Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề Cương Bồi Dưỡng HSG Lí 9 (Phần Lí thuyết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.6 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG BỒI DƯỠNG HSG VẬT LÍ 9 NĂM HỌC 2011 - 2012
Chủ đề 1 :

Cơ Học

I. Lí Thuyết
1. Chuyển động cơ học
- Khi vị trí của vật so với vật được chọn làm mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển
động. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.
- Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Người ta thường chọn những vật gắn liền với mặt đất làm vật mốc.
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong,
chuyển động tròn.
2. Vận tốc
- Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, và được
xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính vận tốc : v = S/t với : + v : là vận tốc
+ S : là quãng đường đi được với vận tốc v
+ t : là thời gian đi hết quãng đường đó
- Đơn vị của vận tốc :


Nếu S có đơn vị là mét (m), t có đơn vị là giây (s) thì v có đơn vị là mét trên giây

(m/s)


Nếu S có đơn vị là kilômét (km), t có đơn vị là giờ (h) thì v có đơn vị là (km/h)
- Tính quãng đường theo vận tốc và thời gian cho trước: S = v.t
- Tính thời gian theo vận tốc và quãng đường : t = S/v


3. Chuyển động đều và chuyển động không đều :
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.


Vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một đoạn đường nào đó được

tính bằng công thức :

vtb =

S
t




Vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên quãng đường có nhiều đoạn

đường được tính bằng công thức:


vtb =

s
t

s1 + s 2 + ... + s n

= t + t + ... + t

1
2
n
Vận tốc của chuyển động không đều có thể thay đổi theo quãng đường đi được.

4. Lực. Sự cân bằng lực - quán tính. Lực ma sát
- Cách biểu diễn véctơ lực và kí hiệu: Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng
một mũi tên có:
+) Gốc là điểm dặt của lực
+) Phương , chiều trùng với phương , chiều của lực
+) Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
*) Kí hiệu : F , cường độ lực được kí hiệu bằng một chữ F không mũi tên .
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm
trên cùng một đường thẳng , chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên , đang
chuyển động sẽ tiếp chuyển động thẳng đều. Chuyển động này gọi là chuyển động theo
quán tính.
- Khi có lực tác dụng , mọi vật không thể thay đổi vận tóc đột ngột được vì có quán tính.
*) Hai lực cùng phương, cùng chiều : Hợp lực có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực
và cùng chiều. F = F1 + F2
*) Hai lực cùng phương, ngược chiều : Hợp lực có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai
lực và cùng chiều với lực lớn hơn. F = F1 - F2
*) Nếu F1 = F2 th ì F=0, và F1 ,F2 gọi là hai lực cân bằng.
- Lực ma sát :
*) Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác .
*) Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
*) Lực ma sát nghỉ giữ ho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác .
5. Áp suất
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.



P=

F
S

Trong đó : p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.
Đơn vị của áp suất là : N/m2 ( 1N/1m2 = 1Pa ).
*) Định luật Paxcan : Áp suất tác dụng lên chất lỏng (hay khí) dựng trong bình kín được
chất lỏng (hay khí) truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
*) Máy dùng chất lỏng :

F S
=
f
s

Trong đó : S,s là diện tích của pittong lớn , pittong nhỏ (m2)
f : lực tác dụng lên pittong nhỏ (N)
F: lực tác dụng lên pittông lớn (N)
Thể tích chất lỏng chuyển từ pittong này sang pittong kia là như nhau, do đó :
V = S*H = s*h (H,h là đoạn đường di chuyển của pittông lớn, pittông nhỏ)
Do đó, Công thức trở thành : F/f = h/H
*) Áp suất chất lỏng
a. Áp suất do cột chất lỏng gây ra tại một điểm cách mặt chất lỏng một đoạn h :
p = h.d = 10.D.h
• h: khoảng cách từ điểm tính áp suất đến mặt chất lỏng (m)
• d,D : trọng lượng riêng (N/m2), Khối lượng riêng (kg/m3) của chất lỏng.
• p : là áp suất do cột chất lỏng gây ra.

b. Áp suất chất lỏng tại một điểm trong chất lỏng :

p = p0 + d.h

• p0: áp suất khí quyển (N/m2 )
• d,h : áp suất do cột chất lỏng gây ra

d2

• p: áp suất tại điểm cần tính.

..
c. Bình thông nhau
d2 ..
B
A--------------• Bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, -------------------------------------------------

(H1)


mực chất lỏng ở hai nhánh luôn luôn bằng nhau.
• Bình thông nhau chứa nhiều chất lỏng khác nhau đứng yên, mực mặt thoáng không
bằng nhau nhưng các điểm trên cùng mặt nằm ngang (trong cùng một chất lỏng) có
áp suất bằng nhau (H1) PA = p0 + d2.h2
PB = p0 + d1.h1
PA = pB
• Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
D=

m

V

Trong đó : D là khối lượng riêng (kg/m3)
M là khối lượng (kg)
V là thể tích (m3)
• Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
d=

P
V

Trong đó : d là trọng lượng riêng (N/m2)
P là trọng lượng (N)
V là thể tích
• Tại cùng một nơi trọng lượng của một vật tỉ lệ với khối lượng của vật đó :
P = 10 * m
• Do đó :

d = 10* D



×