Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn nái lai giữa các giống ngoại có tỷ lệ nạc cao nuôi tại một số trang trại tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.99 KB, 123 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp i
---------------------------- -----------

Lê thị thanh
Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế
của lợn nái lai giữa các giống ngoại có tỷ lệ
nạc cao nuôi tại một số trang trại
tỉnh Thanh Hóa

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40

Ngời hớng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Vũ Bình

Hà Nội - 2006

i


Lời cam đoan

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và cha từng đợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đợc cám
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, tháng 10 năm 2006
Tác giả luận văn


Lê thị Thanh

ii


Lời cám ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo hớng dẫn khoa học GS TS Đặng Vũ
Bình đã tận tình giúp đỡ, hớng dẫn tôi trong qua trình thực hiện luận văn và
hoàn thành luận văn, Tôi cũng xin cám ơn các tập thể và cá nhân sau đây đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn:
- Ông Trịnh Xuân Lơng chủ trang trại gia đình thuộc cụm trang trại chăn
nuôi lợn Công nghệ cao Thành phố Thanh Hoá
- Bà Nguyễn Thị Phơng và tập thể công ty cổ phần đâu t nông nghiệp Huyện
Yên Định Thanh Hoá,
- Cô Nguyễn Thị Toàn KS phụ trách kỹ thuật Công ty cổ phần đầu t phát triển
chăn nuôi Huyện Hoằng Hoá Thanh Hoá
- Bộ môn Di Truyền- Giống vật nuôi Khoa Chăn nuôi thú y, Khoa sau Đại học
trờng Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Khoa Nông Lâm Ng
Nghiệp, Bộ môn Khoa học Vật nuôi trờng Đại học Hồng Đức Thanh Hoá đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn,
Hà Nội, tháng 10 năm 2006
Tác giả luận văn

Lê thị Thanh

iii



Mục lục
Lời cam đoan .....i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................vi
Danh mục bảng .......vii
Danh mục hình ....xv
1.Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
1.2.Mục đích của đề tài ........................................................................................... 3
2.Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .......................................... 4
2.1.1 Cơ sở của sự lai tạo và u thế lai .............................................................................. 4
2.1.1.1 Bản chất di truyền của u thế lai ......................................................................... 4
2.1.1.2 Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn: ............................................................................ 5
2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản và các yếu tố ảnh hởng tới năng suất sinh
sản .............................................................................................................................................. 7
2.1.2.1 Cơ sở sinh lý của sự sinh sản. ............................................................................... 7
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hởng tới năng suất sinh sản ................................................ 11
2.1.3.Cơ sở sinh lý của sự sinh trởng và các yếu tố ảnh hởng tới khả năng sinh
trởng ...................................................................................................................................... 16
2.1.3.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trởng ....................................................................... 16
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hởng tới khả năng sinh trởng ............................................ 20
2.1.3-Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái................................................... 24
2.1.3.1 Khả năng sinh sản: ................................................................................................ 24
2.1.3.2 Chất lợng đàn con .............................................................................................. 25
2.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nớc............................... 26
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nớc.......................................................................... 26

iv



2.2.1.2.Một số giống lợn ngoại hiện có tại Việt Nam ................................................. 26
2.2.1.3. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam ................. 29
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 33
3.Đối tợng. địa điểm. nội dung và phơng pháp nghiên cứu.
.................................................................................................................................................. 37

3.1. Đối tợng nghiên cứu ................................................................................... 37
3.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 37
3.3. Bố trí thí nghiệm: ............................................................................................. 37
3.3.1. Bố trí thí nghiệm theo dõi khả năng sinh sản. ................................................... 37
3.3.2. Bố trí thí nghiệm theo dõi khả năng sinh trởng của con các tổ hợp lai....38
3.4. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................... 38
3.5. Các chỉ tiêu và phơng pháp nghiên cứu ..................................... 39
3.5.1. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản ....................................................... 39
3.5.2. Theo dõi khả năng sinh trởng của con các tổ hợp lai ......................................... 39
3.5.3. Theo dõi tiêu tốn thức ăn ........................................................................................ 40
3.5.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các tổ hợp lai nghiên cứu ............................... 41
3.6. Tính toán các tham số thống kê đối với các tính trạng. ...................................... 42
3.6.1. Các tính trạng sinh sản. .......................................................................................... 42
3.6.2. Các tính trạng sinh trởng: .................................................................................... 42
3.6.3. Các tham số thống kê: X. SD. SE. LSM. ............................................................. 42
3.7. Phơng pháp xử lý số liệu: ....................................................................................... 42
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

43

4.1. Mức độ ảnh hởng của một số nhân tố tới năng suất sinh sản của các tổ hợp
lai.............................................................................................................................................. 43

4.2. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năng suất sinh sản của
các tổ hợp lai ......................................................................................................................... 44
Nhận xét chung về năng suất sinh sản của 4 tổ hợp lai ............................................. 48

v


4.1.3. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năng suất sinh sản của
đàn nái theo các lứa đẻ ....................................................................................................... 51
4.1.3.2. . Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năng suất sinh sản
của các tổ hợp lai qua lứa đẻ thứ 1 đến lứa đẻ thứ 5 ................................................. 54
4.1.4. Trung bình bình phơng nhỏ nhất năng suất sinh sản của các tổ hợp lai
qua các năm (từ 2004- 2006) ............................................................................................ 66
4.1.5. Trung bình bình phơng nhỏ nhất về năng suất sinh sản của các tổ hợp lai
phụ thuộc vào địa điểm chăn nuôi ................................................................................... 74
4.1.5.1. Kết quả theo dõi chung về năng suất của một số tính trạng sinh sản ở ba
địa điểm chăn nuôi............................................................................................................... 74
4.1.5.2. So sánh năng suất sinh sản của các tổ hợp lai theo cơ sở chăn nuôi....... 75
4.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh trởng của con các tổ hợp lai ........................ 88
4.2.1. Khả năng tăng khối lợng của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi ............ 88
4.2.2. Khả năng sinh trởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con giai đoạn cai sữa
đến 90 ngày tuổi. .................................................................................................................. 91
4.3. Hiệu quả chăn nuôi lợn nái lai .................................................................................. 94
4.3.1.Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào loại nái .............................................................. 94
4.3.2.Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào địa điểm chăn nuôi. ....................................... 95
5.Kết luận và đề nghị.......................................................................................... 99
5.1. Kết luận: ......................................................................................................................... 99
5.2. Đề nghị: ........................................................................................................................ 100
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 101
Phụ lục.......112


vi


Danh mục các chữ viết tắt

L

Landrace

Y

Yorkshire

F1(LY)

F1(Landrace x Yorkshire )

F1(YL)

F1(Yorkshire x Landrace)

DxF1(LY)

Duroc x F1((Landrace x Yorkshire )

Dx F1(YL)

Duroc x F1(Yorkshire x Landrace)


L19

Dòng đực( Duroc x Yorkshire) viện chăn nuôi

C1050

Dòng nái ông bà (Landrace L06 ) x (Yorkshire L11)

C1230

Dòng nái ông bà (Meishan L95 ) x (Landrace L06 )

TTTĂ/kgTT

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

SCĐRS

Số con đẻ ra sống

SCĐN

Số con để nuôi

SCCS

Số con cai sữa

KLSS C


Khối lợng sơ sinh/ con

KLCS C

Khối lợng cai sữa/con

CSG(HH)

Cơ sở giống Hoằng Hoá

CSG(YĐ)

Cơ sở giống Yên Định

TT(GĐ)

Trang trại chăn nuôi lợn gia đình

GnRF
FSH
LH

Gonadotropin releasing factor
Folliculo stimulin hormone
Luteino stimulin hormone

vii


Danh mục bảng

Bảng 2.1. ảnh hởng của mức tiêu thụ prôtêin trong giai đoạn chửa đến sinh
trởng ...................................................................................................................14
Bảng 2.2. Tăng trọng của lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ ..............................19
Bảng 2.3.Tăng trọng của lợn con từ 7 28 ngày tuổi với cácphơng thức nuôi
dỡng khác nhau......22
Bảng 2.5. Năng suất sinh sản của lợn CA và C22 tại trung tâm nghiên cứu lợn
Thụy Phơng ........................................................................................................33
Bảng 2.4.Năng suất sinh sản trung bình của lợn nái cụ kỵ L06. L11. L95 ..........32
Bảng 2.6. Kết quả theo dõi năng suất sinh sản của các giống lợn ở Đan Mạch..35
Bảng 3.1. Định mức xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái.............41
Bảng 4.1 Mức độ ảnh hởng của các nhân tố đến tính trạng năng .....................44
Bảng 4.2. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năng suất sinh sản
của các tổ hợp lai..............50
Bảng 4.3. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năng suất sinh sản
của đàn nái theo các lứa đẻ từ 1 đến 5.................................................................52
Bảng 4.4. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năngsuất sinh sản
của các tổ hợp lai lứa đẻ thứ 1......58
Bảng 4.5. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năng suất sinh
sản của các tổ hợp lai lứa đẻ thứ 2.......59
Bảng 4.6. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năng suất sinh sản
sinh sản của các tổ hợp lai lứa đẻ thứ 360
Bảng 4.7. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năng suất sinh
sản của các tổ hợp lai lứa đẻ thứ 461
Bảng 4.8. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năng suất sinh
sản của các tổ hợp lai lứa đẻ thứ 5....62
Bảng 4.9. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năng suất sinh sản
của các tổ hợp lai phụ thuộc năm ....67
Bảng 4.10 Năng suất sinh sản năm 2004 của các tổ hợp lai ..............................71

viii



Bảng 4.11. Năng suất sinh sản năm 2005 của các tổ hợp lai ...............................72
Bảng 4.12. Năng suất sinh sản năm 2006 của các tổ hợp lai ...............................73
Bảng 4.13. Trung bình bình phơng nhỏ nhất một số tính trạng năngsuất sinh sản
của các tổ hợp lai tại các cơ sở chăn nuôi ............................................................80
Bảng 4.14. Kết quả theo dõi năng suất sinh sản của các tổ hợp lai tại cơ sở giống
Hoằng Hoá(HH) ...................................................................................................81
Bảng 4.15. Kết quả theo dõi năng suất sinh sản của các tổ hợp lai tại cơ sở giống
Yên định (YĐ)......................................................................................................84
Bảng 4.16 Kết quả theo dõi năng suất sinh sản của các tổ hợp lai tại trang trại gia
đình(GĐ) ..............................................................................................................85
Bảng 4.17. Khối lợng trung bình và khả năng tăng trọng lợn con giai đoạn sơ
sinh đến 60 ngày tuổi ...........................................................................................92
Bảng 4.18. Khả năng sinh trởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con giai đoạn cai sữa
đến 90 ngày tuổi ...................................................................................................93
Bảng 4.19. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái phụ thuộc vào tổ hợp lai ...97
Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế nuôi lợn nái theo các cơ sở chăn nuôi ....................98

ix


danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1. Tính trạng số con trung bình/ổ của các lứa đẻ từ 1 - 5 ...............................53
Biểu đồ 2. Tính trạng khối lợng trung bình/con của các lứa đẻ từ1 - 5 ...................53
Biểu đồ 3. Tính trạng khối lợng trung bình/ổ của các lứa đẻ từ 1 - 5........................54
Biểu đồ 4. Tính trạng số con sơ sinh trung bình/ổ của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5 63
Biểu đồ 5. Tính trạng số con cai sữa trung bình/ổ của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5.63
Biểu đồ 6. Tính trạng khối lợng sơ sinh/con của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5 .......64
Biểu đồ 7. Tính trạng khối lợng sơ sinh /ổ của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5 ..........64

Biểu đồ 8. Tính trạng khối lợng cai sữa/con của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5........65
Biểu đồ 9. Tính trạng khối lợng cai sữa/ổ của các tổ hợp lai lứa 1 đến lứa 5............65
Biểu đồ 10. Tính trạng số con trung bình/ổ qua các năm.............................................68
Biểu đồ 11. Tính trạng khối lợng trung bình/ổ qua các năm .....................................68
Biểu đồ 12. Tính trạng số con trung bình/ổ theo địa điểm chăn nuôi .........................81
Biểu đồ 13: Tính trạng khối lợng trung bình /ổ theo địa điểm chăn nuôi................82
Biểu đồ 14. Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ tại 3 cơ sở chăn nuôi............................86
Biểu đồ 15. Tính trạng số con cai sữa trung bình/ổ tại 3 cơ sở chăn nuôi...................86
Biểu đồ 16. Tính trạng khối lợng sơ sinh trung bình /ổ tại 3 cơ sở chăn nuôi ..........87
Biểu đồ 17. Tính trạng khối lợng cai sữa trung bình/ ổ tại 3 cơ sở chăn nuôi ..........87

x


1. Mở đầu

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn ngoại đang là xu hớng phát triển
mạnh của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm tăng dần tỷ trọng của nghành chăn
nuôi trong nông nghiệp, đồng thời cung cấp thịt cho thị trờng tiêu thụ, chiếm tới
40% sản phẩm thịt các loại. Theo thống kê của tổ chức Nông Lơng Liên Hiệp
Quốc (FAO), Việt Nam đứng thứ 10 trong số 60 nớc đợc công nhận nuôi nhiều
lợn và sản xuất nhiều thịt lợn, ở châu Việt Nam là nớc đứng thứ nhì về sản
xuất thịt lợn, theo số liệu thống kê năm 1999, sản lợng thịt của Việt Nam đạt
1,32 triệu tấn năm [31]
Chăn nuôi lợn là ngành mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các hộ nông
dân, sản phẩm của chăn nuôi lợn phục vụ nhu cầu về thực phẩm chiếm tới 75%
tổng số thịt tiêu thụ trên thị trờng, đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn
nguồn thực phẩm trong nớc. Vấn đề đặt ra hiện nay cho ngành chăn nuôi lợn là
phải làm thế nào để có đợc giá trị hàng hoá cao nhất, đáp ứng không những nhu

cầu trong nớc mà phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, do đó việc mở rộng phát triển
chăn nuôi trang trại có qui mô lớn và nuôi các giống lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao,
thời gian nuôi ngắn, tiêu tốn thức ăn thấp, hiệu quả kinh tế mang lại cho ngời
chăn nuôi cao trong những năm gần đây đã trở thành mục tiêu phấn đấu của
nhiều địa phơng trong cả nớc.
Năng suất chăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào công tác giống lợn, vì đó là yếu
tố quan trọng hàng đầu, phẩm giống sẽ quyết định hớng chăn nuôi. Năng suất
chăn nuôi lợn trong các hệ thống giống của nớc ta cũng nh trên thế giới đợc
quyết định bởi tiềm năng di truyền, tác động của môi trờng và điều kiện chăn

1


nuôi. Vì vậy việc xác định, lựa chọn tổ hợp lai cho thế hệ con lai thỏa mãn những
yêu cầu mong muốn là hết sức cần thiết. Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát
triển của khoa học hiện đại và công nghệ sinh học, công tác giống lợn đã có
nhiều kết quả quan trọng đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lợng sản
phẩm về thịt, các giống lợn có năng suất và tỷ lệ nạc cao nh Landrace, Duroc,
Yorkshire, Pietrain đã đợc đa vào nớc ta để cải tiến các giống lợn trong nớc,
sử dụng tốt các công thức lai với nhiều giống khác nhau, đồng thời nhập và sản
xuất một số dòng lai ngoại nh L19, L95, L06, L11, L64, C1050, C1230, CA,
C22, 402 với hệ thống nhân giống lợn của tập đoàn PIC là hệ thống nhân giống
hình tháp hoàn chỉnh, không chỉ sử dụng nái lai mà sử dụng cả đực lai do đó con
lai thơng phẩm mang nhiều máu, có u thế lai cao đáp ứng đợc mục đích nâng
cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Thanh Hoá là một trong những địa phơng trong cả nớc có phong trào
phát triển chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại công nghiệp và bán công nghiệp,
với mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đạt 1,9 triệu con lợn trong đó có 750.000
lợn hớng nạc [30]. Tỉnh đã đa về các trung tâm giống nhiều dòng lai nh: Lợn
nái ông bà C1230, C1050, F1(Landrace xYorkshire), F1(Yorkshire x Landrace),

lợn đực L19, Duroc, 402, lợn cái bố mẹ C22, CA, các dòng lai đã đợc các cơ sở
giống và các trang trại nuôi và sản xuất con giống bố mẹ và con giống thơng
phẩm để phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu. Song ngời sản xuất còn
nhiều lúng túng trong việc lựa chọn tổ hợp lai nào cho phù hợp với điều kiện nuôi
dỡng ở địa phơng, phù hợp với phơng thức và qui mô chăn nuôi, đồng thời
mang lại hiệu quả chăn nuôi cao, thích hợp với mong muốn của ngời tiêu dùng,
đợc thị trờng trong và ngoài nớc chấp nhận. Xuất phát từ tình hình thực tiễn
trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

2


Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn nái lai giữa các
giống ngoại có tỷ lệ nạc cao nuôi tại một số trang trại tỉnh Thanh Hóa.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá năng suất sinh sản của các tổ hợp lai tại một số trang trại trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá khả năng sinh trởng ở thế hệ con của các tổ hợp lai
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái lai thông qua năng suất sinh
sản của các tổ hợp lai, trên cơ sở đó xác định các tổ hợp lai phù hợp và có hiệu
quả kinh tế đối với chăn nuôi trang trại tại tỉnh Thanh Hóa.

3


2. Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở của sự lai tạo và u thế lai
2.1.1.1. Bản chất di truyền của u thế lai

Lai giống là phơng pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái
giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau, hai quần thể này có thể
là hai dòng, hai giống, hay hai loài khác nhau.Do đó đời con của chúng mang đặc
tính của bố mẹ nó. Lai giống có tác dụng mang lại u thế lai ở đời con một số
tính trạng nhất định. Hiệu ứng cộng gộp của gen đực và cái là nguyên nhân tạo
nên u thế lai.
Xp1 + Xp2
Xp1p2 =
2
trong đó Xp1p2 là trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ nhất Xp1 và trung
bình giá trị kiểu hình quần thể thứ hai Xp2
Mức độ u thế lai của một tính trạng năng suất đợc xác định
1/2(AB + BA) - 1/2 (A+B)
H(%) =

x 100
1/2(A + B)
Nh vậy sẽ không có u thế lai khi năng suất của con lai chỉ bằng năng suất của
chính bố mẹ chúng. Nếu nh giao phối cận huyết làm tăng mức độ đồng hợp tử và
giảm mức độ dị hợp tử của các kiểu gen và ngợc lại lai giống làm tăng mức độ dị
hợp tử, giảm mức độ đồng hợp tử các kiểu gen. Vì thế u thế lai gắn liền với tác
động của các thể dị hợp tử của các locut. Trong một quần thể vật nuôi, nếu giao
phối giữa các con vật có họ hàng sẽ gây suy thoái cận huyết, nhng sau đó giao
phối không cận huyết giữa những con vật đã bị cận huyết sẽ có u thế lai. Nh

4


vậy những tính trạng bị mất đi do giao phối cận huyết đã đợc bù đắp khi cho
những cá thể cận huyết giao phối với nhau. Do đó khi nhân giống các dòng cận

huyết quần thể chịu ảnh hởng của suy thoái cận huyết, nhng khi lai giữa các
dòng cận huyết u thế lai xuất hiện ở con lai thơng phẩm. Các tính trạng liên
quan đến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có u thế lai cao nhất, các tính
trạng có hệ số di truyền thấp thờng có u thế lai cao, vì thế trong chăn nuôi lợn
sinh sản việc lai giống là giải pháp nâng cao năng suất sinh sản nhanh nhất.
Bản chất hiện tợng u thế lai đợc tác giả Nguyễn Văn Thiện (1995) [35] giải
thích bởi ba thuyết đó là thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết át gen.
- Thuyết trội: các gen có lợi phần lớn là gen trội, con lai tập hợp đợc nhiều gen trội
hơn bố mẹ, các tính trạng về năng suất sinh sản, sinh trởng và cho thịt là những tính
trạng số lợng do nhiều kiểu gen điều khiển vì vậy ít khi có đồng hợp tử, thế hệ con
lai tạo ra giữa hai cá thể đợc biểu hiện do các gen trội của bố và mẹ.
- Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với hiệu quả
từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen dị hợp tử có tác động lớn hơn các
cặp alen đồng hợp tử Aa>AA>aa. Theo Shull (1952) [87].
- Thuyết át gen: cho rằng lai giống đã hình thành nên các tổ hợp gen mới trong
đó có tác động tơng hỗ giữa các alen không cùng locut là nguyên nhân tạo ra u
thế lai.
2.1.1.2. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn
Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế chăn nuôi lợn cho thấy việc lai giống đã
mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới, những
nớc phát triển chăn nuôi lợn có tới 90% con giống thơng phẩm là con lai. Tuy
nhiên, việc kết hợp giữa hai giống nào cho u thế cao phụ thuộc vào sự chọn lựa,
xác định u thế lai của tổ hợp lai dựa trên giá trị giống. Trong thực tế nhân giống
lợn hiện nay đang sử dụng một số công thức lai ba máu với sơ đồ nh sau:

5


dòngA


dòngB

lai
F1(AB)


dòngC



con lai F1(AB)C
Kiểu hình con lai F1(AB)C sẽ là:
PF1(AB)C = 1/4aA + 1/4aB + 1/2aC + Bc + HM + H1 + E
H1: u thế lai của con lai
HM: u thế lai của mẹ(do mẹ là con lai F1)
aA, aB,, ac: giá trị cộng gộp của giống A, B, C
Bc: ảnh hởng của bố giống C
E: ảnh hởng của ngoại cảnh.
Nh vậy trong lai 3 giống hay dòng, do sử dụng mẹ lai (hoặc bố lai) nên con lai
F1(AB)C ngoài u thế lai cá thể còn có u thế lai của mẹ (hoặc bố)
Theo nghiên cứu của William (1997) [47], ở lợn có ba loại u thế lai:
- Ưu thế lai ở lợn mẹ: có lợi cho các cá thể đời con, là u thế lai quan trọng nhất
bởi vì năng suất sinh sản phụ thuộc vào số đầu con cai sữa/lứa, đây là chỉ tiêu
kinh tế quan trọng nhất.
- Ưu thế lai của con: có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở sự tăng khối
lợng, sức sống, đặc biệt là sau khi cai sữa.
- Ưu thế lai về đực giống: đợc tạo thành từ bố thể hiện thông qua con đực từ kết
quả giao phối, u thế lai của đực giống đợc thể hiện rất hạn chế. Gineva và cs.
(1999) [69] cho thấy kiểu gen của lợn đực giống không ảnh hởng đến chỉ tiêu số
con đẻ ra và số lợng con còn sống đến 21 ngày tuổi, khối lợng lợn con sơ sinh

của đực giống lai cao hơn đực giống thuần.

6


Ưu thế lai đạt đợc ở các chỉ tiêu năng suất là khác nhau phụ thuộc vào
phơng pháp lai, giữa các cặp lai u thế lai thể hiện cao đối với các chỉ tiêu sinh
sản, thể hiện trung bình đối với các chỉ tiêu vỗ béo và thấp đối với các chỉ tiêu
giết thịt.
Để lợn lai nuôi thịt có khả năng sinh trởng cao và tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lợng thấp, tỷ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai đợc tổ chức
theo sơ đồ hình tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều dòng, giống
khác nhau, hệ thống sản xuất con lai đợc tổ chức nh sau
- Đàn cụ - kị (GGP): Nhiệm vụ nhân các dòng, giống thuần.
- Đàn ông- bà (GP): Lai giữa hai dòng, giống thuần với nhau tạo ra đời ông bà,
nếu dùng công thức lai giữa 4 dòng giống khác nhau thì cần có 2 đàn ông bà
khác nhau, một đàn ông bà tạo ra đàn bố, còn đàn kia tạo ra đàn mẹ. Nếu sử dụng
công thức lai giữa 3 dòng khác nhau, thì chỉ cần một đàn ông bà, đàn này thờng
dùng để tạo đàn mẹ, còn đàn bố thờng là dòng giống thuần trong đàn cụ kị.
- Đàn bố- mẹ (P): Lai giữa 2 đàn bố mẹ tạo ra đời con là con lai giữa 3 hay 4
dòng giống khác nhau.
- Đàn thơng phẩm: Các con lai đợc tạo ra từ đàn nái bố mẹ với dòng đực cuối
cùng
Năng suất chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào công tác giống, để có
năng suất cao chất lợng sản phẩm tốt công tác giống phải là vấn đề then chốt, để
có tổ hợp lai thì nguyên liệu lai chính là các con giống ở đàn hạt nhân do đó chọn
giống trong đàn hạt nhân sẽ quyết định cho năng suất chăn nuôi lợn.
2.1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản và các yếu tố ảnh hởng tới năng suất
sinh sản
2.1.2.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản


7


- Sự thành thục sinh dục của lợn cái đợc thể hiện bằng sự hoạt động sinh dục có
chu kì, trứng có thể rụng con cái có khả năng chửa, đẻ và tiết sữa nuôi con. Tuổi
thành thục về tính của các giống lợn có sự khác nhau, đối với lợn ngoại và lợn lai
thời gian thành thục về tính khoảng từ 6-8 tháng tuổi, sự thành thục về thể vóc
chậm hơn biểu hiện thời gian hoàn chỉnh cơ thể, hoàn chỉnh về tầm vóc và khả
năng đảm bảo cho việc tiết sữa nuôi con, do đó xác định thời gian phối giống lần
đầu tiên còn phụ thuộc vào cờng độ sinh trởng của lợn cái trong giai đoạn hậu
bị.Theo Hughes và cs. (1975) [72], Etienne, Legault (1974) [66], Self, (1955)[85]
phạm vi biến động của thời gian phối giống lần đầu cho lợn cái là 135 - 250 ngày
tuổi.
Xác định thời điểm phối giống để đạt kết quả là hết sức quan trọng, điều này
ảnh hởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, thời điểm phối giống thích hợp đợc
nhận biết thông qua chu kỳ tính của lợn cái.
- Chu kỳ tính xuất hiện từ khi con vật thành thục về tính kèm theo sự thay đổi của
cơ quan sinh dục, quá trình này lặp lại theo một chu kỳ nhất định với thời gian
trung bình là 18-21 ngày chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn trớc động dục: Là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu huỷ tới lần động
dục tiếp theo, chuẩn bị điều kiện để tiếp nhận tinh trùng đón trứng rụng và thụ
tinh. Giai đoạn này biểu hiện các đặc điểm nh: Bao noãn phát triển về khối
lợng, chất lợng, nổi lên bề mặt buồng trứng và tăng tiết oestrogen. Dới ảnh
hởng của oestrogen cơ quan sinh dục có nhiều biến đổi, tế bào vách ống dẫn
trứng tăng sinh có nhiều nhung mao để đón trứng rụng.
+ Giai đoạn động dục: Gồm 3 thời kỳ liên tiếp đó là hng phấn, chịu đực và hết
chịu đực, đặc điểm của giai đoạn này là:
* Lợng oestrogen tiết ra đạt mức cao nhất 112 mg% trong khi đó bình thờng
chỉ có 64 mg%, do đó gây hng phấn mạnh mẽ toàn thân, âm hộ xung huyết và


8


chuyển từ màu hồng nhạt sang màu hồng đỏ, càng gần tới thời điểm rụng trứng
thì âm hộ càng thẫm mầu và chuyển màu mận chín.
* Các biểu hiện về thần kinh: Con cái hng phấn, kêu la, con vật ăn ít hoặc
không ăn, bồn chồn không yên, phá chuồng
* Biểu hiện trứng rụng: ở lợn sau khi động dục 24 30 h thì trứng rụng và thời
gian rụng trứng kéo dài từ 10 15 h, kèm theo các biến đổi sinh lý khác nh thân
nhiệt tăng 0,8 -1,20C, nhịp tim tăng, bạch cầu trung tính tăng.
+ Giai đoạn sau động dục: Bắt đầu từ khi kết thúc động dục và kéo dài khoảng
7 ngày. Thể vàng hình thành tiết progesteron có tác dụng ức chế trung khu sinh
dục vùng dới đồi (hypothalamus) ngừng tiết yếu tố giải phóng và ức chế tuyến
yên tiết FSH và LH. Do đó con vật ngừng động dục, giảm hng phấn thần kinh,
không muốn gần con đực, dần dần trở lại trạng thái bình thờng.
+ Giai đoạn yên tĩnh: Là giai đoạn dài nhất với thời gian khoảng 8 ngày, thờng
bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng không đợc thụ tinh và kết thúc khi thể
vàng tiêu huỷ, giai đoạn này không có các biểu hiện về hành vi sinh dục, đây là
giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh để khôi phục lại cấu trúc chức năng cũng nh năng
lợng cho chu kỳ tiếp theo.
- Sự điều tiết hoạt động của chu kỳ tính: Chu kỳ tính thực hiện đợc dới sự điều
tiết của thần kinh-thể dịch, có sự tham gia của hệ thống hypothalasmus - tuyến
yên- tuyến sinh dục, theo cơ chế điều hoà ngợc.
Dới tác dụng của các yếu tố nh: pheromon của con đực, âm thanh, ánh
sáng...cùng với sự tác động của prostaglandin F2 của tử cung theo máu đi tới
buồng trứng làm co mạch máu ngoại vi nuôi thể vàng làm cho thể vàng bị tiêu
huỷ, lợng hocmon progesteron giảm và theo cơ chế điều hoà ngợc
hypothalasmus tiết yếu tố giải phóng GnRF kích thích tuyến yên tiết FSH tác
động vào nang trứng tăng tiết dịch nang trứng, kích thích tế bào hạt tăng tiết


9


oestrogen điều khiển sự thay đổi của cơ quan sinh dục chuẩn bị đón trứng rụng
(niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh) khi nồng độ oestrogen tăng cao
đạt tới 112mg% con vật thể hiện hng phấn mạnh, theo vòng điều hoà ngợc
dơng tính tuyến yên tiết LH kích thích nang trứng tăng cờng tiết dịch, khi nồng
độ LH/FSH đạt tỷ lệ 3/1 thì LH hoạt hoá men phân giải làm tan rã đỉnh nang
trứng và gây nên hiện tợng rụng trứng, đồng thời LH kích thích hình thành thể
vàng tại nơi trứng rụng, hocmon thể vàng progesteron theo cơ chế điều hoà ngợc
âm tính ức chế hypothalasmus tiết yếu tố giải phóng FRF và LRF ức chế tuyến
yên tiết FSH và LH con vật ngừng động dục trở lại trạng thái yên tĩnh, nếu phối
giống có kết quả thể vàng tồn tại đến cuối thời kỳ có chửa, nếu con cái không có
chửa thể vàng tiêu biến và chu kỳ mới lại tiếp tục bắt đầu.
Thời gian trong chu kỳ động dục phụ thuộc vào giống, lứa đẻ, dinh dỡng.
Lợn đẻ lứa 2 3 chu kỳ động dục là 19,4 ngày
Lợn đẻ lứa 4 5 chu kỳ động dục là 20,4 ngày
Lợn đẻ lứa 6 7 chu kỳ động dục là 21,5 ngày
Lợn đẻ lứa 8 9 chu kỳ động dục là 22,4 ngày
Nh vậy chu kỳ động dục dài ngắn phụ thuộc vào giai đoạn sinh sản của lợn nái.
- Thời gian động dục
+ Xác định thời gian động dục phải xác định thời điểm động dục, đa số lợn
động dục vào ban đêm và sáng sớm.
+ Thời gian động dục của lợn nái trung bình khoảng 3 ngày (1 5 ngày), phụ
thuộc vào giống, tuổi, mùa vụ, chế độ dinh dỡng.
Theo nghiên cứu của Gimogret trên 2500 con lợn Đại Bạch thì thời gian
động dục khoảng 53h. Thời gian động dục phụ thuộc vào mùa vụ, mùa xuân thời
gian động dục khoảng 55 h, mùa hè 59 h, mùa thu 57 h và mùa đông 53 h.
- Số trứng rụng trong một chu kỳ phụ thuộc các yếu tố:


10


+ Các giống khác nhau có số trứng rụng khác nhau: lợn Đại Bạch có số trứng
rụng trong một lần động dục khoảng 17 trứng, lợn Pietrain khoảng 14 trứng.
+ Tuổi và lứa đẻ: theo nghiên cứu của Robecson, Casida, Grume, Sacman, trong
lần động dục đầu tiên số trứng rụng trung bình là 9,8 trứng, lần động dục thứ hai
là 11,8 trứng.
+ Dinh dỡng: khẩu phần dinh dỡng tốt số trứng rụng 13,5 còn nuôi theo mức
dinh dỡng từ cao đến thấp số trứng rụng trung bình 11,1trứng, nuôi theo mức
dinh dỡng thấp đều số trứng rụng trung bình là 10,6 trứng.
Ngoài những yếu tố trên, số lợng trứng rụng còn phụ thuộc vào mùa vụ và
nhiệt độ của môi trờng. Xác định thời điểm rụng trứng và phối giống là hết sức
quan trọng, điều này sẽ quyết định tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra/ lứa, và số lứa đẻ/
năm
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hởng tới năng suất sinh sản
Năng suất sinh sản của lợn nái đợc thể hiện qua các chỉ tiêu nh số con
sinh ra/ ổ, số con còn sống/ ổ, khối lợng sơ sinh/ ổ, số con cai sữa/ổ, khối lợng
cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ,các chỉ tiêu này có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc xác định hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái sinh sản. Theo Ducos
(1994)[65] yếu tố quyết định cho số con cai sữa gồm số trứng rụng, tỷ lệ lợn con
sống lúc sơ sinh, và tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa. Do đó việc nâng cao số con đẻ
ra còn sống và số con cai sữa là hết sức quan trọng, ảnh hởng trực tiếp tới lợi
nhuận của ngời chăn nuôi, nh vậy năng suất sinh sản phụ thuộc chặt chẽ vào sự
tác động của tính di truyền và các yếu tố ngoại cảnh
- Yếu tố di truyền: giữa các dòng, giống lợn có sự khác nhau về tuổi thành
thục,và sức sản suất, nhiều nghiên cứu cho thấy năng suất sinh sản của lợn nái
có hệ số di truyền thấp, theo Perrocheau, (1994([27] hệ số di truyền về sinh sản
của lợn nái là:


11


chỉ số lứa đẻ/ nái/ năm: h2= 0,10 - 0,15
Tuổi động dục lần đầu: h2 = 0,30
Số vú

h2 = 0,30

Theo Lasley (1974)[20] cho biết hệ số di truyền một số tính trạng ở lợn sinh sản
nh sau:
Số con đẻ ra/ ổ:

h2 = 0,15

Số con cai sữa/ ổ

h2 = 0,12

Khối lợng lúc cai sữa: h2 =0,17
Qua đó thấy rằng năng suất sinh sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện
ngoại cảnh và những tác động của con ngời trong quá trình nhân giống, nuôi
dỡng chăm sóc. Phơng pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác
nhau, việc chọn lọc, nhân và phát triển đàn hạt nhân để làm cơ sở cho việc tạo
dòng lợn 3 - 4 máu ở con lai thơng phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho chăn
nuôi lợn sinh sản. Đánh giá ảnh hởng của lai giống đối với năng suất sinh sản,
nhiều tác giả cho biết nhờ có u thế lai đã cải thiện đợc năng suất sinh sản của
đàn. Theo Joohnn (1981)[75] các nái lai có các tính trạng về năng suất sinh sản
cao hơn nái thuần: Tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 - 14,3) ngày, tỷ lệ thụ

thai cao hơn (2 - 4%), số trứng rụng nhiều hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ cao hơn
(0,6 - 0,7 con), số con cai sữa/ ổ cao hơn (0,8 con). Tỷ lệ nuôi sống lợn con ở nái
lai cao hơn nái thuần (5 - 10%), khối lợng sơ sinh/ổ cao hơn (1 - 4,2 kg), khối
lợng 21 ngày tuổi/ổ cao hơn (4,2 - 6,4 kg). Theo Young (1995) [91] Các giống
lợn Trung Quốc có số con sơ sinh/ ổ nhiều hơn các giống lợn châu Âu khoảng
3 - 4 con và các con lai của nó đạt tuổi thành thục sớm hơn 1- 2 tháng so với lợn
lai châu Âu. Ngoài ra năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu ảnh hởng của
cận huyết. Theo thông báo của Johson (1990)[76], các dòng cận huyết khả năng

12


sinh sản giảm và nếu chỉ số cận huyết ở lợn nái tăng trung bình thêm 10% thì số
con sơ sinh /ổ sẽ giảm 0,29 con.
Tuổi trởng thành về sinh dục phụ thuộc vào đặc điểm giống và điều kiện nuôi
dỡng chăm sóc, giữa cờng độ sinh trởng của lợn cái hậu bị và khả năng sinh
sản nhiều tác giả cho thấy có tơng quan không thuận. Hutchens và cs. (1981)
[73] cho biết tuổi động dục lần đầu, khối lợng cơ thể lúc động dục lần đầu có
tơng quan di truyền, khối lợng sơ sinh, khối lợng cai sữa, mức tăng khối
lợng trung bình /ngày, hệ số di truyền trong khoảng (0,19 - 0,40). Phơng thức
chăn nuôi cũng ảnh hởng tới tuổi động dục lần đầu, lợn hậu bị nuôi nhốt liên tục
sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn nuôi chăn thả do vậy việc cho lợn đực tiếp
xúc với lợn cái hậu bị 5 - 6 tháng tuổi mỗi ngày 15 phút sẽ làm cho lợn hậu bị
động dục sớm. Tuy nhiên ở lần động dục đầu tiên nếu cho phối giống ngay tỉ lệ
thụ thai thấp và số con đẻ ra sẽ ít, do vậy chỉ nên phối giống từ lần động dục thứ
hai.
- Chế độ dinh dỡng: là một trong những nhân tố ngoại cảnh quan trọng tác động
đến năng suất sinh sản, làm thế nào để có chế độ ăn phù hợp đối với lợn nái, đảm
bảo làm tăng tính dục, tăng số lợng trứng rụng và sự phát triển phôi thai để có số
con đẻ ra cao và khối lợng sơ sinh cao. Tinh bột cao trong khẩu phần ăn đối với

lợn nái chửa sẽ làm tăng tích luỹ các mô mỡ dẫn đến làm giảm tính phàm ăn của
lợn nái khi tiết sữa nuôi con, lợn nái tích luỹ mỡ ít tính thèm ăn sẽ tăng lên trong
giai đoạn tiết sữa và giảm khối lợng ít hơn trong thời gian nuôi con. Mặt khác
nhiều nghiên cứu cho thấy sự tích luỹ mỡ của lợn mẹ trong giai đoạn tiết sữa có
quan hệ tới khoảng cách từ cai sữa đến động dục trở lại. Đối với nhu cầu về
protein là thành phần hết sức quan trọng cho sự duy trì, phát triển cơ thể con mẹ.
Đặc biệt đối với lợn nái hậu bị, protein còn có vai trò quan trọng trong việc phát
triển bào thai, khi khẩu phần ăn của lợn nái không đáp ứng đợc nhu cầu protein

13


cần thiết nhất là các axit amin không thay thế con mẹ phải huy động protein dự
trữ do vậy sẽ ảnh hởng tới năng suất sinh sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh
hởng của sự tiêu thụ protein trong giai đoạn chửa đến sinh trởng của mẹ và
thành tích sinh sản
Bảng 2. ảnh hởng của mức tiêu thụ prôtêin trong giai đoạn chửa đến sinh trởng
Tiêu thụ protein khi chửa (g)

180

220

260

300

Tăng trọng thuần

(kg)


12,5

18,7

21,0

27,0

Số lợn con sơ sinh

(con)

10,1

10,7

10,9

11,0

Số lợn con sống khi sinh (con)

9,7

10,1

10,3

10,4


KL sơ sinh bình quân

1,35

1,34

1,30

1,29

(kg)

Mặt khác chế độ cho ăn phù hợp với từng giai đoạn cũng ảnh hởng tới năng
suất của lợn nái. Micheev (1975) [81] thông báo: với mức tăng khối lợng trung
bình của lợn cái hậu bị, phải chọn nhiều con có khối lợng cao trong đàn, đồng
thời cho ăn hạn chế từ khi cai sữa đến phối giống, nhng phải đảm bảo khối lợng
cần thiết. Theo Mc Phee (2001) [80] lợn hậu bị sau khi đã chọn lọc ở 50kg và
trong 6 tuần nuôi tiếp theo chỉ cho ăn khẩu phần hạn chế bằng 80% khẩu phần ăn
tự do, đã biểu hiện động dục duy trì nhng không ảnh hởng tới tỉ lệ sống sau khi
sinh. Zimmerman và cộng tác viên(2000) [48] cho biết các mức ăn khác nhau cho
lợn cái trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống trở lại có ảnh hởng tới tỉ lệ thụ
thai. Cho ăn với mức cao trong thời gian từ 7 - 10 ngày của chu kỳ động dục trớc
khi chịu đực sẽ đạt đợc số trứng rụng tối đa (tuy nhiên nếu tiếp tục cho ăn với
mức năng lợng cao ở thời kỳ đầu có chửa sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi và giảm số
con sinh ra).
Theo Hughes và cs. (1980) [71] ở lợn cái hậu bị tăng mức ăn trớc phối giống
10 ngày số trứng rụng nhiều hơn 1,6 trứng, từ 12 - 14 ngày, số trứng rụng tăng 3,1

14



trứng. Tác giả khuyến cáo rằng, lợn hậu bị từ trớc khi động dục lần đầu đến khi
phối giống (ở chu kì 2), tăng mức ăn lên 3kg thức ăn/con/ngày bằng thức ăn của
loại lợn choai hay nái nuôi con. Anderson (1967) [50] qua nhiều thực nghiệm cho
biết thời gian thích hợp tập trung mức ăn năng lợng cao để phát triển số trứng
rụng là 11-14 ngày trớc khi phối giống. Theo Nguyễn Tấn Anh (1998) [2] trớc
phối giống 14 ngày cho ăn chế độ kích dục, tăng lợng thức ăn 1,0 - 1,5kg thức
ăn có bổ sung khoáng, sinh tố sẽ giúp cho lợn cái ăn nhiều hơn và sẽ tăng số trứng
rụng từ 2,0 - 2,1 trứng. (điều chỉnh mức ăn để khối lợng đạt 120 - 140kg ở chu kì
động dục lần thứ 3 và đợc phối giống)
- Thứ tự các lứa đẻ: Khả năng sinh sản của lợn nái bị ảnh hởng bởi các lứa đẻ
khác nhau, ở lứa thứ nhất số lợng con/ổ thấp, từ lứa thứ hai trở đi số lợng con
tăng dần đến lứa thứ t, lứa thứ 6 - 7 bắt đầu giảm dần. Sự thay đổi này liên quan
tới số lợng trứng rụng trong một chu kỳ, bằng kỹ thuật chăm sóc nuôi dỡng có
thể kéo dài thành tích sinh sản từ lứa thứ 6 - 10, sẽ có lợi hơn là thay thế lợn cái
hậu bị bởi vì nếu tăng nái hậu bị đẻ lứa thứ nhất vào đàn nái sinh sản sẽ làm tăng
giá thành của 1 kg lợn con cai sữa dẫn đến làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
- Tỷ lệ thụ tinh: ảnh hởng của con đực và phơng thức phối giống, kỹ thuật phối
giống liên quan đến tỷ lệ thụ tinh, chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm
tăng số con/lứa. Cho phối giống quá sớm hay quá muộn tỷ lệ thụ thai và số
con/lứa sẽ giảm sút, việc phối giống kép đối với con lai sinh con thơng phẩm sẽ
làm tăng tỷ lệ thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai từ 1020% so với phối giống trực tiếp do phát hiện thời điểm rụng trứng không chính
xác.
- Yếu tố mùa vụ: cũng ảnh hởng tới năng suất sinh sản tuy nhiên sự ảnh hởng
không nhiều, theo Adlovic và cs, (1983) [49] trong một năm, tháng 6 - 7 - 8 tỷ lệ
thụ thai giảm 10% so với phối giống tháng 11 - 12. Dieahl và cs. (2000) [12] cho

15



×