Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bện cúm gia cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 113 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Trờng đại học nông nghiệp i
--------------

vũ quốc hùng

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý
chủ yếu của bệnh cúm gia cầm

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyên ngành : Thú y
Mã số

: 60. 62. 50

Ngời hớng dẫn khoa học: TS. nguyễn hữu nam

Hà nội - 2005


Lời cam đoan
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thục và cha từng đợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đợc chỉ rõ
nguồn gốc

Hà Nội, ngày


tháng 9 năm 2005

Tác giả

Vũ Quốc Hùng

i


Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn trờng ĐHNN I, Khoa Sau đại học, Khoa
Chăn nuôi thú y cùng các thầy cô giáo trong nhà trờng đã tạo điều kiện cho tôi
đợc tiếp cận với những kiến thức khoa học về nông nghiệp trong 2 năm học ở
trờng.
Để hoàn thành tập luận văn này, tôi luôn nhận đợc sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô trong bộ môn Vi sinh vật Truyền nhiễm Bệnh lý Khoa Chăn
nuôi thú y của trờng ĐHNN I, trực tiếp là thầy hớng dẫn khoa học TS. Nguyễn
Hữu Nam.
Cùng với sự cố gắng của bản thân, trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn
luôn luôn nhận đợc sự động viên giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo cùng toàn
thể bạn bè đồng nghiệp của chuyên ngành thú y tỉnh Bắc Giang.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin đợc bày tỏ lòng biết
ơn chân thành tới nhà trờng, các thầy cô giáo, các cơ quan, bạn bè đồng nghiệp
cùng ngời thân đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt qua trình học
tập, nghiên cứu thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2005

Tác giả


Vũ Quốc Hùng

ii


Mục lục
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình

viii


Danh mục các ảnh

ix

1. Mở đầu

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu của đề tài

2

1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

2. Tổng quan tài liệu

3

2.1 Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm

3

2.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm và tình hình dịch cúm gia cầm trong giai

3

đoạn 2003 - 2005
2.3 Đặc điểm sinh học của virus cúm typ A - Căn nguyên gây bệnh cúm gia

7

cầm
2.4. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm

14

2.5. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm

17

2.6. Bệnh tích

18

2.7. Chẩn đoán bệnh cúm gia cầm

19

2.8. Khống chế bệnh cúm gia cầm

21

2.9. Tình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam


25

2.10. Nghiên cứu trong nớc về bệnh cúm gia cầm

26

3. Nội dung, nguyên liệu và phơng pháp nghiên cứu

29

3.1. Nội dung nghiên cứu

29

3.2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất

29

4. Kết quả và thảo luận

35

iii


4.1. Kết quả điều tra tỷ lệ chết của gà, vịt, ngan bị bệnh cúm gia cầm

35

4.1.1. Tỷ lệ chết của gà, vịt, ngan bị bệnh cúm gia cầm tại một số địa

35

phơng
4.1.2. Tỷ lệ chết của gà, ngan, vịt bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình
thức tập trung và thả vờn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

39

4.1.3. Kết quả điều tra tỉ lệ chết của gà, ngan, vịt bị bệnh cúm gia cầm theo
thời gian xảy ra dịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

46

4.1.4. Kết quả điều tra tỷ lệ chết theo ngày của gà, vịt, ngan bị bệnh cúm
gia cầm ở một số ổ dịch cụ thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

53

4.2. Kết quả khảo sát triệu chứng lâm sàng của gà, vịt, ngan bị bệnh cúm
64

gia cầm
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng ở gà bị bệnh cúm gia cầm

64

4.2.2. Triệu chứng lâm sàng ở vịt, ngan bị bệnh cúm gia cầm

68


4.3. Kết quả khảo sát bệnh tích đại thể ở gà, ngan, vịt bị bệnh cúm gia cầm

71

4.3.1. Bệnh tích đại thể ở gà

71

4.3.2. Bệnh tích đại thể ở ngan, vịt

76

4.4. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể các cơ quan của gà bị bệnh
81

cúm gia cầm
4.4.1. Bệnh tích vi thể ở gan và thận

83

4.4.2. Bệnh tích vi thể ở não và buồng trứng

87

4.4.3. Bệnh tích vi thể ở ruột, dạ dày tuyến và tụy

89

4.4.4. Bệnh tích vi thể ở tim và phổi


91

4.4.5. Bệnh tích vi thể ở lách và túi Fabricius

93

5. Kết luận và đề nghị

96

5.1 Kết luận

96

5.2 Đề nghị

97

Tài liệu tham khảo

98

Tài liệu tiếng Việt

98

Tài liệu tiếng Anh

100


iv


Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
THT

Tô huyÕt trïng

HPAI

Highly Pathogenic Avian Influenza

LPAI

Low Pathogenic Avian Influenza

ELISA

Enzyme Linked Immunosozbent Assay

OIE

Office Intenational des Epizooties

FAO

Food and Agricultural Organisation

v



Danh mục các bảng

Bảng 4.1: Tỷ lệ chết của gà, vịt, ngan bị bệnh cúm gia cầm ở một số địa
phơng

37

Bảng 4.2a: Tỷ lệ chết của gà bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình
thức tập trung và thả vờn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

40

Bảng 4.2b: Tỷ lệ chết của vịt bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình
thức tập trung và thả vờn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

42

Bảng 4.2c: Tỷ lệ chết của ngan bị bệnh cúm gia cầm nuôi theo hai hình
thức tập trung và thả vờn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

44

Bảng 4.3a: Tỷ lệ chết của gà bị bệnh cúm gia cầm theo thời gian xảy ra
dịch ở một số địa bàn tỉnh Bắc Giang

47

Bảng 4.3b: Tỷ lệ chết của ngan bị bệnh cúm gia cầm theo thời gian xảy
ra dịch ở một số địa bàn tỉnh Bắc Giang


48

Bảng 4.3c: Tỷ lệ chết của vịt bị bệnh cúm gia cầm theo thời gian xảy ra
dịch ở một số địa bàn tỉnh Bắc Giang

49

Bảng 4.4a: Tỷ lệ chết theo ngày ở các đàn gà bị bệnh cúm gia cầm

54

Bảng 4.4b: Tỷ lệ chết theo ngày ở các đàn vịt bị bệnh cúm gia cầm

58

Bảng 4.4c: Tỷ lệ chết theo ngày ở các đàn ngan bị bệnh cúm gia cầm

61

Bảng 4.5a: Kết quả khảo sát triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh cúm
gia cầm

65

Bảng 4.5b: Kết quả khảo sát triệu chứng của ngan bị bệnh cúm gia cầm

69

Bảng 4.5c: Kết quả khảo sát triệu chứng lâm sàng của vịt bị bệnh

cúm gia cầm

70

Bảng 4.6a: Kết quả khảo sát bệnh tích đại thể ở gà bị bệnh cúm gia cầm

73

Bảng 4.6b: Kết quả khảo sát bệnh tích đại thể ở ngan bị bệnh
cúm gia cầm

77

Bảng 4.6c: Kết quả khảo sát bệnh tích đại thể ở vịt bị bệnh cúm gia cầm

vi

80


Bảng 4.7: Tổng hợp bệnh tích vi thể các cơ quan của gà trong bệnh cúm
gia cầm

82

Bảng 4.8: Bệnh tích vi thể ở gan và thận gà trong bệnh cúm gia cầm

84

Bảng 4.9: Bệnh tích vi thể ở não và buồng trứng gà trong bệnh cúm gia

cầm

87

Bảng 4.10: Bệnh tích vi thể ở tụy, dạ dày tuyến và ruột gà trong bệnh
cúm gia cầm

90

Bảng 4.11: Bệnh tích vi thể ở tim và phổi gà trong bệnh cúm gia cầm

91

Bảng 4.12: Bệnh tích vi thể ở lách và túi Fabricius của gà trong bệnh
cúm gia cầm

93

vii


Danh mục các hình
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ chết của gà bị bệnh cúm gia cầm nuôi
theo hai hình thức tập trung và thả vờn trên địa bàn Bắc Giang

41

Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ chết của vịt bị bệnh cúm gia cầm nuôi
theo hai hình thức tập trung và thả vờn trên địa bàn Bắc Giang


43

Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ chết của ngan bị bệnh cúm gia cầm nuôi
theo hai hình thức tập trung và thả vờn trên địa bàn Bắc Giang

45

Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ chết theo ngày ở các đàn gà bị bệnh cúm
56

gia cầm
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ chết theo ngày ở các đàn vịt bị bệnh cúm

59

gia cầm
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ chết theo ngày ở các đàn ngan bị bệnh

62

cúm gia cầm

viii


Danh mục các ảnh

ảnh 4.1: Gà ủ rũ, mào và tích thâm tím

67


ảnh 4.2: Tụ máu ở da chân. Một bệnh tích điển hình của bệnh cúm gà

67

ảnh 4.3: Tụ máu ở chân ngan trong bệnh cúm gia cầm

69

ảnh 4. 4: Phù keo nhày dới da mỏ - Bệnh tích đặc trng của bệnh cúm gia
cầm

72

ảnh 4.5: Xuất huyết và hoại tử tuyến tuỵ- Bệnh tích đặc trng của bệnh cúm
72

gia cầm
ảnh 4.6: Xuất huyết dạ dày tuyến của vịt trong bệnh cúm gia cầm

76

ảnh 4.7: Xuất huyết mỡ bụng, màng treo ruột, buồng trứng, ống dẫn trứng của
vịt

79

ảnh 4.8: Tim ngan bị bệnh cúm. Bao tim viêm tơ huyết sù sì, màu trắng đục

79


ảnh 4.9: Tế bào gan bị hoái hoá, hoại tử bắt màu hồng đều

87

ảnh 4.10: Tế bào viêm thâm nhiễm ở gan

87

ảnh 4.11: Kẽ thận xuất huyết, hồng cầu chèn ép các ống thận và cầu thận

87

ảnh 4.12: Tế bào ống thận thoái hoá không bào, thoái hoá mỡ trong bệnh cúm
87

gia cầm
ảnh 4.13: Xuất huyết não, hồng cầu tạo thành một lớp mỏng dới màng nuôi
của não gà bị bệnh cúm

89

ảnh 4.14: Xuất huyết não, hình thành cục máu đông chèn ép các tế bào nhu
mô của não gà bị cúm

89

ảnh 4.15: Thoái hoá tế bào ở não, tăng sinh tế bào hình thành hạt thần kinh
đệm trong não gà bị bệnh cúm


89

ảnh 4.16: Não tăng sinh tế bào hình thành hạt thần kinh đệm

ix

93


ảnh 4.17. Xung huyết tiểu động mạch ở não gà bị bệnh cúm, xung quanh
mạch quản là khoảng không chứa nớc phù

93

ảnh 4.18: Xuất huyết tuyến tuỵ, hồng cầu tập trung thành từng đám
ảnh 4.19: Tế bào tuyến tuỵ bị hoại tử, bắt màu hồng đều

93

ảnh 4.20: Xuất huyết dạ dày tuyến, hồng cầu tập trung thành từng đám, bắt
màu hồng đều

93

ảnh 4.21: Tế bào viêm thâm nhiễm ở kẽ cơ tim

96

ảnh 4.22: Xung huyết ở phổi, hồng cầu chứa đầy trong các mạch quản


96

ảnh 4.23 Xuất huyết phổi, hồng cầu tràn ngập các phế nang

96

ảnh 4.24: Xuất huyết túi Fabricius

96

x


1. Mở đầu

1.1. Đặt vấn đề

Với những lợi thế nh vốn đầu t thấp, chu kỳ sản xuất ngắn, tạo ra sản
phẩm thực phẩm giàu dinh dỡng phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay... ngành
chăn nuôi gia cầm của nớc ta ngày càng phát triển, chiếm vị trí quan trọng trong
sản xuất chăn nuôi nói chung. Hàng năm chăn nuôi gia cầm cung cấp khối lợng
thực phẩm đứng thứ hai sau chăn nuôi lợn, chiếm 17% trong tổng số thịt hơi các
loại. Trong những năm gần đây(2001-2004) tổng đàn gia cầm tăng đều hàng năm
với tốc độ tăng trởng bình quân 6,5% năm. Chăn nuôi gia cầm đã trở thành
nguồn thu nhập quan trọng với các hộ nông dân và là một trong những nghề có
tác dụng xoá đói giảm nghèo nhanh, hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong nông nghiệp.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay sự bùng phát của dịch Cúm gia cầm
(Avian influenza) đang thực sự là trở ngại, gây thiệt hại to lớn cho sản xuất chăn
nuôi gia cầm của nớc ta.

Cùng với hàng loạt quốc gia và vùng lãnh thổ, trong 2 năm 2004-2005 đại
dịch cúm gia cầm ở Việt Nam đã xảy ra trên diện rất rộng. Về mặt dịch tễ học
quá trình dịch đợc chia làm 3 đợt. Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 đến
30/3/2004, đợt dịch thứ hai từ tháng 4/2004 đến tháng 11/2004 và đợt dịch thứ ba
từ tháng 12/2004. Trong đó đợt dịch thứ nhất xảy ra ở mức độ cao và địa d phân
bố rộng nhất với 2574 xã phờng (24,6% số xã phờng) 381 huyện thị (60% số
huyện thị) thuộc địa bàn 57/64 tỉnh thành có dịch. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo
Quốc Gia phòng chống dịch cúm gia cầm, thiệt hại trực tiếp của ba đợt dịch ở
Việt Nam là rất lớn lên đến 3.500 tỉ đồng, trong đó thiệt hại do gia cầm chết và
tiêu huỷ là hơn 1.300 tỉ đồng. Dịch cúm gia cầm đã làm giảm tăng trởng GDP
quốc gia đến hơn 0,5%, ngoài ra còn gây ảnh hởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt

1


động kinh tế xã hội đặc biệt là sức khoẻ của cộng đồng.
Vì sự phân bố và lu hành của virus cúm rất rộng, có tính toàn cầu do sự
di trú của các loài chim hoang nên việc dự đoán sự bùng phát của dịch cúm gia
cầm là rất khó khăn. Để khống chế đợc dịch bệnh theo khuyến cáo của OIE và
FAO, trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp quản lí
hành chính và các biện pháp sinh học khác, biện pháp khoanh vùng cách li, tiêu
huỷ triệt để khẩn trơng các đàn gia cầm nhiễm bệnh có ý nghĩa quyết định trong
việc khống chế dịch bệnh. Để làm đợc điều này trong thực tế sản xuất việc
nhanh chóng chẩn đoán chính xác bệnh cúm gia cầm thông qua các đặc điểm
dịch tễ và triệu chứng bệnh tích là vô cùng cần thiết .
Xuất phát từ yêu cầu nói trên của thực tiễn sản xuất, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: " Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh cúm
gia cầm "
1.2 Mục tiêu của đề tài


- Làm rõ các thông tin về đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh
tích đại thể để lựa chọn các đặc điểm đặc trng nhất có thể sử dụng cho việc chẩn
đoán nhanh trong thực hành lâm sàng,
- Nghiên cứu biến đổi vi thể các cơ quan quan trọng của gà bị bệnh cúm
để bổ xung những thông tin chi tiết về bệnh cúm gia cầm.
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Các kết quả điều tra, nghiên cứu nhằm cung cấp hoàn thiện thêm các
thông tin về dịch cúm gia cầm ở Việt Nam.
- Góp phần nhanh chóng định hớng chẩn đoán trong giám sát dịch để kịp
thời đề ra các biện pháp khống chế không để dịch lan rộng.

2


2. Tổng quan tài liệu

2.1 Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của mọi loài chim
do các Subtype khác nhau của vius cúm typ A họ orthomyxoviridae gây ra. Tuỳ
theo độc lực chủng virus gây bệnh và các điều kiện ngoại cảnh mà biểu hiện
bệnh lí ở gia cầm mắc bệnh có sự thay đổi tơng đối lớn. Với chủng có độc lực
cao HPAI (Highly Pathogenic Avian Influenza) thờng gây biểu hiện bệnh lí
trầm trọng với tỉ lệ chết có thể lên tới 100% gia cầm nhiễm bệnh sau vài giờ đến
vài ngày lây nhiễm. Vì thế tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) đã xếp Cúm gia cầm
vào nhóm A - nhóm những bệnh nguy hiểm nhất. Bên cạnh đó đã xác định đợc
căn nguyên gây cúm gia cầm cũng có thể gây bệnh cúm ở ngời và một số động
vật có vú khác, vì thế hơn bao giờ hết bệnh cúm gia cầm đang ngày càng trở nên
nguy hiểm hơn cho sức khoẻ con ngời và sản xuất chăn nuôi nói chung.

2.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm và tình hình dịch cúm gia
cầm trong giai đoạn 2003 - 2005

2.2.1. Lịch sử bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm đợc Porroncito mô tả lần đầu tiên khi nghiên cứu ổ
dịch trên gia cầm ở Italia vào năm 1878 với tên gọi là dịch tả gà. Do bệnh gây ra
tỉ lệ tử vong rất cao ở gia cầm nên Porroncito đã nhận định rằng đây là bệnh rất
nguy hiểm và quan trọng trong tơng lai. Tuy nhiên phải tới năm 1901, Cettai và
Sawnozzi mới xác định đợc yếu tố gây bệnh là căn nguyên siêu nhỏ có khả năng
qua lọc (Fillter agent). Qua một thời gian rất dài, đến năm 1955 Achafer mới xác
định đợc chính xác nguyên nhân gây bệnh cúm gia cầm là virus cúm typ A
thông qua kháng nguyên bề mặt H7N1 và H7N7. Năm 1963 vius cúm typ A đã

3


đợc phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loài thuỷ cầm di trú dẫn nhập vào.
Bệnh cũng đợc Beard. C.W mô tả tơng đối kỹ vào năm 1971 qua đợt
dịch cúm khá lớn trên gà tây ở Mỹ. Các năm tiếp theo bệnh tiếp tục đợc phát
hiện ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Phi, Trung Cận Đông, Châu Âu, Châu úc và
Châu á.
Đã có rất nhiều báo cáo về các đợt dịch cúm trầm trọng có liên quan đến
các virus cúm typ A trong 20 năm qua nhng đã không đợc quan tâm một cách
đầy đủ. Theo thống kê của Alexander có thể kể đến các ổ dịch cúm gia cầm lớn:
ở Australia (1975 - 1985), Anh (1979), Mỹ (1983 1984), Ireland (1983 1984),
Mê hi cô (1994). Đặc biệt ở Hồng Kông (1997), cúm gia cầm đã gây nên đại
dịch trong chăn nuôi gia cầm và gây thiệt hại to lớn về mọi mặt cho đặc khu kinh
tế này. Và đây cũng là lần đầu tiên ngời ta ghi nhận đợc virus cúm gà gây bệnh
trên gia cầm có thể lây nhiễm và gây tử vong cho ngời.
Do tính chất nguy hiểm của bệnh, nên từ sau khi phát hiện ra virus cúm

typ A - căn nguyên của bệnh, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu toàn diện về
virus này. Các công trình nghiên cứu có hệ thống về bệnh đã lần lợt đợc công
bố ở úc - 1975, Anh - 1979, Mỹ 1983 - 1984, Ailen 1983 - 1984. Và đặc biệt từ
sau lần hội thảo đầu tiên về cúm gia cầm vào năm 1981 của Hiệp hội các nhà
chăn nuôi gia cầm trên thế giới và 2 lần tiếp theo vào các năm 1987, 1992 đến
nay thì cúm gia cầm luôn là nội dung quan trọng trong các hội nghị về dịch tễ
thú y trên thế giới và các nghiên cứu về bệnh nói chung càng trở lên phong phú
đa dạng hơn.

2.2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới trong giai đoạn 2003-2005
Theo Ban chỉ đạo Quốc Gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2005)[3],từ
cuối năm 2003 đến nay đã có 10 nớc và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch cúm gia
cầm H5N1 gồm Hàn Quốc, Nhật bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonêsia,
Trung Quốc, Malaysia, Hồng Công và Việt Nam.

4


- Hàn Quốc: Dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ 12/12/2003 đến 24/3/2004
với gần 400 ngàn gia cầm tiêu huỷ; một ổ dịch cúm gia cầm H5N2 kết thúc ngày
10/12/2004.
- Nhật Bản: Dịch cúm gia cầm H5N1 phát ra ngày 12/01/2004, đã tiêu huỷ
hơn 275 ngàn gà; ổ dịch cuối cùng xảy ra ngày 05/03/2004.
- Thái Lan: ổ dịch H5N1 đầu tiên đợc xác định vào ngày 23/01/2004 ở
tỉnh Chiang Mai. Trong đợt dịch thứ nhất có 190 ổ dịch ở 89 huyện thuộc 42
tỉnh; số gia cầm tiêu huỷ khoảng 30 triệu con. Đợt dịch thứ 2 phát lại từ
03/7/2004 đến 14/02/2005 có 1.522 điểm phát dịch tại 777 xã của 264 huyện ở
51 tỉnh. Số gia cầm tiêu huỷ là hơn 850 ngàn gà, hơn 687 ngàn vịt và khoảng 274
ngàn các loài khác. Gần đây dịch vẫn xảy ra rải rác, ngày 17/3/2005 dịch xảy ra
trên 1 đàn gà 50 con ở tỉnh Sukhothai.

- Cămpuchia: Dịch H5N1 xảy ra từ ngày 24/01/2004. ổ dịch gần đây nhất
xảy ra ngày 24/03/2005 tại tỉnh Kompot làm chết 19 gà thả vờn.
- Lào: Dịch H5N1 bắt đầu xuất hiện từ 27/01/2004 đến 13/02/2004 ở 3
tỉnh, đã tiêu huỷ hơn 155 ngàn gà.
- Indonesia: Dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện vào tháng 1/2004, đến
tháng 11/2004 đã có 101 huyện thuộc 16/33 tỉnh có dịch. Gần đây, ngày
23/3/2005 dịch tiếp tục lây lan ở nam đảo Sulawesi làm nhiễm bệnh khoảng
128.000 gà ở 4 tỉnh, trong đó ổ dịch lớn nhất ở tỉnh Sidrap làm 101.400 gà nhiễm
bệnh. Tính từ khi có dịch đến nay đã có 16,23 triệu con gia cầm bị chết, trong đó
có 8,17 triệu con ở trung tâm đảo Java (Indonesia không thực hiện chính sách
tiêu huỷ đàn mắc bệnh).
- Trung Quốc: ổ dịch H5N1 đầu tiên phát ra ngày ngày 27/1/2004 ở tỉnh
Quảng Tây, sau đó lan ra 15 tỉnh khác, đặc biệt các tỉnh có biên giới với Việt
Nam đều có dịch. Từ ngày 28/7/2004 Trung Quốc không phát hiện thêm ổ dịch
mới. Số gia cầm tiêu huỷ là hơn 5,6 triệu gà; hơn 1,7 triệu vịt và 16 ngàn chim

5


cút và các loài chim khác.
- Malaysia: ổ dịch H5N1 đầu tiên phát ra ngày 19/8/2004 ở tỉnh Kalantan,
ổ dịch cuối cùng ngày 22/11/2004; số gia cầm tiêu huỷ hơn 18 ngàn con.
- Vùng lãnh thổ Hồng Kông (thuộc Trung Quốc): Dịch H5H1 xảy ra ngày
26/01/2004, ca bệnh gần đây nhất đợc xác định vào ngày 10/01/2005.
Ngoài các ổ dịch do vius cúm H5N1 nêu trên, còn có 7 nớc và vùng lãnh
thổ khác có dịch cúm gia cầm các chủng khác là Pakistan, Hoa Kỳ, Canada, Nam
phi, Ai Cập, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đài Loan.
- Đài Loan (thuộc Trung Quốc): Dịch cúm gia cầm H5N2 xảy ra ngày
20/01/2004, kết thúc ngày 05/3/2004.
- Pakistan: Dịch cúm do H7N3 và H9N2 xảy ra trên gà tây từ tháng

11/2003 đến tháng 3/2004, số gia cầm chết và tiêu huỷ là 1,7 triệu con.
- Canada: Đã xảy ra 02 ổ dịch cúm gia cầm H7N3 (chủng virus độc lực
thấp) xảy ra trên gà vào các ngày 19/02/2004 và 09/03/2004. Ca bệnh cuối cùng
đợc ghi nhận vào ngày 29/4/2004.
- Hoa Kỳ: 01ổ dịch cúm gia cầm H7N2 (chủng virus độc lực thấp) duy
nhất xảy ra trên gà vào ngày11/02/2004 tại bang Delaware.
- Nam Phi: 01 ổ dịch cúm H6 xảy ra trên gà công nghiệp và kết thúc ngày
25/3/2004; 01 ổ dịch khác do H5N2 xảy ra ngày 06/08/2004 trên đà điểu và kết
thúc vào đầu tháng 12/2004.
- Ai Cập: Trong năm 2004, đã phát hiện 01 ổ dịch H10N7 trên vịt hoang
dã.
- Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên: Từ ngày 25/2 đến ngày
26/3/2005 dịch cúm gia cầm H7 đã xảy ra ở Bình Nhỡng, đã tiêu huỷ khoảng
219.000 gà ở 3 trại trong vòng bán kính 5 km.
Bên cạnh đó, vào cuối tháng 3/2005 tại Myanmar đã phát hiện hàng ngàn

6


gà chết nghi bệnh cúm gia cầm, tuy nhiên đến nay cha có báo cáo xác định
bệnh cúm xảy ra.
2.3 Đặc điểm sinh học của virus cúm typ A - Căn nguyên gây
bệnh cúm gia cầm

2.3.1 Đặc điểm về hình thái và cấu trúc
Vi rút cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae, gây bệnh cho mọi loài
chim, một số động vật có vú và có thể lây sang ngời.
Cùng với virus cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae còn có 3 nhóm (typ)
virus khác là:
- Virus cúm typ B chỉ gây bệnh cho ngời.

- Virus cúm typ C gây bệnh cho ngời và lợn.
- Virus nhóm Thogotovirus
Đặc tính cấu trúc chung của tất cả 4 nhóm virus trong họ
Orthomyxoviridae là hệ gen chứa axit Ribonucleic (ARN) một sợi có cấu trúc là
sợi âm. Tuỳ loại virus, sợi ARN âm có độ dài từ 10 000 - 15 000 Nucleotit. Mặc
dù đợc nối với nhau tạo thành một sợi ARN liên tục, nhng thực tế hệ gen của
virus lại đợc phân chia thành 6 - 8 phân đoạn (segment) trong đó mỗi phân
đoạn là một gen chịu trách nhiệm mã hoá cho một loại protein của virus.
Khác với các nhóm virus trong họ, do virus cúm typ A có nhiều biến
chủng khác nhau. Cộng với khả năng thích ứng rộng rãi trên nhiều loại vật chủ và
tính kháng nguyên luôn biến đổi, nhờ sự sắp xếp tái tổ hợp lại các phân đoạn gen
nên virus cúm typ A đợc coi là nhóm virus nguy hiểm nhất trong họ
Orthomyxoviridae. Trong lịch sử, chính những virus cúm typ A là thủ phạm gây
nên những vụ dịch cúm kinh hoàng ở ngời và những vụ đại dịch ở gia cầm.
Hạt virus (virion) có cấu trúc hình khối hoặc đôi khi có dạng hình khối
kéo dài đờng kính trung bình khoảng 80- 120nm. Vỏ virus là những protein có

7


nguồn gốc từ màng tế bào mà virus đã gây nhiễm, bao gồm một số protein đợc
glycosyl hoá và một số protein dạng trần không đợc glycosyl hoá. Protein bề
mặt có cấu trúc từ các loại glycoprotein là các gai mấu có độ dài 10- 14 nm,
đờng kính 4 -6 nm.
Khi nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc hệ gen virus cúm typ A, Murphy và
Webster (1996)[46] cho thấy, tất cả các thành viên của nhóm virus cúm A đều có
hệ gen là ARN một sợi có độ dài 13.500 nucleotit chứa 8 phân đoạn kế tiếp nhau
mang mật mã cho 10 loại protein khác nhau của virus, 8 phân đoạn của sợi ARN
có thể tách và phân biệt rõ ràng nhờ phơng pháp điện di.


- Phân đoạn gen từ 1- 3 mã hoá cho protein PB1 , PB2 và PA là các protein
có chức năng của enzim polymeraza, có vai trò bảo vệ sự sao chép và biên dịch
ARN của hạt virus (Biswas và Nayak,1996) [30 ]
- Phân đoạn 4 mã hoá cho protein Hemagglutinin (HA) có chức năng bám
dính vào thụ thể tế bào.
Theo Bosch và cộng sự (1979) [31] , Very và cộng sự (1992) [49], HA là
một polpeptit gồm 2 chuỗi HA1 và HA 2 nối với nhau bằng đoạn oligopeptit ngắn,
đặc trng cho các subtyp H (H 1 -> H15) trong tái tổ hợp tạo nên biến chủng.

8


Mô típ của chuỗi nối oligopeptit chứa một số axít amin cơ bản làm khung,
thay đổi đặc hiệu theo từng loại hình subtyp H. Sự biến đổi thành phần của chuỗi
nối sẽ quyết định độc lực của biến chủng virus mới (Horimoto và Kawaoka,
1995)[36] .
- Phân đoạn 5 mã hoá cho protein Nucleoprotein (NP) (Buckler White và
Murphy, 1998) [32] .
- Phân đoạn 6 là gen chịu trách nhiệm tổng hợp protein có vai trò nh
enzim là Neuraminidase (NA), có chức năng axít sialic, giúp giải phóng ARN
virus từ endosome và tạo hạt virus mới. (Castrucci và Kawaoka, 1993) [33].
- Phân đoạn 7 mã hoá cho 2 tiểu phần protein đệm (matrix protein) M1 và
M2 (Holsinger và cộng sự 1994) [35], trong đó M 2 là một tetramer có chức năng
tạo khe H +, giúp cởi bỏ vỏ virus sau khi xâm nhập vào tế bào cảm nhiễm, M1 có
chức năng tham gia vào quá trình tổng hợp và nảy mầm của virus.
- Phân đoạn 8, với độ dài tơng đối ổn dịnh sẽ mã hoá cho 2 tiểu phần
protein không cấu trúc NS 1 và NS2 có các chức năng: chuyển ARN từ nhân ra kết
hợp với M1, kích thích phiên mã, chống interferon (Luong và Palese, 1992) [44]

2.3.2. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm typA

Kháng nguyên của virus cúm diễn biến hết sức phức tạp do hiện tợng tái
tổ hợp các thành phần cấu trúc của chủng này với chủng khác hoặc biến đổi từ
chủng vô độc thành chủng có độc lực cao hơn và gây bệnh. Sự đột biến của từng
thành phần và loại hình kháng nguyên trong từng chủng virus cúm cũng góp
phần tạo nên cấu trúc kháng nguyên mới, tạo ra các loại biến chủng mới với các
đặc tính gây bệnh mới.
Các loại protein kháng nguyên: Protein nhân (Nucleoprotein-NP), Protein
đệm (matrix protein - M1), Protein hemagglutimin - HA, Protein enzim cắt thụ
thể (neutraminidaze - NA) là những loại protein kháng nguyên đợc nghiên cứu
nhiều nhất.

9


Một trong đặc tính kháng nguyên quan trọng của virus cúm là khả năng
gây ngng kết hồng cấu của nhiều loài động vật mà thực chất là sự kết hợp giữa
mấu lồi kháng nguyên HA trên bề mặt virus với thụ thể có trên bề mặt hồng cầu
làm cho hồng cầu ngng kết với nhau tạo mạng ngng kết qua các cầu nối virus.
Từ đặc tính kháng nguyên này có thể sử dụng các phản ứng ngng kết hồng cầu
HA và ngăn trở ngng kết hồng cầu HI (hemagglutination inhibitory test) trong
chẩn đoán cúm gia cầm
Theo Ito và Kawaoka (1998)[40], sự phức tạp trong diễn biến kháng
nguyên mà virus cúm có đợc là do sự biến đổi và trao đổi kháng nguyên trong
nội bộ gen và giữa gen hemagglutinin (HA) và gen neutraminidaze (NA)
Sự biến đổi trong chính nội bộ gen hay biến dị ngẫu nhiên (drift) mà bản
chất là sự thay đổi nucleotit trong đoạn gen là biến dị xảy ra liên tục thờng
xuyên trong quá trình tồn tại của virus cúm. Chính nhờ sự biến đổi này cho phép
virus cúm A tạo nên 15 biến thể gen HA (H1-> H15) và 9 biến thể gen NA (N1 ->
N9).
Cũng nhờ hiện tợng Drift của virus cúm có thể lý giải đợc không phải

mọi H1, H5 hay Hx hoặc N 1, N2 hay Nx đều giống nhau. Sự khác nhau trong chính
các Hx hay Nx do biến dị ngẫu nhiên tạo nên tính thích ứng với từng loài vật chủ
khác nhau và mức độ độc lực gây bệnh khác nhau ở chính mỗi loại hình táí tổ
hợp HA và NA. (Suarez và cộng sự, 1998) [48].
Bên cạnh hiện tợng Drift, sự biến đổi hệ gen của virus cúm A còn đợc
diễn ra nhờ hiện tợng tái tổ hợp gen - hiện tợng thay ca (Shift). Mặc dù so với
biến dị ngầu nhiên (Drift) hiện tợng thay ca (Shift) ít xảy ra hơn, hiện tợng này
chỉ xảy ra khi hai hoặc nhiều virus cúm cùng nhiễm vào tế bào. Tuy chỉ xuất hiện
với tần suất thấp nhng khi hiện tợng tái hợp tổ gen (thay ca) xảy ra sẽ gây ra
các vụ dịch lớn cho ngời và động vật, với mức độ nguy hiểm không thể lờng
trớc đợc. Hiện tợng Shift ở virus cúm A cho thấy nguy cơ của sự lu hành
đồng thời nhiều loại virus cúm với số lợng lớn trong cùng một không gian và

10


thời gian kéo dài.
Một điều không thể không thể nói đến trong nghiên cứu về đặc tính kháng
nguyên của virus cúm là giữa các biến thể tái tổ hợp và biến chủng subtyp về
huyết thanh học không hoặc rất ít có phản ứng chéo. Vì thế đặc điểm này sẽ gây
nên một trở ngại lớn cho các nghiên cứu nhằm tạo ra vaccin cúm cho ngời và
động vật. (Kawaoka., 1991) [42], (ito và cộng sự ,1998) [41].
Về mặt lý thuyết, khi xâm nhiễm vào cơ thể động vật, virus cúm A sẽ tạo
nên sự hình thành của các kháng thể đặc hiệu, trong đó quan trọng hơn cả là
kháng thể kháng HA, chỉ có loại kháng thể này mới có vai trò trung hoà virus
cho bảo hộ miễn dịch. Một số kháng thể khác có tác dụng kìm hãm sự nhân lên
của virus: Kháng thể kháng NA có tác dụng ngăn cản giải phóng virus, kháng thể
kháng M2 ngăn cản chức năng protein M2 không cho quá trình bao gói virion xảy
ra (Lu và cộng sự,1999) [43], (Seo và Webster, 2000) [47].


2.3.3. Thành phần hoá học và sức kháng của virus
Bên cạnh các đặc tính về cấu trúc và đặc tính kháng nguyên thành phần
hoá học của virus cúm gia cầm cũng đợc nghiên cứu khá kỹ: ARN của virus
chiếm 0,8 -1,1 %; protein chiếm 70-75%; lipit chiếm 20-24% và hydratcacbon
chiếm 5-8% khối lợng của hạt virus.
Protein cấu tạo nên virus chủ yếu là glycoprotein, còn lipit tập trung chủ
yếu ở màng virus, là loại lipit có gốc photpho, số còn lại là cholesterol và
glucolipit.
Về sức kháng của virus, các kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung sức
kháng của virus tơng đối yếu. Virus cúm rất mẫn cảm với nhiệt độ, ở 50-60oC
chỉ trong vài phút virus mất độc tính. Các dung môi hoà tan lipit, các chất sát
trùng, chất oxy hoá mạnh, fomaldehyt đều có khả năng làm bất hoạt virus. Điểm
đẳng điện của virus tơng ứng với pH =5,3. ở vùng pH thấp (có tính axit) độc
tính của virus giảm nhanh hơn ở khu vực kiềm. Ngoài ra các tia phóng xạ cũng là

11


tác nhân có khả năng diệt virus rất mạnh.

2.3.4 Quá trình nhân lên của virus
Theo Kingsburg quá trình nhân lên (sinh sản) của virus đợc mô tả tóm
tắt:
Trớc hết virus đợc hấp phụ lên trên bề mặt tế bào nhờ thụ thể (receptor)
có bản chất là Glycoprotein chứa axit sialic. Tiếp theo đó nhờ hiện tợng ẩm bào
virus sẽ xâm nhập vào trong tế bào. Trong khoang ẩm bào khi nồng độ pH đợc
điều hoà để giảm xuống mức thấp nhất sẽ xảy ra sự hợp nhất giữa màng tế bào và
virus. Lúc này nucleocapxit của virus đợc vận chuyển vào nhân tế bào. Nhờ hệ
thống enzim sao chép của virus, ngay lập tức các sợi âm ARN (-)ArN của
virus đợc chuyển đổi thành sợi (+) ARN để làm khuôn tổng hợp nhiều sợi (-)

ARN mới, là nguyên liệu của các hạt virion mới.
Các sợi (-) ARN tổng hợp mới đợc bao gói trong protein M1 , NS và NP.
Sau đó tổ hợp riboprotein này đợc vận chuyển qua màng nhân ra nguyên sinh
chất và tiếp tục di chuyển đến sát màng tế bào ở vị trí có sự biến đổi đặc hiệu với
virus.
Song song với quá trình trên, một phần các sợi ARN thông tin của virus
sau khi đợc sao chép trong nhân sẽ đi ra nguyên sinh chất để điều khiển
ribosom của tế bào tổng hợp nên protein cấu trúc và protein nguyên liệu. Tiếp đó
tất cả các protein cấu trúc này sẽ đợc vận chuyển xuyên qua hệ thống võng mạc
nội mô (RE) và hệ thống Golgi rồi đợc cắm lên màng tế bào nhiễm.
Sự kết hợp cuối cùng của tổ hợp Nucleoriboprotein và các Protein cấu trúc
HA, NA và M2 sẽ tạo nên hạt virus hoàn chỉnh mới và theo hình thức " nảy chồi"
các hạt virion sẽ giải phóng ra khỏi tế bào nhiễm.

2.3.5. Độc lực của virus
Độc lực của virus cúm gia cầm có sự dao động lớn, phụ thuộc vào nhiều
yếu tố mà trớc hết là protein HA. Các nghiên cứu ở mức độ phân tử cho thấy

12


khả năng lây nhiễm virus bị ảnh hởng bởi tác động của men proteaza của vật
chủ đến sự phá vỡ liên kết hoá học sau khi dịch mã của phân tử ngng kết. Mà
thực chất là sự cắt đôi protein HA thành hai tiểu phần HA1và HA2 và nhờ thế
virus có thể xâm nhập vào tế bào. Tính thụ cảm của ngng kết tố và sự phá vỡ
liên kết của ezim proteaza lại phụ thuộc vào số lợng các axit amin cơ bản tại
điểm bắt đầu phá vỡ liên kết. Các enzim giống nh trypsin chỉ có khả năng phá
vỡ liên kết khi chỉ có một phân tử arginin, trong khi đó enzim proteaza lại có thể
phá vỡ nhiều axít amin của liên kết.
Để giám định độc lực của virus bên cạnh một số phân tích khác, việc phân

tích đợc trình tự Nucleotit của gen HA có vai trò cực kỳ quan trọng.
Về lâm sàng, căn cứ vào khả năng gây bệnh, độc lực của virus cúm đợc
chia làm 2 loại: Loại có độc lực cao (HPAI) và loại có độc lực thấp(LPAI).
Với những chủng virus có độc lực cao, sự phân loại độc lực của virus về
mặt lâm sàng dựa trên những thông báo ban đầu của Bankowki và cộng sự tại
Hội nghị thế giới lần đầu về cúm gia cầm vào năm 1981, khi cho rằng những
virus cúm có kháng nguyên bề mặt H7 thuộc loại có độc lực cao. Tuy nhiên
ngời ta lại thấy rằng có những trận dịch gây chết tới 75% gà nhng khi phân lập
lại không thấy kháng nguyên H7 mà là H5. Vì thế để giải quyết vấn đề có cơ sở
khoa học, các nhà nghiên cứu đã thống nhất các chỉ số để đánh giá virus cúm có
độc lực cao:
- Sau 10 ngày tiêm tĩnh mạch 0,2 ml nớc trứng gà đã gây nhiễm virus
đợc pha loãng 1/10 cho gà mẫn cảm từ 4-6 tuần tuổi, phải làm chết 75%-100%
gà thực nghiệm.
- Virus gây bệnh cúm gà (có thể là typ phụ) phải làm chết 20% số gà mẫn
cảm thực nghiệm và phát triển tốt trên tế bào xơ phôi gà trong môi trờng nuôi
cấy không có trypsin.
Trong thực tế những chủng HPAI có thể gây chết 100% gia cầm nhiễm

13


bệnh. Từ năm 1959 đến năm 2001, trên toàn thế giới đã ghi nhận 19 chủng virus
cúm A của loài lông vũ đợc phân lập thuộc loại HPAI, trong đó có một số
chủng lây nhiễm và gây bệnh trên ngời (Collins và cộng sự, 2002) [34]
Tuy nhiên theo Horimoto và Kawaoka (2001)[37], cho đến nay ngời ta
cũng thừa nhận chỉ có hai biến chủng virus có cấu trúc kháng nguyên H5, H7
đợc coi là loại có độc lực cao gây bệnh ở gia cầm, nhng không phải tất cả các
chủng mang gen H5, H7 đều gây bệnh.
Với những chủng virus có độc lực thấp (LPAI) thờng gây nhiễm ở gia

cầm nhng không có triệu chứng lâm sàng, không có bệnh tích đại thể và tỷ lệ
chết rất thấp. Tuy nhiên sự bội nhiễm vi khuẩn đặc biệt là Steptococcus,
Staphylococcus hoặc các bệnh khác cùng với cúm có thể làm cho bệnh gây ra
do virus độc lực thấp trở nên độc hơn và gây bệnh ác liệt hơn. Nguyên nhân là do
các vi khuẩn bội nhiễm sản sinh enzim proteaza phá vỡ các liên kết của ngng
kết tố ngay cả khi không có axít amin cơ bản.
Thực tế chứng minh rằng các chủng có độc lực thấp trong quá trình lu
hành trong thiên nhiên và đàn thuỷ cầm sẽ có đột biến nội gen hoặc đột biến tái
tổ hợp để trở thành các chủng HPAI. (Mo và cộng sự, 1997)[44], (Harimoto và
Kawaoka, 2001)[37], (Collin và cộng sự, 2002)[34] .
2.4. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm

Virus cúm gia cầm phân bố khắp thế giới trong các loại gia cầm, dã cầm
và động vật có vú. Nhìn chung sự phân bố và lu hành của virus cúm rất khó xác
định chính xác và bị ảnh hởng bởi các loài vật nuôi và hoang dã, tập quán chăn
nuôi gia cầm, đờng di trú của dã cầm, mùa vụ và ngay cả chủ quan của con
ngời nh hệ thống báo cáo, nghiên cứu, giám sát dịch bệnh.
Virus đợc phân lập ở hầu hết các loại chim hoang dã: vịt trời, thiên nga,
hải âu, mòng biển và các loại vẹt, diều hâu v.v...Tuy nhiên tần suất và số lợng
virus phân lập đợc ở loài thuỷ cầm trong đó đặc biệt phải kể đến vịt trời đều cao

14


×