Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

BỒI HUẤN KIẾN THỨC kỹ THUẬT AN TOÀN về vật LIỆU nổ CÔNG NGHIỆP và NGHIỆP vụ CHỈ HUY nổ mìn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 149 trang )

SỞ CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THƯƠNG MẠI DU LỊCH

TÀI LIỆU
BỒI HUẤN KIẾN THỨC KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ VẬT LIỆU
NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ NGHIỆP VỤ CHỈ HUY NỔ MÌN

Thanh Hoá, tháng 10 năm 2015


KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
BÀI 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC
KỸ THUẬT AN TOÀN - BẢO HỘ LAO ĐỘNG
I - MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA - NỘI DUNG - TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC
KTAT - BHLĐ:
1 - Mục đích:
Trong quá trình lao động thường phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy
hiểm có hại gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động,
làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Việc chăm lo cải thiện
điều kiện lao động bảo đảm nơi làm việc an toàn - vệ sinh, đây là nhiệm vụ chủ
yếu quyết định sự phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động ở mỗi doanh
nghiệp. Vì vậy Đảng, nhà nước luôn coi trọng công tác AT-BHLĐ nhằm:
- Bảo đảm an toàn thân thể người lao động hạn chế đến mức thấp nhất
hoặc không để sẩy ra tai nạn lao động, gây chấn thương, tàn phế hoặc tử vong
trong lao động.
Bảo đảm người lao động khoẻ không mắc bệnh nghề nghiệp do điều kiện
lao động xấu gây nên.
Bồi dưỡng phụ hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động, nó có
một vị trí rất quan trọng là một trong những yếu tố khách quan của hoạt động
sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.


2 - Ý nghĩa:
Công tác AT-BHLĐ có những ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa chính trị: KTAT - BHLĐ thể hiện quan điểm coi người lao động
là động lực, mục tiêu của sự phát triển, một đất nước một doanh nghiệp có tỷ lệ
tai nạn lao động thấp, người lao động khoẻ mạnh, ít mắc bệnh nghề nghiệp, thể
hiện rõ sự quý trọng con người của Đảng, nhà nước.
- Ý nghĩa xã hội:
+ KTAT - BHLĐ là yêu cầu thiết thực của hoạt động sản xuất kinh
doanh, là yêu cầu nguyện vọng chính của người lao động.
+ Làm tốt công tác AT-BHLĐ: Người lao động được sống cuộc sống
khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả, có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã
hội, làm chủ thiên nhiên và làm chủ khoa học kỹ thuật.
+ Nhà nước và xã hội giảm bớt tổn thất trong việc khắc phục hậu quả mà
tập trung đầu tư các công trình phúc lợi xã hội.
- Lợi ích kinh tế: Làm tốt công tác KTAT-BHLĐ người lao động luôn
1


phấn khởi sản xuất có ngày giờ công cao, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt
luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất thì phúc lợi xã hội được tăng lên có điều kiện
để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, ngược lại chi phí
chăm sóc người lao động, chi phí bồi thường nhiều .... dẫn tới thiệt hại về người,
thiết bị gây trở ngại cho sản xuất.
3 - Nội dung tính chất của công tác KTAT-BHLĐ:
a - Công tác KTAT-BHLĐ gồm những nội dung sau:
- Kỹ thuật an toàn.
- Vệ sinh lao động.
- Các chính sách chế độ BHLĐ.
(Tham khảo trang 25, 26, 27, 28 quyển BHLĐ tài liệu huấn luyện)
b - Tính chất của công tác KTAT-BHLĐ:

- Tính pháp luật.
- Tính khoa học công nghệ.
- Tính quần chúng.
*/ Tính pháp luật: Tính pháp luật của KTAT-BHLĐ thể hiện ở các quy
định kỹ thuật (Quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn), quy định về tổ
chức trách nhiệm, chế độ chính sách đó là những văn bản luật pháp, bắt buộc
mọi người phải thực hiện, mọi vi phạm về tiêu chuẩn KTAT tiêu chuẩn vệ sinh
lao động thì đều vi phạm pháp luật về KTAT-BHLĐ.
*/ Tính khoa học công nghệ: KTAT-BHLĐ gắn liền với sản xuất, khoa
học kỹ thuật về BHLĐ gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất.
Người lao động trực tiếp trong dây chuyền sản xuất chịu ảnh hưởng các
yếu tố nguy hiểm và những nguy cơ sẩy ra tai nạn lao động. Vậy muốn khắc
phục chúng ta phải áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ. KTAT-BHLĐ là
một môn khoa học tổng hợp, dựa trên thành tịu khoa học của các môn: Cơ, lý,
hoá, sinh vật .... và cơ khí, điện mỏ.
*/ KTAT-BHLĐ mang tính quần chúng: Người lao động trực tiếp thực
hiện các quy trình, quy phạm các biện pháp công nghệ vì vậy chỉ có quần chúng
tự giác thực hiện quy phạm, quy trình thì mới ngăn chặn được tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp.
Tóm lại: Công tác KTAT-BHLĐ đạt được kết quả tốt khi người sử dụng
lao động và người lao động tự giác thực hiện.
4 - Định nghĩa KTAT-BHLĐ:
Là một hệ thống các biện pháp, phương tiện về mặt tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản
xuất đối với người lao động.
2


5 - Nhiệm vụ của công tác KTAT-BHLĐ:
Tạo ra các điều kiện vật chất kỹ thuật môi trường của sản xuất để không

có yếu tố nguy hiểm hoặc không chúng tác động đến người lao động.
6 - Điều kiện lao động:
Là tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế xã hội, được
biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động
quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí lao động, chúng
tác động qua lại trong mối quan hệ với con người lao động tạo lên điều kiện nhất
định cho con người trong quá trình lao động.
7 - Mục tiêu của công tác KTAT-BHLĐ:
Là phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương
ngay từ những hiện tượng bất thường, loại trừ sự nặng nhọc căng thẳng về tâm
lý, sinh lý đối với người lao động.

3


BÀI 2
CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM CÓ HẠI TRONG LAO ĐỘNG
Để công tác KTAT-BHLĐ được tốt điều cơ bản là phải đánh giá được các
yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phát hiện và xử lý kịp thời những điều kiện
lao động không có lợi trực tiếp đe doạ đến an toàn và sức khoẻ của người lao
động trong quá trình lao động.
1 - Các yếu tố:
- Máy móc thiết bị.
- Gian xưởng.
- Năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu.
- Đối tượng lao động.
- Người lao động.
2 - Các yếu tố khác liên đới:
- Các yếu tố tự nhiên tại nơi làm việc.
- Các yếu tố kinh tế, xã hội , quan hệ gia đình người lao động.

3 - Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong lao động:
* Các bộ phận truyền động, chuyển động:
- Trục máy, bánh răng, dây đai các loại ... cầu truyền động.
- Sự chuyển động của bản thân máy móc: Ô tô, máy trục, tầu điện, đoàn
goòng .... tạo ra nguy cơ (Uốn, cán, kẹp, cắt ... có thể gây cho người lao động,
chấn thương, hoặc tử vong)
* Nguồn nhiệt:
- Lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy ... nấu ăn tạo ra nguy cơ tai nạn lao
động.
* Nguồn điện:
- Điện áp, cường độ của dòng điện tạo ra nguy cơ điện giật, điện phóng,
điện từ trường, cháy do điện chập (làm cho người bị điện giật bị tê liệt hệ thống
hô hấp và tim mạch).
* Vật rơi, đổ sập:
- Hiện tượng này thường sẩy ra khi trạng thái vật chất không bền vững,
không ổn định: Sập lò, vật rơi, từ trên cao xuống, đổ lò, đá rơi, đá lăn trong khai
thác đá, trong đào đường hầm, đổ cột điện, cây đổ.
* Vật văng bắn:
- Phoi, các chi tiết khi gia công, gá lắp: Máy mài, máy tiện, đục kim loại,
đá văng bắn khi nổ mìn.
* Nổ:
a - Nổ vật lý:
4


Khi áp suất của mỗi chất trong các thiết bị chịu áp, các bình chứa khí nén,
vượt quá giới hạn bền cho phép của các vỏ hoặc bình thiết bị bị ăn mòn do sử
dụng lâu ngày không được kiểm định.
b - Nổ hoá học:
Sự biến đổi về mặt hoá học của các chất diễn ra trong một thời gian ngắn

với tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao làm huỷ hoại làm
huỷ hoại các vật cản.
* Về khí hậu:
Gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ vận chuyển của O 2
ví dụ như:
- Nhiệt độ cao, thấp gây suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động làm
nguy hiểm khi người sử dụng thiết bị ....
- Độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt cao thấp ảnh hưởng tới khả năng lao
động của con người.
* Tiếng ồn và rung xóc:
Rung, xóc khi có các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, động cơ nổ ... công
nhân làm việc ở điều kiện rung, xóc quá giới hạn dễ gây ra bệnh nghề nghiệp:
Điếc, rối loạn cảm giác, giảm khả năng tập trung trong lao động gây mỏi mệt cáu
gắt, buồn ngủ.
* Bức xạ, phóng xạ:
Bức xạ:
- Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại.
- Lò thép.
- Hàn cắt kim loại, nắn, đúc thép.
- Say nắng làm giảm thị lực khi lao động do bức xạ hồng ngoại, đau đầu,
chóng mặt, giảm thị lực do bức xạ tử ngoại.
* Chiếu sáng không hơp lý:
- Chói quá, tối quá: Đơn vị là lux.
* Bụi: Lượng bụi trong không trung người lao động hít phải gây
bệnh phổi, hay bệnh bụi phổi.
VD:- Bụi hữu cơ từ động vật, thực vật.
- Bụi nhân tạo: Nhựa, cao su.
- Bụi kim loại: Sắt, đồng.
- Bụi vô cơ: Si líc, Amiăng.
* Các hoá chất:

- Chì, asen, crôm, benzen, rượu.
- Các khí bụi: SO, NO, CO, axít, bazơ, kiềm, muối.
* Các yếu tố vi sinh vật có hại: Vi khuẩn, siêu vi khuẩn.
5


- Ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc, chăn nuôi.
Thường gặp: Chăn nuôi, sát sinh, chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh
đô thị, làm lâm trường, phục vụ ở các bệnh viện, điều trị, điều dưỡng, phục hồi
chức năng, làm việc ở các nghĩa trang.
* Các yếu tố về cường độ lao động:
Người lao động phải lao động với cường độ quá mức quy định.
* Tư thế lao động: Tư thế làm việc gò bó như: Ngửa người, vẹo người,
trèo trên cao, mang vác nặng ....
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: Bục nước, đổ lò , trượt tầng, đi
lại vấp ngã.
II - PHÂN LOẠI CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẤN THƯƠNG: CÓ 3
NHÓM
1 - Nhóm các nguyên nhân kỹ thuật
2 - Nhóm các nguyên nhân về tổ chức kỹ thuật.
3 - Nhóm các nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp.
III - CÁC BIỆN PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN:
1- Biện pháp an toàn dự phòng tính đến yếu tố con người.
2 - Thiết bị che chắn an toàn.
3 - Thiết bị cơ cấu phòng ngừa.
4 - Tín hiệu an toàn.
5 - Khoảng cách và kích thước an toàn.
6 - Cơ khí hoá, tự động hoá.
7 - Phương tiện bảo vệ cá nhân.
8 - Kiểm định thiết bị.

IV - VỆ SINH LAO ĐỘNG:
1 - Định nghĩa:
Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức kỹ thuật nhằm phòng
ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.
2 - Nội dung vệ sinh lao động.
- Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động.
- Xác định các yếu tố có hại tới sức khoẻ.
- Biện pháp tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức, kiến thức vệ sinh lao
động đồng thời quan tâm việc theo dõi, quản lý sức khoẻ người lao động.
- Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật thông gió, điều hoà nhiệt độ,
chống bụi, chống khí độc, chống ồn, chiếu sáng, chống bức xạ....
Tất cả đều phải quán triệt ngay từ khi bắt đầu thiết kế, xây dựng các công
trình, gian xưởng, tổ chức nơi sản xuất, khi chế tạo thiết bị, quá trình công nghệ.
6


V - BỆNH NGHỀ NGHIỆP:
1 - Định nghĩa:
Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động
tới người lao động Việt Nam từ năm 1976, tới nay đã có 21 bệnh thuộc bệnh
nghề nghiệp.
2 - Một số bệnh nghề nghiệp điển hình:
- Bệnh bụi phổi silíc
- Bệnh bụi phổi Amiăng
- Bệnh bụi phổi bông.
- Bệnh nhiễm đục chì, các hợp chất của chì
- Bệnh nhiễm đoc bezen.
- Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân.
- Bệnh nhiễm độc măng gan.
- Bệnh nhiễm độc các tia phóng xạ, X quang.

- Bệnh điếc nghề nghiệp.
- Bệnh xạm da nghề nghiệp.
- Bệnh loét da.
- Bệnh lao nghề nghiệp.
- Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp.
- Bệnh nhiễm hoá chất trừ sâu.
- Bệnh áp suất nghề nghiệp.
- Bệnh viêm phế mãn tính.

7


BÀI 3
TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
Công tác trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc
trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại giữ vai trò rất quan trọng nhằm
ngăn ngừa tai nạn lao động và bảo vệ sức khoẻ con người lao động. Đây là chế
độ của nhà nước trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động .
(Thông tư số /98/TT-BLĐTBXH ký ngày 28/5/98 của bộ Lao động - Thương
binh Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân).
I - ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI ÁP DỤNG:
Tất cả công nhân làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại,
cán bộ quản lý nghiên cứu, giáo viên, học sinh, sinh viên đào tạo trong các
trường dạy nghề, đại học, công nhân thử việc ...
II - ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TRANG BỊ:
Phương tiện bảo vệ cá nhân: Người lao động khi làm việc tiếp xúc với
một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại được trang bị phương tiện bảo
vệ cá nhân.
- Tiếp xúc với các yếu tố xấu: Nhiệt độ quá cao, thấp, áp suất , tiếng ồn,
rung, ánh sáng quá chói, tia phóng xạ, điện áp cao, điện từ trường.

- Tiếp xúc với các bụi hoá chất: Hơi khí độc, bụi độc, sản phẩm có chì,
thuỷ ngân, măngan, bazơ, axít, xăng, dầu ...
- Tiếp xúc với các yếu tố sinh học độc hạivà môi trường lao động xấu: Vi
rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, phân , rác, cống rãnh hôi thối.
- Làm việc với các thiết bị làm việc ở vị trí mà tư thế không phù hợp dễ
gây tai nạn lao động: Trong hầm lò , trên cao.
III - NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHƯƠNG
TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN:
1 - Đối với người sử dụng lao động:
- Phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các
tác hại của các yếu tố nguy hiểm cải thiện điều kiện lao động.
- Phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương
tiện bảo vệ cá nhân trước khi trang cấp và kiểm tra việc sử dụng.
- Phải căn cứ vào mức độ yêu cầu từng ngành nghề, từng công việc của
đơn vị mình mà quyết định thời gian sử dụng cho phù hợp tính chất công việc,
chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân có yêu cầu kỹ thuật cao: Găng tay cách
điện, ủng cách điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, người sử dụng lao động và
người lao động cùng kiểm tra , để đảm bảo chất lượng trước khi cấp và định kỳ
8


kiểm tra trong quá trình sử dụng có ghi sổ theo dõi, các phương tiện sử dụng ở
nghề dễ nhiễm độc, nhiễm trùng phải có biện pháp khử sau khi dùng.
- Kiểm tra sự sử dụng của người lao động (các phương tiện bảo vệ cá
nhân): Trong quá trình làm việc đúng quy định, cấm sử dụng cho mục đích
khác, nếu người lao động vi phạm phải kỷ luật theo đúng nội quy lao động của
đơn vị mình.
- Cấm người sử dụng lao động cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho
người lao động bằng tiền để tự đi mua, những thiết bị phục vụ nếu công nhân

làm mất, hư hỏng không có lý phải bồi thường, tuy nhiên nếu người lao động
thiếu cần ngay thì người sử dụng lao động cấp cho họ và giải quyết sau.
2 - Đối với lao động:
Đối với người lao động khi được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
phải:
- Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn quy trình sử dụng và phương pháp
bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, sử dụng đúng quy định, nếu làm hỏng
mất phải bồi thường.
- Các phương tiện bảo vệ cá nhân có yêu cầu kỹ thuật cao phải kết hợp với
người sử dụng lao động, định kỳ kiểm tra có ghi sổ theo rõi ngày tháng năm
kiểm tra.
- Người lao động trước khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phải kiểm
tra đề phòng hỏng hóc bất ngờ

9


BÀI 4
CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
VỆ SINH LAO ĐỘNG
1 - Đối tượng huấn luyện:
Đối tượng huấn luyện gồm:
- Người sử dụng lao động.
- Người lao động Làm việc trong các Doanh nghiệp, Cơ quan, Tổ chức.
Ví dụ:
- Doanh nghiệp nhiều nước.
- Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác và tổ chức cá nhân có thuê
mướn lao động.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao
động.

- Các đơn vị sự nghiệp, Kinh doanh, Dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự
nghiệp, đoàn thể nhân dân, tổ chức Chính trị khác kể cả của Quân đội.
2 - Huấn luyện đối với người lao động:
a - Nguyên tắc về huấn luyện cho công nhân - Cán bộ KTAT- BHLĐ:
- Công nhân phải có những hiểu biết về KTAT bảo hộ lao động của đơn vị
mình.
- Phải nắm những điều quy định trong các quy trình, quy phạm KTAT liên
quan đến công việc mình đang làm và những nội quy, những chỉ dẫn kỹ thuật ở
nơi mình đang công tác. Trên cơ sở đó có thể tránh không để sẩy ra tai nạn lao
động trong việc mình đảm nhận và khi sẩy ra tai nạn lao động thì biết xử lý, biết
cấp cứu người bị nạn.
- Công nhân mới vào làm việc (không phân biệt công nhân tuyển dụng
chính thức hay tuyển dụng tạm thời, dài hạn hay ngắn hạn) bất kỳ ngành nghề gì
trước khi được giao việc phải huấn luyện và sát hạch KTAT - BHLĐ.
- Đối với những công nhân thuộc những ngành nghề mà điều kiện làm
việc đặc biệt nguy hiểm hoặc có hại nhiều đến sức khoẻ, xí nghiệp, đơn vị phải
tổ chức huấn luyện định kỳ và sát hạch lại.
- Đối với cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất phải nắm vững các quy phạm,
quy trình về KTAT - BHLĐ hiện hành có liên quan đến bộ phận (Phạm vi mình
phụ trách) biết phương pháp tổ chức thực hiện theo quy trình, quy phạm nhằm
bảo đảm an toàn lao động cho công nhân.
b - Người sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc huấn luyện
về KTAT và BHLĐ cho toàn thể CBCNV trong đơn vị (hay Xí nghiệp).
10


- Việc huấn luyện phải được đưa vào kế hoạch BHLĐ hàng năm của đơn
vị mình, hàng năm phải giành kinh phí huấn luyện vào kế hoạch BHLĐ năm.
- Quy định đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới đào tạo ở các

Trường ra hay chuyển nghề (Từ nghề này sang nghề khác) chế độ huấn luyện
theo 3 bước.
Bước I:
Huấn luyện khi công nhân mới đến làm việc bước này do đ/c phụ trách an
toàn đơn vị giảng với nội dung theo quy định của LĐ-TBXH.
Sau khi huấn luyện xong phải sát hạch và có chữ ký của người huấn luyện
và người được huấn luyện vào sổ lưu kể cả bài kiểm tra.
Bước II: Bước này do quản đốc Phân xưởng giảng nội dung huấn luyện.
- Nội quy Phân xưởng.
- Những quy định chung về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
- Theo quy trình,quy phạm kỹ thuật cơ bản, quy phạm máy móc thiết bị
(các ngành nghề mà đơn vị công trường, phân xưởng có)
- Phổ biến các biện pháp thi công thật cụ thể từng công việc.
- Các yếu tố độc hại.
- Các biện pháp lao động đảm bảo an toàn.
VD: Quy trình chống giữ lò cái than bằng gỗ bao gồm:
+ Công tác chuẩn bị trước khi làm việc và kiểm tra củng cố.
+ Khoan lỗ mìn.
+ Bắn mìn.
+ Bốc xúc, vận tải, gia công vì chống.
+ Xác định vị trí đào lỗ cột, đào lỗ cột, sửa gương.
+ Lên cột - xà.
+ Hiệu chỉnh vì chống Nêm - Đánh văng.
+ Cài chèn - Đào rãnh nước - Thu dọn dụng cụ, thiết bị.
+ Dọn vệ sinh công nghiệp.
+ Bàn giao ca.
Sau khi huấn luyện kiểm tra + Thu bài chấm điểm ghi sổ ký tên để lưu.
Bước III:
Người thực hiện là tổ trưởng sản xuất đảm nhiệm hướng dẫn công việc cụ
thể cho từng người và cử công nhân có bậc cao nhiều kinh nghiệm kèm cặp học

sinh hàng ngày, hàng tháng, có nhận xét ưu, nhược điểm về công tác KTAT, ghi
sổ ký tên đã học và đã hướng dẫn vào sổ của tổ sản xuất để lưu.
c - Huấn luyện an toàn định kỳ cấp thẻ:
Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức huấn luyện về KTAT-BHLĐ
cho công nhân hình thức tổ chức này thường huấn luyện tập trung, công nhân có
11


cùng ngành nghề.
Nội dung chủ yếu là ôn tập đi sâu vào quy trình, quy phạm ngành nghề,
thiết bị máy móc mà công nhân thực hiện hay điều khiển, kết hợp giữa quy trình,
quy phạm, biện pháp thi công giảng viên cần phải liên hệ thực tiễn, phân tích
thêm những nguyên nhân gây tai nạn lao động ở đơn vị, xí nghiệp mình hay xí
nghiệp bạn, thông qua đó công nhân, rút kinh nghiệm phòng ngừa. Để đánh giá
kết quả huấn luyện và nhận thức của công nhân, giáo viên ra đề kiểm tra kết quả
ghi vào sổ theo dõi của đơn vị, gửi kết quả cho phòng An toàn Doanh nghiệp, ra
quyết định cấp thẻ an toàn cho học viên đạt yêu cầu, công nhân không đạt buộc
phải huấn luyện lại (nghiêm cấm phân công công việc cho những công nhân
huấn luyện định kỳ không đạt yêu cầu.

12


BÀI 5
AN TOÀN VỀ ĐIỆN
I - KHÁI NIỆM AN TOÀN ĐIỆN:
1 - Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người:
Dòng điện qua người gây ra tác động nhiệt điện phân, tác động sinh lý gây
kích thích các tổ chức tế bào, kèm theo sự co giật các cơ bắp, đặc biệt là cơ tim
và cơ phổi, gây tổn thương cơ thể sống hoặc làm ngừng trệ cơ quan hô hấp và hệ

tuần hoàn.
Dòng điện chạy qua cơ thể gây kích thích gọi là dòng điện cảm giác:
- Đối với Nữ khoảng 0,7 mA.
- Đối với Nam khoảng 1,1 mA.
Dòng điện cảm giác chưa gây nguy hiểm cho cơ thể, chúng lên tới 10 mA
sẽ co giật (gọi là dòng điện co giật) ; Dòng điện khoảng 100mA gây rung tim
(gọi là dòng điện rung tim). Mức độ tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố:
- Điện trở người.
- Loại và trị số dòng điện.
- Thời gian dòng điện qua người.
- Tần số dòng điện.
- Đường đi của dòng điện qua cơ thể người.
- Đặc điểm của người tai nạn.
Điện trở người chủ yếu là điện trở lớp da ngoài, nếu da khô, sạch điện trở
người ≥ 300 Ω trong tính toán thường lấy điện trở người là 1000Ω. Khi lớp da
người bị mất thì điện trở chỉ còn 1 ÷ 200Ω. Dòng điện qua cơ thể phụ thuộc vào
điện áp đặt lên cơ thể đó. Tác động của dòng điện lên cơ thể người là:
Dòng điện Mức độ tác động lên cơ thể
Dòng điện xoay chiều
Dòng điện 1 chiều
(mA)
Bắt đầu cảm giác chân tay run nhẹ
Không cảm giác
0,6 ÷ 15
Ngón tay bị giật mạnh
Không cảm giác
2÷3
Bàn tay bị co giật
Cảm giác nóng, ngứa
5÷7

Khó rút tay ra khỏi vật dẫn, xương tay chân đau Cảm giác thấy tăng lên
8 ÷ 10
Tê liệt hô hấp, tâm thất tim bắt đầu rung
Rất nóng, cơ bắp co giật,
50 ÷ 80
khó thở
90 ÷ 100 Bị tê liệt hô hấp, tâm thất tim bị rung mạnh Tê liệt hô hấp
khoảng 3 giây, có thể tê liệt tim
Tê liệt hô hấp, tim bị phá hoại tế bào do tác Như dòng điện xoay
3000 ÷
động nhiệt.
chiều
Thời gian dòng điện qua người lâu sẽ làm người nóng lên, mồ hôi ra nhiều
13


làm điện trở da giảm.
Như vậy việc giảm thời gian dòng điện qua người là phóng thích nạn
nhân khỏi lưới điện thật nhanh.
2 - Các biện pháp bảo vệ:
a - Biện pháp tổ chức quản lý:
Đây là biện pháp quan trọng nhất bao gồm: Quy định trách nhiệm của
quản đốc, cán bộ, công nhân , quy định về vận hành, về thủ tục giao nhận ca,
quản lý hồ sơ, quy định về tổ chức kiểm tra , quy định về chế độ giám sát.
b - Các biện pháp kỹ thuật:
- Chống chạm vào các bộ phận mang điện gồm:
+ Cọc cách điện.
+ Che chắn.
+ Giữ khoảng cách an toàn.
Yêu cầu cơ bản hàng đầu để bảo đảm an toàn là cách điện của thiết bị phải

tốt, phải phù hợp...
- Hàng năm phải tiến hành kiểm tra cách điện các thiết bị bằng mê gôm.
- Che chắn: Bảo đảm người không chạm vào các phần dẫn điện.
- Giữ khoảng cách an toàn.
- Không để xuất hiện điện áp chạm bao gồm các biện pháp:
+ Tăng cường cách điện.
+ Dùng điện áp thấp 12v, 24v, 36v, nơi đặc biệt nguy hiểm.
+ Dòng mang điện cách ly.
- Không thể tồn tại điện áp cao, vì chạm vỏ là trường hợp hay sẩy ra, đề
phòng tai nạn cho người phải áp dụng biện pháp giảm nhỏ điện áp chạm vào, cắt
nhanh nguồn điện dẫn tới chỗ chạm vỏ bằng biện pháp:
+ Nối không.
+ Nối đất bảo vệ.
Nơi yêu cầu an toàn cao, mỏ hầm lò phải áp dụng mạng điện hạ áp 3 pha
có trung tính cách ly , có dùng thiết bị kiểm tra cách điện làm biện pháp bảo vệ
chính. Để nâng cao chất lượng an toàn cho người và thiết bị điện cần phải được
nối đất bảo vệ. Nối đất bảo vệ là tạo ra mạch rẽ để giảm điện áp chạm đất lên
người khi có chạm vỏ, đồng thời còn tạo ra chạm đất khi có chạm vỏ để thiết bị
kiểm tra cách điện tác động kịp thời cắt ngừa điện dẫn tới chỗ chạm vỏ.
c - Kỹ thuật nối đất:
Dây nối đất là thép ống Φ30 ÷ 50 mm, thép góc 40 x5 ÷ 60 x 5, L = 2,5 ÷
3m đóng thẳng vào đất, đầu trên chìm sâu 0,8 ÷ 1 m, nếu đóng nhiều cọc nối đất
thì dùng thép dẹt 40 x 5 hay thép tròn Φ16, đặt nằm ngang sâu từ 0,8 ÷ 1m ở
trong đất để làm cực nối đất.
14


II - CẤP CỨU TAI NẠN ĐIỆN:
Hiệu quả của cấp cứu tai nạn điện phụ thuộc vào sự nhanh nhẹn, tháo vát
và đúng cách, có những trường hợp không biết cách cứu thì có thể cả người cứu

và người bị tai nạn đều bị chết. Đối với công nhân phải được phổ biến về sự
nguy hiểm của dòng điện và cách cấp cứu khi gặp người bị tai nạn về điện, biết
phương pháp hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
1 - Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện:
- Nếu mạng cao áp thì phải cắt cầu dao trước, sau đó tiến hành phóng
thích nạn nhân ra khỏi lưới điện. Chỉ có thợ điện có đủ trang bị đầy đủ và được
huấn luyện thì mới được dùng dụng cụ gạt dây điện ra khỏi nạn nhân hay làm
ngắn mạch đường dây điện.
- Trường hợp bị tai nạn ở trên cao phải có người đỡ người bị nạn rơi
xuống khi phóng thích.
- Nếu là mạng hạ áp có thể rút phích cắm, giật đứt cầu chì, công tắc hay
dùng gỗ khô, quần áo khô gạt hoặc lót vật cách điện nắm vào tay người bị nạn
kéo ra. Khi tách nạn nhân cần chú ý:
+ Không chạm vào các phần dẫn điện nhất là dây gần nạn nhân.
+ Không nắm vào người nạn nhân bằng tay không.
+ Để nạn nhân nằm yên tĩnh nơi thoáng mát và theo dõi sự hoạt động của
tim và phổi nếu hoạt động bình thường nhưng ngất thì phải có người theo dõi,
bàn giao cho Y tế, nếu tim, phổi ngừng trệ phải tiến hành hô hấp nhân tạo hay
xoa bóp tim ở lồng ngực.
2 - Hô hấp nhân tạo:
* - Hà hơi thổi ngạt: Do 1 người làm bằng cách.
Đặt nạn nhân nằm, người cứu quỳ bên cạnh, sau khi moi sạch đờm dãi, đặt
một tay lên trán nạn nhân đẩy về phía sau, tay kia ấn vào mồm nạn nhân rồi thổi
mạnh, vừa thổi vừa chú ý xem lồng ngực người nạn nhân có phồng lên không,
rồi để khí từ phổi nạn nhân tự thoát ra và chuẩn bị cho lần thổi khác, thổi khoảng
20 lần/phút lúc đầu và sau rút xuống 16 lần/phút cho tới khi nạn nhân tự thở
được.
* - Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
Đặt một tay lên trên phần tim, dùng tay kia ấn lên tay này 3 cái, có trường
hợp ấn xong thì tim hoạt động trở lại.

Nếu không đặt hai tay chéo nhau lên trên vị trí tim dùng cả sức nặng thân
cơ thể đè lên làm cho lồng ngực nạn nhân bị nén từ 3 ÷ 4 cm làm 60 lần/phút.
Khi có hai người cứu thì một người thổi ngạt, một người xoa bóp tim, cứ 5
lần xoa bóp tim thì 1 lần thổi ngạt, cứ thế làm đến khi tim, phổi nạn nhân hoạt
động trở lại. Phải làm liên tục kể cả khi đang đưa nạn nhân trên đường tới bệnh
15


viện.
IV - CÔNG VIỆC KIỂM TRA AN TOÀN ĐIỆN TẠI CƠ SỞ:
1 - Quản lý hồ sơ văn bản:
- Hồ sơ hệ thống điện: Bản thiết kế, biện pháp thi công, biên bản nghiệm
thu, sơ đồ phân phối điện, sơ đồ mặt bằng đánh dấu tuyến cáp (nếu có).
- Hồ sơ hệ thống chống sét (thiết kế, biện pháp thi công, biên bản nghiệm
thu, văn bản kiểm tra hàng năm.
- Hệ thống nối đất.
- Hồ sơ máy móc, thiết bị của đơn vị quản lý.
2 - Công tác kiểm tra: Công tác kiểm tra gồm:
Kiểm tra, nghiệm thu, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường.
- Kiểm tra hệ thống điện: Cáp ngầm, đường dây trần, trạm, tủ phân phối,
các cầu dao.
- Kiểm tra hệ thống nối đất: Quy phạm nối đất , nối không các thiết bị.
- Kiểm tra hệ thống chống sét: Kim thu sét, dây dẫn sét.
- Kiểm tra hồ sơ máy móc thiết bị, phương tiện và chất lượng máy móc,
thời gian hoạt động, thời gian sửa chữa, tiểu tu, trung đại tu, sửa chữa thay thế
hay bảo dưỡng định kỳ.
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ: Làm vệ sinh các thiết bị, trạm điện
thường xuyên.

16



BÀI 6
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP CÁC NGÀNH
VÀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC BHLĐ
I - TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC
BHLĐ:
Tính chất quần chúng trong công tác BHLĐ, vì nó liên quan đến tất cả
mọi người (Từ người quản lý lao động, cán bộ quản lý các ngành, các cấp, đặc
biệt là người lao động). Vì vậy cần thực hiện tốt cơ chế 3 bên.
Nhà nước - người sử dụng lao động và công đoàn trong công tác BHLĐ.
Trong nghị định 6 /CP chương 6 điều 20, 21 quy định trách nhiệm của tổ chức
công đoàn.
- Tổ chức công đoàn lao động Việt Nam tham gia với cơ quan nhà nước
trong việc xây dựng chương trình Quốc gia, chương trình nghiên cứu khoahọc,
pháp luật, chính sách chế độ về BHLĐ, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Công đoàn phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh - Xã hội và Y
tế cùng cấp tham gia kiểm tra giám sát việc quản lý nhà nước, việc thi hành pháp
luật an toàn - vệ sinh lao động và điều tra tai nạn lao động.
- Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục vận động người lao động chấp
hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, xây dựng phong trào đảm bảo
an toàn vệ sinh lao động trong Doanh nghiệp và duy trì hoạt động của mạng lưới
an toàn viên, vệ sinh viên.
Căn cứ hiến pháp, luật công đoàn, luật lao động và nghị quyết số 01/TCĐ
ngày 21/4/1995 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quy định nội dung hoạt
động của tổ chức Công đoàn các cấp từ TCĐ, tổng liên đoàn, công đoàn ngành
nghề toàn quốc, liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công
đoàn cấp trên cơ sở xí nghiệp, công đoàn cơ sở, theo quyết định này công đoàn
cơ sở, kể cả công đoàn lâm thời, có nhiệm vụ sau:
1 - Thay mặt người lao động ký bản thoả ước lao động tập thể với người

sử dụng lao động trong đó có nội dung về BHLĐ.
2 - Tuyên truyền giáo dục về BHLĐ cho người lao động và người sử dụng
lao động, huấn luyện BHLĐ cho người lao động.
3 - Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch BHLĐ, các biện
pháp an toàn - vệ sinh lao động, tham gia xây dựng quy chế, phân công trách
nhiệm, thưởng phạt về BHLĐ.
4 - Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ, quy định về BHLĐ.
5- Tham gia xử lý, theo dõi, thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp với công đoàn cấp trên.
17


6 -Tổ chức phong trào bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và quản lý chỉ
đạo hoạt động của mạng lưới an toàn viên vệ sinh viên cơ sở.
II - PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
1- Phương thức trực tiếp với người lao động: Tiến hành tổ chức đại hội
công nhân viên chức, hội nghị dân chủ, đối thoại, tọa đàm giữa người lao động
và người sử dụng lao động.
2- Phương thức chuyên gia: Là tập hợp đoàn viên giỏi chuyên môn và tay
nghề làm công tác BHLĐ.
3- Phương thức quần chúng: Tổ chức, vận động, thu hút mọi người thực
hiện công tác BHLĐ.
4- Phương thức hành chính: Tổ chức kiểm tra, điều tra, lập hồ sơ để xử lý
vi phạm can thiệp giải quyết khiếu nại tố cáo của quần chúng, thực hiện chế độ
thưởng phạt.
5- Phương thức hoạt động dịch vụ theo "đơn đặt hàng" của quần chúng về
phương tiện bảo vệ cá nhân, pháp lý đo đạc kiểm tra môi trường lao động.
III - QUYỀN - NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC KTAT-BHLĐ:
1 - Quyền - Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

a - Quyền:
- Buộc người lao động phải tuân theo các quy định, nội quy, biện pháp an
toàn vệ sinh lao động.
- Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật đối với người vi
phạm trong việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động.
- Khiếu nại với cấp trên về các quy định của thanh tra về an toàn vệ sinh
lao động nhưng phải chấp hành những quyết định đó và chờ quyết định mới.
b - Nghĩa vụ:
- Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh song song với kế
hoạch KTAT-BHLĐ và cải thiện điều kiện lao động.
- Trang cấp đủ có chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các
chế độ khác về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động theo đúng quy định
của nhà nước.
- Phân công nhiệm vụ và cử người: Giám sát việc thực hiện quy định, các
biện pháp an toàn vệ sinh lao động trong Doanh nghiệp, phổi hợp với Công đoàn
xây dựng và duy trì sự hoạt động mạng lưới ATV - VSV.
- Xây dựng nội quy và quy trình về AT-VSLĐ cho các thiết bị, máy móc,
các công nghệ , vật tư, nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước.
- Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, các quy định, các biện
pháp AT-VSLĐ đối với người lao động.
18


- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm theo tiêu chuẩn chế độ nhà
nước quy định.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định báo cáo, điều tra tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, tình hình thực hiện KTAT-BHLĐ, cải thiện điều kiện lao
động với các cấp quản lý Doanh nghiệp.
2 - Quyền - Nghĩa vụ của người lao động:
a - Quyền:

- Yêu cầu người sử dụng bảo đảm điều kiện làm việc AT-VSLĐ, cải thiện
điều kiện lao động, trang cấp đủ, chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân,
huấn luyện thực hiện các biện pháp biện pháp AT-VSLĐ.
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ sẩy
ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình,
nhưng phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, chỉ trở lại vị trí làm việc
khi các yếu tố nói trên được giải quyết.
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi người
sử dụng lao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện các giao
kết về AT-VSLĐ trong hợp đồng lao động thoả ước.
b - Nghĩa vụ:
- Chấp hành các quy định, nội quy về AT-VSLĐ có liên quan đến công
việc nhiệm vụ được giao.
- Phải sử dụng, bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang
cấp, các thiết bị an toàn - vệ sinh nơi làm việc nếu làm mất hay hư hỏng phải bồi
hoàn.
- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm.
Tham gia cấp cứu khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử
dụng lao động.

19


BÀI 7
QUY ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU
NỔ CÔNG NHGIỆP
I/ - QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG KHI TIẾP XÚC VỚI VLNCN
1. Giám đốc điều hành mỏ
Bộ Công Thương đã có quyết định số:37/2002 /QĐ-BCN ký ngày

13/9/2002 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn trình độ và năng lực của
Giám đốc điều hành mỏ.
Giám đốc điều hành mỏ là người trực tiếp điều hành các hoạt động khai
thác khoáng sản, chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao theo quy định
của pháp luật. (Xem phụ lục 1 đính kèm)
2. Chỉ huy nổ mìn
Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 29/3/2005 của Bộ Công Thương v/v:
Hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp, định nghĩa:
2.1 “Người chỉ huy nổ mìn” là người chịu trách nhiệm tổ chức và
trực tiếp chỉ huy đơn vị thực hiện việc nổ mìn theo thiết kế hoặc phương án nổ
mìn đã được duyệt, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầy đủ các quy định về kỹ
thuật và an toàn trong quá trình nổ mìn.
Người chỉ huy nổ mìn do Thủ trưởng đơn vị sử dụng VLNCN ký Quyết
định bổ nhiệm và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên một trong các ngành: khai thác mỏ, hóa
chất, sỹ quan công binh, vũ khí đạn, công nghệ hóa thuốc phóng, thuốc nổ và có
thâm niên công tác tại lĩnh vực có sử dụng hoặc liên quan tới VLNCN ít nhất hai
năm đối với trình độ đại học, cao đẳng và ba năm đối với trình độ trung cấp kỹ
thuật.
Ngoài ra còn một số trường hợp khác có thể bổ nhiệm là người chỉ huy
nổ mìn song đều phải được Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan chức
năng đào tạo về lĩnh vực VLNCN tổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch về kỹ
thuật an toàn và được cấp giấy chứng nhận. Nội dung huấn luyện tại Phụ lục C
của TCVN 4586-1997.
Trách nhiệm cụ thể của người chỉ huy nổ mìn như sau:
+ Chỉ đạo theo dõi việc sử dụng chất nổ. Kiểm tra hộ chiếu khoan nổ mìn,
vận chuyển và bảo quản VLN.
+ Chỉ đạo kỹ thuật công tác nổ mìn.
+ Áp dụng và kiểm tra việc thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm an toàn.

+ Kiểm tra giám sát đội nổ mìn; số lượng VLN sử dụng trong từng đợt nổ.
20


+ Kiểm tra tình trạng kho tàng, công việc của thủ kho và bảo vệ.
+ Kiểm tra việc xuất nhập VLNCN.
+ Kiểm tra việc thử và huỷ VLNCN khi cần thiết.
+ Lưu giữ các tài liệu và làm các báo cáo về sử dụng VLNCN.
3. Tổ trưởng tổ nổ mìn
Là người trực tiếp thực hiện công tác nổ mìn. Phân công và giám sát từ
khi nhận VLN, chuyển ra khai trường và thi công theo đúng hộ chiếu đã được
phê duyệt, đến tổ chức canh gác và xử lý sự cố sau khi điểm hỏa.
4. Công nhân nổ mìn và công nhân làm công việc phục vụ công tác nổ mìn
Cũng theo Thông tư Số: 02/2005/TT-BCN ban hành ngày 29/3/2005:
Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan đến tới VLNCN
như: vận chuyển, bốc xếp, điều khiển phương tiện vận chuyển, áp tải, bảo vệ,
thủ kho, phục vụ thi công bãi mìn, ngoài việc được đào tạo và có chứng chỉ
chuyên môn phù hợp, còn phải được Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan
chức năng đào tạo về lĩnh vực VLNCN tổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch về
kỹ thuật an toàn và được cấp giấy chứng nhận. Nội dung huấn luyện tại Phụ lục
C của TCVN 4586-1997.
Trước khi tham gia công tác nổ mìn, tất cả mọi người phải trong tình trạng
sức khỏe tốt, không uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích. Trang bị bảo hộ
lao động đầy đủ theo quy định.
Không mang vũ khí, các vật phát lửa hay nguồn điện vào bãi mìn. Không
sử dụng ĐTDĐ trong bãi mìn…
Kiên quyết không cho người không có nhiệm vụ vào bãi mìn.
II/-QUY ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN VLN CÔNG NGHIỆP
1, Chế độ cho phép vận chuyển:
Trừ việc vận chuyển trong phạm vi kho hoặc trong phạm vi công trường

mỏ, việc vận chuyển vật liệu nổ đều phải có giấy phép của cơ quant công an. Khi
vận chuyển, bốc dỡ vật liệu nổ ở các địa điểm như ga bến …đều phải báo trước
cho cơ quant thanh tra, kiểm tra kỹ thuật an toàn và cơ quant công an nơi đi qua
hoặc bốc dỡ để các cơ quan này giám sát và giúp đỡ khi cần thiết.
2, Nguyên tắc khi vận chuyển:
- Có thể vận chuyển vật liệu nổ bằng ôtô hoặc bằng những phương tiện
khác theo “quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ
TCVN 4586-1997”.
- Throng cùng một phương tiện vận tải không được chở vật liệu nổ cùng
với các vật liệu dễ bắt lửa hoặc các loại hàng hóa khác. Vật liệu nổ nhóm nào thì
chở riêng nhóm ấy, khong được chở vật liệu nổ cùng to axe, ôtô, tàu hoặc
thuyền. Riêng giây cháy chậm cho phép chở chung với nhóm III, IV, dây nổ cho
21


phép chở chung với kíp mìn.
- Khi vận chuyển vật liệu nổ phải tuân theo những quy định về an toàn,
phải có người áp tải bảo vệ (tài xế và áp tải bảo vệ chở vật liệu phải am hiểu
thông thạo về Tinh chất và điều kiện chuyên chở vật liệu nổ). Khi có nhiều ôtô
vận chuyển thì phải có người lãnh đạo đoàn ôtô vận chuyển VLN, người lãnh
đạo ngồi trong cabin của ôtô đầu tiên, còn trên ôtô cuối cùng là một trong những
người bảo vệ.
- Tài xế và người bảo vệ không có quyền dừng xe khi không có lệnh của
người lãnh đạo.
- ở trong toa xe, tàu, ôtô…chở vật liệu nổ không được chở người. Ngược
lại toa chở người không được chở vật liệu nổ dù xách tay theo người.
- Vật liệu nổ khi vận chuyển phải được đóng gói kỹ trong các hòm bao
chắc chắn. Hòm bao chứa vật liệu nổ phải được sắp xếp vững chãi, tránh va đập
trong quá trình vận chuyển.
- Tàu xe vận chuyển vật liệu nổ phải tránh xa đầu máy xe lửa, xe lăn

đường…có tàn lửa, tránh xa các đống lửa một khoảng cách không nhỏ hơn 30m,
khi gặp dông bão, các phương tiện vận tải chở vật liệu nổ phải dừng lại ở chỗ
trống trải, các xe đỗ xa nhau không dưới 100m và phảix a làng mạc, cây to…ít
nhất 200m. Trừ nhân viên bảo vệ, những người khác phải tránh xa đoàn xe ít
nhất 200m.
- Nếu xe chở VLN gặp sự cố hỏng hóc trên đường vận chuyển mà không
khắc phục được (phải chuyển vật liệu nổ sang xe khác) thì bảo vệ phải báo cho
cơ quant công an ởni xe gặp sự cố đồng thời tìm cách báo về cơ quan của mình
và cơ quant công an cấp giấy phép vận chuyển VLN biết và xin thay giấy phép
mới phù hợp với phương tiện vận chuyển thay thế.
- Việc bốc dỡ VLN ở ga, bến phải đảm bảo những khoảng cách an
toànnhất định, tùy thuộc loại phương tiện vận chuyển và phải tuân theo những
quy định riêng.
- Ôtô dùng chuyên chở VLN cần đáp ứng những yêu cầu chính sau đây:
+Khung mui thùng, bệ chắc chắn, thùng xe có cửa khóa.
+Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC (gồm bình CO2, xẻng, dụng cụ
chống lầy, chống trượt)
+Có bộ phận giảm âm, trang bị bộ phận dập tắt tia lửa.
+Thùng xe sạch và khong có khe hở.
+Thiết bị điện và hệ thống phanh hoạt động tốt.
+Trên thing xe phải có dấu hiệu nhận biết đặc biệt.
+Throng điều kiện thành phố và tụ điểm dân cư chỉ cho phép chuyên chở
VLN trong những ô kín.
22


+Trong một ôtô không được chở VLN cùng với những hàng hóa khác.
Khi chở phương tiện nổ đến vị trí nổ mìn hoặc từ kho chính đến kho tiêu
thụ thì kíp nổ phải chứa trong hòm kín đặc biệt, các phía được lát bằng phớt,
cao su, tấm dẻo hoặc những vật liệu mềm khác.Hòm đựng kíp được đặt ở phần

trước của thing xe, không chở chung kíp với thuốc nổ.
1- Quy định về vận chuyển VLNCN từ kho đến nơi sử dụng:
Khi vận chuyển VLNCN phải để trong các hòm có khoá, túi kín tránh rơi.
Chất nổ và phưng tiện nổ phải để trong các hòm, túi hoặc bao bì riêng, kíp nổ
phải để trong hòm gỗ chuyên dùng và được chèn lót kỹ.
Người thợ mìn vừa là người đưa vật liệu nổ từ kho đến nơi sử dụng vừa là
người trông coi vật liệu nổ công nghiệp từ khi lĩnh vật liệu nổ đến khi đưa vào
sử dụng. Khi khoan hoàn chỉnh các lỗ khoan trên gương rút hết công nhân ra vị
trí an toàn đảm bảo không còn người nào trong khu vực nguy hiểm, đồng thời bố
trí gác theo quy định ghi trong hộ chiếu khoan nổ mìn thợ mìn mới được phép
tiến hành làm mìn mồi và nạp lỗ mìn ngay tại gương.
Khi cùng mang một lần chất nổ và phưng tiện nổ, một thợ mìn không
được mang quá 12 kg, thuốc nổ và phương tiện nổ không được để chung trong
một hòm, nếu chỉ mang thuốc nổ một thợ mìn cho phép mang không quá 20 kg.
Khi chất nổ ở dạng nguyên bao kiện của nơi sản xuất cho phép mỗi thợ
mìn mang không quá 40 kg, nhưng với đoạn đường dài không quá 300m và độ
dốc < 2%.
Khi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bằng gánh cho phép gánh đến 40
kg, nếu đường trơn, qua suối khối lượng gánh phải giảm đi 1/4 , dụng cụ gánh
phải chắc chắn.
Khi vận chuyển vào lò phải khai báo để bảo vệ cửa lò kiểm tra xác định số
lượng ghi sổ theo dõi.
Khi thưc hiên xong ca nổ thuốc nổ thừa mang trả kho qua bảo vệ cửa lò
khai báo xác định số lượng ghi sổ theo dõi.
III/- QUY ĐỊNH VỀ VIỆC BẢO QUẢN VLNCN
1/ Qui định chung
1.1- Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN): bao gồm các loại thuốc nổ và phụ
kiện gây nổ (kíp nổ, ngòi nổ, mồi nổ, dây cháy chậm, dây nổ...) dùng trong sản
xuất công nghiệp và các mục đích dân dụng khác.
1.2- Tất cả các đơn vị được phép sử dụng VLNCN hàng năm phải lập kế

hoạch sử dụng VLNCN gửi về Sở Công Thương tổng hợp trước ngày 15 tháng
12 của năm trước.
1.3- Việc bảo quản vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) phải bảo đảm
chống mất cắp, giữ được chất lượng, nhập vào xuất ra thuận tiện, nhanh chóng.
23


Chỉ bảo quản VLNCN trong các kho đã được các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép và được chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn
Việt Nam 4586-1997.
1.4- Đối với doanh nghiệp sử dụng và cung ứng VLNCN:
+ Các doanh nghiệp được phép sử dụng VLNCN chỉ được mua ở các
doanh nghiệp kinh doanh cung ứng VLNCN. Trường hợp sử dụng không hết
hoặc không sử dụng thì bán lại cho đơn vị cung ứng ban đầu, không được bán lại
cho bất cứ đối tượng nào khác.
+ Việc mua bán phải ký kết và thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của
pháp luật. Các doanh nghiệp mua VLNCN phải cung cấp bản sao hợp đồng mua
bán và thanh lý cho Sở Công Thương và Công an Tỉnh để kiểm tra, giám sát.
+ Doanh nghiệp cung ứng VLNCN chỉ được phép bán VLNCN cho các
doanh nghiệp, tổ chức được phép sử dụng VLNCN. Nghiêm cấm các doanh
nghiệp, tổ chức mua VLNCN về để nhượng bán lại.
+ Khi vận chuyển VLNCN phải có giấy phép vận chuyển của cơ quan
công an có thẩm quyền, phiếu xuất kho và giấy phép vận chuyển lô hàng.
+ Việc thống kê, xuất nhập VLNCN phải đảm bảo đúng các qui định hiện
hành.
2/ Qui định về kho VLNCN
- Kho VLNCN là nơi bảo quản VLNCN. Kho có thể gồm một hoặc nhiều
kho chứa, một số công trình phụ trợ bố trí xung quanh ranh giới kho được quy
định tại TCVN 4586-1997.
- Các kho VLNCN phải được xây dựng theo đúng thiết kế đã được phê

duyệt, đúng thủ tục hiện hành và được sự thỏa thuận của các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền.
- Kho VLNCN phải được bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng bảo vệ
chuyên nghiệp có vũ trang, canh gác suốt ngày đêm.
3/ Bảo quản VLNCN tại nơi nổ mìn khi chưa tiến hành nổ mìn
- Từ khi đưa VLNCN đến nơi sẽ tiến hành nổ, VLNCN phải được bảo
quản, canh gác, bảo vệ cho đến lúc nạp. Người bảo vệ phải là thợ mìn hoặc công
nhân đã được huấn luyện.
- Nếu khối lượng cần bảo quản để sử dụng cho nhu cầu một ngày đêm thì
phải để ngoài vùng nguy hiểm. Trường hợp này cho phép chứa VLNCN ở trong
hầm thiên nhiên hoặc nhân tạo, trong xe ô tô, xe thô sơ, toa xe hoặc xà lan. Nơi
chứa cố định hoặc di động kể trên phải cách xa khu dân cư hoặc các công trình
công nghiệp một khoảng cách an toàn theo qui định tại TCVN 4586 -1997.
- Nếu khối lượng cần bảo quản để sử dụng cho 1 ca làm việc thì cho phép
để trong giới hạn của vùng nguy hiểm nhưng phải canh gác bảo vệ và không
24


×