Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOC BÀI Ở NHÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.57 KB, 7 trang )

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ
MÔN NGỮ VĂN 9
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
Dạy Văn luôn là mối quan tâm lớn, thu hút sự chú ý, trăn trở của thầy và trò
ở các bậc học trong nhà trường hiện nay.Trên thực tế có nhiều con đường,
cách tiếp cận đối với bộ môn này.Tuy nhiên mỗi phương pháp hiện có đều thể
hiện tính ưu việt riêng của nó song không có nghĩa là đáp ứng được tất thảy
yêu cầu của môn văn.
Từ nhận thức với suy nghĩ riêng của mình, tôi đề xuất một số phương pháp
hướng dẫn học sinh học bài ở nhà môn Ngữ Văn 9.
Chúng ta đều biết hiệu quả tác động của một bài văn, một tác phẩm văn
chương đối với bạn đọc không phải lúc nào cũng có thể đo lường được ngay
tức khắc. Tác động của văn chương có khi tức khắc nhưng có khi phải có
thời gian suy ngẫm, có khi càng về sau càng sâu sắc và bất ngờ nữa.Trang
sách cuối cùng của những trang văn chương kiệt xuất tuy đã gấp lại nhưng
sức âm vang lay động tâm linh mỗi người con mãi mãi dài lâu.
Người giáo viên không thể bằng lòng với những kết quả trực tiếp tức khắc
của bài văn đối với học sinh qua một vài phút đồng hồ trên lớp.Kết quả ban
đầu nhất thiết phải được đào sâu, củng cố mở rộng, nâng cao dưới nhiều hình
thức hoạt động khác nhau. Việc chuẩn bị bài ở nhà mang nặng tính chất chủ
quan cá nhân. Việc phân tích trên lớp nâng cao tính xã hội, tập thể của sự
cảm thụ.
Bước chuẩn bị bài mới ở nhà là khâu quyết định phần lớn hiệu quả giờ học
sắp tới. Học sinh có hứng thú chờ đợi giờ văn hay không, những vấn đề tác
giả đề ra trong tác phẩm đã lay động học sinh chưa. Sự chú ý của học sinh


vào quỹ đạo cần thiết của giờ văn sắp tới đã có chưa. Đó là những tiền đề tâm
lý cần thiết để học sinh bước vào giờ văn tới, mà khâu chuẩn bị ở nhà của
học sinh phải đảm đang với sự hướng dẫn chu đáo,có tính toán kĩ lưỡng của


người giáo viên vừa có kinh nghiệm về bài giảng của mình vừa ý thức được
vai trò quan trọng của học sinh trong tiến trình chiếm lĩnh khám phá.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tiễn giảng dạy, bàn thân tôi nhận thấy khâu chuẩn bị bài ở nhà của
học sinh hết sức cần thiết, nhưng thực sự chưa được giáo viên chú trọng đúng
mức.Giáo viên không hướng dẫn cụ thể cho học sinh, học sinh thiếu chú
trọng.Thường thường trong một giờ dạy, giáo viên chỉ tập trung giảng bài
mới. Mấy phút cuối cùng của của giờ học, giáo viên dặn học sinh soạn mấy
câu hỏi trong sách giáo khoa và kết quả học sinh soạn bài đến đâu giáo viên
cũng không quan tâm. Vì vậy việc chuẩn bị của học sinh ở nhà thường không
ăn khớp hoặc không liên quan đến gì mấy đến hoạt động của thầy và trò trên
lớp.
Thiết nghĩ việc chuẩn bị bài ở nhà là một bước tập dượt cho sự cảm thụ bài
trên lớp, trên cơ sở cảm thụ trực tiếp của học sinh, giáo viên sẽ khơi sâu, tạo
cảm xúc để học sinh hiểu đầy đủ hơn về nội dung bài học. Là một trong
những yếu tố giúp giờ dạy thành công.
Từ những thực tế như đã trình bày trên,để góp phần tiết dạy có hiệu quả, giúp
học sinh nắm tốt bài giảng tôi đã chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh học bài
ở nhà môn ngữ văn 9”.
II.PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN:
Cách hướng dẫn học sinh học bài ở nhà đa dạng. Có thể là hướng dẫn đọc
tìm hiểu điển cố, từ ngữ khó, suy nghĩ về một chi tiết nghệ thuật, một kiến
thức cụ thể cần thiết có liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm...Nhưng nội
dung chú yếu vẫn nhằm khơi dậy hứng thú của học sinh đối với tác phẩm và


định hướng học sinh vào những vấn đề then chốt của tác phẩm mà giáo viên
sẽ hướng dẫn học sinh đi sâu phát hiện trên lớp. câu hỏi chuẩn bị tuyệt đối
không được tùy tiện. Mỗi câu hỏi cho học sinh vừa có tác dụng khêu gợi hứng
thú, vừa hướng dẫn đi vào thế giới trung tâm cảm hứng của tác giả, vừa có tác

dụng hoạt động khám phá của giáo viên trên lớp.
1. Thời gian dành để hướng dẫn học sinh :
Bước hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài không phải là công việc làm vội vã
lấy lệ khi trống đánh hết giờ đã điểm. Là khâu quyết định hiệu quả giờ dạy
sắp tới cho nên sau mỗi tiết dạy tôi dành 3 đến 5 phút để hướng dẫn .
Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà gồm hai nội dung: cũng cố và phát triền
bài vừa học- bài cũ,chuẩn bị bài mới .
2.Hướng dẫn học bài cũ- kiến thức bài vừa học:
Hiệu quả tác động của một bài văn, một văn bản đối với học sinh không phải
lúc nào cũng tác động ngay tức khắc mà cần phải có một thời gian suy ngẫm.
Vì vậy mỗi khi dạy xong bài tôi đã cũng cố lại nội dung bài dạy và hướng dẫn
cụ thể về nhà các em cần phải nắm những gì.Việc hướng dẫn học sinh cũng
theo mức độ từ dễ đến khó.
*Chẳng hạn: Khi học xong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”
của Nguyễn Dữ.Là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán,lại khá dài nhiều tình tiết,
mà chỉ học trong hai tiết nên học sinh không thể chiếm lĩnh hết nội dung tác
phẩm. Sau khi kết thúc bài giảng tôi đã hướng dẫn học sinh về nhà nắm
những kiến thức sau:
- Học thuộc tác giả và hiểu thế nào là truyền kì mạn lục.
- Tóm tắt tác phẩm khoảng 7- 10 câu nhưng phải nắm được những sự việc
chính.
- Khi phân tích trên lớp tôi đã cho học sinh thấy tác giả đặt nhân vật Vũ
Nương vào từng hoàn cảnh khác nhau.Từ đó yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu


từng hoàn cảnh và phân tích lời lẽ của nàng ( Cảnh cuộc sống vợ chồng khi
Trương Sinh đang ở nhà, Khi tiễn chồng đi lính, khi xa chồng, khi bị chồng
nghi oan). Tại sao học rồi mà vẫn yêu cầu học sinh về nhà phân tích lại từng
cảnh như vậy. Bởi lẽ việc làm đó giúp học sinh dễ dàng hiểu sâu về vẻ đẹp
cũng như nỗi oan khuất của Vũ Nương.

- Mục đích cuối cùng của học tác phẩm để tạo lập văn bản. Tôi yêu cầu học
sinh về nhà làm đề văn sau: Trình bày cảm nhận của en về nhân vật Vũ
Nươngtrong tác phẩm “Chuyện người con gái nam Xương” của Nguyễn
Dữ.
* Tiếp sau văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là bài: Cách dẫn trực
tiếp và cách dẫn gián tiếp.Học xong bài này tôi yêu cầu học sinh về nhà học
thuộc: Thế nào là cách dẫn trực tiếp,cách dẫn gián tiếp ?
Không những thuộc mà còn phải vận dụng tốt khi thực hành tôi đã ra nhiều
dạng bài tập khác nhau:
Ví dụ:
- Trình bày ý kiến dưới đậy theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy
là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
( Hồ Chí Minh,báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng)

- Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau đây theo cách dán
tiếp.
Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía,đựng mười hạt minh châu,sai
sứ giá Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng cũng đưa
gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:
Nhờ nói hộ với chàng Trương,nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ,xin lập
một đàn giả oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước,tôi sẽ trở về.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái nam Xương)


Sau mỗi tiết trả viết ngoài viết chữu bài trên lớp, dựa trên dàn ý đó tôi yêu
cầu học sinh về nhà viết lại thành bài văn hoàn chỉnh. Tôi làm như thế để rèn
luyện kỹ năng viết văn cho học sinh.
3. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới.
* Phần văn:Tùy vào từng dạng bài để hướng dẫn học sinh cách soạn . Tôi đã

hướng dẫn học sinh những cách như sau:
- Đọc: đọc bằng mắt,đọc bằng sự rung động của tâm hồn,đọc thuộc lòng nếu
là thơ, nắm được cốt truyện nếu là văn xuôi.
- Đọc kỹ chú thích, đặc biệt chú thích có dấu(*) nói về tác giả, thể loại và
phiên âm dịch nghĩa trong từng bài.
- Nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Trả lời câu hỏi trong phần “Đọc hiểu văn bản”.
- So sánh liên tưởng giữa tác phẩm này với tác phẩm khác.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh soạn đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.Ngoài việc yêu cầu học sinh học thuộc
lòng, tìm hiểu vị trí đoạn trích, trả lời các câu hỏi đọc - hiểu văn bản,tôi yêu
cầu học sinh so sánh vẻ đẹp và bị kịch của Thúy Kiều có điểm nào gống và
khác nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ.
* Phần Tiếng Việt:
Tiếng việt là công cụ để chúng ta viết văn, rất cần thiết cho cuộc sống của
mỗi người khi giao tiếp,vì vậy học sinh phải hết sức chú ý:
- Tích lũy vốn từ,hiểu cấu tạo của từ,các từ loại, các biện pháp tu từ cũng như
các hoạt động giao tiếp qua các bài cahs phát triển từ vựng,tổng kết từ
vựng,các phương châm hội thoại....
Ví dụ: bài Trau dồi vốn từ.


Tôi hướng dẫn học sinh về nhà đọc kỹ phần tìm hiểu bài, trả lời các câu hỏi
vào vở soạn.Từ đó tự rút ra những lỗi dùng từ khi viết bài tập làm văn để có
hướng khắc phục.
* Phần tập làm văn:
Các em thường mắc những khuyết điểm khi viết bài tập làm văn: bố cục lộn
xộn, luận điểm,luận cứ không rõ ràng,diễn đạt câu văn,đoạn văn không trôi
chảy, thiếu tính chủ động. Để học sinh làm được bài văn tốt tôi yêu cầu soạn

bài phải nắm được đặc diểm của từng thể loại, phương pháp làm từng kiểu
bài.
Ví dụ: - Bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Ngoài những câu hỏi
trong sách giáo khoa tôi yêu cầu học sinh phải nhắc lại thế nào là văn nghị
luận? Vì nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý, nên học sinh phải giải thích đạo
lý là gì?
- Bài: Luyện tập làn bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn
trích). Tôi yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích).
+ Các đề 1,2,3,4 đã cho trong sách giáo khoa - Bài luyện tập, có phải đề văn
nghị luận về tác phẩm truyện hay không? Vì sao?
+ Nêu các bước làm bài văn nghị luận ?
+ Đề bài đã cho trong phần luyện tập tôi yêu cầu học sinh làm dàn ý chi tiết ở
nhà.
Với những phương pháp đã nêu trên, tôi chủ động vận dụng trong từng tiết
dạy, bài dạy đối với từng đối tượng học sinh.Bằng phương pháp này, học sinh
chủ động hơn trong việc học tập, khả năng nắm kiến thức của các em được
nâng cao hơn và điều đáng nói học sinhh hứng thú với các giờ học trên lớp
hơn. Sau khi áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh ở nhà như đã nêu trên,


tôi so sánh kết quả học tập lớp có hướng dẫn soạn bài và lớp không hướng
dẫn học bài ở nhà, thông qua bài kiểm tra thấy kết quả như sau:
Lớp
Lớp 9A

Số học sinh

Điểm


Điểm

Điểm

Điểm

36 em

1-4
6

5->6
18

7-. 8
11

9->10
1

35 em

2

13

16

4


( Không hướng dẫn)

Lớp 9 B
( có hướng dẫn)

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Theo phương pháp tiếp nhận trong chương trình được đào tạo ở trường Đại
học đồng thời với những kiến thức tích lũy được qua các đợt chuyên đề, kiến
thức hướng dẫn trong giáo trình của Bộ giáo dục đào tạo, khi dạy mỗi giáo
viên đưa ra cho mình một phương pháp song tôi nghĩ việc chú trọng hướng
dẫn học sinh học bài ở nhà là hết sức quan trọng. Với những suy nghĩ của
mình đã nêu ra ở rên đây kính mong được sự góp ý của đồng chí,đồng nghiệp.
Hà Tĩnh, tháng 04 năm 2011



×