngày càng
được tăng cao và là nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng, bởi rau xanh
cung cấp cho chúng ta những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, lipid,
axit hữu cơ, vitamin và các khoáng chất để nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ
con người. Ngoài ra rau xanh và sản phẩm dư thừa của nó còn là nguồn thức ăn
phục vụ cho ngành chăn nuôi.
Trong các loại rau thì rau họ hoa thập tự chiếm một vị trí quan trọng trong
cơ cấu cây trồng của các vùng trồng rau ở nước ta. Chúng chiếm hơn 50% tổng
sản lượng rau và hầu như xuất hiện quanh năm trên thị trường. Cùng với sự phát
triển của các loại rau là sự phát triển và gây hại của các loài sâu hại, do các vùng
trồng rau được trồng gối nhau nhau liên tục quanh năm là nguyên nhân chính làm
cho sâu hại ngày càng thêm nguy hiểm hơn. Có rất nhiều loại sâu hại trên rau họ
hoa thập tự, điển hình là một số loại sâu hại chính như sâu khoang, sâu tơ, sâu
xanh bướm trắng, rệp, bọ nhảy... Các loại sâu này đã và đang là nguyên nhân
chính làm giảm năng suất và phẩm chất rau. Để bảo vệ cây rau nông dân đã dùng
nhiều biện pháp khác nhau, trong đó chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Đặc
biệt ở những vùng chuyên canh rau, thuốc BVTV được đưa vào sử dụng rất
nhiều về chủng loại, về số lần phun trên vụ và thời gian cách ly thường không
được đảm bảo.

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ đã mang lại những hậu
quả không mong muốn. Điều này không chỉ làm suy giảm tính đa dạng của sinh
quần, gây tổn hại đến quần thể thiên địch mà còn làm phát sinh tính kháng thuốc
của dịch hại, tăng chi phí phòng trừ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con
người và môi trường. Tình trạng ngộ độc thực phẩm do thuốc BVTV trên rau


2

xanh đang nóng bỏng, được cả xã hội quan tâm. Các ngành chức năng đã và đang
vào cuộc nhưng tình trạng trên vẫn không hề thuyên giảm. Nhu cầu được sử
dụng thực phẩm an toàn, rau an toàn tăng cao nhưng những sản phẩm rau sạch
thực sự an toàn, được sự tin tưởng của người tiêu dùng vẫn chưa nhiều.
Hiện nay, ở nhiều vùng chuyên canh rau Họ hoa thập tự ở Nghệ An nói
chung, ở huyện Quỳnh Lưu nói riêng, việc lạm dụng thuốc hóa học trừ sâu bệnh
hại đang diễn ra phổ biến và tạo thành thói quen trong bảo vệ rau ở trên cánh
đồng. Trong đó, rau Họ hoa thập tự là loại cây trồng thể hiện rõ nhất, dễ nhìn
thấy và tác động trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người, vật nuôi. Do thời
gian sinh trưởng của rau Họ hoa thập tự không dài, sâu hại nhiều, liên tục nên
người dân trồng rau đã sử dụng nhiều loại thuốc hóa học có tính độc hại cao, có
loại không rõ nguồn gốc với số lần phun thuốc trong một vụ quá mức, thời gian
cách ly không đảm bảo. Hơn thế thuốc còn xâm nhập vào đất, nước, tồn dư trong
sản phẩm gây nên những ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe của con người, phá vỡ
cân bằng sinh thái và tiêu diệt nhiều loài côn trùng có ích trên đồng ruộng.
Xu hướng chính trong bảo vệ thực vật là quản lý tổng hợp dịch hại cây
trồng (IPM) mà việc sử dụng biện pháp sinh học thay thế biện pháp sử dụng
thuốc hoá học trừ sâu hại là then chốt, trong đó những hướng đang được ưu tiên,
quan tâm và ứng dụng rộng rãi là bảo vệ, duy trì và lợi dụng các loài thiên địch,
đồng thời nghiên cứu các biện pháp để nhân nuôi thả chúng ra ngoài đồng ruộng
đang được khích lệ và quan tâm. Trong các loài côn trùng bắt mồi trên rau Họ

hoa thập tự thì loài Bọ đuôi kìm bắt mồi là loài phổ biến và có ý nghĩa, vật mồi
của chúng là nhiều loài sâu hại rau phổ biến. Các loài bọ đuôi kìm bắt mồi cũng
đã được nhiều tác giả nghiên cứu và ứng dụng để phòng trừ sâu hại nhiều loại
cây trồng ở trên thế giới. Ở nước ta bọ đuôi kìm cũng đã được nghiên cứu ứng
dụng để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, sâu hại mía, thập tự, đậu đỗ bước đầu
cho kết quả khả quan.
Từ những thực tế đó, mong muốn góp phần giảm thiểu sử dụng thuốc trừ
sâu hóa học trên rau họ hoa thập tự, nhằm phát triển sản xuất rau an toàn cung
cấp sản phẩm an toàn cho huyện Quỳnh Lưu nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói


3

chung, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thành phần Côn trùng bắt mồi,
đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ đuôi kìm (Euborellia annulipes Lucas) và thử
nghiệm sử dụng chúng trong phòng trừ sinh học trên rau họ Hoa thập tự ở
Quỳnh Lưu - Nghệ An ”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi là các loài sâu
hại phổ biến trên rau Họ hoa thập tự, đặc điểm sinh học sinh thái của bọ đuôi kìm
bắt mồi (Euborellia annulipes Lucas), từ đó đề xuất biện pháp thử nghiệm và sử
dụng chúng trong phòng trừ sinh học sâu hại rau.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các loài côn trùng bắt mồi trên rau Họ hoa thập tự
- Bọ đuôi kìm Euborellia annulipes Lucas
- Vật mồi của côn trùng bắt mồi (các loài sâu hại phổ biến trên rau họ hoa thập tự)
4. Phạm vi nghiên cứu
Điều tra thành phần các loài côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng trên rau
Họ hoa thập tự tại Quỳnh Lưu - Nghệ An.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ đuôi kìm Euborellia

annulipes Lucas và khả năng sử dụng nó để phòng trừ sâu hại trên rau Họ hoa thập
tự ở Quỳnh Lưu - Nghệ An.
5. Nội dung nghiên cứu
- Thành phần côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng trên rau Họ hoa
thập tự vụ Đông - Xuân 2013-2014 tại Quỳnh Lưu - Nghệ An.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái của Bọ đuôi kìm bắt mồi Euborellia
annulipes Lucas.
- Thử nghiệm sử dụng Bọ đuôi kìm E. annulipes Lucas trong phòng trừ
sinh học sâu hại trên rau Họ hoa thập tự.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thành phần bọ đuôi kìm bắt mồi và thử nghiệm cách
sử dụng bọ đuôi kìm bắt mồi E. annulipes trong quản lý tổng hợp sâu hại rau Họ
hoa thập tự, sẽ góp phần cho việc đề xuất các biện pháp trong phòng trừ sinh học


4

sâu hại rau để tạo ra vùng sản xuất rau an toàn cho huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
Các dẫn liệu đặc điểm sinh học và sinh thái của loài bọ đuôi kìm bắt mồi E.
annulipes sẽ là góp phần trong việc nhân nuôi số lượng lớn loài bọ đuôi kìm bắt
mồi E. annulipes trong phòng thí nghiệm và thả ra đồng ruộng phòng chống sâu
hại rau ở huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
Các dẫn liệu trong luận văn sẽ là các tài liệu tham khảo cho sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng ngành nông nghiệp, sinh học và cán bộ kỹ thuật ngành
BVTV cũng như chương trình IPM trên cây rau của tỉnh Nghệ An.


5

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong hệ sinh thái đồng ruộng, giữa cây trồng, sâu hại và thiên địch luôn
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong điều kiện nguồn thức ăn dồi dào các
loài dịch hại thường phát sinh gây hại mạnh vì vậy người sản xuất có xu hướng
gia tăng sử dụng thuốc BVTV để giữ năng suất cây trồng. Thói quen canh tác ấy
đã diễn ra hàng chục năm, hậu quả là thành phần và số lượng các loài ký sinh
thiên địch giảm sút nghiêm trọng, không kiểm soát được dịch hại nữa. Dịch hại
càng phát sinh mạnh, nông dân lại càng phải sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn.
Nhiều biện pháp phòng chống sâu hại rau họ hoa thập tự không sử dụng thuốc
hóa học đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng như đa dạng hóa giống cây
trồng; sử dụng giống kháng; luân canh, xen canh với cây trồng khác để giảm
nguồn dịch bệnh, ngắt quãng thời gian tích lũy số lượng của dịch hại; sử dụng
thiên địch để kìm hãm sự gia tăng số lượng dịch hại ngay từ đầu vụ. Tuy nhiên
việc nông dân sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan trong một thời gian dài đã làm suy
giảm nguồn thiên địch, các biện pháp sinh học phòng chống sâu hại ít được nông
dân áp dụng. Đã đến lúc cần phải bảo vệ, khích lệ và nhân thả những loài thiên
địch có ý nghĩa để dần lập lại cân bằng sinh thái trên đồng ruộng.
Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững thì biện pháp phòng trừ
tổng hợp (IPM) đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ cây trồng mà trong
đó biện pháp phòng trừ sinh học có một vị trí đặc biệt (Nguyễn Văn Cảm, 1994)
[2]. Nhện lớn bắt mồi, bọ rùa, ong ký sinh, bọ cánh cộc, ruồi ăn rệp... đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu cho thấy hiệu quả phòng trừ sâu hại rau họ hoa
thập tự rõ rệt, chúng đều đã được đưa vào các tài liệu giảng dạy chuyên ngành,
đặc biệt là chương trình huấn luyện IPM cho nông dân. Sử dụng kiến vàng để
phòng chống sâu hại cây có múi cũng được ứng dụng (Van Mele và Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2005) [32]. Những kết quả nghiên cứu cơ bản về bọ đuôi kìm (bộ
Dermaptera) và sử dụng chúng để phòng trừ sâu hại bước đầu được các nhà khoa
học của Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu và thử nghiệm thành công nhân thả



6

bọ đuôi kìm để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa ở các tỉnh phía Nam (Nguyễn
Thị Thu Cúc và cộng sự, 2008) [5], (Nguyễn Xuân Niệm, 2006) [20]. Một số
Trung tâm BVTV vùng thuộc Cục BVTV đã bước đầu thử nghiệm nhân thả bọ
đuôi kìm bắt mồi để phòng trừ sâu hại đậu đỗ, cây họ cà và rau họ hoa thập tự đã
cho hiệu quả đáng khích lệ.
Nhân thả một loài thiên địch ra đồng ruộng phụ thuộc nhiều yếu tố như khả
năng khống chế sâu, khả năng nhân nuôi số lượng lớn, khả năng duy trì quần thể...
trong các yếu tố trên, hầu hết các loài thiên địch hiện nay đã được nghiên cứu đều cơ
bản đáp ứng được yêu cầu nhưng khả năng mở rộng mô hình mới là yếu tố quyết
định việc loài đó có được sử dụng rộng rãi hay không; qui trình nhân nuôi ong ký
sinh khá phức tạp, cần nhiều trang thiết bị và cơ sở vật chất nên mới chỉ dừng lại ở
mức bảo vệ và khích lệ ong ký sinh trên đồng ruộng, đặc biệt ở các nước đang phát
triển thì việc thương mại hóa sản phẩm ong ký sinh hoặc nhân nuôi tại hộ nông dân
đều chưa làm được. Ở Thái Lan, Phi-líp-pin đã sử dụng bọ đuôi kìm bắt mồi để
phòng trừ sâu hại ngô, mía thành công (FFTC, 2009) [43]. Ở Việt Nam, các nhà
khoa học ở Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm BVTV miền Trung đã thành
công với mô hình nhân nuôi bọ đuôi kìm bắt mồi tại hộ nông dân để phòng trừ bọ
cánh cứng hại dừa (Nguyễn Thị Thu Cúc và cộng sự, 2009) [6], (Trung tâm BVTV
miền Trung, 2008) [29], Trung tâm BVTV khu 4 và Trung tâm BVTV phía Bắc
cũng thành công trong việc nhân nuôi bọ đuôi kìm bắt mồi tại hộ nông dân để phòng
trừ sâu hại cải bắp, cà tím, mía (Trung tâm BVTV khu 4, 2008) [28], (Trung tâm
BVTV phía Bắc, 2008 và 2009) [30], [31]. Kết quả này mở ra một triển vọng sử
dụng bọ đuôi kìm bắt mồi để phòng trừ sâu hại ở quy mô nông hộ.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.2.1. Nghiên cứu thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên rau Họ hoa thập tự
Cho đến nay nhiều nhà khoa học trên thế giới đang quan tâm nghiên cứu về
thiên địch của sâu hại rau và thấy rằng thành phần của chúng rất phong phú bao

gồm các loài ong ký sinh, côn trùng và nhện lớn bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus...
Việc xác định thành phần thiên địch, đánh giá vai trò của các loài, tạo cơ sở cho
biện pháp thiên địch trong phòng trừ tổng hợp, đặc biệt ở nhiều nước rất coi trọng
bảo vệ và lợi dụng thiên địch bản địa.


7

Thiên địch bắt mồi bao gồm nhóm côn trùng bắt mồi và nhện, là những loài
sống tự do, hoạt động riêng biệt. Mỗi loài TĐBM có thể tấn công một hay nhiều
loài sâu hại, có thể tiêu diệt một số lượng lớn côn trùng gây hại trong suốt vòng
đời của mình, bằng cách bắt ăn thịt hoặc chích hút chất dinh dưỡng trong cơ thể
sâu hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của nó. Nhiều tài liệu công bố về côn
trùng bắt mồi ăn thịt, đó là tài liệu của Gedort, De Geer, Reaumur, E. Darwin...
Đặc biệt là những công trình của Reaumur công bố từ 1734 - 1742. Reaumur có lẽ
là người đầu tiên khuyến cáo áp dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại.
Ông đề xuất dùng trứng của một loài ruồi ăn rệp thả vào nhà kính để phòng trừ sự
phát triển của rệp muội. Những nghiên cứu của De Geer từ 1752 - 1778 cũng có
giá trị lớn trong phòng trừ sinh học. De Geer đã nói " chúng ta không khi nào có
thể phòng chống côn trùng gây hại thành công mà lại thiếu sự giúp đỡ của các loài
côn trùng khác (Roy et al., 2008), [59].
Theo Bharadwaj (1966) [36] trong số gần 900 loài côn trùng đã biết thì sâu
hại chỉ chiếm hơn 10% còn phần lớn là kẻ thù tự nhiên của sâu hại. Nghiên cứu chi
tiết về nhóm côn trùng bắt mồi ăn thịt của nhiều tác giả đã đi đến kết luận: các loài
côn trùng bắt mồi ăn thịt, ký sinh quan trọng trong đấu tranh sinh học phần lớn
thuộc các bộ Hemiptera, Coleoptera, Neuroptera, Hymenoptera, Diptera. Ngoài ra
còn hai bộ thuộc lớp nhện đó là nhện lớn và nhện nhỏ.
1.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ đuôi kìm
Thành phần loài bọ đuôi kìm khá phong phú và phân bố rộng khắp thế
giới, theo Essig (1942) [41] loài được xác định sớm nhất tại Caliphocnia (Mỹ) là

loài bọ đuôi kìm Euborellia annulipes. Chúng được tìm thấy ở miền Nam Ca-liphoóc-ni-a năm 1883, sau đó mới được tìm thấy ở Lốt An-giơ-lét năm 1892.
Theo Langston và Powell (1975) [ 52], bọ đuôi kìm E. annulipes thu được
gần Sác-ra-men-tô (Ca-li-phoóc-ni-a) năm 1885 và không tìm thấy trong một
thời gian dài, sau 47 năm chúng mới lại được ghi nhận.
Hoffman (1987) [46] đã đưa ra thành phần bọ đuôi kìm ở Mỹ gồm 6 họ.
Theo ông vị trí phân loại của bọ đuôi kìm Euborellia annulipes Lucas trong lớp
côn trùng như sau:


8

Bộ: Cánh da (Dermaptera - De Geer,1773)
Họ: Carcinophoridae
Họ phụ: Anisolabidinae
Giống: Euborellia Burr,1910
Loài: Euborellia annulipes (Lucas, 1847)
Mô tả đặc điểm hình thái, sinh vật học của các loài bọ đuôi kìm bắt mồi đã
được nhiều nhà khoa học công bố. Easki và Ishii (1952) [40], Fabian Hass (1996)
[42] mô tả các loài bọ đuôi kìm thân thuôn dài và thon, miệng nhai. Trưởng
thành có hai cặp cánh trong đó cánh trước nhỏ và bóng như da. Cặp cánh thứ hai
lớn hơn, dạng màng da, gần như hình bán nguyệt, thường xếp bên dưới các cánh
trước một cách phức tạp. Bụng chia nhiều đốt rất uyển chuyển, đốt cuối cùng là
một cặp kìm (hình 1.1). Hầu hết bọ đuôi kìm có màu nâu hoặc màu đen, đôi khi
màu nâu sáng hoặc màu vàng nâu.

Hình 1.1. Hình thái cơ bản của bọ đuôi kìm (Nguồn: Esaki và Ishii (1952))
1. Râu đầu; 2. Xúc tu hàm trên; 3. Trán; 4. Mắt kép; 5. Chỏm đầu (chẩm); 6. Khớp sọ
ngang và khớp sọ dọc; 7. Rãnh ngang; 8. Rãnh dọc; 9. Phiến thuẫn; 10. Đường khép cánh; 11.
Mép ngoài cánh trước; 12a. đốt bụng cuối (mặt lưng); 12b. đốt bụng cuối (mặt bụng); 13.
Mảnh cuối bụng (Pygidium); 14. Phiến bụng ngực trước; 15. Phiến bụng ngực giữa; 16. Phiến

bụng ngực sau; 17. Chân trước; 18. Chân giữa; 19. đốt đùi chân sau; 20. đốt ống (chầy) chân
sau; 21. đốt bàn thứ nhất; 22. đốt bàn thứ hai;23. đốt bàn thứ ba; 24. Móng.


9

Knabke và Grigarich (1971) [51] cho rằng hầu hết các loài bọ đuôi kìm có
một lớp da cứng, sáng bóng, râu mảnh, bàn chân có ba đốt. Giai đoạn thiếu trùng
không có cánh, trưởng thành có thể hoàn toàn không cánh hoặc có cánh và không
có khả năng bay. Cánh trước cứng và ngắn che khuất cánh sau, cánh sau lớn dạng
màng da gấp lại như quạt giấy, khi mở có hình bán nguyệt.
Theo Charles và Norman (2005) [38], các loài thuộc bộ cánh da là những
loài côn trùng biến thái không hoàn toàn, có thân thon mảnh, dẹp giống như bọ
cánh cứng ngắn nhưng có phần phụ ở đốt bụng cuối cùng kéo dài giống như hai
gọng kìm. Trưởng thành có thể có 1 - 2 cặp cánh hoặc cánh thoái hóa. Nếu có
cánh thì cánh trước ngắn và không chia gân, giống như cánh cứng. Cánh sau
giống như lớp màng da có gân như gân lá cây xòe tròn, gấp lại phía dưới cánh
trước và chỉ nhô ra phần đầu mút cánh khỏi cánh trước. Bàn chân có 3 đốt, miệng
kiểu miệng nhai. Thiếu trùng bọ đuôi kìm có ít đốt râu hơn trưởng thành, số đốt
râu được thêm vào sau mỗi lần lột xác. Charles và Norman (2005) [38], mô tả sơ
lược đặc điểm của 6 họ trong đó giống Euborellia có 6 loài, cơ thể dài 9 - 18mm
có 14 - 20 đốt râu. Loài phổ biến nhất là loài E. annulipes, có cánh ngắn.
Bharadwaj (1966) [36], Charles và Norman (2005) [38] mô tả trưởng
thành bọ đuôi kìm E. annulipes có 10 đốt bụng, trong khi con cái có 8 đốt
bụng. Richard Leung (2004) [58] cũng mô tả bụng bọ đuôi kìm có 10 đốt ở
con đực, con cái có 8 đốt bụng, máng đẻ trứng của con cái ngắn hoặc tiêu biến
tuỳ theo loài.
Theo Bharadwaj (1966) [36], trưởng thành bọ đuôi kìm E. annulipes màu
nâu sẫm, cánh tiêu biến. Chân thường nhạt màu, có một vân tối màu ở khoảng
giữa của xương đùi và xương chày ở mỗi chân. Trưởng thành thường có 16 đốt

râu đầu. Các vân tối màu ở chân có thể thấy dễ dàng và là cơ sở cho tên gọi
chung bằng tiếng Anh (Ring-legged). Đuôi kìm của trưởng thành có thể được sử
dụng để phân biệt giới tính. Ở con đực đuôi kìm cong hơn, gọng kìm bên phải
cong mạnh vào phía trong ở phần đầu mút. Còn Charles và Norman (2005) [38]
cho rằng trưởng thành đực có đuôi kìm cong và có các răng cưa phía mép trong
của đuôi kìm thường rõ hơn con cái.


10

Langston và Powell (1975) [52] cũng mô tả bọ đuôi kìm E. annulipes có
kích thước trung bình, màu nâu đen bóng, chân nhạt màu và thường có vòng màu
đen hoặc tối màu xung quanh đốt đùi tạo thành khoang.
Theo Easki và Ishii (1952) [40], Fabian Hass (1996) [42] kích thước cơ
thể các loài bọ đuôi kìm rất khác nhau, cơ thể chiều dài khoảng từ 4 - 80 mm bao
gồm cả đuôi kìm. Theo Bharadwaj (1966) [36] trưởng thành loài bọ đuôi kìm E.
annulipes dài 12 - 16 mm, kích thước trưởng thành cái lớn hơn trưởng thành đực;
việc phân biệt tuổi thiếu trùng bọ đuôi kìm E. annulipes căn cứ vào chiều dài,
chiều rộng cơ thể, chiều dài và chiều rộng của mảnh ngực, tổng số đốt râu đầu,
và số lượng các đốt trong “vùng giữa” râu, mặc dù có một số lượng đáng kể các
cá thể không tuân theo quy luật rõ ràng. Còn theo Langston và Powell (1975)
[52] thì các đốt ở phần roi râu sẫm màu nhưng đốt thứ ba và thứ tư (đôi khi cả
đốt thứ năm) ở đoạn cuối roi râu thường nhạt màu.
Khi nghiên cứu bọ đuôi kìm E. annulipes trong điều kiện nhà kính
Neiswander (1944) [55] đã đưa ra kết quả vòng đời trung bình là 73 ngày, bọ
đuôi kìm E. annulipes tồn tại trong suốt cả năm ở các giai đoạn khác nhau. Còn
theo Hoffman (1987) [46] trưởng thành bọ đuôi kìm sống khá dài, có khả năng
sống tới hơn 200 ngày. Silva et al. (2009) [61] ghi nhận thời gian trung bình mỗi
tuổi của thiếu trùng bọ đuôi kìm E. annulipes là 12,9 ngày, thời gian tiền đẻ
trứng là 18,2 ngày.

Theo Richard Leung (2004) [58] thiếu trùng có hình dạng rất giống với
trưởng thành, khác nhau chủ yếu về kích thước và chưa có cánh. Đầu và bụng có
màu nâu sẫm. Mảnh ngực của loài E. annulipes thường hơi xám hay vàng nâu.
Chân có màu trắng, với một vòng tối quanh nốt đùi, đôi gọng kìm dài trung bình
và hơi cong.
Theo Easki và Ishii (1952) [40], Fabian Hass (1996) [42] thiếu trùng bọ
đuôi kìm thường có 4-5 tuổi, hình dạng trông giống như trưởng thành nhưng
không có cánh mà chỉ có mầm cánh. Các tác giả đều cho rằng không quá khó để
phân biệt thiếu trùng với trưởng thành vì đuôi kìm của thiếu trùng thường đơn
giản, gần như thẳng và trông giống như đuôi kìm của trưởng thành cái.


11

Bharadwaj (1966) [36] khi nuôi bọ đuôi kìm E. annulipes phát hiện thiếu trùng
thường có 5 tuổi, có 12% số cá thể có giai đoạn thiếu trùng trải qua 6 tuổi. Thiếu
trùng qua 6 tuổi với thời gian phát dục tổng cộng khoảng 99 ngày.
Theo Langston và Powell (1975) [52], trong phạm vi nhiệt độ 20 - 30 0C
thiếu trùng loài bọ đuôi kìm E. annulipes thường có 5 tuổi, nhưng thỉnh thoảng
có 6 tuổi, vòng đời khoảng 63 ngày. Silva et al. (2009) [61] ghi nhận thiếu trùng
bọ đuôi kìm E. annulipes phát triển qua 5 tuổi trong khi Richard Leung (2004)
[58] cho rằng bình thường quan sát thấy bọ đuôi kìm có 5 tuổi nhưng đôi khi
thấy có 6 tuổi. Tuổi của thiếu trùng có thể phân biệt bởi số lượng các đốt râu.
Thiếu trùng tuổi 1 có 8 đốt râu đầu; tuổi 2 có 11; tuổi 3 có 13; tuổi 4 thường có
14; tuổi 5 và 6 có thể khác nhau, có từ 14-17 đốt. Thiếu trùng bọ đuôi kìm tương
tự như trưởng thành về hình dạng nhưng kích thước khác nhau (Neiswander,
1944) [55]; Richard Leung (2004) [58] cũng cho rằng sử dụng số tuổi phân biệt
loài rất khó vì không đặc trưng mà cần căn cứ theo số lượng các đốt râu đầu là tốt
nhất, tuy nhiên vẫn phải kết hợp số đốt râu đầu theo tuổi để phân loại.
Theo James (2006) [48], trứng bọ đuôi kìm màu trắng, kích thước khá lớn

đối với kích thước của côn trùng. Trứng đẻ trong một ổ tối, ẩm như bên dưới vỏ
cây, dưới đá, lá hoặc thảm thực vật, trong các hang hốc hoặc lỗ trong đất. Theo
John (2009) [49] trứng bọ đuôi kìm khi mới đẻ trứng hình cầu, đường kính
khoảng 0,75mm, khi phôi phát triển trở thành hình elip, dài khoảng
1,25mm. Trứng mới đẻ màu trắng kem, dần chuyển thành màu nâu khi phôi phát
triển. Một cá thể cái có thể đẻ khoảng 50 quả trứng trong một ổ, tổng số trứng
của một con cái đẻ từ 100-200 quả. Thời gian trứng nở từ 6 - 17 ngày.
Bharadwaj (1966) [36] nghiên cứu bọ đuôi kìm Euborellia annulipes
Lucas trong phòng thí nghiệm ở điều kiện 200C - 290 C và thời gian chiếu sáng
hàng ngày khoảng 10 giờ. Nuôi trong hộp nhựa đựng thức ăn trong tủ lạnh và các
đĩa Petri, có chứa hỗn hợp với tỷ lệ 3: 1 ẩm đất và cát thô. Thức ăn cho cả thiếu
trùng và trưởng thành bọ đuôi kìm chủ yếu là thức ăn công nghiệp cho chó, thỉnh
thoảng bổ sung côn trùng sống nhân nuôi trong phòng thí nghiệm để tránh lây
bệnh cho bọ đuôi kìm. Hoạt động đẻ trứng bắt đầu diễn ra từ 1 - 23 ngày sau khi


12

giao phối và diễn ra trong suốt cả năm (thường vào ban đêm), và trung bình 52,7
quả/ổ. Một số con cái có khả năng đẻ 4 ổ trứng trong suốt thời kỳ trưởng thành.
Thời gian tối thiểu giữa các lần đẻ các ổ trứng khác nhau là 6 - 17 ngày, và trứng
nở trong 2 - 4 ngày.
Langston và Powell (1975) [52] nghiên cứu về quần thể của loài E.
annulipes ở Bắc Mỹ cho thấy trứng hình cầu, đường kính khoảng 1,25 mm. Tập
tính đẻ trứng thường xảy ra vào ban đêm và trung bình là 53 quả/ổ, một số đẻ
được 4 ổ trứng liên tiếp trong khi Neiswander (1944) [55] cho rằng thường một ổ
trứng được đẻ trong một khoảng thời gian khoảng 3 ngày. Thời gian phát dục
trứng của loài bọ đuôi kìm E. annulipes 6 - 17 ngày ở điều kiện nhiệt độ 20 300C. Con cái bảo vệ trứng cho đến khi nở, và nếu trứng bị phân tán chúng sẽ thu
gom lại thành ổ và luôn quanh quẩn bên ổ trứng. Bọ đuôi kìm mẹ liên tục xử lý
trứng để giữ sạch trứng. Nếu một quả trứng bị vỡ hoặc không nở, bọ đuôi kìm mẹ

sẽ ăn nó. Bọ đuôi kìm mẹ chăm sóc cho đến khi tất cả những quả trứng nở hết
(Langston và Powell, 1975) [52].
Theo Hoffman (1987) [46], bọ đuôi kìm E. annulipes là loài hoạt động về
đêm. Giao phối diễn ra 1-2 ngày sau khi lột xác hóa trưởng thành, thời kỳ tiền đẻ
trứng khoảng 10-15 ngày sau khi giao phối lần đầu. Trưởng thành tạo một ổ nhỏ
trong đất để đẻ trứng và trứng được đẻ gọn thành ổ. Con cái chuẩn bị ổ trước khi
đẻ trứng, chúng bảo vệ các ổ trứng khỏi nhện ăn thịt, nấm bệnh, và những sinh
vật khác xâm nhập; chúng làm sạch và di dời trứng nếu cần thiết. Hoạt động
chăm sóc giảm ngay sau khi thiếu trùng nở và không còn sau khoảng 10 ngày.
Những con cái sẽ không chấp nhận sự hiện diện của thiếu trùng là con của mình
một khi nó bắt đầu đẻ ổ trứng tiếp theo.
Trong chương trình phòng chống bọ cánh cứng hại bông Anthonomus
grandis Boheman (Curculionidae), Lemos et al. (2003) [53] nghiên cứu sự sinh
sản của bọ đuôi kìm E. annulipes trong điều kiện phòng thí nghiệm và sử dụng
chế độ ăn nhân tạo. Kết quả xác định trong điều kiện nhiệt độ 25 0C và 300C
trưởng thành cái bọ đuôi kìm E. annulipes đẻ trung bình là 206,2 và 306,0 quả
trứng, tuổi thọ trung bình là 198,4 ngày và 149,1 ngày. Silva et al. (2009) [61]


13

nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng chỉ ra rằng khi nuôi bọ đuôi kìm E.
annulipes trong tủ định ôn ở điều kiện nhiệt độ 25 0C, ẩm độ 70 -80%, thức ăn là
rệp muội Hyadaphis foeniculi (rệp muội hại các loài thực vật họ hoa tán) cho kết
quả 46,75 trứng/ổ.
Nhiều tác giả mô tả hành vi, tập tính sống của các loài bọ đuôi kìm, theo
Bharadwaj (1966) [36] phần lớn các loài bọ đuôi kìm ăn tạp, đôi khi chúng gây
thiệt hại cây cảnh hay cây trồng nông nghiệp, vào các thời điểm khác có thể lại
bắt mồi. Easki và Ishii (1952) [40] và Fabian Hass (1996) [42] mô tả hành vi của
bọ đuôi kìm rất phức tạp, đuôi kìm đóng một vai trò quan trọng: chúng được sử

dụng để mở và gấp cánh, để nắm bắt con mồi và tự vệ. Hành vi của bọ đuôi kìm
cái cho thấy chúng có hành động chăm sóc trứng và thiếu trùng tuổi nhỏ.
James (2006) [48] quan sát và cho rằng bọ đuôi kìm sống quan hệ chặt chẽ
với đất, sự lựa chọn làm tổ phụ thuộc chủ yếu lớp đất hoặc các vật liệu khác, độ
ẩm rất quan trọng với bọ đuôi kìm. Một phần của tổ hở ra để con cái có thể tấn
công bất kỳ đối tượng nào di chuyển đến gần tổ, kể cả con đực. Hoạt động đẻ
trứng sẽ kích thích con cái đưa ra 2 phản ứng cần thiết là liếm trứng và thu thập
các quả trứng lại thành ổ nếu những quả trứng nằm rải rác. Tác dụng của liếm là
để loại bỏ bào tử nấm hoặc những vật không liên quan đến vỏ trứng; trứng sẽ bị
mốc nếu con cái không chăm sóc. Thiếu trùng lột xác lần đầu tiên và lần 2 có thể
diễn ra trong tổ khi thiếu trùng vẫn còn sống thành bầy. Trưởng thành cái chăm
sóc trứng có thể kéo dài nếu cho trứng mới vào ổ thay thế trứng ban đầu đã nở;
hoạt động chăm sóc này cũng bị mất nếu trứng được gỡ bỏ khỏi tổ và không
cung cấp trứng khác. Nếu đặt trứng trở lại trong vòng một vài ngày con cái sẽ
chấp nhận chăm sóc trứng nhưng nếu lâu hơn thì con cái sẽ ăn trứng. Con đực có
hành động ăn trứng khi bắt gặp trứng mà không được con cái bảo vệ.
Theo Richard Leung (2004) [58], bọ đuôi kìm sống tự do, ăn tạp (ăn các
côn trùng nhỏ), một số loài ăn chồi non thực vật nhưng khi xuất hiện con mồi thì
chúng lại chuyển sang ăn động vật ngay. Bọ đuôi kìm thường sống ẩn nấp, chạy
nhanh, mặc dù có cánh nhưng rất ít khi thấy chúng bay, chỉ tìm kiếm thức ăn trên
cây, ăn côn trùng nhỏ vào ban đêm. Trưởng thành cái đẻ trứng vào trong ổ làm


×