Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nông nghiệp nhằm tăng cường bảo tồn in - situ các giống lúa địa phương tại xã Bản Khoang - huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 124 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học nông nghiệp I
--------------

Chu anh Tiệp

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nông nghiệp nhằm
tăng cờng bảo tồn in - situ các giống lúa địa phơng
tại x Bản Khoang - huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyên ngành: Kỹ thuật trồng trọt
Mã số: 4.01.01

Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tất Cảnh

Hà nội - 2004


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và cha hề đợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân
cho việc thực hiện luận văn này và những thông tin, số liệu trích dẫn đều đã
đợc ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Chu Anh Tiệp



i


Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo GVC. TS. Nguyễn Tất Cảnh
Bộ môn Thuỷ nông - Canh tác, Phó Trởng khoa Đất và Môi Trờng, Trờng Đại học
Nông nghiệp I Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và hớng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo trong Bộ môn Di truyền - Giống cây
trồng, khoa Nông học và Bộ môn Thuỷ nông - Canh tác, khoa Đất và Môi trờng, Trờng
Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Devra I. Jarvis, TS. Bhuwon R. Sthapit và Viện tài
nguyên di truyền thực vật Quốc tế (VTNDTTVQT) đã tận tình giúp đỡ và tài trợ kinh
phí cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Ơn - Trờng đại học Dợc Hà Nội), KS.
Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao công nghệ sản
xuất nông nghiệp, Trờng Đại học Nông nghiệp I, các đồng chí cán bộ Phòng Nông
nghiệp huyện Sa Pa, cán bộ lãnh đạo và nhân dân xã Bản Khoang, các bạn đồng
nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cổ vũ, động viên tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài./.
Tác giả

Chu Anh Tiệp

ii


Mục lục
Trang

Lời cam đoan............................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................v
Danh mục các biểu đồ và đồ thị ................................................................................vii
Danh mục các bảng và sơ đồ................................................................................... viii
Danh mục các phụ lục ............................................................................................. viii
1. mở đầu................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ..........................................................................................3
1.3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................3
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..............................................................4
2.1. Bảo tồn đa dạng sinh học..................................................................................4
2.1.1. Đa dạng sinh học và đa dạng cây trồng ...................................................4
2.1.2. Xu hớng bảo tồn đa dạng sinh học..........................................................8
2.2. Bảo tồn in - situ đa dạng cây trồng.................................................................13
2.2.1. Kết quả nghiên cứu bảo tồn in-situ đa dạng cây trồng trên thế giới ......13
2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu bảo tồn in-situ đa dạng cây lúa ở Việt Nam21
2.3. Một số kết quả nghiên cứu trong thâm canh lúa ...........................................31
2.3.1. Giống và quá trình đổi mới cơ cấu giống lúa .........................................31
2.3.2. Phân khoáng và sử dụng trong thâm canh lúa .......................................33
3. nội dung và phơng pháp nghiên cứu ..............................................37
3.1. Đối tợng nghiên cứu .....................................................................................37
3.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................37
3.3. Các phơng pháp nghiên cứu .........................................................................37
3.3.1. Phơng pháp điều tra thu thập thông tin................................................37
3.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................38

iii



3.3.3. Sử dụng phơng pháp phân tích hệ sinh thái trong việc phân tích mối
liên quan của các yếu tố canh tác đến năng suất lúa............................38
3.3.4. Phơng pháp bố trí thí nghiệm ...............................................................39
4. Kết quả nghiên cứu....................................................................................43
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên dân số xã bản khoang ...................................43
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên xã Bản Khoang .........................................................43
4.1.2. Tình hình dân số và dân tộc ...................................................................46
4.1.3. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt .......................................................47
4.2. Đa dạng lúa ở bản khoang..............................................................................48
4.2.1. Hiện trạng đa dạng lúa ở Bản Khoang...................................................48
4.2.2. Các nguyên nhân xói mòn nguồn gen lúa địa phơng............................55
4.2.3. Các giống lúa địa phơng cần bảo tồn in-situ .......................................61
4.3. Tập quán canh tác, thuận lợi và khó khăn đến việc nâng cao năng suất và chất
lợng giống lúa địa phơng............................................................................64
4.3.1. Thuận lợi và khó khăn trong trồng lúa địa phơng ở Bản Khoang ........64
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hởng của một số yếu tố đến năng suất lúa .................71
4.4. Xây dựng mô hình kỹ thuật thử nghiệm ........................................................75
4.4.1. Thí nghiệm đánh giá ảnh hởng của việc chọn lọc giống đến độ đồng
đều quần thể và năng suất lúa địa phơng ............................................75
4.4.2. Thí nghiệm đánh giá ảnh hởng của việc bón phân đến sinh trởng và
năng suất lúa địa phơng. .....................................................................80
4.5. Đánh giá tính khả thi của biện pháp kỹ thuật ................................................87
4.5.1. Hiệu quả kinh tế......................................................................................87
4.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội và môi trờng ...................................................87
5. Kết luận và đề nghị ...................................................................................88
5.1. Kết luận..........................................................................................................88
5.2. Đề nghị...........................................................................................................89
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................90
Phần phụ lục ..............................................................................................................95


iv


Danh mục các chữ viết tắt
Chữ viết tắt

Chú giải

BBB

Bèo brụt búa

CT 1 (đ/c)

Công thức 1 (đối chứng)

CT 2

Công thức 2

CT 3

Công thức 3

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐDCT


Đa dạng cây trồng

HTCT

Hệ thống canh tác

GTSX

Giá trị sản xuất

GTGT

Giá trị gia tăng

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TBN

Tầm bèo ngạnh

TGST

Thời gian sinh trởng


VKHKTNN

Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam

VTNDTTVQT

Viện tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế

v


Danh mục các biểu đồ và đồ thị
TT

Tên các biểu đồ và đồ thị

Trang

Biểu đồ 4.1. Diễn biến nhiệt độ và lợng ma qua các tháng trong năm..................44
Biểu đồ 4.2. Biến động số lợng giống lúa địa phơng qua các năm .......................54
Biểu đồ 4.3. Diễn biến đa dạng lúa địa phơng qua các năm ...................................54
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ hộ lựa chọn các tiêu chuẩn để làm căn cứ quyết định lựa chọn
giống lúa trồng tại nông hộ. ................................................................59
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ hộ tham gia trồng các giống lúa địa phơng năm 2004...............62
Biểu đồ 4.6. Nguồn cung cấp giống lúa địa phơng .................................................65
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ mẫu giống lúa địa phơng bị lẫn giống .......................................66
Biểu đồ 4.8. Tơng quan của các yếu tố với năng suất lúa địa phơng ....................74
Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ cây lẫn giống phân biệt bằng chênh lệch chiều cao cây ..............76
Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ cây lẫn giống do phân biệt bằng chênh lệch tgst .......................77

Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ hạt lẫn giống sau khi thu hoạch .................................................77
Đồ thị 2.1. Phân loại cây trồng thích hợp với bảo tồn in - situ..................................17
Đồ thị 4.1. Động thái tăng trởng chiều cao của giống TBN....................................80
Đồ thị 4.2. Động thái tăng trởng chiều cao của giống BBB ....................................81
Đồ thị 4.3. Động thái đẻ nhánh của giống TBN........................................................82
Đồ thị 4.4. Động thái đẻ nhánh của giống BBB ........................................................82
Đồ thị 4.5. Tơng quan lợng đạm bón và năng suất lúa TBN .................................86
Đồ thị 4.6. Tơng quan lợng đạm bón và năng suất lúa BBB .................................87

vi


Danh mục các bảng và sơ đồ
TT

Nội dung

Trang

Bảng 2.1. Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hởng đến sự lựa chọn giống cây trồng ở
nông hộ tại một số nớc.............................................................................16
Bảng 2.2. Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hởng đến sự đa dạng lúa và khoai sọ tại
Bản Khoang................................................................................................27
Bảng 2.3. Tơng quan một số chỉ tiêu kinh tế xã hội đến đa dạng giống cây trồng ở
một số điểm nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................28
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lợng lúa lai ở Việt Nam từ 1991 - 2003 ...33
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Bản Khoang năm 2004....................................46
Bảng 4.2. Diện tích và năng suất một số loại cây trồng năm 2003 ...........................47
Bảng 4.3. Danh sách các giống lúa địa phơng ở Bản Khoang.................................49
Bảng 4.4. Mức độ chống chịu của các giống lúa địa phơng đối với đất, nhiệt độ

nớc, đầu t phân bón và chống chịu sâu bệnh .......................................52
Bảng 4.5. Bảng đánh giá quy mô trồng các giống lúa địa phơng............................63
Bảng 4.6. ảnh hởng của một số yếu tố đến năng suất lúa địa phơng...................72
Bảng 4.7. Bảng các yếu tố cấu thành năng suất thí nghiệm chọn lọc giống .............78
Bảng 4.8. Khả năng tích luỹ chất khô và hệ số kinh tế .............................................84
Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất thí nghiệm bón phân...............................85
Bảng 4.10. Năng suất thực thu thí nghiệm bón phân ................................................86
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của các mô hình giải pháp kỹ thuật .............................87
Sơ đồ 2.1. Muối quan hệ của sinh vật với đời sống con ngời ....................................7
Sơ đồ 4.1. Mối quan hệ của các yếu tố đến đa dạng lúa địa phơng.........................55
Sơ đồ 4.2. Xu hớng ảnh hởng của một yếu tố đến sự đa dạng lúa địa phơng tại xã
Bản Khoang..............................................................................................58
Sơ đồ 4.3. Xu hớng ảnh hởng của một số yếu tố đến năng suất lúa......................72

vii


Danh mục các phụ lục
TT

Nội dung

Trang

Phụ lục 1. Đặc điểm thời tiết khí hậu của huyện Sa Pa .............................................95
Phụ lục 2. Kết quả phân tích một số loại đất trồng lúa ở địa phơng........................96
Phụ lục 3. Chênh lệnh nhiệt độ nớc mặt ruộng và không khí (thời điểm cấy lúa) ..96
Phụ lục 4. Lịch thời vụ của một số cây trồng chính trên địa bàn xã Bản Khoang ...97
Phụ lục 5. Các yếu tố ảnh hởng đến năng suất lúa ..................................................98
Phụ lục 6. Số liệu điều tra các yếu tố liên quan đến năng suất lúa nếp.....................99

Phụ lục 7. Số liệu điều tra các yếu tố liên quan đến năng suất lúa tẻ........................99
Phụ lục 8. Các đồ thị tơng quan của các yếu tố với năng suất lúa ........................101
Phụ lục 9. Xử lý thống kê so sánh tỷ lệ cây lẫn phân biệt bằng chênh lệch chiều cao
cây của 2 thí nghiệm so sánh chọn lọc giống .................................................103
Phụ lục 10. Xử lý thống kê so sánh tỷ lệ cây lẫn phân biệt bằng chênh lệch thời gian
sinh trởng của 2 thí nghiệm so sánh chọn lọc giống ....................................105
Phụ lục 11. Xử lý thống kê so sánh tỷ lệ hạt lẫn sau khi thu hoạch của 2 thí nghiệm
so sánh chọn lọc giống ...................................................................................107
Phụ lục 12. Kết quả xử lý thống kê năng suất lúa thực thu thí nghiệm chọn lọc giống
........................................................................................................................109
Phụ lục 13. Kết quả xử lý thống kê NSTT thí nghiệm bón phân cho lúa................111
Phụ lục 14. Hiệu quả kinh tế đối với các mô hình kỹ thuật

viii

113


1. mở đầu
1.1. đặt vấn đề
Tất cả các loài cây trồng trên thế giới đều có nguồn gốc phát sinh và hình
thành từ một số vùng trên thế giới, những vùng đó gọi là trung tâm phát sinh
cây trồng. Việt Nam nằm giữa Trung Quốc - ấn Độ và Đông Dơng Indonesia, đây là một trong 12 trung tâm phát sinh cây trồng trên thế giới.
Hiện nay, các khu vực thuộc trung tâm phát sinh này vẫn có độ đa dạng cây
trồng ở mức cao [18].
Cây lúa (Oryza sativa linn) là một cây lơng thực quan trọng đối với
ngời dân châu á, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc phát sinh và hình
thành, nhiều tác giả khẳng định cây lúa có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nóng
ẩm và nguồn gốc xuất phát có thể từ trung tâm phát sinh Trung Quốc - ấn Độ
và Đông Nam á [18].

Về nguồn gốc thực vật, cây lúa thuộc họ hoà thảo (Gramineae), chi
Oryza. Trong chi Oryza có nhiều loài sống một năm hay hai năm, trong đó chỉ
có 2 loài đợc trồng phổ biến là Oryza sativa L đợc trồng phổ biến ở châu á
và Oryza glaberrima đợc trồng trên một diện tích nhỏ ở châu Phi. Ngoài các
loài lúa trồng, lúa dại cũng rất phong phú: lúa tiên (O. sativa ssp.); O.
officinalis; O. fatua... đã đợc tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới nh: ấn Độ,
Đông Nam á, phía Nam Trung Quốc, khu vực nhiệt đới của châu Phi. ở Việt
Nam cũng đã tìm thấy nhiều loài lúa dại nh lúa nổi (O. sativa L.F) ở đồng
bằng Nam Bộ, lúa dại (lúa ma) (Oryza officinalis) ở Tây Bắc [16].
Bảo tồn đa dạng quỹ gen cây lúa nói riêng và đa dạng sinh học nói chung
là một vấn đề quan trọng đối với nhân loại. Con ngời cũng là một sinh vật,
con ngời không thể sống độc lập mà luôn phải sống chung với các loài

1


sinh vật khác để tạo thành một "hệ sinh thái hoàn chỉnh". Hội thảo về môi
trờng và phát triển của Liên hợp quốc tổ chức tại Rio de Janairo vào năm
1992, đợc coi là "Cuộc họp thợng đỉnh của trái đất", đã đa ra: Công ớc
Đa dạng sinh học (ĐDSH), đã có 176 chính phủ ký vào công ớc nhận trách
nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên sinh học một cách bền
vững và cùng chia sẻ công bằng lợi ích thu đợc từ đó [45].
Việt Nam là một trong số 176 quốc gia đã ký vào công ớc, nhận trách
nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học. Do đó việc nghiên cứu bảo tồn ĐDSH là một
nhiệm vụ quốc tế đồng thời là một phần trong chiến lợc phát triển kinh tế của
Việt Nam hiện nay và trong tơng lai.
Hiện nay, nớc ta thuộc nhóm các nớc đang phát triển, kinh tế phụ
thuộc rất lớn vào các nguồn tài nguyên tự nhiên. Sản xuất nông lâm nghiệp
thực tế là khai thác và sử dụng tài nguyên động thực vật. Đa dạng cây trồng là
một phần của đa dạng sinh học đợc thuần hoá và khai thác bởi con ngời

thông qua quá trình sản xuất. Trong vài thập kỷ qua, do nhiều nguyên nhân
kinh kế xã hội, đa dạng sinh học nói chung và đa dạng cây trồng nói riêng
đang bị xói mòn và tổn hại nghiêm trọng [22].
Qua kết quả nghiên cứu của VKHKTNN (Viện Khoa học kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam) và VTNDTTVQT (International Plant Genetic Resources
Institute) cho thấy, các vùng miền núi và trung du nớc ta có mức độ đạng
dạng cây trồng cao hơn so với đồng bằng. Tuy nhiên, sinh sống ở vùng miền
núi chủ yếu là ngời dân tộc ít ngời, trình độ học vấn và kinh tế còn ở mức
thấp. do vậy nguy cơ xói mòn nguồn gen do con ngời rất cao, càng cao hơn
đối với những nơi có điều kiện giao lu kinh tế với bên ngoài và các vùng giáp
biên giới [21].
Tỉnh Lào Cai thuộc vùng núi Tây Bắc của Việt Nam, có đỉnh núi cao
nhất Việt Nam (Phan xi phăng), tạo nên một vùng khí hậu và địa hình đa
dạng, có biên giới giáp với Trung Quốc, có điểm du lịch Sa Pa nổi tiếng và cửa

2


khẩu Cầu Kiều, nơi trao đổi hàng hoá phong phú với Trung Quốc. Các dân tộc
c trú tại đây đợc tiếp xúc và giao lu với bên ngoài nhiều, nông lâm sản và
tài nguyên sinh học đã và đang bị khai thác quá mức, dẫn đến nguy cơ xói
mòn nguồn gen cao. Nhằm góp phần vào việc nghiên cứu bảo tồn đa dạng
nguồn gen cây trồng ở khu vực Hoàng Liên Sơn nói riêng và vùng miền núi
Tây Bắc nói chung, chúng tôi đợc giao thực hiện đề tài "Nghiên cứu một số
biện pháp kỹ thuật nông nghiệp nhằm tăng cờng bảo tồn in-situ các
giống lúa địa phơng tại xã Bản Khoang - huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai".
1.2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tập
quán canh tác lúa làm cơ sở xác định các yếu tố ảnh hởng đến việc bảo tồn
các giống lúa địa phơng để từ đó xác định và nghiên cứu một số biện pháp kỹ

thuật nhằm tăng cờng bảo tồn in-situ giống lúa này ở Bản Khoang.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Xác định đợc các yếu tố ảnh hởng đến bảo tồn đa dạng các giống lúa
địa phơng bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội trên cơ sở đó phân
tích để xác định đợc một số yếu tố ảnh hởng chính.
Xác định một số biện pháp kỹ thuật nông nghiệp cần nghiên cứu
Nghiên cứu và thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp xác định
đợc.

3


2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. bảo tồn đa dạng sinh học
2.1.1. Đa dạng sinh học và đa dạng cây trồng
Đa dạng sinh học là một phạm trù rất rộng lớn, khó có một khái niệm
hoàn chỉnh để biểu đạt đợc trọn vẹn. Tuy nhiên có thể đơn giảm hoá rằng,
ĐDSH nghĩa là sự tồn tại các hình thức sống của thực vật, động vật, vi sinh vật
trong hệ sinh thái, mà trong đó chúng luôn có tác động, tơng tác qua lại với
nhau (Joanne Long và cộng sự, 2000) [45].
ĐDSH là sự giàu có, phong phú các nguồn gen, các loài và các hệ sinh
thái trên bề mặt trái đất, là tài nguyên tái tạo và đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển tiến hoá của sinh giới, đặc biệt là đối với đời sống của con ngời
(Lê Trọng Cúc, 2003) [10].
ĐDSH không chỉ cung cấp các nguyên liệu cho việc cải thiện các sản
phẩm nông nghiệp, công nghiệp và y dợc, cải thiện điều kiện sinh thái, điều
hoà khí hậu, nó chính là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá sinh học. Ngày
nay, trên con đờng phát triển công nghiệp hoá, ĐDSH đã và đang bị suy
giảm từng ngày, từng giờ. Bảo tồn ĐDSH trở thành một vấn đề chính trị liên

quan đến toàn xã hội và đời sống của nhân loại [45].
Tại hội nghị thợng đỉnh Rio De Janeiro, Braxin năm 1992, tổ chức bởi
Uỷ ban thế giới về môi trờng và phát triển (WCED - World Commitec for
Environment and Development) của Liên Hiệp Quốc đa ra khái niệm về sự
bền vững: Việc quản lý và gìn giữ cơ sở của các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
sự định hớng thay đổi về công nghệ và thể chế, nhằm đạt đợc sự thoả mãn
các nhu cầu cho con ngời của thế hệ ngày nay và cho cả thế hệ mai sau. Phát
triển bền vững, với các kỹ thuật phù hợp có ích lợi về mặt kinh tế và đợc xã

4


hội chấp nhận cho phép giữ gìn đất, nớc, các nguồn tài nguyên di truyền thực
vật, động vật giữ cho môi trờng không bị huỷ hoại [45].
ĐDSH có ảnh hởng rất lớn đến sự sống và sự phát triển của nhân loại,
nó là nguồn tài nguyên vô tận về vẻ đẹp, khởi nguồn tạo nên tri thức phong
phú của nhân loại, nguồn gốc của sự thịch vợng, nguồn thức ăn, nguyên vật
liệu cho các chu trình sản xuất, hàng hoá, thuốc y tế, là chất liệu di truyền cần
thiết cho nông nghiệp, dợc học và công nghệ. ĐDSH duy trì các chức năng
của sinh thái nh: điều hoà các chu trình vật chất và khí hậu, chế độ thuỷ văn
thông qua các vùng rừng đầu nguồn[10].
ĐDSH là nguồn gốc xây dựng tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Đa dạng các loài vi khuẩn cố định đạm cung cấp dinh dỡng cho cây trồng,
cải tạo tính chất đất góp phần duy trì và tăng cờng độ phì đất. Các loài ong,
bớm, một số loài côn trùng khác đã thụ phấn cho hơn 70% giống cây trồng
chủ yếu và 90% loài thực vật có hoa trên thế giới. Các loài cây trồng và các
loài hoang dại là nguồn nguyên liệu di truyền phong phú đảm bảo khả năng
kháng bệnh, nâng cao năng suất, chất lợng, cải thiện sự thích nghi đối với sự
thay đổi của môi trờng [10].
Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò quyết định sống còn đối với

sự sống của con ngời trên trái đất. Đảm bảo an ninh lơng thực, ổn định xã
hội và có tính tiên quyết trong việc phát triển xã hội.
Thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp, đa dạng sinh học đã góp
phần hình thành nên những nền văn minh của nhân loại nh: văn minh la mã,
văn minh sông Hằng, văn minh lúa nớc đây là nền tảng tạo nên nền văn
minh nhân loại hiện nay. Nền văn minh nhân loại hình thành và phát triển
cùng với việc thuần hoá cây trồng, vật nuôi từ những loài sống hoang dại trở
thành vật nuôi, cây trồng phục vụ mục đích sống của con ngời. Sự đa dạng
của chúng đã làm phong phú thêm văn hoá của con ngời. Nếu một loài sinh

5


vật bị suy giảm (biến mất) sẽ là một tài nguyên vô giá bị mất đi, sự mất đi đó
sẽ là vĩnh viễn và không có cơ hội tái hiện lại.
Tuy nhiên, trong sự phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá và gia tăng
dân số ở mức báo động nh hiện nay đã dẫn đến những tác động thái quá tới
môi trờng làm suy giảm ĐDSH xảy ra nhanh hơn, nhiều nơi hơn. Những tác
động đó đã góp phần làm thay đổi một phần chu kỳ luân chuyển vật chất, gây
ra nhiều biến đổi khí hậu và môi trờng theo hớng có hại cho con ngời. Hậu
quả đã và đang tác động trở lại môi trờng sống của con ngời, gây ra những
thiên tai bất thờng, những đại dịch không có thuốc chữa
Chính từ những vấn đề trên, hơn bao giờ hết chúng ta cần phải bảo tồn
ĐDSH. Bảo tồn ĐDSH chính là việc duy trì, gìn giữ một hệ sinh thái mà trong
đó các sinh vật đã hình thành và phát triển của trái đất đợc tồn tại và luôn có
tác động qua lại với nhau.
Đa dạng sinh học nông nghiệp là một giới hạn rộng lớn, nó chứa đựng
tất cả các hợp phần của ĐDSH có liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và cung
cấp lơng thực thực phẩm [45].
Sinh vật có vai trò rất quan trọng đối với con ngời (sơ đồ 2.1), sản phẩm

tạo ra từ sinh vật cung cấp nguồn thức ăn cho con ngời, quyết định đến sự
sống của con ngời cũng nh sự tồn tại của hành tinh. Nông nghiệp đóng vai
trò không thể thiếu trong chuỗi năng lợng sống của con ngời. Đa dạng sinh
học nông nghiệp mang đến sự đa dạng về nguồn lơng thực, thực phẩm cung
cấp cho con ngời. Khi đề cập đến đa dạng sinh học nông nghiệp, điều đầu
tiên phải quan tâm đó là đa dạng cây trồng nông nghiệp. Đây là nhân tố trung
tâm quyết định đến sức sản xuất của hệ thống cũng nh sự đa dạng sinh học
nông nghiệp. Ngoài sản phẩm thức ăn, thực vật chết đi đã tích luỹ và biến đổi
thành các nguồn năng lợng hoá thạch dự trữ. Đặc biệt thực vật làm nhiệm vụ
điều hoà CO2 và O2 trong không khí góp phần tạo ra một môi trờng sống cho
B

B

B

B

con ngời và các sinh vật khác trên trái đất.

6


Chết đi

ánh
sáng

Sinh vật


Vi
sinh
vật

Thực
vật

(Dầu mỏ, Than đá)

Động
vật

Cây trồng

Chế
phẩm

Lơng
thực

Năng lợng hoá thạch

Điều hoà không
khí, khí quyển

chế phẩm

Thực
phẩm


Cung cấp
năng lợng
cho các hoạt
động xã hội

Con ngời
Sơ đồ 2.1. Muối quan hệ của sinh vật với đời sống con ngời
ĐDSH tồn tại ở 3 cấp độ trong hệ thống canh tác: cấp hệ sinh thái, cấp
loài và cấp dới loài. Giới hạn những tác động qua lại đó tồn tại trong sự đa
dạng số loài cây trồng trong hệ sinh thái, đa dạng các hệ sinh thái nông
nghiệp. Nh vậy: đa dạng cây trồng là đa dạng của các giống khác nhau, đề
cập xa hơn nữa là sự đa dạng của những gen quan trọng trong cùng loài hoặc ở
khác loài [45].
Giống cây trồng là một loại hình biểu hiện riêng biệt của một loại cây
trồng. Ví dụ nh giống lúa cải tiến (một số trờng hợp gọi là lúa lai) có năng
suất cao, do các nhà khoa học chọn tạo ra, có độ đồng nhất về gen cao, ngợc
lại giống lúa địa phơng (còn gọi giống lúa bản địa, giống lúa nông dân) là
những giống đợc chọn lọc bởi nông dân, trải qua thời gian nhiều năm, đã
thích nghi với điều kiện tự nhiên và có mức đa dạng gen cao [45].

7


Đa dạng cây trồng là trọng tâm để duy trì đa dạng sinh học nông nghiệp,
đây là cơ sở để phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Bảo tồn đa dạng
cây trồng là một mục tiêu quan trọng trong bảo tồn ĐDSH.
2.1.2. Xu hớng bảo tồn đa dạng sinh học
Trớc nguy cơ suy giảm ĐDSH của nhân loại, công ớc ĐDSH ra đời, từ
đó làm căn cứ cho các quốc gia, viện nghiên cứu và các tổ chức đầu t kinh
phí, tri thức và nhân lực vào việc nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học. Hiện

nay, trên thế giới đang có 2 xu hớng chính nghiên cứu bảo tồn ĐDSH.
2.1.2.1. Bảo tồn ex - situ
Bảo tồn ex-situ (bảo tồn ngoại vi) là việc duy trì quần thể, hoặc cá thể
các loài ở một điều kiện môi trờng sống khác với nơi xuất xứ và có thể điều
chỉnh đợc theo ý muốn của con ngời (VTNDTTVQT).
Theo hớng bảo tồn này nhiều vờn quốc gia, công viên quốc gia và các
khu bảo tồn đã đợc hình thành. Cho đến năm 2003, trên toàn thế giới có
8.619 khu bảo tồn, chiếm diện tích khoảng 8 triệu km2. Đây là một con số
P

P

không nhỏ, chiếm khoảng 6% tổng diện tích bề mặt trái đất, trong đó có 3,5%
tổng diện tích đất đai của thế giới thuộc loại bảo vệ nghiêm ngặt cho mục đích
nghiên cứu khoa học, bao gồm vờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên [10].
Nhân loại đã nỗ lực, cố gắng không ngừng trong thời gian vừa qua, nhiều loài
động thực vật quý, hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng đã có cơ hội đợc hồi sinh.
Tuy nhiên không phải tất cả các loài sinh vật đều có thể cùng chung sống ở
một số khu bảo tồn, mỗi loài sinh vật đều thích nghi cao với một vùng tiểu khí
hậu đặc trng, nên khó đa sang các vùng sinh thái khác để nuôi, ví dụ nh
loài gấu trắng ở Bắc cực, nó đã thích nghi tối cao đối với điều kiện ở đây, khó
có thể xây dựng một khu bảo tồn phù hợp cho sự thích nghi của chúng. Mặt
khác, áp lực dân số ngày càng tăng, diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản đang bị thu hẹp, trong khi đó nhu cầu sản lợng không giảm

8


mà còn tăng mạnh dẫn đến khó xây dựng thêm nhiều khu bảo tồn mới, vì
chúng sẽ ảnh hởng đến phát triển kinh tế xã hội.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trờng đến hết năm 2002, cả
nớc có 68 khu bảo tồn đất ngập nớc, 15 khu bảo tồn biển, 98 khu bảo tồn
thiên nhiên trên đất, trong đó có 25 vờn quốc gia, 18 khu bảo vệ cảnh quan, 2
khu dự trữ sinh quyển chiếm khoảng 2 triệu ha [10]. Ngoài ra còn có nhiều
công viên, vờn thú, vờn thực vật nhằm nuôi giữ các loài động thực vật phục
vụ công tác học tập, du lịch và giải trí. Đây là một cố gắng lớn lao của chính
phủ trong việc thực hiện công ớc ĐDSH đã ký kết. Từ những năm 1997, nớc
ta đã có nhiều chơng trình trồng rừng nh: dự án 327, dự án 661 và chơng
trình 5 triệu ha rừng góp phần phủ xanh đất trống mang lại màu xanh cho
nhiều vùng đất, nhiều loài thực vật nhiệt đới và động vật đã xuất hiện trở lại.
Tuy vậy, đối với các khu bảo tồn, công viên quốc gia mới đề cập đến việc bảo
tồn thực vật là những loài cây rừng, cây hoang dại tại đó; các loài động vật
quý hiếm, hoang dại có nguy cơ bị tiêu diệt và một số loài có giá trị giải trí
Còn lại các loại cây trồng, họ hàng hoang dại gần với chúng và một số loài
động vật nuôi đã thuần hoá không có chỗ đứng trong các khu bảo tồn.
Đối với các loài cây trồng, một phơng thức bảo tồn ex situ hiện nay là
thành lập các ngân hàng gen và các vờn tập đoàn. Các ngân hàng gen đợc
thành lập ở các trung tâm và viện nghiên cứu lớn của quốc tế, hoặc ở trong các
vờn tập đoàn chọn tạo giống của các công ty, cơ quan nghiên cứu chọn tạo
giống cây trồng.
Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ bảo quản, chúng ta có thể
bảo quản các gen quý hiếm thông qua các cơ quan, bộ phận của cây trồng
trong các ngân hàng gen. Hình thức này áp dụng với thực vật nhằm mục đích
chọn tạo giống cây trồng. Tuỳ theo yêu cầu và thời gian mà cách thức bảo
quản tại ngân hàng gen có khác nhau [18]:
- Bảo quản ngắn hạn: thời gian bảo quản đến 5 năm. Hạt giống đợc làm

9



khô đến độ ẩm 9%, để trong các bao chống ẩm và kho chuyên dụng. Thông
thờng bảo quản ngắn hạn áp dụng với tập đoàn công tác và giữ giống trong
thời gian từ 1-3 năm.
- Bảo quản trung hạn: thời gian bảo quản từ 5 - 10 năm. Hạt giống đợc
làm khô đến độ ẩm 7% và đóng vào bao chuyên dụng, bảo quản trong kho
lạnh với độ ẩm 10%, nhiệt độ từ 10C đến -50C.
P

P

P

P

- Bảo quản dài hạn: hạt đợc bảo quản khô đến độ ẩm 3% trong các
buồng đặc biệt, đóng gói trong các hộp kim loại, bảo quản trong các kho lạnh
sâu có nhiệt từ -150C đến -200C. Kho bảo quản dài hạn có thể bảo quản hạt
P

P

P

P

giống có sức nảy mầm bình thờng đến 30năm.
- Bảo quản trong kho đặc biệt: đối tợng áp dụng là những kiểu gen đặc
biệt quý hiếm đợc bảo quản trong điều kiện siêu lạnh tới -1900C (môi trờng
P


P

ni tơ lỏng). Tuy nhiên cách bảo quản này mới đang trong giai đoạn thử
nghiệm hoàn chỉnh quy trình.
Đến nay, theo số liệu công bố về việc bảo quản và lu trữ các giống cây
trồng ở các ngân hàng gen của một số viện nghiên cứu lớn của thế giới cho
thấy số lợng loài cây trồng lu giữ khá phong phú: Viện nghiên cứu cây
trồng Liên Xô cũ (VIRO) đã su tập, thành lập đợc ngân hàng gen và tập
đoàn giống với số lợng 300.000 mẫu giống khác nhau (Trần Đình Long,
1997). Viện cây trồng Bắc Kinh (Trung Quốc) không công bố con số chính
thức, nhng bộ mẫu gen cây trồng lu trữ của viện đã có thể đáp ứng đầy đủ
nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống của Trung Quốc. Viện nghiên cứu
lúa Quốc tế (IRRI) với số mẫu gen cây lúa lên tới hơn 80.000 mẫu, trong đó,
các giống lúa Châu á O. sativa chiếm tới 95%, O. glaberrima có 2,1% và loài
hoang dại chiếm 2,9%. Ngoài ra các Viện nghiên cứu di truyền và chọn giống
khác nh Khacop (Ukraina), Trung tâm quốc tế cải tiến giống ngô và lúa mì
CIMMYT ở Mêxicô, Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới
CIAT ở Côlômbia, Viện quốc tế nghiên cứu cây trồng nửa khô hạn nhiệt đới

10


ICRISAT ở ấn Độ, Viện tài nguyên di truyền thực vật thế giới tại Rome, Italy
cũng đã lu giữ một số lợng gen khá lớn của một số cây trồng chính trong
sản xuất nông nghiệp (trích dẫn Đồng Huy Giới, 2003) [17]. Nh vậy, có thể
khẳng định chúng ta đã bảo tồn đợc khá nhiều loại giống cây trồng trong các
ngân hàng gen.
Tại Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật đợc thành lập
tại Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Tuy mới đợc thành lập,
nhng đã có rất nhiều đóng góp trong công tác điều tra, thu thập và bảo quản

gen cây trồng trong nớc, trao đổi và nhập nội thêm các mẫu giống cây trồng
của thế giới làm phong phú thêm quỹ gen lu trữ của quốc gia. Tới nay, Viện
đã lu trữ bảo quản khoảng 12.202 mẫu giống của 115 loài, trong đó có
10.300 mẫu hạt giống của 83 loài cây trồng có hạt, 1.800 mẫu giống của 36
loài cây sinh sản vô tính, 102 giống khoai môn sọ và tiêu bản quỹ gen 192
giống của 22 loài cây lâu năm. Ngoài ra tại các cơ quan thuộc mạng lới của
Hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật lu trữ duy trì trên đồng ruộng
gần 5.000 mẫu giống của 50 loài cây trồng và 3.000 kiểu di truyền
(genotypes) cây Cao su (Nguyễn Thị Huệ, Lu Ngọc Trình, 2003) [22].
Hớng bảo tồn ex situ quỹ gen động thực vật tại các ngân hàng gen đã
mang lại những hiệu quả rất cao, dễ dàng có thể thống kê, kiểm tra và lấy ra
tái sử dụng vào các mục đích nhân giống, lai tạo giống và nghiên cứu các khả
năng kháng sâu bệnh. Biện pháp bảo quản này rất phù hợp để gìn giữ các loài
hoặc cá thể quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt Để xây dựng ngân hàng
gen đầy đủ các phơng tiện máy móc và vật chất để bảo quản, đảm bảo chất
lợng các mẫu gen sinh vật tốt cần phải chi phí rất nhiều tiền, vấn đề này
không khó đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, nhng lại rất hạn chế
đối với các nớc đang và chậm phát triển nh nớc ta.
Hớng bảo tồn ex-situ mang lại nhiều lợi ích, đáp ứng đợc nhu cầu cần
bảo tồn. Nhng do bảo tồn tại một nơi có điều kiện sinh thái khác xa với nơi

11


chúng phát sinh và thích nghi đã làm chết hoặc không duy trì đợc sự tiến hoá
của sinh vật, không đợc bồi đắp và hình thành các gen mới thích nghi hơn
với sự biến đổi của môi trờng.
Từ những hạn chế trên khuynh hớng bảo tồn in-situ ra đời nhằm khắc
phục những hạn chế của bảo tồn ex-situ.
2.1.2.2. Bảo tồn in - situ

Bảo tồn in-situ (bảo tồn nội vi) là việc duy trì quần thể các loài trong
điều kiện môi trờng sống nơi xuất xứ phát sinh của chúng (VTNDTTVQT).
Bảo tồn in-situ là biện pháp hỗ trợ cho bảo tồn ex-situ để duy trì quá
trình tiến hoá tự nhiên và sự đa dạng di truyền. Bảo tồn in-situ đồng nghĩa với
bảo tồn thông qua sử dụng, mang lại nguồn lợi cho cộng đồng bảo quản nguồn
gen [4; 22; 43; 44; 45].
Bảo tồn in-situ chủ yếu đợc áp dụng trên các đối tợng cây trồng và họ
hàng hoang dại gần với chúng. Bảo tồn gắn với việc sử dụng đồng nghĩa với
việc phát triển, đây không phải là một biện pháp đơn giản, nhng cũng không
khó. Không phải hiện nay chúng ta mới đề cập đến, hình thức bảo tồn này đã
có từ xa xa, từ khi con ngời bắt tay vào chinh phục, thuần hoá cây trồng và
vật nuôi. Nhờ có biện pháp này mà hiện nay chúng ta mới có và đợc thừa
hởng một tài nguyên di truyền quỹ gen cây trồng phong phú và đa dạng.
Hớng bảo tồn đa dạng sinh học in-situ có 2 hình thức bảo tồn cơ bản
(Maxted et al, 1997 trích dẫn Joanne Long, 2000) [45].
+ Bảo tồn đa dạng thông qua việc duy trì riêng rẽ các gen tại nơi chúng
phát sinh.
+ Bảo tồn trong trang trại, gắn bảo tồn với giá trị sử dụng, vấn đề này là
việc quyết định quản lý bền vững đa dạng quỹ gen cây trồng truyền thống đã
phát triển tại địa phơng cùng với họ hoàng hoang dại, các loài cây cỏ trong
các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống; làm vờn; hệ thống canh
tác nông lâm kết hợp của nông dân. Mấu chốt vấn đề ở đây là khai thác tri

12


thức bản địa và kỹ năng sản xuất của nông dân trong một số trờng hợp bảo
tồn tại nông trại (Engels & Wood, 1999 trích dẫn Joanne Long, 2000) [45].
Hớng bảo tồn in-situ đa dạng cây trồng hiện nay đang đợc sự quan tâm
đồng tình của nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan và tổ chức quốc tế. Đứng

đầu để kết nối các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu bảo tồn đa dạng in-situ
đa dạng cây trồng là Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế.

2.2. bảo tồn in - situ đa dạng cây trồng
2.2.1. Kết quả nghiên cứu bảo tồn in-situ đa dạng cây trồng trên thế giới
Theo hớng bảo tồn in-situ, đứng đầu là VTNDTTVQT đã thành lập một
mạng lới các quốc gia cùng tham gia nghiên cứu bảo tồn trên các châu lục
khác nhau. Bớc đầu nghiên cứu về bảo tồn đa dạng tài nguyên cây trồng trên
đồng ruộng (nội vi) đã đợc triển khai ở 9 nớc gồm: Burkina Faso, Ethiopia,
Mexico, Morocco, Nepal, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam với nôi dung nghiên
cứu: "Tăng cờng cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn nội vi đa dạng sinh
học nông nghiệp", nghiên cứu các loại cây nh: cây lơng thực, cây trong
vờn, cây ăn quả...
Bảo tồn in-situ đa dạng cây trồng là một vấn đề rất lớn, liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau của tự nhiên, xã hội, văn hoá dân tộc, kinh tế
Chơng trình nghiên cứu tăng cờng cơ sở khoa học cho bảo tồn in-situ, đến
nay cơ bản đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở khoa học cũng nh cụ thể các bớc
và phơng pháp nghiên cứu. Cụ thể nghiên cứu bảo tồn in situ đa dạng cây
trồng đợc tiến hành với các nội dung sau:
+ Xác định các yếu tố x hội, văn hoá và kinh tế ảnh hởng đến đa
dạng cây trồng
Mục đích xác định các yếu tố ảnh hởng đến sự chia sẻ và đa dạng cây
trồng. Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hởng với đa dạng cây trồng trên đồng
ruộng.

13


Một số yếu tố mang tính cụ thể của kinh tế, xã hội, văn hoá nh:
- Tuổi của chủ hộ gia đình có liên quan rất nhiều đến sự đa dạng cây

trồng. Ngời cao tuổi hiểu biết nhiều về cách thức trồng trọt, chăm sóc và sử
dụng các cây trồng địa phơng. Còn đối với những ngời trẻ tuổi, kinh nghiệm
và hiểu biết còn ít cộng với sức ép phát triển kinh tế đến đời sống, nên họ ít
quan tâm đến các cây trồng địa phơng. Nếu không có biện pháp chuyển giao
nguồn tri thức đó thì nhiều kiến thức của nhân loại sẽ bị bỏ quên, điều này ảnh
hởng nhiều đến việc chăm sóc và sử dụng các cây trồng địa phơng [41;42].
- Giới có liên quan mật thiết và chặt chẽ đến sự phân công lao động trong
gia đình. Một nghiên cứu ở Burkina Faso cho thấy trong hộ gia đình ngời đàn
ông quan tâm đến việc trồng trọt những cây trồng có giá trị kinh tế, tạo ra các
sản phẩm hàng hoá. Ngợc lại ngời phụ nữ quan tâm đến các cây trồng trong
vờn nhà, những cây trồng phục vụ cho các mục đích sử dụng trong gia đình
(Belem, 2000 trích dẫn D. I. Jarvis, 2000) [41].
- Điều kiện kinh tế: sự đa dạng cây trồng phụ thuộc vào quyết định của
ngời nông dân, ngời nông dân trồng cây gì? đều phải có mục đích và có tác
dụng gắn với nhu cầu sử dụng của gia đình. Đối với hộ nông dân, sản xuất
nông nghiệp sẽ quyết định nhiều đến kinh tế hộ, nên kinh tế hộ có vai trò ảnh
hởng lớn đến cơ cấu cây trồng trong nông hộ. Một nghiên cứu ở Nepal cho
thấy: yếu tố kinh tế có ảnh hởng rất lớn đến bảo tồn các giống lúa địa
phơng, tại Nêpal có 3 giống lúa sinh thái chính, những hộ nghèo thờng
trồng các giống có hạt to, khả năng chịu hạn tốt; ngợc lại các hộ giàu trồng
các giống lúa có chất lợng cao, sản phẩm có giá trị khi bán trên thị trờng
hoặc những giống lúa đặc biệt có thể sử dụng vào các quy trình chế biến tạo ra
các sản phẩm có giá trị cao hơn (Rana et al, 2000 trích dẫn D. I. Jarvis, 2000)
[41].
- Dân tộc: các dân tộc khác nhau có những nét văn hoá đặc trng, tri
thức trồng trọt và sử dụng các giống cây trồng địa phơng khác nhau nên cũng

14



có ảnh hởng ít nhiều đến sự đa dạng các giống cây trồng. Những nơi cần
nghiên cứu bảo tồn trớc hết phải đa dạng cây trồng, những vùng đó thờng là
những nơi có điều kiện tự nhiên khó khăn, là nơi c trú của những dân tộc ít
ngời với vốn tri thức bản địa trong việc trồng và sử dụng các cây trồng địa
phơng rất phong phú.
Một kết quả nghiên cứu về tri thức bản địa và dân tộc ở ngôi làng
Tanzanian, Burkina Faso cho biết những hộ dân thuộc bộ tộc ngời Gogo, mỗi
hộ trồng nhiều giống kê khác nhau, ngợc lại bộ tộc ngời Bena và Hehe sống
ở khu vực đó lại trồng rất ít giống kê (Friis-Hansen, 2000 trích dẫn D. I.
Jarvis, 2000) [41].
- Thị trờng và giá trị sản xuất ảnh hởng đến kinh tế hộ và liên quan
đến quyết định lựa chọn các cây trồng địa phơng hay cây trồng mới. Một
phân tích của Smale et al (2000) về các yếu tố ảnh hởng đến quyết định trồng
các giống ngô địa phơng ở phía Nam vùng Guanajuato, Mexico. Quyết định
trồng giống ngô gì phụ thuộc vào điều kiện hệ sinh thái nông nghiệp của khu
vực ruộng trồng ngô và yếu tố thị trờng. Giả thiết đặt ra là các yếu tố ảnh
hởng nh: cung cấp lơng thực, giá bán và giá trị thu về, các điều kiện về
kinh tế, xã hội của hộ, diện tích trồng ngô của hộ kết quả điều tra và phân
tích cho thấy giá trị sản xuất ngô quyết định chính đến việc hộ dân trồng
giống ngô địa phơng hay là giống ngô cải tiến (trích dẫn D. I. Jarvis, 2000)
[41].
Đa dạng các cây trồng địa phơng chịu ảnh hởng rất lớn của các yếu tố
kinh tế, xã hội Sự tác động này thờng liên quan nhiều đến giá trị sản xuất,
thu nhập và vấn đề cung cấp lơng thực. Hầu hết các kết quả nghiên cứu của
nhiều nớc đều cho thấy những giống cây trồng địa phơng cho giá trị sản
xuất thấp, thu nhập thấp đặc biệt sự cung cấp lơng thực không đáp ứng nhu
cầu hộ gia đình đều có nguy cơ bị từ chối sử dụng. Đây chính là nguyên nhân
dẫn đến sự suy giảm nguồn gen cây trồng địa phơng trên đồng ruộng.

15



Kết quả nghiên cứu ảnh hởng của các yếu tố xã hội, văn hoá và kinh tế
ở một số nớc cho thấy tuỳ vào từng quốc gia, dân tộc mà số yếu tố ảnh hởng
và mức độ ảnh hởng của các yếu tố có khác nhau đến sự đa dạng cây trồng.
Các yếu tố đó sẽ liên quan đến quyết định lựa chọn các giống cây trồng của
ngời dân địa phơng (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hởng đến sự lựa chọn giống cây
trồng ở nông hộ tại một số nớc
Nhóm yếu
tố

Sinh thái
học nông
nghiệp

Cơ sở hạ
tầng của
chợ

Nêpal

Morocco

Thổ nhĩ kỳ

Mê hi cô

Vị trí địa lý; độ Thay đổi nhiệt độ; độ Chất lợng đất


Độ dài thời gian

cao địa hình; sử dài của thời gian trồng

trồng trọt; loại đất

dụng đất; loại đất; trọt; phân bố lợng
số mảnh ruộng

ma; loại đất

Khoảng cách ngắn

Chênh lệch giá bán, Đờng xá đi lại thuận

nhất tới đờng đi,

tỷ lệ % sản phẩm bán tiện; cung cấp điện

khoảng cách ngắn

ra tại các chợ huyện, và nớc; số lơng

nhất tới chợ

trạm y tế, trờng học
và cơ sở kinh doanh

Thực trạng
kinh tế hộ


Diện tích trang trại,

Có hệ thống bảo Số máy cày, số đầu

số tháng đủ ăn, địa

quản lạnh, vòi nớc, gia súc có sừng, có

vị xã hội, diện tích

điện, chăn nuôi và hệ thống tới, % sản

đất thuê

tổng diện tích đất

phẩm bán đợc.

Thay đổi thời vụ đi Tỷ trọng của cây trồng Thu nhập ngoài nông Sự thay đổi tiền gửi
làm ở xa

Thu nhập

trong thu nhập của nghiệp

từ những ngời đi

trồng trọt, tỷ trọng của


làm ở xa

trồng trọt trong tổng
thu nhập.
Quy mô hộ, trình Trình

Nguồn
nhân lực

độ chuyên môn

độ

học

vấn, Số ngời trong gia Trình độ học vấn,

thành phần hộ gia đình đình >13 ngời, trình thành phần hộ gia
độ học vấn, tuổi của đình
chủ hộ

Nguồn đất
đai

Sự phân mảnh của

Chất lợng đất

đất


Loại đất, sự phân
mảnh của đất

* Nguồn: Meng, 1997 (Thổ Nhĩ Kỳ); Aguirre et al, 2000 (Mê hi cô); Rana et al, 2000 (Nê
Pal); Nassif 2000 (Morocco) trích dẫn D. I. Jarvis, 2000 [41]

16


×