Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài văn bản văn học lớp 11 qua hai bộ sách ngữ văn chuẩn và nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------





ĐỖ THỊ HẢI





NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN
HỌC BÀI VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 11 QUA HAI BỘ
SÁCH NGỮ VĂN CHUẨN VÀ NÂNG CAO







L
L
U
U


N


N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


K
K
H

H
O
O
A
A


H
H


C
C


G
G
I
I
Á
Á
O
O


D
D


C

C











THÁI NGUYÊN - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------




ĐỖ THỊ HẢI




NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂU HỎI HƯỚNG DẪN
HỌC BÀI VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 11 QUA HAI BỘ
SÁCH NGỮ VĂN CHUẨN VÀ NÂNG CAO



Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN - TIẾNG VIỆT
MÃ SỐ: 60.14.10




L
L
U
U


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H



C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


K
K
H
H
O
O
A
A


H
H


C
C


G
G

I
I
Á
Á
O
O


D
D


C
C






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. PHAN TRỌNG LUẬN




THÁI NGUYÊN - 2008

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3

Lời cảm ơn

Với tấm lòng thành kính, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới G.S Phan Trọng Luận - người thầy đã tận tâm,
nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu
hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Ngữ Văn -Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và
nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, thư viện trường Đại học Sư phạm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để em hoàn thành luận văn .
Xin cảm ơn Ban giám đốc và các bạn đồng nghiệp Trung
tâm GDTX huyện Võ Nhai đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành
nhiệm vụ nghiên cứu của mình.

Thái nguyên, tháng 11 năm 2008
Tác giả


Đỗ Thị Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Phần mở đầu.....................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
6. Giả thuyết khoa học.....................................................................................4
7. Lịch sử vấn đề.............................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn.........................................................................................7
Phần 2: Nội dung.............................................................................................8
Chƣơng 1: Khảo sát hệ thống CHHDHB (phần thơ hiện đại) trong hai bộ
SGK Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11 (NXB giáo dục, 2007)................8
1. Mục đích khảo sát.......................................................................................8
2. Thống kê, phân loại....................................................................................8
2.1 Thống kê số lượng câu hỏi......................................................................8
2.2 Phân loại câu hỏi.....................................................................................9
3. Những ưu điểm và hạn chế của hệ thống câu hỏi (Phần thơ hiện đại)......13
3.1 Ưu điểm.................................................................................................14
3.1.1 Số lượng câu hỏi...............................................................................14
3.1.2 Câu hỏi sáng tạo...............................................................................14
3.1.3 Câu hỏi mang tính hệ thống ............................................................17
3.1.4 Câu hỏi có tính then chốt..................................................................19
3.1.5 Câu hỏi vừa sức................................................................................21
3.1.6 Câu hỏi khó......................................................................................21
3.2 Nhược điểm...........................................................................................22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
3.2.1 Câu hỏi còn chưa chú ý đến việc đọc diễn cảm cho học sinh..........22
3.2.2 Câu hỏi có dung lượng kiến thức lớn và khó, chưa phù hợp với thời
gian và khả năng nhận thức của học sinh.......................................................23
3.2.3 Cách đặt câu hỏi..............................................................................23
3.3 Kết luận................................................................................................25

Chƣơng 2: Tiêu chí xây dựng hệ thống CHHDHB tác phẩm văn chƣơng
trong SGK Ngữ văn......................................................................................28
1. Cơ sở lí luận cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi.....................................28
1.1 CHHDHB thể hiện tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học.................28
1.2 Thể hiện rõ chức năng định hướng của CHHDHB...............................33
1.3 Vận dụng những thành tựu của thi pháp học hiện đại vào hệ thống
CHHDHB.......................................................................................................36
1.4 Vận dụng thành tựu của ngành ngôn ngữ học hiện đại vào CHHDHB......39
1.5 Vận dụng những ưu điểm của dạy học nêu vấn đề...............................42
2. Những tiêu chí xây dựng hệ thống CHHDHB trong SGK Ngữ văn.........46
2.1 Câu hỏi phải định hướng cho học sinh khám phá giá trị nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm..................................................................................47
2.2 Câu hỏi thể hiện được đặc trưng thi pháp của tác phẩm.......................48
2.3 Câu hỏi có tính hệ thống.......................................................................50
2.4 Câu hỏi khơi gợi tình cảm, cảm xúc, tâm hồn của học sinh..................53
2.5 Câu hỏi phải chuẩn bị tâm thế cho học sinh học trên lớp......................55
2.6 Câu hỏi cần phù hợp với trình độ và thời gian thực tế của học sinh.....56
Chƣơng 3: Thể nghiệm – xây dựng câu hỏi hƣớng vào một số bài học cụ
thể...................................................................................................................58
1. Giới thuyết chung......................................................................................58
2. Xây dựng câu hỏi cho bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử...............58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
2.1 Bảng đối chiếu hệ thống câu hỏi sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao với
câu hỏi luận văn...............................................................................................58
2.2 Thuyết minh cho câu hỏi luận văn........................................................60
3. Xây dựng câu hỏi cho bài “Tôi yêu em” của Puskin.................................62
3.1 Bảng đối chiếu hệ thống câu hỏi sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao với
câu hỏi luận văn..............................................................................................62

3.2 Thuyết minh cho câu hỏi luận văn........................................................64
4. Kết luận rút ra từ câu hỏi thể nghiệm........................................................65
Phần 3: Kết luận chung.................................................................................67
Phụ lục............................................................................................................70
Tài liệu tham khảo.........................................................................................80












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Dạy học văn là một quá trình nhận thức trải qua nhiều công đoạn
khác nhau. Mỗi công đoạn có một vai trò, nhiệm vụ riêng. Trong đó, câu hỏi
hướng dẫn học bài (CHHDHB) là một công đoạn rất quan trọng, có tác dụng
quyết định chất lượng học tập, tạo tâm thế cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm,
giúp học sinh hình thành và rèn luyện một phương pháp tự tìm hiểu, tự khám
phá và cảm nhận tác phẩm văn học.
1.2 Hệ thống CHHDHB trong tác phẩm văn chương không phải là vấn
đề mới mẻ nhưng trong quan niệm cũng như trong cách vận dụng của giáo

viên phổ thông còn nhiều lúng túng. Cần phải khẳng định rằng, hệ thống câu
hỏi trong sách giáo khoa (SGK) không chỉ quan trọng đối với học sinh mà còn
giúp giáo viên xây dựng cho mình một phương án dạy tối ưu, đạt hiệu quả
cao. Giáo án của giáo viên không thể không tính đến nội dung và cách thức
xõy dựng của những câu hỏi trong SGK. Câu hỏi mà học sinh chuẩn bị ở nhà
theo SGK và câu hỏi trong giáo án của giáo viên tuy có sự khác nhau nhưng
cùng hướng đến một mục đích chung là giúp học sinh tự mình tìm hiểu tác
phẩm bằng cách tự học, tự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Vì thế chúng có liên
quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau.
Tuy vậy, nhiều giáo viên trong quá trình soạn bài và lên lớp chưa quan
tâm đúng mức tới CHHDHB trong SGK, chưa thể hiện được mối liên hệ giữa
những vấn đề mà học sinh chuẩn bị ở nhà với những vấn đề mà thầy cô phát
vấn trên lớp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học văn
trong nhà trường phổ thông.
Với đề tài này của luận văn, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ việc
thay đổi cách nhìn nhận và vận dụng câu hỏi trong SGK đối vói quá trình dạy
và học của giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
13 CHHDHB trong SGK thể hiện được rất rõ tư tưởng đổi mới hay
chưa đổi mới phương pháp. Vì vậy việc đi sâu, nghiên cứu, tìm hiểu, để nhận
định những đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học
văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là công việc cần thiết.
1.4 Đổi mới phương phỏp dạy học văn theo định hướng coi học sinh là
chủ thể sỏng tạo phải là sự thay đổi toàn diện và đồng bộ, trong đó có sự thay
đổi của hệ thống câu hỏi trong SGK. Nhưng để đi đến sự hoàn thiện của công
việc đổi mới cần phải có sự cố gắng từ nhiều phía, đặc biệt là những nhà sư
phạm và đông đảo giáo viên. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy chúng tôi chọn
nghiên cứu đề tài về hệ thống CHHDHB trước hết là để rút kinh nghiệm, trên
cơ sở đó đưa ra những đề xuất nhằm góp phần tích cực vào quá trình đổi mới

phương pháp dạy học văn.
Trên đây là những lý do để chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài '' Nghiên
cứu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài văn bản văn học lớp 11 qua hai
bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao'' cho luận văn thạc sỹ của mình. Chúng
tôi cho rằng, kết quả của việc khảo sát đánh giá, xem xét hệ thống câu hỏi
trong hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao sẽ là một yếu tố quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng dạy học văn ở nhà trường phổ thông.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống câu hỏi trong hai bộ sách Ngữ văn
chuẩn và nâng cao lớp 11.
Khảo sát đánh giá các CHHDHB phần thơ hiện đại trong hai bộ sách
Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11. (Nhà xuất bản Giáo dục- 2007). Hệ thống
câu hỏi gồm 8 bài với 33 câu hỏi trong sách Ngữ văn chuẩn và 44 câu hỏi
trong sách Ngữ văn nâng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích khoa học của luận văn là khảo sát và đánh giá hệ thống
CHHDHB phần thơ hiện đại trong hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao để
rút ra một số kinh nghiệm bổ ích cho việc xác định một quan niệm và phương
pháp đúng đắn về cách soạn CHHDHB tác phẩm văn chương ở nhà trường.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc
hoàn thiện, đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo sát và đánh giá một cách khách quan, có căn cứ CHHDHB trong
hai bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11.
Đưa ra những đề xuất có tính tiêu chí nhằm góp phần xây dựng vào quá
trình hoàn thiện của CHHDHB trong SGK từ quá trình khảo sát.
Soạn thể nghiệm câu hỏi để đề xuất hướng vào một số bài học tác phẩm

văn chương (phần thơ hiện đại) trong chương trình lớp 11.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra, thống kê, phân loại: Điều tra thực tiễn giáo viên
và học sinh để có cách nhìn nhận rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của
hệ thống CHHDHB trong SGK Ngữ văn lớp 11.
Thống kê, phân loại để khảo sát những ưu điểm, tư tưởng đổi mới cũng
như những hạn chế của hệ thống câu hỏi.
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về hệ thống câu hỏi trong dạy học
văn nói chung và CHHDHB trong SGK Ngữ văn lớp 11 nói riêng để xác định
được những căn cứ làm cơ sở lý luận ban đầu để tiếp tục nghiên cứu.
Trên cơ sở lí luận, những tiêu chí xây dựng câu hỏi đã đưa ra, kết hợp
với kinh nghiệm dạy học, chúng tôi tiến hành thể nghiệm câu hỏi cho một số
bài học tác phẩm văn chương phần thơ hiện đại trong SGK Ngữ văn lớp 11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
6. Giả thuyết khoa học:
CHHDHB trong SGK nếu được biên soạn tốt thì sẽ là minh chứng cụ
thể cho sự đổi mới về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường.
Từ đó góp phần xây dựng một quan niệm đầy đủ hơn về hệ thống câu
hỏi trong SGK Ngữ văn, nhằm rèn luyện năng lực tự cảm thụ tác phẩm văn
chương cho học sinh THPT và tạo điều kiện kết hợp được giữa việc tổ chức
hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của trò ở trên lớp.
7. Lịch sử vấn đề:
Có thể khẳng định rằng, vấn đề hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy
học không phải là vấn đề mới. Nó đã được đặt ra từ rất lâu trong lịch sử dạy
học. Trước Công nguyên Xôcrat (429-399 TCN), một triết gia Hy lạp cổ đại
nhằm mục đích lôi cuốn, kích thích tính chủ động tích cực, sự tự vận động đã
sử dụng phương pháp đặt câu hỏi khi giảng bài triết học cho các môn đệ.
Ngày nay, với sự lớn mạnh không ngừng của các ngành khoa học trong

mọi lĩnh vực, vấn đề câu hỏi trong dạy học văn đã thu hút được sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Các công trình ở nước ngoài có thể kể đến một số
công trình như:
''Phương pháp luận dạy văn học'' do IA. Rez chủ biên, tác giả đã cho
rằng: ''Xây dựng hệ thống câu hỏi lô gíc chặt chẽ có thể dẫn dắt một cách liên
tục sự suy nghĩ của học sinh từ quan sát đến phân tích hiện tượng, từ những
kết luận mang tính chất bộ phận đến những kết luận khái quát hơn. Hệ thống
câu hỏi tạo nên cuộc đàm thoại gợi tìm, không những phải đưa học sinh đến
những tri thức tự tìm lấy, mà còn phải chỉ ra các phương hướng, phương
pháp nhằm đạt tới các tri thức đó nữa.'' [ 24, tr.57 ]
Trong ''Phương pháp giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông'', tác
giả Nhikônxki đã nhấn mạnh ''Các câu hỏi đặt ra cho học sinh phải tạo ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
cho các em khả năng trả lời câu hỏi tương đối tự do và có khả năng để các
em thảo luận, bàn bạc.'' [ 20 ]
Hai tác giả đã đề cập tới việc dạy học văn ở nhà trường với những góc
độ khác nhau nhưng việc vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế, dù câu hỏi đã
có ý nghĩa về phương pháp luận.
Ở Việt Nam, vấn đề câu hỏi trong quá trình dạy học văn mới xuất hiện
trong thế kỷ XX có thể kể đến những công trình nghiên cứu như: ''Cảm thụ
văn học, giảng dạy văn học'', ''Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường''
của G.S Phan Trọng Luận. ''Phương pháp dạy học văn'' tập I của G.S Phan
Trọng Luận và G.S -T.S Nguyễn Thanh Hùng. Các công trình đó đã có bàn
luận về câu hỏi trong dạy học văn.
Câu hỏi được nghiên cứu gắn với phương pháp dạy học cụ thể có:
''Câu hỏi trong giảng văn của'' Trương Dĩnh, Tiểu luận ''Những cơ sở
khoa học của phương pháp đặt câu hỏi gợi mở trong dạy học tác phẩm văn
chương'' của Hoàng Dư. Hai tác giả đã đi sâu nghiên cứu câu hỏi trong
phương pháp dạy học văn. Tác giả Trương Dĩnh đề cập đến ''nghệ thuật hỏi

trên lớp'' nhưng hình thức hỏi còn chưa tạo thành các khâu trong quá trình lô
gíc, chưa lập thành hệ thống để dẫn dắt học sinh khám phá tác phẩm.
Luận văn tốt nghiệp đại học của Dương Thị Mai Hương, đề tài '' nhận
xét câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài trong SGK văn 11 PTTH'' khoá 1989-
1993. Đề tài đã chú ý khảo sát câu hỏi cụ thể, có cơ sở lý luận và đề xuất câu
hỏi phù hợp với đối tượng học sinh nhưng mới chỉ dừng lại ở sự thể nghiệm
cụ thể chứ chưa nâng khái quát lên thành vấn đề cần đi sâu nghiên cứu.
Luận văn thạc sĩ của Dương Thị Quy, đề tài ''Câu hỏi hướng dẫn chuẩn
bị bài trong SGK văn PTTH''- ĐHSP Hà Nội, 1996. Từ việc khảo sát và nhận
xét kết quả, luận văn đã đưa ra cơ sở lí luận và tiêu chí xây dựng câu hỏi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
chuẩn bị bài. Tuy nhiên, phần nhận xét chưa mang tính khái quát vấn đề, một
số tiêu chí xây dựng câu hỏi chưa thật sự khoa học.
''Hệ thống câu hỏi trong SGK văn học bậc PTTH phần tác phẩm văn
học Việt Nam'' của Nguyễn Quang Cương- luận án tiến sĩ khoa học, ĐHSP
Hà Nội, 2000 và ''Câu hỏi nêu vấn đề trong giảng văn ở THPT'' của Nguyễn
Thị Ngân - luận án tiến sĩ khoa học, ĐHSP Hà Nội, 2001. Các tác giả đều cho
rằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi là một biện pháp, quy trình đem lại hiệu
quả cao cho giờ học văn theo khuynh hướng phát huy tính tích cực của chủ
thể người học, coi học sinh là bạn đọc sáng tạo, kích thích tư duy tìm tòi, phát
hiện và khám phá của học sinh. Đây là những luận án nghiên cứu thuộc hệ
thống câu hỏi trên lớp và câu hỏi nêu vấn đề.
Tóm lại: Trong tầm bao quát và mức độ hiểu biết của bản thân, nhìn
chung các luận văn, luận án đã chú trọng đến câu hỏi phần chuẩn bị bài ở nhà
của học sinh trong SGK, nghiên cứu trên nền tảng phương pháp luận. Càng về
sau, các luận văn, luận án đã rút ngắn hơn khoảng cách giữa lí luận và thực
tiễn, câu hỏi ngày càng có sự phân hoá rõ nét, đáp ứng yêu cầu không ngừng
đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông. Một số công
trình từ việc xác định cơ sở lí luận đã đề xuất những tiêu chí xây dựng hệ

thống câu hỏi trong SGK. Tuy nhiên, để đi đến thống nhất về một lý thuyết
câu hỏi thực sự khoa học còn là cả một quá trình cần được hoàn thiện về lí
thuyết và thực thi về biện pháp. Điều này dễ hiểu vì sao những tiêu chí xây
dựng câu hỏi mà các luận văn và luận án đưa ra vẫn còn nhiều điểm chưa
thống nhất.
8. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm 82 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài
liệu tham khảo, phần nội dung được thể hiện trong 3 chương:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Chƣơng 1: Khảo sát hệ thống CHHDHB tác phẩm văn chương (phần
thơ hiện đại) trong SGK Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11.
Chƣơng 2: Tiêu chí xây dựng hệ thống CHHDHB tác phẩm văn
chương (phần thơ hiện đại) trong SGK Ngữ văn.
Chƣơng 3: Xây dựng câu hỏi thể nghiệm cho một số tác phẩm phần
thơ hiện đại trong SGK Ngữ văn lớp 11.

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHẢO SÁT HỆ THỐNG CHHDHB (PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI) TRONG
HAI BỘ SGK NGỮ VĂN CHUẨN VÀ NÂNG CAO LỚP 11
(NXB GIÁO DỤC, 2007)


1. Mục đích khảo sát:
1.1 Nhận định những thành công và chỉ ra những hạn chế của hệ
thống CHHDHB trong SGK Ngữ văn lớp 11. Chúng tôi xem xét câu hỏi đã
thực sự chú trọng tới tính sáng tạo của chủ thể học sinh hay mới chỉ dừng ở
mức độ tái hiện đơn giản như trước đây? Câu hỏi đã phù hợp với quy luật cảm
thụ văn chương, quy luật nhận thức của học sinh THPT chưa? Câu hỏi đã thể
hiện đặc trưng riêng của thể loại văn học chưa? Câu hỏi đã có tính hệ thống
dẫn dắt học sinh đi vào tác phẩm hay chưa?...
1.2 CHHDHB là nơi biểu hiện rõ nhất tư tưởng đổi mới của những
người biên soạn sách, đồng thời giúp chúng ta nhìn nhận và khẳng định được
bước đường phát triển của hệ thống CHHDHB trong SGK.
1.3 Kết quả của việc khảo sát giúp chúng tôi nhìn nhận, đánh giá
CHHDHB trong SGK được khách quan. Từ đó đưa ra những đề xuất, Những
thể nghiệm riêng nhằm góp phần xây dựng cho sự hoàn thiện của hệ thống
CHHDHB trong SGK.
2. Thống kê, phân loại:
2.1 Thống kê số lƣợng câu hỏi:
Phạm vi khảo sát: CHHDHB tác phẩm văn chương (phần thơ hiện đại)
trong SGK Ngữ văn chuẩn và nâng cao lớp 11. (NXB Giáo dục, 2007)

Tổng số bài khảo sát: 08 bài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Số câu hỏi trong SGK Ngữ văn chuẩn: 33, bình quân 4,1 câu hỏi/1 bài học.
Số câu hỏi trong SGK Ngữ văn nâng cao: 44, bình quân 5,5 câu hỏi/1
bài học.
Tổng số câu hỏi trong hai bộ sách là 77 câu.
2.2 Phân loại câu hỏi:
Bảng phân loại:

Loại
câu hỏi
Số lƣợng
câu hỏi (%)
Ví dụ

Tái
hiện

Sách Ngữ văn chuẩn:
8/33 (24,2%)
Sách Ngữ văn nâng
cao: 10/44 (22,7%)
1. Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để
chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng,
say mê khi bắt gặp lí tưởng?
( CHHDHB ''Từ ấy'' trang 44, tập 2 - sách
Ngữ văn chuẩn)
2. So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa,
tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú

ý câu 2 và câu 3)
(CHHDHB “Chiều tối” trang 42, tập 2 -
Sách Ngữ văn chuẩn)
3. Dựa vào cảnh ngộ của tác giả (xem phần
tiểu dẫn) hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả
thiên nhiên trong 2 câu đầu của bài thơ.
(CHHDHB ''Chiều tối'' trang 76, tập 2 -
Sách Ngữ văn nâng cao)
4. Bài thơ được viết như một dòng cảm xúc
hối hả tuôn trào, nhưng vẫn tuân theo một
bố cục khá rõ ràng, thể hiện mạch triết lí sâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
sắc và chặt chẽ. Hãy tìm bố cục ấy.
(CHHDHB ''Vội vàng'' trang 29, tập 2 -
Sách Ngữ văn nâng cao)

Sáng
tạo

Sách Ngữ văn
chuẩn:24/33 (72,7%)
Sách Ngữ văn nâng
cao: 30/44 (68,1%)
1. Bài thơ gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ
gì về tâm hồn Puskin và về tình yêu?
(CHHDHB ''Tôi yêu em'' trang 60, tập 2 -
Sách Ngữ văn chuẩn)
2. Hỡnh ảnh thiên nhiên, sự sống quen
thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như

thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong
quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống,
tuổi trẻ và hạnh phúc?
(CHHDHB ''Vội vàng'' trang 23, tập 2 -
Sách Ngữ văn chuẩn)
3. Hãy nêu cảm nhận của anh (chị) về bức
tranh thiên nhiên được thể hiện trong bài
thơ. Câu đề từ ''bâng khuâng trời rộng nhớ
sông dài'' có mối liên hệ đối với hình ảnh
tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của tác giả
được thể hiện trong bài?
(CHHDHB ''Tràng giang'' trang 50, tập 2 -
Sách Ngữ văn nâng cao)
4. Cõu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” có
chút hoài nghi. Theo anh (chị), đó là nỗi
hoài nghi của sự chán đời hay của niềm tha
thiết với cuộc đời? Tại sao?
CHHDHB ''Đây thôn Vĩ Dạ'' trang 47, tập 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
- Sách Ngữ văn nâng cao)

Dẫn
dắt, gợi
mở

Sách Ngữ văn chuẩn:
14/33 (42,4%)
Sách Ngữ văn nâng
cao: 20/44 (45,4%)

1. Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ
đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là lời từ
giã cho một mối tình không thành, lời từ giã
của Puskin có gì đặc biệt?
(CHHDHB ''Tôi yêu em'' trang 60, tập 2 -
Sách Ngữ văn chuẩn)
2. Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế
nào từ hai câu 1-2 sang hai câu 3-4 và từ
câu 5-6 sang hai câu 7-8? Diễn biến tâm
trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được
thể hiện tinh tế ra sao?
(CHHDHB ''Tôi yêu em'' trang 60, tập 2 -
Sách Ngữ văn chuẩn)
3. Mỗi khổ thơ trong bài đều chứa đựng câu
hỏi. Các câu hỏi ấy đã góp phần tạo nên âm
điệu riêng của bài thơ. Âm điệu ấy đã thể
hiện mạch tâm trạng gì của tác giả?
CHHDHB ''Đây thôn Vĩ Dạ'' trang 47, tập 2
- Sách Ngữ văn nâng cao)
4. Anh (chị) có cảm nhận như thế nào về âm
điệu chung của toàn bài thơ? Âm điệu ấy đó
gúp phần thể hiện tâm trạng gì của tác giả
trước thiên nhiên?
(CHHDHB ''Tràng giang'', trang 50, tập 2 -
Sách Ngữ văn nâng cao)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12

Câu hỏi

vừa sức

Sách Ngữ văn chuẩn:
30/33 (90%)
Sách Ngữ văn nâng
cao: 39/44 (88,,6%)
1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm
hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một
đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm
hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị) hai
nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối
liên hệ với nhau như thế nào?
(CHHDHB ''Hầu trời'' trang 17, tập 2 - Sách
Ngữ văn chuẩn)
2. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm
của nhà thơ được thể hiện ra sao?
(CHHDHB ''Từ ấy'' trang 44, tập 2 - Sách
Ngữ văn chuẩn)
3. Cảm xúc trong 2 câu thơ: ''Tôi yêu em âm
thầm không hy vọng- Lúc rụt rè khi hậm
hực lòng ghen'' có gì đặc biệt? Nó hé mở
trạng thái tình cảm gì trong nhân vật trữ
tình?
(CHHDHB ''Tôi yêu em'' trang 167, tập 2 -
Sách Ngữ văn nâng cao)
4. Hình ảnh lũ than rực hồng ở cuối bài thơ
có ý nghĩa như thế nào trong bức tranh
chiều tối của tác giả? Điều này thể hiện đặc
điểm gì của tâm hồn Hồ chí Minh?
(CHHDHB ''Chiều tối'' trang 76 , tập 2 -

Sách Ngữ văn nâng cao)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

Câu hỏi
khó

Sách Ngữ văn chuẩn:
3/33 (9%)
Sách Ngữ văn nâng
cao: 5/44 (11,3%)
1. Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút
pháp của bài thơ?
(CHHDHB “Đây thôn Vĩ Dạ” trang 39, tập
2 - Sách Ngữ văn chuẩn)
2. Nhận xét chung về giá trị tư tưởng và
nghệ thuật của bài thơ.
(CHHDHB ''Hầu Trời'' trang 12, tập 2 -
Sách Ngữ văn nâng cao)
3. Màu sắc cổ điển của bài thơ thể hiện ở
đâu và như thế nào? Vì sao người ta thường
nói thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh tuy rất
cổ điển nhưng vẫn là thơ hiện đại? Hãy
phân tích bài ''Chiều tối'' để giải thích và
chứng minh.
(CHHDHB ''Chiều tối'' trang 76 , tập 2-
Sách Ngữ văn nâng cao)



3. Những ƣu điểm và hạn chế của hệ thống câu hỏi (phần thơ hiện đại):
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hệ thống câu hỏi phần thơ hiện đại
trong 2 bộ sách Ngữ văn chuẩn và nâng cao có những ưu điểm rất lớn, bên
cạnh đó còn có những hạn chế nhất định.
3.1 Ƣu điểm:
Những thành công của hệ thống câu hỏi được biểu hiện trên những
phương diện sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
3.1.1 Số lƣợng câu hỏi:
Kết quả khảo sát cho thấy tổng số câu hỏi ở bộ sách Ngữ văn chuẩn là
33 câu/8 bài, bình quân 4,1 câu/1 bài.
Ở sách Ngữ văn nâng cao là 44 câu/8 bài, bình quân 5,5 câu/1 bài.
Số lượng câu hỏi như vậy là tương đối hợp lí, phù hợp với điều kiện
học tập của học sinh và tương quan giữa các môn học khác. Nếu số lượng câu
hỏi quá ít cho một bài học sẽ khó có thể giúp học sinh chiếm lĩnh hết các giá
trị cơ bản của bài học. Ngược lại, nếu số lượng câu hỏi quá nhiều, học sinh sẽ
không đủ thời gian hoặc không đủ kiên nhẫn để chuẩn bị, dễ gây tâm lí chán
nản.
3.1.2 Câu hỏi sáng tạo:
Sách Ngữ văn chuẩn: 24/33 (72,7%)
Sách Ngữ văn nâng cao: 30/44 (68,1%)
Câu hỏi mang tính sáng tạo là những ưu điểm vượt trội của hệ thống
CHHDHB. Loại câu hỏi nàychiếm tỉ lệ lớn là biểu hiện rõ nhất của phương
pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh.
Trong SGK Ngữ văn cũ, câu hỏi sáng tạo chưa được chú ý đúng mức, nhiều
câu còn ở dạng tái hiện. Giáo sư Lê Trí Viễn, một người vừa dạy học vừa viết

sách từ những năm 1950, là một trong những tác giả của bộ sách giáo khoa
văn THPT khi nhìn nhận lại sách giáo khoa của mình cũng phải thừa nhận
rằng: “Kinh nghiệm của tôi khiến cho tôi có chỗ chưa hài lòng về hệ thống
câu hỏi hướng dẫn của SGK”[30]
Trong luận văn thạc sĩ, đề tài ''Câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài trong
SGK văn THPT'' của Dương Thị Quy, tác giả đã nhận xét: ''Câu hỏi đã có sự
chú ý dẫn dắt học sinh vào tác phẩm xong việc làm mới dừng lại ở sự tái hiện,
nặng về tái hiện hơn là sáng tạo'' [ 23 ]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quang Cương, đề tài ''Hệ thống câu hỏi
trong SGK văn học- bậc PTTH- phần tác phẩm văn học Việt Nam'' cũng đã
nhận xét: ''Học sinh ở nhà do có nhiều thời gian suy nghĩ; hơn nữa lại có thể
tham khảo tài liệu hướng dẫn ngoài, vì thế rất cần quan tâm đến loại câu hỏi
sáng tạo, buộc học sinh suy nghĩ tìm tòi trước khi đến lớp, tránh tình trạng
các em chỉ cần xem SGK và trả lời một cách quá dễ dàng'' [ 2 ]
Như vậy chúng tôi có thể nhận định, câu hỏi sáng tạo trong SGK Ngữ
văn chuẩn và nâng cao (phần thơ hiện đại) so với sách cũ đã tăng rõ rệt. Đa số
các câu hỏi đều thiên về tính sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học coi học sinh là bạn đọc, phát huy tính tích cực, chủ động, tự
giác của người học. Câu hỏi sáng tạo phong phú và đa dạng, có nhiều cách
hỏi, cách nêu vấn đề khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm riêng của
mỗi bài học. Từ những câu hỏi đó yêu cầu học sinh phải biết so sánh, phân
tích, đánh giá, gợi mở...đánh thức sự sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi học sinh.
Trong phạm vi luận văn để tiện cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, đồng thời căn
cứ vào đặc điểm, tính chất riêng của câu hỏi, chúng tôi tạm phân ra các dạng
nhỏ của câu hỏi sáng tạo như sau:
3.1.2.1 Câu hỏi có tính nêu vấn đề:
Đây là loại câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh xâu chuỗi các vấn đề,
các chi tiết và sự kiện trong tác phẩm, từ đó học sinh nắm bắt kiến thức một

cách hệ thống, lô gíc và toàn diện. “Nhằm tìm cách làm cho hoạt động nhận
thức của học sinh thành tự giác, phát triển tư duy cho các em, phát triển kĩ
năng độc lập giải quyết các nhiệm vụ nhận thức phức tạp”. [24, tr.67]
Câu hỏi nêu vấn đề chứa đựng dung lượng rộng lớn bao gồm một khối
lượng tư liệu rộng rãi, nó mang tính chất tổng hợp, gợi lên giữa cái đã biết và
cái chưa biết trong nhận thức của học sinh. Loại câu hỏi này, SGK Ngữ văn
cũ ít khi đề cập đến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Câu hỏi nêu vấn đề thường lôi cuốn học sinh, tác động đến tâm lí, thị
hiếu, cảm xúc, kích thích trí thông minh, óc tưởng tượng, kĩ năng sáng tạo của
học sinh, từ đó các em phát hiện ra những vấn đề cốt lõi, trọng tâm trong tác
phẩm. Vì thế câu hỏi nêu vấn đề luôn có ý nghĩa đối với khoa học sư phạm và
thực tiễn giảng dạy ở các bộ môn.
Ví dụ 1: Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm
kín không? Vì sao?
(CHHDHB ''Tràng giang'', trang 30, tập 2- Sách Ngữ văn chuẩn)
Ví dụ 2: Ở khổ thơ thứ 3, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào?
Chút hoài nghi trong câu thơ ''Ai biết tình ai có đậm đà?'' có biểu hiện niềm
tha thiết với cuộc đời không? Vì sao?
(CHHDHB ''Đây thôn Vĩ Dạ'' trang 47, tập 2- sách Ngữ văn chuẩn)
Ví dụ 3: Lí tưởng Cộng sản đã đem đến cho Tố Hữu sự thức tỉnh về
mối quan hệ tình cảm mới như thế nào? Vì sao sự thức tỉnh về quan hệ tình
cảm ấy lại đem đến cho Tố Hữu sức mạnh và niềm vui?
(CHHDHB ''Từ ấy'', trang 88, tập 2- Sách Ngữ văn nâng cao)
Ví dụ 4: Tại sao có thể nói tình yêu thiên nhiên ở đây cũng chứa đựng
lòng yêu nước thầm kín?
(CHHDHB ''Tràng giang'', trang 50, tập 2- Sách Ngữ văn nâng cao)
3.1.2.2 Câu hỏi dẫn dắt, gợi mở:
Phần lớn câu hỏi dẫn dắt gợi mở góp phần tác động đến tư duy sáng tạo

của học sinh. Nó kích thích hứng thú, mang lại niềm say mê học tập và định
hướng cho học sinh biết tìm ra con đường để đi tới chân lý. Sau đây là một số
ví dụ.
Ví dụ 1: Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ
cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Dựa trên cảm xúc của tác giả và những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ,
chú ý tìm hiểu các vấn đề sau:
- Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong
vũ trụ.
- Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.
- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.
- Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường.
(CHHDHB ''Lưu biệt khi xuất dương'', trang 5, tập 2 - Sách Ngữ văn
chuẩn)
Ví dụ 2: Anh (chị) có cảm nhận như thế nào về âm điệu chung của toàn
bài thơ?Âm điệu ấy đã góp phần thể hiện tâm trạng gì của tác giả trước thiên
nhiên?
(CHHDHB ''Tràng giang'', trang 50, tập 2- Sách nâng cao)
3.1.3 Câu hỏi mang tính hệ thống:
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số các CHHDHB sau mỗi bài học
đều nằm trong một thể thống nhất, nhằm làm nổi bật những giá trị chính của
tác phẩm. Sau đây là hai ví dụ trong hai bộ sách về hệ thống CHHDHB ''Tôi
yêu em'' của Puskin:
Sách Ngữ văn chuẩn, trang 60, tập 2:
Câu 1: Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ?Bài
thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Lời từ giã của
Puskin có gì đặc biệt?
Câu 2: Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ hai câu 1-2

sang hai câu 3-4 và từ hai câu 5-6 sang hai câu 7-8? Diễn biến tâm trạng
phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế ra sao?
Câu 3: Tại sao có thể nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Câu 4: Bài thơ gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ gì về tâm hồn Puskin
và về tình yêu?
Sách Ngữ văn nâng cao, trang 167, tập 2:
Câu 1: Đọc diễn cảm bài thơ, lưu ý cụm từ "Tôi yêu em" và vị trí của
cụm từ này trong toàn bài, hãy tìm hiểu kết cấu bài thơ và diễn biến tâm trạng
của nhân vật trữ tình.
Câu 2; Tình cảm phức tạp, tế nhị của nhân vật trữ tình trong bài thơ
đựơc Puskin diễn tả tinh tế như thế nào qua 4 câu thơ đầu?
Câu 3: Cảm xúc trong hai câu thơ: "Tôi yêu em âm thầm không hy
vọng- Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen" có gì đặc biệt? Nó hé mở trạng thái
tình cảm gì trong nhân vật trữ tình?
Câu 4: Xu hướng vươn tới sự cao cả trong tư tưởng, tình cảm là đặc
trưng cơ bản của thơ Puskin. Phân tích hai câu thơ cuối để chứng minh.
Chúng ta thấy rất rõ, các câu hỏi của bài thơ trong hai bộ SGK đều nằm
trên một chỉnh thể, tạo nên một hệ thống liền mạch, có tác dụng định hướng,
dẫn dắt học sinh đi vào khám phá, chiếm lĩnh giá trị nội dung và nghệ thuật,
phù hợp với nhận thức của học sinh. Hai hệ thống câu hỏi đã làm nổi bật được
vấn đề trọng tâm của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình
trong tình yêu: Chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng.
So với câu hỏi của bài ''Tôi yêu em'' trong SGK cũ thì câu hỏi trong
sách mới có nhiều ưu điểm hơn. Chúng tôi xin được dẫn ra để người đọc tiện
đối sánh.
Cõu hỏi trong SGK cũ:
Câu 1: Dựa vào cách chấm câu, tìm xem bài thơ gồm mấy câu, mấy ý
lớn và xác định kết cấu của nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Câu 2: Nhân vật trữ tình giãi bày tâm trạng theo lô gíc lí trí hay theo
mạch cảm xúc? Hai cách này có mâu thuẫn với nhau không? Mãnh lực tình
yêu của nhân vật trữ tình.
Câu 3: Tìm hiểu quan hệ giữa em và nhân vật trữ tình.
Câu 4: Qua bài thơ này, đặc biệt là câu cuối hãy hình dung nhân vật
trữ tình là người như thế nào (ích kỉ hay vị tha, thấp kém hay cao thượng)?
Câu 5: Puskin sử dụng những thủ pháp tu từ gì trong bài thơ này?
Điều thể hiện rõ trong hệ thống câu hỏi ở SGK cũ còn nặng về câu hỏi
tái hiện, đơn giản, chưa tạo nên một hệ thống liền mạch để hướng dẫn học
sinh tìm hiểu tác phẩm văn học từ nhiều phương diện nhằm bồi dưỡng một
cách toàn diện năng lực văn học cho các em.
3.1.4 Câu hỏi có tính then chốt:
Vấn đề then chốt của tác phẩm có thể hiểu là những vấn đề quan trọng
nhất, có tác dụng quyết định tới sự phát triển của toàn bộ tác phẩm. Qua khảo
sát, chúng tôi thấy hệ thống CHHDHB trong SGK đều có những câu then
chốt.
Ví dụ 1: Vấn đề quan trọng nhất trong bài thơ ''Vội vàng'' của Xuân
Diệu là niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời
gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc. Tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức
nghệ thuật điêu luyện: Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và luận lí,
giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh
thơ.
Những câu hỏi mang tính then chốt trong SGK Ngữ văn chuẩn
(trang 23) là:
Câu2: Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ
có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời
gian?

×