Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CỤ RÙA VÀ GƯƠM BÁU VUA LÊ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.37 KB, 3 trang )

CỤ RÙA VÀ GƢƠM BÁU VUA LÊ: VỪA HƢ VỪA THỰC
Từ bao đời này, rùa hồ Gươm luôn được xem là chứng tích sống động nhất,
là cầu nối giữa hiện tại với truyền thuyết trả gươm báu xưa của vua Lê
Thái Tổ.
Làm phép tính nhanh từ thời điểm vua Lê Thái Tổ hoàn kiếm năm 1428 đến
nay, cụ rùa đang ở khu điều dƣỡng cũng ngót nghét 600 tuổi. Thế nhƣng, trong
tất cả những công trình nghiên cứu, rùa thọ nhất chỉ sống đƣợc 160 năm. “Cụ
rùa hồ Gƣơm dù không phải là rùa vàng đƣợc vua Lê trả gƣơm, thì vẫn có thể là
hậu duệ của rùa thần”, nhiều ngƣời lập luận.
Từ truyền thuyết
Hơn 5 thế kỷ đã trôi qua, truyền thuyết về hồ Gƣơm, rùa vàng và thanh thần
kiếm Thuận Thiên mà Bình Định vƣơng Lê Lợi hoàn trả sau khi đánh tan 10
vạn quân Minh hung bạo... vẫn sống mãi trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt
Nam.
Theo cách kể trong dân gian, trong sách, trên các văn bia, truyền thuyết có đôi
chỗ khác nhau nhƣng đều tự trung: Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), Lê
Lợi lên ngôi Hoàng đế tại điện Kính Thiên ở thành Đông Đô (Thăng Long, Hà
Nội). Nhân một buổi đẹp trời, vua ngự giá ra chơi hồ Tả Vọng (còn gọi là hồ
Lục Thủy vì nƣớc xanh sẫm), thuyền rồng vừa đến giữa hồ, bỗng dƣới nƣớc nổi
lên một rùa vàng rất to.
Rùa bơi đến trƣớc thuyền rồng, cúi đầu nhƣ có ý bái lạy và cất tiếng: “Việc
nƣớc đã xong, xin bệ hạ hoàn lại kiếm thần!”. Khi đó, nhà vua liền phán: “Khi
ta dựng cờ khởi nghĩa, Đức Long Quân đã cho ta mƣợn thanh bảo kiếm, nay
việc lớn đã xong, ngƣời sai phái sứ thần đến đòi, ta đã trao trả lại”. Vua tung
gƣơm, rùa vàng liền đớp lấy lặn xuống nƣớc mất tăm và từ đấy, hồ có tên là
Hoàn Kiếm (dân gian quen gọi là hồ Gƣơm).
Vấn đề là ở chỗ truyền thuyết xuất hiện khi Lê Thái Tổ còn sống hay sau khi đã
qua đời thì không thể xác định đƣợc. Tuy nhiên, chuyện trả kiếm cho thần rùa là
một mô típ độc đáo thƣờng gặp trong truyện kể dân gian và nó thể hiện sâu sắc
ý nguyện yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt. An Dƣơng Vƣơng đƣợc thần
Kim Quy cho mƣợn bảo kiếm để chém gà tinh trắng. Khi xây thành ốc xong,


nhà vua đã trả kiếm cho thần. Thần Kim Quy còn cho An Dƣơng Vƣơng mƣợn
móng của mình làm lẫy nỏ thần, nhƣng khi dẹp tan quân xâm lƣợc Triệu Đà,
nhà vua lại không trả cho thần nên xảy ra cơ sự: Triệu Đà lập kế tráo lẫy nỏ rồi
đem quân vây đánh Loa thành khiến An Dƣơng Vƣơng phải chịu cảnh nƣớc mất


nhà tan. Do vậy, Lê Thái Tổ đã nhớ tới bài học: cái gì đã mƣợn thì phải trả, phải
biết ơn ngƣời đã giúp mình dựng nên nghiệp lớn, phải trung tín, thủy chung.
Thế nhƣng, từ chi tiết vua Lê hoàn kiếm, nảy sinh điều khó hiểu là tại sao nơi
mƣợn và trả gƣơm thần không phải là một? Nơi mƣợn rõ là tại sông Lƣơng
(một đoạn của sông Chu thuộc địa phận Thanh Hóa ngày nay), còn nơi trả
gƣơm lại là hồ Lục Thủy nằm giữa kinh thành Đông Đô?
Theo lý giải của một số sử gia, Lê Thái Tổ chọn địa điểm “mƣợn - trả gƣơm”
theo chu trình từ Tây sang Đông, hàm ý nghĩa triết học Mỹ học Á Đông.
Mƣợn gƣơm ở phƣơng Tây là nơi mặt trời lặn, ngụ ý, thời cuộc lúc đó đen tối,
bi thảm. Trả gƣơm ở phƣơng Đông, là nơi mặt trời mọc, thể hiện vận hội nƣớc
nhà hƣng thịnh, một rạng đông, một bình minh mới bắt đầu. Và thực tế, sau
cuộc chiến thắng giặc Minh, nƣớc Đại Việt đã ca khúc khải hoàn và mở nền thái
bình thịnh trị dài lâu trong lịch sử.
Đến hiện tại
Vua Lê Thái Tổ đã mất, gƣơm thần cũng không rõ ở đâu, nên chứng tích lịch sử
còn lại theo truyền thuyết là hồ Gƣơm và… có thể thêm cụ rùa vừa bị quây bắt
chữa bệnh ngày 3/4 vừa qua. Tuy nhiên, việc cụ rùa hiện tại có phải là hậu duệ
của rùa thần vẫn là điều tranh cãi, chƣa thể khẳng định sớm chiều.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép về sự xuất hiện của loài rùa rất sớm ở
Thăng Long. "Rùa có từ rất lâu đời ở Thăng long, điều đó không có gì phải
bàn. Nhƣng đi tìm dấu tích rùa có từ mấy trăm năm trƣớc là điều vô cùng khó,
nên cũng chƣa thể khẳng định cụ Rùa đang sống ở Hồ Gƣơm có phải là hậu duệ
của rùa trong truyền thuyết hay không", nhà nghiên cứu Bùi Thiết nhấn mạnh.
Trong khi đó, GS Hà Đình Đức, ngƣời đƣợc coi là bỏ nhiều công nhất để nghiên

cứu về rùa hồ Gƣơm, khẳng định có 4 cụ rùa. Cụ thể: trong hồ hiện nay còn
lại duy nhất một cụ - đang đƣợc chữa bệnh. Hai cụ bị chết, tiêu bản xác một cụ
đƣợc trƣng bày ở đền Ngọc Sơn, bộ xƣơng cụ kia hiện đang đƣợc trƣng bày tại
Bảo tàng Hà Nội. Một cụ nữa hiện không còn lƣu dấu tích vật chất nhƣng qua
lời kể của nhà văn Đào Quang Thép (lúc còn là Trƣởng ban biên tập Đài Phát
thanh và Truyền hình Hà Nội ở 47 Hàng Dầu), vào năm 1963, sau một đợt mƣa
lớn, nƣớc hồ Gƣơm tràn bờ, cụ rùa bò lên vƣờn hoa Chí Linh (nay là vƣờn hoa
Lý Thái Tổ), bị một nhóm tuần tra bắt gặp, đã tròng dây vào cổ, kéo về trụ sở,
sau đó làm thịt…
GS Lê Trần Bình, Viện Công nghệ Sinh học (ĐH Quốc gia Hà Nội) và các cộng
sự đã có một công trình nghiên cứu gần 10 năm về nguồn gốc rùa hồ Gƣơm,
cho rằng cụ rùa gắn liền với truyền thuyết hoàn kiếm cho rùa vàng đƣợc ghi


trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết sau khi lên ngôi, tính đến nay
đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở. Đồng quan điểm, ông Tim McCormarck,
điều phối viên Chƣơng trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) cho rằng, cụ rùa hiện tại
cũng có thể là hậu duệ của cụ rùa trong truyền thuyết, bởi đây là vùng phân bố
và sinh sống lâu đời của loài rùa này dù không có những bằng chứng lịch sử ghi
nhận lại.
Dù rùa hồ Gƣơm là hậu duệ của rùa thần hay không thì chẳng nhà sử học nào có
thể ngƣợc thời gian trở về Hà Nội trong thế kỷ 15 và kiểm chứng. Song, một
thực tế là ngƣời dân cả nƣớc đều rất quan tâm tới bệnh tình và sức khỏe cụ. Ông
Lê Xuân Kỳ, ở thị trấn Thọ Xuân, hiện là Phó chủ tịch Hội đồng họ Lê ở Thanh
Hóa, cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi rất quan tâm đến tình hình sức khoẻ
của cụ rùa. Mong muốn lớn nhất là Cụ tai qua nạn khỏi. Hội đồng họ Lê ở
Thanh Hóa thƣờng xuyên liên lạc với GS Hà Đình Đức để nắm thêm tình hình”.




×