Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Chiến lược phát triển của công ty cổ phần nước khoáng vĩnh hảo giai đoạn 2014 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.57 KB, 66 trang )

MỤC LỤC

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Nước khoáng là thức uống rất tốt cho sức khỏe của ngưởi sử dụng. Được lấy từ
những nguồn nước ngầm quý hiếm trong tự nhiên, nước khoáng có những thành phần
khoáng chất giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.Vì vậy thị trường nước khoáng đang có lợi thế
khi con người đang dần nâng cao đời sống vật chất, quan tâm đến sức khỏe và có xu
hướng quay trở về với thiên nhiên.Hiện nay, thị trường nước khoáng đang rất sôi động ,
các loại sản phẩm được tung ra để đáp ứng nhu cầu khách hàng với sản phẩm đứng đầu
là Lavie của Nestle, tiếp sau đó là vital và các hãng nước khoáng khác. Bên cạnh đó còn
có thị trường nước tinh khiết với Aquafina, Sapuwa và Joy.Tuy các mặt hàng nước
khoáng của Việt Nam đã ra đời rất nhiều, đã tồn tại trong thời gian dài nhưng vẫn chưa
đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, vệ sinh của sản phẩm. Còn một số mặt hàng rất tốt
nhưng giá thành lại cao và chưa chọn được thị trường cũng như khách hàng mục tiêu,
mất đi cơ hội tăng thị phần trong thị trường. Có mặt trong thị trường từ năm 1928, công
ty Vĩnh Hảo đến nay đã nghiên cứu và phát triển không ngừng, đưa ra nhiều loại sản
phẩm, đáp ứng nhiều dạng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Với chất lượng sản phẩm
vượt trội của mình, Vĩnh Hảo có thể tạo ra thêm nhiều sản phẩm cũng như dòng sản
phẩm mới, nâng cấp kỹ thuật công nghệ để cải thiện thêm chất lượng, mở rộng thị
trường mục tiêu, đem lại lợi ích cho người dùng và giành thêm thị phần. So với Vĩnh
Hảo những năm huy hoàng, công ty đã bỏ lỡ cơ hội trở thành mặt hàng số một trong thị
trường nước khoáng. Nhưng những năm gần đây, Vĩnh Hảo đang dần lấy lại vị thế, từng
bước lấy lại thị trường bằng những chiến lược hiệu quả của mình. Một trong số đó phải
nói đến chiến lược phát triển cấp công ty. Vì thế nên chóm chúng tôi chọn để tài “Chiến
lược phát triển của công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo giai đoạn 2014-2020”,rút ra
nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hình thức và chất lượng sản phẩm, đem


đến cho người dùng sản phẩm tốt nhất, tăng độ nhận biết và giá trị thương hiệu Vĩnh
Hảo đã tồn tại hơn 80 năm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2


- Phân tích chiến lược sản phẩm của công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo và vai trò của

chiến lược sản phẩm trong chiến lược Marketing mix.
- Đánh giá chiến lược sản phẩm của Vĩnh Hảo và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao

hiệu quả chiến lược sản phẩm của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược phát triển của công ty Cổ Phần nước khoáng Vĩnh Hảo.
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nội dung nghiên cứu:

-Phân tích thị trường nước khoáng ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Các thị hiếu của khách
hàng về sản phẩm nước khoáng.
- Vài nét về công ty cổ phần Vĩnh Hảo,chiến lược phát triển của công ty, phân tích các
yếu tố làm nên chiến lược phát triển của công ty và quản trị sản phẩm.
- Nhận xét về chiến lược sản phẩm. Từ đó đề xuất chiến lược, chủ trương, đường lối và
đưa giải pháp cụ thể đề phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng và hình thức các
sản phẩm nước khoáng hiện tại của công ty Vĩnh Hảo.
5. Phương pháp nghiên cứu

- Nguồn bên trong:
Các hoạt động xây dựng chiến lược marketing mix, báo cáo hoạt động kinh doanh của
công ty từ các năm trước (năm 2009 đến 2013). Các kết quả thu được từ việc thống kê
số liệu cũng như nghiên cứu do công ty thực hiện.

- Nguồn bên ngoài:
Giáo trình “Quản trị chiến lược”_Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM.
Các thông tin kiếm được trên các báo, tạp chí kinh tế, trang web của công ty Vĩnh Hảo,
các nhà phân phối của Vĩnh Hảo, các diễn đàn kinh tế và các nguồn tài liệu trên Internet.
- Phương pháp nghiên cứu:Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin sơ cấp, nghiên cứu tại bàn,
quan sát.
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp xử lý: tổng hợp, phân tích, so sánh, kết luận
3


CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG VĨNH HẢO:
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo:
1.1.1 Lịch sử hình thành:
- Tháng 8/1909, nguồn suối khoáng nóng của Vĩnh Hảo được phát hiện .
- Ngày 28/1/1928, Công ty Socíeté Civile D'Etudes Des Eaux Minérals De Vinh Hao
tiến hành khai thác và thương mại hóa.
- Tháng 10/1930, nước suối Vĩnh Hảo chính thức được tung ra thị trường với công suất
3000 lít/giờ với tên thương mại là Vichy - Vĩnh Hảo và chiếm lĩnh thị phần lớn nhất tại
thị trường Việt Nam lúc bấy giờ Sản phẩm Vĩnh Hảo xuất khẩu sang các nước Đông
Dương và thị trường các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada và Đài Loan .
- Năm 1995, Xí nghiệp Nước Suối Vĩnh Hảo được liên doanh thành một Công ty cổ
phần Nước khoáng Vĩnh Hảo, do Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp phép số
000965GP/TLDN–03 ngày 1 /01/1995, với 2 cổ đông chính là UBND tỉnh Bình Thuận,
Công ty Cổ Phần Tài chính Sài Gòn (nay là Ngân Hàng Việt Á).
- Công ty đăng ký là Công ty đại chúng ngày 2 tháng 1 năm 2008.
- Ngày 02/ 4/2013, Công ty đã có văn bản gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước v/v không
còn đáp ứng các điều kiện của Công ty đại chúng.

1.1.2 Quá trình phát triển:
Suốt hơn 80 năm hình thành và phát triển, dù ở thời điểm nào, thương hiệu Vĩnh
Hảo vẫn luôn có được vị trí quan trọng trong tâm trí người tiêu dùng. Để xứng đáng hơn
với niềm tin yêu này, vào tháng 4/2010 vừa qua, Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh
Hảo đã cho ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới, bao gồm cả logo và bao bì. Với
thay đổi mới từ dòng nước khoáng không gas (chai màu xanh dương) (hàm lượng
Bicarbonate thấp hơn dưới 450mg/lít, được khuyên dùng uống hàng ngày để giải khát,
tốt cho hệ tiêu hóa và bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể): người tiêu dùng sẽ cảm
nhận được một kiểu dáng chai với phong cách trẻ trung, mạnh mẽ và đặc biệt là rất thoải
4


mái khi cầm. Còn với dòng nước khoáng có gas tự nhiên (chai màu xanh lá cây) (hàm
lượng Bicarbonate (HC03-) cao, khoảng 2500mg/lít, với tổng lượng khoáng hòa tan tự
nhiên nhiều hơn nước khoáng không gas, có thể dùng để hỗ trợ ăn uống chóng tiêu hơn
(thường được dùng với chanh đường), đồng thời có thêm nhiều tác dụng khác để hỗ trợ
hồi phục từ các bệnh thường gặp): nhãn mác mới tạo cảm giác tươi mát, mới mẻ và bắt
mắt. Kỹ thuật đóng nhãn mác cũng được chú trọng để mang đến một sản phẩm vượt trội
về kiểu dáng lẫn chất lượng.
Với định hướng phát triển mới, Ban lãnh đạo cùng toàn thể Cán bộ Công nhân
viên Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo đang nỗ lực không ngừng để khẳng định
lại vị thế tiên phong của thương hiệu Việt vốn đã được người tiêu dùng tin tưởng yêu
mến suốt hơn 80 năm qua. Song hành với việc tái cơ cấu lại bộ máy hoạt động, Vĩnh
Hảo còn mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, nhập khẩu dây chuyền sản xuất tự động
và tiên tiến nhất từ Mỹ, Ba Lan nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Các tiêu chí “An toàn vệ sinh và chất lượng” luôn là mối quan tâm hàng đầu của Vĩnh
Hảo. Để sản phẩm đến với người tiêu dùng có chất lượng tốt nhất, Công ty đã đi đầu
trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Nước khoáng
Vĩnh Hảo đã được đăng ký chất lượng sản phẩm với cơ quan Quản lý Dược phẩm và
Lương thực Hoa Kỳ (FDA), và đã được công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng

xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Năm 2000, Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo là đơn vị
nước khoáng đầu tiên xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9002:1994. Từ đó đến nay Công ty tiếp tục cải tiến và duy trì qua các phiên
bản ISO 9001:2000. Đến đầu năm 2008 được tiếp tục cấp chứng nhận theo phiên bản
mới ISO 22000:2005, đây là phiên bản tích hợp giữa ISO 9001:2000, GMP, HCCAP
nhằm đem đến những sản phẩm có chất lượng tốt nhất và ổn định cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, Vĩnh Hảo cũng đã và đang tập trung phát triển tối đa hệ thống phân phối theo
chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước phủ rộng các sản phẩm trên toàn quốc theo mật độ
cao nhất.
Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Vĩnh Hảo luôn tuân thủ và
cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất. Hệ thống
5


xử lý nước thải đầu tư hàng tỷ đồng để phục vụ cho quá trình sản xuất, các quy định về
an toàn lao động, quy định về môi trường khác đều được tuân thủ chấp hành triệt để.
Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trong những năm qua Vĩnh Hảo
không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Minh chứng cho điều đó là các Giải
thưởng, Cúp, Bằng khen ,.... mà Vĩnh Hảo đã được trao tặng như: Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao; Sao Vàng Đất Việt; Top 500 Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam; Top 100
Thương hiệu Mạnh; Cúp chìa khoá vàng, Cúp vàng Topten chất lượng hội nhập WTO,
Thương hiệu an toàn vệ sinh thực phẩm, danh hiệu Doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất
lượng, Cúp vàng Topten sản phẩm Thương hiệu Việt uy tín chất lượng, Cúp vàng thương
hiệu Việt uy tín chất lượng ngành rượu bia - nước giải khát, và nhiều thành tích xuất sắc
trong việc phát triển sản phẩm, thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế, và gần đây nhất
là được 3 đối tượng hộ gia đình, người tiêu dùng cá nhân và hệ thống phân phối bình
chọn trong số 204 sản phẩm Việt Nam tốt nhất trên tất cả các ngành hàng. Điều này
thêm phần khẳng định vị trí Vĩnh Hảo trên thị trường cũng như trong tâm trí người tiêu
dùng.
 Để xứng đáng là Niềm từ hào của nước khoáng Việt Nam, Vĩnh Hảo luôn nhận thức

rằng phải cố gắng hơn nữa để đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn các yêu cầu của người tiêu
dùng, khẳng định vị trí thương hiệu “Là nước khoáng đầu tiên của Việt Nam” trên thị
trường trong nước và hướng đến thị trường quốc tế.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần nước khoáng Vĩnh Hảo:

Công ty Cổ Phần Nước hoáng Vĩnh Hảo được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8
thông qua vào ngày 29/11/2005. Các hoạt động của Vĩnh Hảo tuân thủ Luật Doanh
nghiệp và Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua Cơ cấu tổ chức của
Công ty hiện tại bao gồm 01 trụ sở chính đặt tại 34 Hải Thượng Lãn Ông – Khu Phố 2 –
Phường Phú Tài – Thành Phố Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận và 07 đơn vị trực thuộc.
a. Địa điểm kinh doanh Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo:

- Nhà máy sản xuất nước khoáng tại xã Vĩnh Hảo, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận:
6


• Địa chỉ: hôn Vĩnh Sơn, X Vĩnh Hảo, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận.
b. Chi nhánh Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo tại tỉnh Bình Dương:
• Nhà máy sản xuất đặt tại địa chỉ: Ấp Hoá Nhựt, Xã Tân Vĩnh Hiệp , Huyện Tân Uyên,

Tỉnh Bình Dương
• Trung tâm phân phối đặt tại địa chỉ: Số 20 Đại lộ thống Nhất, khu Công nghiệp Sóng thần

2, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
c. Chi nhánh Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo tại Hưng Yên:
• Địa chỉ: Km 24 + 30, Quốc lộ 5, Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên
d. Chi nhánh Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Vĩnh Hảo tại Đà Nẵng:
• Địa chỉ: Đường số 3, khu Công nghiệp Hòa Khánh, phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên


Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
e. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại số 184 đường Hoàng Hoa Thám,

phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh:
• Địa chỉ: 184 đường Hoàng Hoa hám, phường 12, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
f. Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Lầu 5F, cao ốc Master, 41-43 Trần

Cao Vân, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh:
• Địa chỉ: Lầu 5F, cao ốc Master, 1- 3 Trần Cao Vân, phường 6, quận 3, Hồ Chí Minh.

Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng Cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng Cổ đông có quyền bầu, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát Đại hội đồng Cổ đông có quyền xem
xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty
và cổ đông Công ty, quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty và thông qua định
hướng phát triển của Công ty.
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi
của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông Hội đồng
Quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng Giám đốc và những người quản lý khác
7


trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị do Pháp luật và Điều lệ Công
ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông quy định.
Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát bao gồm 3 thành viên, là cơ quan do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, có
nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng Quản trị,

hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng Giám đốc; trong ghi chép sổ kế toán và báo
cáo tài chính.
Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
Ban Tổng Giám Đốc:
Ban Tổng Giám đốc Công ty bao gồm 1 Tổng Giám đốc và 2 Phó Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc được Hội đồng quản trị ủy quyền, là người đại diện theo pháp luật của
Công ty, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước
HĐQ về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp , tư vấn góp ý cho Tổng Giám đốc đưa ra các
quyết định chiến lược cho Công ty.
Các phòng ban chức năng:
Các phòng ban chức năng hỗ trợ cho Ban Giám đốc thực hiện các kế hoạch sản xuất
kinh doanh của Công ty được vận hành hiệu quả.
1.3 Các sản phẩm chính của công ty:
- Mặt hàng kinh doanh: Đồ uống không cồn
- Sản phẩm chính: Nước khoáng và các loại nước giải khát có ga trên nền khoáng bao
gồm Nước khoáng có gas, nước khoáng không gas, nước khoáng ngọt.

8


a. Nước khoáng có gas:

Nước khoáng có ga Vĩnh Hảo: là sản phẩm duy nhất vinh dự được trao giải thưởng
Món Ngon Việt Nam năm 2010. Sản phẩm rất thích hợp với những người chơi thể thao
do bù đắp lượng muối khoáng mất đi thông qua việc đổ mồ hôi trong quá trình vận
động. Ngoài công dụng giải khát và bổ sung khoáng chất cho cơ thể, nước khoáng có
gas Vĩnh Hảo còn đem đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, làn da tươi sáng và tràn đầy
sức sống mỗi ngày.
Nước khoáng có gas Vĩnh Hảo có thể uống ngay, uống ngon hơn khi ướp lạnh. Sản

phẩm rất thích hợp sử dụng trong các buổi tiệc, quán ăn, cho người chơi thể thao, du
lịch, dùng kèm với rượu để góp phần giã rượu.
Đặc biệt có thể pha với chanh đường: các khoáng chất hòa tan có trong nước như Ca,
Na, Mg, K, .... làm chất điện giải, kết hợp với sinh tố C từ chanh tươi cho bạn một loại
nước giải khát, giải nhiệt ngon miệng rất hữu hiệu và bổ dưỡng trong mùa nắng nóng.
Được khai thác và đóng chai ngay tại nguồn, môi trường trong lành vì cách xa khu
dân cư, được bơm lên từ độ sâu hơn 30 mét với dây chuyền sản xuất khép kín công nghệ
cao nhập từ Châu Âu (Bỉ) mà không qua bất kỳ công đoạn xử lý bằng hóa chất nào, do
đó nước khoáng có gas Vĩnh Hảo vẫn luôn giữ được nguyên vẹn hàm lượng khoáng và
duy trì tính thiên nhiên, tinh khiết cao nhất.
9


Nước khoáng có gas Vĩnh Hảo hiện nay có 2 loại: Loại chai nhựa PET dung tích
500ml, rất tiện dụng, vỏ chai được làm bằng chất liệu nhựa dày để đảm bảo hàm lượng
khoáng chất và gas trong sản phẩm luôn được duy trì ở mức cam kết với khách hàng trên
nhãn chai và loại chai thủy tinh dung tích 450ml.

b. Nước khoáng không gas:

Nước khoáng không ga Vĩnh Hảo: là sản phẩm thông dụng, thích hợp sử dụng hằng
ngày, vì có hàm lượng khoáng nhẹ, dễ uống và có hậu vị thanh ngọt . Ngoài việc giải
khát, nước khoáng không gas Vĩnh Hảo còn giúp cung cấp các khoáng chất cần thiết có
lợi cho sức khỏe mà trong các khẩu phần ăn hằng ngày của chúng ta chưa cung cấp đủ.
Với hàm lượng khoáng nhẹ, kiểu dáng chai thanh thoát, mang vẻ trẻ trung và đặc biệt
dễ cầm, nước khoáng không gas Vĩnh Hảo còn mang đến sự tiện dụng cho người dùng
khi có thể uống tại bất kì thời điểm và không gian nào mà không tốn quá nhiều thời gian.
Sản phẩm thích hợp sử dụng hằng ngày, dùng trong cơ quan, văn phòng, hộ gia đình,
hoặc trong các buổi tiệc, hội họp,... đặc biệt rất tiện dụng khi đi du lịch.
Sản phẩm được đóng trong chai nhựa PET với nhiều dung tích khác nhau (350ml,

500ml, 1.5 lít, 5 lít) và bình 20 lít, phù hợp với mọi nhu cầu và sở thích của người tiêu
dùng.
Sản phẩm 350ml: Tiện dụng, với dung tích nhỏ, tiện lợi, dễ mang theo khi đi học, đi
làm hằng ngày, đặc biệt chuyên dùng cho các buổi hội họp, tiếp khách trong văn phòng.
10


Sản phẩm 500ml: là sản phẩm thông dụng nhất, dễ cầm, tiện lơi để bổ sung một phần
lượng nước và khoáng chất cần thiết khi đi du lịch, công tác, khi di chuyển ngoài đường.
Sản phẩm 1,5 lít: sản phẩm với dung tích lớn, tiết kiệm, phù hợp đi picnic, du lịch,....
Sản phẩm 5 lít: sản phẩm với dung tích lớn chứa nhiều nước, có thể dùng cho các
buổi cắm trại, chơi thể thao hoặc dùng trong gia đình để uống hoặc nấu ăn,...

c. Nước khoáng ngọt:

Được sản xuất trên nền nước khoáng thiên nhiên Vĩnh Hảo (đã được giảm nhẹ lượng
khoáng), sản phẩm nước ngọt Chanh - Lemona (Khoáng Chanh) của Vĩnh Hảo là loại
nước giải khát có vị ngon rất đặc trưng và khác biệt vì chứa các khoáng chất từ thiên
nhiên. Thưởng thức một chai nước ngọt Chanh - Lemona (Khoáng Chanh) của Vĩnh Hảo
vừa đem lại cho bạn cảm giác đã khát và một hương vị không lẫn vào đâu được so với
các sản phẩm cùng loại trên thị trường, vừa đáp ứng nhu cầu bổ sung khoáng chất của cơ
thể. Đây chính là lý do sản phẩm Lemona ngày càng được người tiêu dùng yêu mến và
ưa chuộng.
Sản phẩm được áp dụng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000:2005
và phân phối tại các đại lý, hệ thống siêu thị trên toàn quốc.
11


Sản phẩm uống ngon hơn khi ướp lạnh, tạo cảm giác sảng khoái khi thưởng thức.
Hiện nay, nước ngọt Chanh - Lemona (Khoáng Chanh) của Vĩnh Hảo có 2 loại: chai

PET nhựa dung tích 500ml và chai thủy tinh dung tích 450ml.

1.3 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2013:
a. Sản lượng sản phẩm, giá trị dịch vụ năm 2013:
Kết quả về sản lượng tiêu thụ 2013
Diễn giải
Sản lượng sản
xuất
Sản lượng
tiêu thụ

Năm 2012
(1000 lít )

Năm 2013
(1000 lít )

Tăng, giảm
Giá trị

Tỷ lệ

129400

137400

8000

6%


123400

133400

10000

8%

Cơ cấu doanh thu thuần về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
ĐVT: Triệu đồng
STT

Doanh thu thuần

Năm 2012
Số tiền
Tỷ trọng
12

Năm 2013
Số tiền
Tỷ trọng


(%)
1
2

Bán hàng hóa, sản phẩm
và cung cấp dịch vụ

Khác
Tổng cộng

(%)

443.604

100%

452.620

100%

2.195
445.799

0%
100%

2.627
455.247

0%
100%

Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2013(*)
(*) Báo cáo tài chính năm 2013 của Công ty Vĩnh Hảo là báo cáo tài chính hợp nhất,
gồm báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Nước khoáng Vĩnh Hảo và công ty con
Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ và Sản Xuất KrôngPha


(“ Krông Pha”). Vào

ngày 30/12/2013, Công ty Cổ Phần Nước hoáng Vĩnh Hảo đã hoàn tất việc mua 99 99%
cổ phần của KrôngPha với tổng số tiền 7 590 triệu đồng Việc mua lại này dẫn đến Công
ty Vĩnh Hảo có 99,99% lợi ích kinh tế trực tiếp trong Kronfa tại ngày 31 tháng 12 năm
2013.
Cơ cấu lợi nhuận gộp của công ty
STT

Lợi nhuận gộp

Năm 2012
Tỷ trọng
Số tiền
(%)

Năm 2013
Tỷ
Số tiền
trọng

Bán hàng hóa, sản
1

phẩm và cung cấp

158.110

100%


163.140

99%

2

dịch vụ
Khác
Tổng cộng

782
158.892

0%
100%

1.003
164.143

1%
100%

Nguồn: BCTC kiểm toán 2013
b. Báo cáo tình hình đầu tư, hiệu quả đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh chính năm 2013 đạt 452.620 triệu đồng ghi
nhận tốc độ tăng trưởng 2% so với năm 2012 trong năm vừa qua, Vĩnh Hảo đồng thời
tập trung vận hành nguồn lực nhằm xây dựng nền tảng kinh doanh hiệu quả, thông qua
đó Vĩnh Hảo đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, mở rộng kênh phân phối và phát triển
thương hiệu. Vĩnh Hảo từng bước thực thi chiến lược mô hình kinh doanh qui mô lớn
nhằm khai thác thị trường hàng tiêu dùng tiềm năng Việt Nam. Sản lượng tiêu thụ năm

13


2013 đạt 133,4 triệu lít, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ đạt tăng
trưởng sản xuất, Vĩnh Hảo luôn đặt trong tâm tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đảm
bảo chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm trong mỗi sản phẩm đến tay
người tiêu dùng.
Đối với mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi là sản xuất nước suối khoáng đóng chai,
Công ty duy trì cơ cấu chi phí hợ lý theo đặc thù của ngành nghề với tổng tỷ lệ chi phí
trong năm 2013 chiếm 96,18%/doanh thu, là tỷ trọng tăng nhanh (0,75%) so với năm
2012. Trong khi tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệ được
kiểm soát tốt với tỷ trọng chi phí góp phần giảm lần lượt là 0,4% và 0,6%/doanh thu so
với năm trước thì chi phí bán hàng ghi nhận mức tăng tỷ trọng là 2,37%/doanh thu do
hoạt động đầu tư mở rộng mạng lưới kênh phân phối tại địa bàn miền Bắc.
Trong năm tài chính 2013, Vĩnh Hảo đã hoàn tất việc mua 99.99% cổ phần của Công
ty Krôngpha với tổng số tiền 47.590 triệu đồng Vĩnh Hảo sở hữu 99,99% lợi ích vốn chủ
sở hữu tại Krôngpha vào ngày 31/12/2013. Việc mua lại cổ phiếu này đã phát sinh doanh
thu tài chính khoản bất lợi thế thương mại âm là 213.962 triệu đồng. Kết quả kinh doanh
hợp nhất 2013 đạt lợi nhuận sau thuế là 222.933 triệu đồng và lãi cơ bản trên cổ phiếu
đạt 27.523 đồng/cổ phiếu.
c.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các
năm qua:
Khó khăn:
- Trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn ở mức thấp hơn kỳ vọng mức tăng
trưởng của nền kinh tế đang phát triển và thị trường tiêu dùng tiềm năng như Việt Nam.
Doanh số bán lẻ giảm thấ nhất trong năm qua, doanh nghiệ đối mặt nhiều trở ngại trong
việc tiếp cận nguồn vốn chi phí hợp lý để phục vụ sản xuất kinh doanh mở rộng.
- Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai nhỏ lẻ tại thị trường các
tỉnh, thànhp hố với công nghệ sản xuất đơn giản, đã bày bán trên thị trường các mặt
hàng nước đóng chai giá rẻ, kém chất lượng. Nạn hàng nhái, hàng giả xuất hiện ngày

càng tinh vi đã làm rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến những nhà sản xuất có thương
hiệu uy tín.
14


- Việc tăng giá của các loại vật tư, nguyên liệu, dịch vụ như: giá điện, giá nước, giá than,
bao bì, dịch vụ vận chuyển làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu chi phí trong thời gian
qua.
Thuận lợi:
- Thương hiệu và uy tín của nhãn hàng Vĩnh Hảo với chất lượng và đảm bảo an toàn vệ
sinh thực hẩm đã được khẳng định trong 80 năm qua, ngày càng được người tiêu dùng
tin dùng.
- Hệ thống phân phối của công ty rộng khắp cả nước là những nhà phân phối gắn bó lâu
năm, phân phối hàng ổn định và trở thành kênh phân phối quen thuộc của người tiêu
dùng địa phương.
- Nội bộ luôn đoàn kết thống nhất, phấn đấu vượt qua thách thức và hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG VĨNH HẢO
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô:
2.1.1 Các yếu tố về kinh tế:
2.1.1.1 Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội- GDP
Theo công bố của Tổng cục Thống kê,

Năm 2013 kết thúc với tăng

trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng
trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của
năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.


15


Hình : Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2013
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2013, đây là năm có CPI tăng thấp nhất trong 10 năm trở
lại đây khi cả năm chỉ tăng 6,04% so năm 2012. Trong năm 2013, tháng có CPI tăng
cao nhất là tháng 2/2013, tăng 1,37% so tháng trước, tháng có mức tăng thấp nhất là
tháng 3, âm 0,19% so tháng 2.

Hình : Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2013
Nguồn: Tổng cục Thống kê/BizLIVE
2.1.1.2 Xu huớng phát triển theo cơ cấu:
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước. Khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của 2012. Khu vực dịch
vụ tăng 6,56% cao hơn mức tăng 5,95 của năm 2012.

16


Về cơ cấu quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực dịch vụ chiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất,
tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm và khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm có xu hướng giảm dần.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
Nguồn: Niên giám thống kê qua các thời kỳ. Số liệu 2012 theo Báo cáo đánh giá bổ
sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2012 và tình hình triển khai kế
hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2013 của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội
Khoá XIII (tháng 5/2013)
2.1.1.3 Cán cân thanh toán quốc tế:

Về xuất nhập khẩu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 132,2 tỷ USD,
tăng 15,4% so với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ
USD, tăng 15,4% so với năm trước. Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu hơn 0,9 tỷ
USD, sau khi đã xuất siêu 780 triệu USD vào 2012.
Điểm quan trọng trong xuất nhập khẩu năm 2013 là việc xuất siêu của Việt Nam
chủ yếu còn phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Cụ thể, trong khi khu vực
kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu
gần 14 tỷ USD.

17


Nguồn: Tổng cục Thống kê/Tổng cục Hải quan
2.1.1.4 Lãi suất và xu huớng lãi suất:
Năm 2012 được đánh giá là một trong những năm khó khăn nhất đối với nền kinh tế
việt nam với nhiều vấn đề về kinh tế vĩ mô dần dần hiện rõ. Nền kinh tế toàn cầu vẫn
đang tiếp tục xu hướng thoái nợ, và xu hướng này dự kiến sẽ kéo dài trong những năm
tới. Trên thế giới, sự phục hồi chậm của nền kinh tế Mỹ cùng với cuộc khủng hoảng
Châu Âu xảy ra đã đồng thời kìm hãm sự phát triển của các thị trường kinh tế mới nổi,
trong đó có Việt Nam. Trong nước, tổng cầu của thị trường thấp, nhiều doanh nghiệp
tuyên bố phá sản, nợ xấu trong ngành ngân hàng gia tăng, thị trường bất động sản đóng
băng, thị trường chứng khoán ảm đạm, do đó Thủ tướng Chính phủ vừa mới phê duyệt
Kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn 2013 - 2020 với cam kết ổn định giá cả
thị trường. Ở việt nam, tỷ lệ tín dụng trên GDP giảm từ 121% năm 2010 xuống còn
101% trong năm 2012. Tiến trình thoái nợ này vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong những năm
tới, giữ mức tăng trưởng ở khoảng 5%.
Hầu hết các tổ chức tín dụng niêm yết lãi suất huy động thấp hơn trần lãi suất quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất huy động có chiều hướng giảm từ 0,5% 1,5%/năm, dẫn đến lãi suất huy động có kỳ hạn 12 tháng trở xuống phổ biến từ 6% 7,5%/năm và từ 12 tháng trở lên phổ biến từ 9% - 10,5%/năm. Mức lãi suất cho vay
ngắn hạn của ngân hàng thương mại nhà nước là từ 9% - 12% (giảm 2% - 3% so đầu
năm), ngân hàng thương mại cổ phần là 10% - 14%/năm (giảm 4% - 5% so đầu năm).

Chính vì lãi suất tăng cao như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty
18


2.1.1.5 Việt Nam ảnh hưởng từ hiệp định TPP:
Việc tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương sẽ
tạo cho ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam có nhiều cơ hội mới như: Gia tăng xuất
khẩu do các nước TPP xóa bỏ thuế quan theo cam kết, được áp dụng cơ chế tự chứng
nhận xuất xứ, cơ hội thu hút đầu tư từ phía các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các nước TPP
khác vào ngành đồ uống Việt Nam, DN Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu.
Tuy nhiên, TPP cũng mang đến nhiều thách thức khi ngành đồ uống phải đón nhận
sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Việc giảm thuế nhập khẩu từ 30% đối với
nước giải khát có gas xuống 0% đã đưa ngành nước giải khát Việt Nam vào cuộc cạnh
tranh khốc liệt. Tâm lí ưa thích sử dụng sản phẩm ngoại của một bộ phân người tiêu
dùng Việt Nam sẽ làm giảm thị phần của các doanh nghiệp thuần nội địa.
2.1.2 Các yếu tố chính trị, chính sách và pháp luật:
Ở Việt Nam môi trường chính trị tương đối ổn định, do đó có là cơ hội tốt cho các
ngành kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển. Thể chế chính trị ổn định,
đường lối chính trị mở rộng giúp các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có điều kiện thuận
lợi trong việc phát triển các mối quan hệ sản xuất kinh doanh với bên ngoài.
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự kiểm soát của nhà
nước. Vì vậy, giảm bớt được những rủi ro có thể xảy ra về mặt tài chính. Việc kiểm soát
và điều chỉnh tỷ giá tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh trong nước. Tuy nhiên,
cơ sở hạ tầng của ta còn thấp kém, hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không hiệu quả dẫn đến
tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng.
Sự thay đổi luật về bằng sáng chế, luật chống độc quyền, tỷ lệ thuế, và các nhóm
gây sức ép ngoài hành lang có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các công ty. Sự lệ thuộc lẫn
nhau mỗi lúc một tăng lên trên phạm vi toàn quốc giữa các nền kinh tế, thị trường, chính
phủ và các tổ chức đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét đến ảnh hưởng có thể có của các

biến số chính trị đối với việc soạn thảo và thực hiện chiến lược cạnh tranh. Doanh
nghiệp cần quan tâm một số vấn đề:
19










Các quy định về thành lập công ty
Các luật lệ quyền sở hữu, chống độc quyền
Những đạo luật về bảo vệ môi trường
Những đạo luật về thuế
Các chế độ đãi ngộ đặc biệt
Những luật lệ về thuê mướn lao động
Những luật lệ kí kết với các tổ chức nước ngoài
2.1.3. Các yếu tố tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên, cảng biển,…Yếu tố
tự nhiên là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế. Đồng thời điều kiện tự






nhiên cũng tạo nên thế mạnh. Do đó khi xây dựng chiến lược cần quan tâm:

Các loại tài nguyên
Các vấn đề ô nhiễm môi trường
Sự thiếu hụt năng lượng
Sự tiêu phí đến tài nguyên thiên nhiên
Đối với nước khoáng Vĩnh Hảo nguyên liệu chủ yếu là nguồn nước khoáng tự nhiên.
2.1.4 Môi trường xã hội:
Các yếu tố xã hội và văn hóa có ảnh hưởng quan trọng đến hầu như tất cả các sản
phẩm, dịch vụ, thị trường và người tiêu thụ. Các tổ chức lớn nhỏ hay lớn, hoạt động vì
lợi nhuận hay phi lợi nhuận trong mọi ngành đang bị thách đố bởi những cơ hội và đe
dọa của các biến số văn hóa, xã hội. Những yếu tố này thường thay đổi hoặc tiến triển
chậm chạp làm cho chúng khó nhận ra như:
Tỉ lệ tăng dân số
Phong cách sống, làm việc, tôn giáo
Phân phối thu nhập
Kết cấu dân số
Cơ cấu dân số trẻ
Việt Nam là một đất nước có cơ cấu dân số trẻ. Số người trong độ tuổi 15-40 đạt gần 42%






-

vào năm 2013, là độ tuổi được Euromonitor đánh giá là có nhu cầu lớn nhất về nước giải
khát không cồn tại Việt Nam trong đó có ngành nước khoáng

20



Nguồn: IMF
2.1.5 Môi trường công nghệ:
Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào lại không phụ thuộc vào cơ sở công
nghệ ngày càng hiện tại, nó cho thấy những cơ hội và đe dọa mà doanh nghiệp đang phải
đối mặt. Sự tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị
trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, người cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất,
thực hiện và kiểm tra và đặc biệt là tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiến bộ
kỹ thuật có thể tạo ra thị trường mới, sản phẩm mới và thay đổi vị trí giá cả cạnh tranh
có quan hệ trong một ngành, và khiến cho các sản phẩm, dịch vụ trở nên lỗi thời. Sự tiến
bộ có thể làm thay đổi hàng rào gia nhập cũng như rút lui của doanh nghiệp do tạo ra
những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện tại. Trong công nghệ kỹ
thuật cao, sự nhận dạng và đánh giá những cơ hội và đe dọa mang tính công nghệ trọng
yếu có thể là phần quan trọng nhất của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài trong hoạt
động quản trị chiến lược. Ngoài ra công nghệ có vai trị quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế và cạnh tranh. Để phát triển công nghệ, cần quan tâm đến một số vấn đề như:





Mô hình phát triển công nghệ
Chính sách phát triển công nghệ quốc gia
Chiến lược phát triển công nghệ
Hoạt động R&D
21


 Môi trường công nghệ
 Chuyển giao công nghệ

 Sự bảo vệ bằng phát minh sáng chế

2.2 Phân tích môi trường vi mô:
2.2.1 Phân đoạn chiến lược:
2.2.2 Phân tích môi trường vi mô:
- Bao gồm các yếu tố bên ngoài tổ chức, định hướng sự cạnh tranh, liên quan trực tiếp
đến sự hoàn thành những mục tiêu của doanh nghiệp
- Tình hình cạnh tranh một ngành phụ thuộc vào năm yếu tố cơ bản. Sức mạnh tổng hợp
này quyết định tiềm năng lợi nhuận trong ngành, trong đó tiềm năng lợi nhuận được đo
bằng lợi nhuận dài hạn trên vốn đầu tư
- Cạnh tranh trong một ngành sẽ liên tục vận động làm giảm mức lợi tức trên vốn đầu tư
đến một mức lợi tức sàn hay lợi tức kiếm trong một ngành “cạnh tranh hoàn hảo” của
các nhà kinh tế học.
- Tất cả năm yếu tố cạnh tranh này cùng quyết định cường độ cạnh tranh và mức lợi
nhuận trong ngành và yếu tố mạnh nhất sẽ đóng vai trị thống trị và trở nên quan trọng
đối với việc hoạch định chiến lược. Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E.
Porter.

22


2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh:
Doanh nghiệp nào cũng kinh doanh trong một môi trường có các đối thủ cạnh tranh khác
nhau.
- Các doanh nghiệp nước khoáng miền Trung là các công ty có sản phẩm cạnh tranh
cùng loại, đang ra sức đầu tư, giành lấy khách hàng, chia thị phần của Vĩnh Hảo tại các
tỉnh từ Bình Thuận trở ra đến Đà Nẵng. Mức độ cạnh tranh cao nhất tập trung vào nhóm
khách hàng tiêu thụ sản phẩm nước khoáng thủy tinh (loại thu đổi bao bì). Các nhãn hiệu
như Đãnh Thạnh (Khánh Hòa), Thạch Bích (Quãng Ngãi), Phú Sen (Phú Yên), Chánh
Thắng (Bình Định) đã dần chiếm được khách hàng chủ yếu nhờ chiến lược giá thấp.

Trong đó, nước khoáng Đãnh Thạnh là nhãn hiệu đe dọa trực tiếp đến Vĩnh Hảo, ngay
cả tại các thị trường mà Vĩnh Hảo có nhiều lợi thế.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông và Bình Thuận, các nhãn hiệu Lavie,
Aquafina (và gần đâu có thêm các nhãn hiệu nước uống đóng chai chủa Tribeco,
Numberone, Vinamilk…) là các đối thủ cạnh tranh với Vĩnh Hảo trong việc tiêu thụ các
23


sản phẩm đóng chai Pet. Đây là các đối thủ có thương hiệu mạnh và chiến lược kinh
doanh bài bản, có hệ thống phân phối khá hoàn chỉnh và tiềm lực tài chính mạnh. Chắc
chắn sẽ là mối đe dọa và gây nhiều khó khan cho Vĩnh Hảo.
- Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
• Lavie: là thương hiệu nước uống đóng chai đứng đầu thị trường trong nhiều năm liền với

3 yếu tố chính quyết định sự thành công là uy tín thương hiệu, các kênh phân phối phủ
khắp các tỉnh thành, hệ thống bán lẻ mở rộng và năng lực sản xuất tang. Lavie hướng
đến xu hướng tiêu dùng “Tốt cho sức khỏe và thân thiện môi trường”. La Vie còn phối
hợp với các trường học để thực hiện các chương trình “Ngày hội nước thế giới” nhằm
nâng cao hiểu biết cũng như ý thức của giáo viên và học sinh trong việc bảo vệ tài
nguyên nước. Mỗi năm, Nestle Waters tổ chức ở nhiều quốc gia nhiều chương trình huấn
luyện và sự kiện về nước và đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng.
• Vital: với dây chuyền sản xuất nước khoáng hiện đại thuộc vào bậc nhất Việt Nam, dây
chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín từ khâu khai thác nguồn nước đến khâu đóng chai
được giám sát bởi các chuyên gia có kinh nghiệm về sản xuất nước khoáng, triết nước,
xử lý, thanh lọc từ phía bạn Italy và các chuyên gia của Việt Nam. Sản phẩm nước
khoáng Vital đã đạt được tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu.
• Một số nhãn hàng nước khoáng khác như: Sanna, Khánh Hòa, Kim Bôi,…
- Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
• Aquafina: nhắm đến mục tiêu trở thành nhãn hiệu nước tinh khiết cao cấp ở thị trường


này. Đến nay, Aquafina đã thật sự trở thành một nhãn hiệu nước tinh khiết được người
tiêu dùng đánh giá cao với mức tăng trưởng bình quân 80-90%/năm. Aquafina luôn đề
cao chất lượng và chất lượng của Aquafina chính là sự tinh khiết. Sự tinh khiết của
Aquafina có thể cảm nhận bằng mắt thường. Aquafina đạt được độ tinh khiết tuyệt đối
nhờ khai thác từ nguồn nước ngầm, xử lý qua hệ thống thẩm thấu ngược và ozone, sau
đó được thanh trùng bằng tia cực tím. Tuy sản xuất tại Việt Nam nhưng Aquafina vẫn
giữ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng. Aquafina là thương hiệu không chỉ có tiếng trên
trường quốc tế mà ở Việt Nam Aquafina cũng là nhãn hiệu nước đóng chai được người
tiêu dùng tin cậy và sử dụng rộng khắp.
24


• Dasani: với thông điệp kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường, Dasani đã xây

dựng hình ảnh nhãn hiệu xanh, thân thiện với môi trường thông qua việc hướng tới ngày
môi trường thế giới. Dasani xây dựng chương trình nhắc nhở người tiêu dùng về sức
khỏe của họ, qua đó nhấn mạnh việc sử dụng nước tinh khiết đóng chai sạch và khuyến
khích sử dụng sản phẩm nước tinh khiết Dasani. Hiện nay Dasani được nhiều người tiêu
dùng ở Việt Nam biết đến và tin tưởng sử dụng và cũng được sử dụng phổ biến ở các
nhà hàng, rạp chiếu phim,…
Các nhãn hiệu nước uống đóng bình 20 lít giá rẻ đang phát triển tràn lan tại các địa
phương cũng phần nào ảnh hưởng đến doanh số, thị phần của Vĩnh Hảo.
Dưới đây là số liệu minh họa về doanh thu các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Vĩnh Hảo:

2.2.2.2 Khách hàng:
- Khách hàng là người mua hàng của doanh nghiệp vì vậy phải biết khách hàng cần gì ở
doanh nghiệp để phục vụ họ.
- Có các dạng khách hàng khác nhau và ứng xử hay hành vi mua hàng của họ cũng khác
nhau
- Ý muốn và thị hiếu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian và

cả không gian, vì vậy doanh nghiệp cần phải dự báo được những nhân tố dẫn đến sự
thay đổi đó để kịp thời phục vụ cho khách hàng.
25


×