Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Cách làm bài Nghị luận tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.44 KB, 6 trang )

NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM
I. Dàn ý của một bài văn
1. Mở bài: Thường có những yếu tố sau:
- Giới thiệu một vài nét tiêu biểu nhất về tác giả, tác phẩm. Chú ý đến xuất xứ, hoàn
cảnh lịch sử, phong cách nghệ thuật và nét đặc sắc của tác phẩm (dẫn dắt).
- Nêu chủ đề (hoặc ý chủ đạo) của tác phẩm, hoặc đoạn văn, đoạn thơ.
- Trích dẫn (có 3 cách: một là chép đủ, hai là trích dẫn đầu - cuối, ba là không trích
dẫn).
2. Thân bài:
Có thể cắt ngang, có thể bổ dọc, có thể phối hợp dọc ngang: thường thường phân
tích thơ thì cắt ngang, phân tích truyện thì bổ dọc. Lần lượt phân tích từng phần, hết
phần này, chuyển ý chuyển đoạn qua phân tích phần khác, lần lượt phân tích cho
đến hết. Lựa chọn yếu tố để phân tích, coi trọng các trọng tâm, trọng điểm.
Ở mỗi phần, thao tác phân tích như sau: bám sát ngôn ngữ, hình ảnh phân tích ý
và nghệ thuật; phân tích đến đâu kết hợp với trích dẫn minh hoạ đến đấy. Vận dụng
triệt để các thao tác so sánh đối chiếu, viết lời bình, liên tưởng mở rộng. (Đọc kỹ
mục 2).
Trình tự như sau:
- Phân tích phần 1 - chuyển ý, chuyển đoạn
- Phân tích phần 2 - chuyển ý, chuyển đoạn
- Phân tích phần 3, 4 (nếu có).
3. Kết bài:
- Tổng hợp lại, đánh giá tác phẩm trên hai phương diện: giá trị tư tưởng và giá trị
nghệ thuật.
- Nêu tác dụng của tác phẩm.
- Cảm nghĩ của người viết, hoặc của lứa tuổi.
II.Minh hoạ
1. Phần mở bài:
a.Ví dụ 1 : Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của
Nguyễn Khoa Điềm.
Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm ra đời


ngay tại chiến khu Trị – Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần
đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình
ảnh những bà mẹ Tà-ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng
hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu
thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây
Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến”.
b. Ví dụ 2: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

1


Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành
đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại.
Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi
niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan,
phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ
“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa
triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
2. Minh họa phân tích một phần trong thân bài
Ví dụ: Không phải ngẫu nhiên khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sĩ Trần Hoàn đã đặt
lại tựa đề là Lời ru trên nương, bởi lẽ chính những lời ru đã làm thành cấu tứ của
bài thơ, dẫn dắt ta vào một thế giới mang đậm bản sắc riêng của người Tà-ôi. Bài
thơ như là minh chứng của tấm lòng đồng bào dân tộc một lòng tin theo Đảng, ,
thương con thương bộ đội, thương yêu núi rừng nương rẫy làng bản, thương đất
nước. Tình thương thành điệp khúc xuyên suốt theo nhịp chày của mẹ :
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Có lẽ đây là lời của nhà thơ, hàm chứa bao trìu mến dành cho chú bé Tà-ôi như
muốn góp thêm bao thương mến hoà cùng khúc ru của mẹ. Hình ảnh ấy khiến người
đọc bồi hồi nhớ lại những câu thơ viết về người mẹ Việt Bắc trong kháng chiến

chống Pháp của nhà thơ Tố Hữu :
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Người mẹ chống Pháp và người mẹ chống Mĩ có những điểm tương đồng trong
công việc. Nhưng ở Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh thơ này không xuất phát từ nỗi
nhớ mà được cất lên ngay giữa hiện thực chống Mĩ. Nét đẹp của hình tượng được
khơi lên từ tính chất công việc “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”. Người mẹ được khắc
hoạ trong từng chi tiết sống động nhất, nổi bật với tứ thơ thật đẹp :
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Tưởng như trong động tác của mẹ cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp
đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm. Tác giả hoàn toàn không thi vị
hoá mà bằng ngòi bút tả thực giúp người đọc nhận ra : mồ hôi mẹ nóng hổi, vai mẹ
gầy – bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ. Mỗi khúc ru hiện lên hình ảnh mẹ
trong nhiều tư thế cũng như công việc khác nhau : giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp
rừng… như hoàn chỉnh bức chân dung lao động khoẻ khoắn cũng như niềm hân
hoan được hoà vào những công việc kháng chiến.
Không những thế, qua những hình ảnh này, ta còn hình dung một nhịp sống bình
thản của những người dân và cán bộ chiến sĩ ở chiến khu chống Mĩ. Mặc dù, trong
thực tế, đây là nơi hứng chịu rất nhiều bom đạn kẻ thù và luôn phải đương đầu với
2


những cuộc hành quân lùng sục “tìm và diệt”, càn quét hòng xóa sạch dấu tích của
vùng chiến khu đầu mối Bắc – Nam này. Cuộc sống khó khăn thiếu thốn đòi hỏi
phải tự cấp tự túc, tăng gia sản xuất, bảo đảm nuôi quân đánh giặc. Hình ảnh người
mẹ giã gạo khiến ta lại liên tưởng đến những nhịp chày trong bài hát Tiếng chày
trên sóc Bom Bo của cố nhạc sĩ Xuân Hồng. Ở đâu cũng vậy, khi cách mạng được
bao bọc, chăm chút bằng tất cả tình cảm yêu nước của nhân dân, khi biết dựa vào
dân thì không sức mạnh tàn bạo nào của kẻ thù có thể khuất phục.
Gạo dành để nuôi quân, mẹ lại lên nương tỉa bắp, cùng với a-kay. Đàng sau hành

động đó ẩn chứa vẻ đẹp của sự hi sinh, nhường cơm sẻ áo cho người cách mạng.
Lòng mẹ bao dung lại được cảm nhận bằng bao tình cảm thương mến của nhà thơ :
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng
Lời thơ thật dịu dàng như ru sâu thêm giấc ngủ cho em cu Tai, như muốn sẻ chia
những vất vả nhọc nhằn trong công việc của mẹ. Không gian mênh mang của vùng
núi rừng tây Thừa Thiên như mở ra với ánh mặt trời lan toả khắp núi đồi. Nổi bật
giữa khung cảnh là người mẹ Tà-ôi với công việc cần mẫn. Nhưng mẹ không hề
đơn độc chính vì có mặt trời của mẹ – em cu Tai đang ngon giấc. Với cách ví von
đặc sắc này, nhà thơ đã tạo nên liên tưởng về mối quan hệ mật thiết của con người
với núi rừng, nương rẫy. Không có tình cảm gắn bó, không thể tạo được liên tưởng
thú vị giữa hạt bắp với con nằm trên lưng. Mặt trời không gợi ra cảm giác về độ
nóng, độ chói mà trở thành hình tượng biểu trưng cho nguồn sống mạnh mẽ. Mặt
trời của bắp đem lại hạt mẩy hạt chắc. Mặt trời của mẹ – em cu Tai là hạnh phúc,
nguồn sống của mẹ. Những chú bé Tà-ôi được tắm trong ánh sáng sẽ trở nên vạm
vỡ săn chắc, ánh mặt trời hào phóng ban tặng cho mẹ những đứa con khoẻ mạnh
của núi rừng. Hình tượng sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm đã đem lại những rung
cảm thẩm mĩ đặc biệt.
3. Minh họa phần kết bài
Ví dụ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
đã tạo được những cảm xúc đồng điệu với bao người con miền Nam anh dũng thời
chống Mĩ, nói lên trọn vẹn vẻ đẹp và tâm tư của người dân tộc miền tây Thừa Thiên
trung dũng kiên cường, thủy chung với cách mạng. Cảm xúc bình dị trong sáng với
hình tượng người mẹ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Từ ngôn ngữ đến
hình ảnh thơ đều đậm chất dân tộc, đem đến cho người đọc những cảm nhận đặc
biệt thương mến cùng hoà theo lời ru cho giấc ngủ thanh bình của em bé Tà-ôi. Bài
thơ toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, kết đọng những ân tình sâu lắng của nhà
thơ về nhân dân đất nước cũng như niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc

kháng chiến chống Mĩ.
Niềm tin ngày ấy giờ đây đã thành hiện thực. Em cu Tai ngày ấy giờ đây cũng đã
3


trưởng thành và sống làm người Tự do như niềm mong mỏi ngày nào thiết tha trong
lời ru của mẹ. Nhưng lời ru ngày ấy mãi còn sức vang ngân trong lòng bao thế hệ,
bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam

III.Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu
1.Mùa xuân nho nhỏ
* Yêu cầu về nội dung:
Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ
qua đời. Bài thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối
với đất nước, cách mạng.
Các em có thể dựa vào 3 ý sau để phân tích:
1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm vô
cùng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui.
- Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở
chi tiết tạo hình
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng: Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang
cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với
hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin
với tương lai xán lạn rộng mở (Đất nước như vì sao...)
3/ Tâm niệm của nhà thơ:
- Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện
nung nấu của chính mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim

hót, một nhành hoa, nốt trầm...) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của
tâm hồn, lối sống của con người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ, sự chuyển đổi
đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ.
-“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là
ý nguyện được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình
trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của đất nước xã hội.
- Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế,
tỏ rõ niềm tin yêu lạc quan của Thanh Hải - người con xứ Huế.
4. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân:
* Gợi ý:
- Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê
hương đất nước thân yêu.
- Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp.
- Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có
ích cho quê hương đất nước.
- Tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đến với những hoạt động vui chơi lành
mạnh, bổ ích... vv và vv...
4


2.Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa)
Phân tích những phẩm chất cao đẹp, đáng quý ở anh thanh niên.
1. Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về công việc và
cuộc sống.
+ Công việc là niềm vui, niềm đam mê cháy bỏng.
+ Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
2. Anh thanh niên có những hành động cao đẹp.
+ Vượt qua mọi khó khăn thử thách để làm quen với cuộc sống chỉ có một mình
trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 m.
+ Dồn tất cả thời gian công sức, tự nguyện tự giác hoàn thành xuất sắc công việc

vốn hết sức vất vả và đơn điệu.
3. Anh thanh niên có phong cách sống rất đáng quý, đáng trân trọng.
+ Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, khoa học, phong phú cả về vật chất và tinh thần.
+ Khiêm tốn, cởi mở, chân thành với mọi người.
Đánh giá nhân vật, phát biểu cảm nghĩ.
Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động mới, sống có lý
tưởng, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước.
Nhân vật anh thanh niên giúp ta hiểu thêm về thế hệ cha anh đi trước trong một
giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Trân trọng, khâm phục những nhân vật đáng quý, đáng mến trong “Lặng lẽ
Sa Pa”, ta nghĩ tới trách nhiệm, hành động của thanh niên chúng ta trong công
cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.
3.Hình ảnh người lính qua hai bài thơ Đồng chí và
Tiểu đội xe không kính
So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Tiểu đội xe
không kính”.
Câu hỏi:So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính”.
Học sinh cần nêu được 3 ý sau:
Ý 1: Giới thiệu chung
- Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt
chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay
súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất
trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.
- Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào
đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ
“Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia
họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.
- Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong
văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ

lịch sử.
Ý 2: Phân tích lịch sử
1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ
đẹp chung:
5


- Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí:
+ Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chí)
và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe không kính).
+ Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài
thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí
- Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:
+ Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết
sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.
+ Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung
nhìn thẳng”.
- Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính.
Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau
mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc
quan, khí phách anh hùng.
2. Những điểm riêng khác nhau
- Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí
thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong
tâm hồn.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!”
- Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe

trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ
những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính
cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim
yêu nước cháy bỏng.
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Ý 3: Đánh giá chung
- Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến
chống Mỹ đều mang phaẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung
cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm
xúc động lòng người.
- Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội
của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động

6



×