Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công
ty TNHH Nam Hoàng
Họ và tên sinh viên : HOÀNG THU HƯƠNG
Chuyên ngành : Kinh doanh quốc tế
Lớp : KDQT46A
Khoá : 46
Hệ : CHÍNH QUY
Giáo viên hướng dẫn : TS. MAI THẾ CƯỜNG
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
HÀ NỘI, NĂM 2008
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Danh mục sản phẩm qua các giai đoạn
Bảng 2.2 Khách hàng chính của công ty qua các năm
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp hàng nhập khẩu
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu và hàng nội địa
Bảng 2.5 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đối với hàng nhập khẩu
Bảng 2.6 Số lao động bình quân
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động đối với hàng nhập khẩu
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán đối với hàng nhập
khẩu
Bảng 2.10 Trình độ và kinh nghiệm đội ngũ nhân viên
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu chi phí
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu doanh thu hàng nhập khẩu theo sản phẩm
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu doanh thu hàng nhập khẩu theo khối khách hàng
Biểu đồ 2.5 Doanh thu hàng nhập khẩu qua các năm
Biều đồ 2.6 Chi phí hàng nhập khẩu qua các năm
Biểu đồ 2.5 Lợi nhuận hàng nhập khẩu qua các năm
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào
nền kinh tế thế giới và khu vực. Bằng chứng cho thấy là chúng ta đã tham gia vào
nhiều diễn đàn hợp tác quốc tế, như ASEM, APEC, đặc biệt là việc Việt Nam đã
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm
2006. Sự hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội
nhưng cũng không ít thách thức.
Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh
quyết liệt để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Điều này đỏi hòi mỗi doanh
nghiệp phải có những bước đi đúng hướng để đạt được hiệu quả kinh doanh một
cách tối đa.
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
Sự hội nhập với nền kinh tế thế giới đem lại cho chúng ta những cơ hội xuất
khẩu hàng hoá ra nước ngoài, tăng doanh thu và uy tín trên thị trường thế giới.
Đồng thời nó cũng giúp chúng ta có khả năng tiếp cận với những sản phẩm của
nước ngoài. Cùng sự phát triển kinh tế, xã hội thì nhu cầu về các sản phẩm sách,
báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu ngoại ngày càng tăng. Đây là những nguồn tài liệu quý
giúp bổ sung kiến thức về những lĩnh vực mà chúng ta còn thiếu, những lĩnh vực
mà chúng ta mới tiếp cận.
Nó tạo điều kiện cho những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất bản phẩm
nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít khó khăn còn đang đặt ra. Trong quá trình kinh
doanh mặt hàng là sách, báo, tạp chí, cơ sở dữ liệu ngoại, doanh nghiệp cần phải có
những lựa chọn phù hợp để đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh khả quan.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, với sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty
TNHH Nam Hoàng, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế, cùng sự hướng dẫn của Thầy giáo, Tiến sỹ Mai Thế Cường, em đã
quyết định nghiên cứu đề tài:
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty TNHH Nam
Hoàng”
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Để có thể thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty đối với hàng nhập khẩu,
đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu như sau:
• Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty.
• Tìm ra nguyên nhân của những mặt còn tồn tại.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập
khẩu.
Qua quá trình nghiên cứu những vấn đề xung quanh việc kinh doanh hàng hóa
nhập khẩu của công ty có thể thấy được tình hình kinh doanh hàng nhập khẩu, hiệu
quả kinh doanh đối với hàng nhập khẩu, những biện pháp công ty đã thực hiện để
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
đạt được kết quả đó, nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại, từ đó góp ý một số
giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với hàng nhập khẩu.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin:
Các thông tin thứ cấp được thu thập qua sách, báo, giáo trình, internet…..Đặc
biệt các báo cáo tài chính của công ty như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh và báo cáo kết quả kinh doanh nhập khẩu… đã cung cấp một nguồn số
liệu dồi dào cho quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Việc thu thập các nguồn thông tin sơ cấp được thực hiện qua quá trình tiếp xúc
với đội ngũ nhân viên của công ty, cũng như theo dõi họ làm việc.
Phương pháp xử lý thông tin:
Phương pháp thống kê được sử dụng là thu thập số liệu qua các báo cáo tài
chính để thuận lợi cho quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh
tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu
hướng biến động của các chỉ tiêu. Phương pháp này giúp ta tổng hợp được những
nét chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó
có thể đánh giá được tình hình của doanh nghiệp, đạt hay chưa đạt, hiệu quả hay
kém hiệu quả, từ đó đề ra những biện pháp để đạt được hiệu quả tối ưu.
Phạm vi nghiên cứu:
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu cần được đánh giá xem xét trong một quá
trình lâu dài để có thể thấy được sự biến động, thay đổi của nó. Hiệu quả kinh
doanh cũng cần được đánh giá ở những khâu, những bộ phận khác nhau để từ đó
đánh giá được hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên do sự hạn
chế về thời gian, đề tài này chỉ dừng ở việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh
doanh hàng nhập khẩu trong 3 năm gần đây.
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG
NHẬP KHẨU
1.1 Những khái niệm chung
1.1.1 Các khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh bất cứ mặt hàng nào, mục đích lớn nhất
của mỗi doanh nghiệp là đạt được hiệu quả tối đa. Ngày nay, với quá trình hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh
ngày càng lớn. Điều đó càng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những biện pháp để
thực hiện được mục tiêu đã đề ra, nhằm thu được hiệu quả cho mình. Nhưng thế
nào là hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, có nhiều quan niệm về hiệu quả kinh doanh.
Có thể kể đến những quan niệm sau đây:
Quan niệm thứ nhất: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động
kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá.
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
Quan niệm này đồng nhất hiệu quả kinh doanh với kết quả kinh doanh và các
chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh. Quan niệm này cũng không đề cập đến chi
phí kinh doanh. Như vậy, nếu những hoạt động kinh doanh khác nhau cùng tạo ra
một kết quả thì chúng cùng có hiệu quả như nhau, dù chi phí của chúng có khác
nhau hay không.
Quan niệm thứ hai: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm
của kết quả và phần tăng thêm của chi phí.
Quan niệm này đã đề cập đến mối quan hệ so sánh giữa kết quả và chi phí,
nhưng lại chỉ xét đến phần kết quả và chi phí bổ sung.
Quan niệm thứ ba: Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả
thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.
Quan niệm này đã phản ánh mối liên hệ bản chất giữa hiệu quả và chi phí vì nó
gắn hiệu quả với chi phí bỏ ra, hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi
phí, hay chính là các nguồn lực. Nhưng quan niệm này lại chưa đề cập đến sự vận
động, biến đổi không ngừng của kết quả và chi phí.
Quan niệm thứ tư: Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự
vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phản
ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất.
(Những quan niệm trên đều được trích dẫn từ Giáo trình Quản trị dự án và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI; PGS. TS Nguyễn Thị Hường; nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội 2004; trang 318, 319).
Nói tóm lại, có thể đưa ra một quan niệm đầy đủ nhất về hiệu quả kinh doanh:
hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao
nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất.
1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Theo như định nghĩa ở trên, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn
với hiệu quả của toàn xã hội. Vì thế, hiệu quả kinh doanh cần được đánh giá cả về
mặt định tính và mặt định lượng, không gian và thời gian.
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
Xét về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh chính là những nỗ lực của doanh
nghiệp, phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp, đồng thời gắn những nỗ lực
đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của xã hội về
kinh tế, chính trị, xã hội… Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh phản ánh mối
quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả
kinh doanh chỉ có được khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra. Mức chênh lệch
này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Hai mặt định tính và
định lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời. Do đó, trong thực tế
kinh doanh sẽ không thể chấp nhận việc các nhà kinh doanh tìm mọi cách để đạt
được mục tiêu kinh tế cho dù phải trả bất cứ chi phí nào, hay đánh đổi các mục tiêu
chính trị, xã hội, môi trường để đánh đổi các mục tiêu kinh tế. Về mặt thời gian
không thể chỉ tính đến hiệu quả kinh doanh ở một thời kỳ, một giai đoạn này mà
quên đi hiệu quả kinh doanh ở những thời kỳ, những giai đoạn khác. Hay nói đúng
hơn là thấy cái lợi trước mắt mà quên đi cái lợi lâu dài, quên đi mục tiêu tổng thể.
Vấn đề này đang được đặt ra ở nhiều doanh nghiệp, khi mà việc sử dụng nguồn lực
đang bị lãng phí để đặt được những mục tiêu kinh tế trước mắt. Nguồn lực ở đây
bao gồm cả các nguồn tài nguyên, cũng như nguồn nhân lực. Về mặt không gian,
hiệu quả kinh doanh phải được xét đến ở nhiều khâu, nhiều bộ phận, để tạo nên
hiệu quả kinh doanh ở toàn bộ doanh nghiệp. Không thể chỉ tập trung vào phát
triển một vấn đề mà quên đi những vấn đề khác dù là nhỏ nhất nhưng có ảnh
hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Có thể trong một giai đoạn cụ thể, doanh
nghiệp chỉ tập trung phát triển một vấn đề để thực hiện mục tiêu trước mắt. Nhưng
mục tiêu trước mắt này phải nằm trong chiến lược phát triển toàn diện của công ty.
1.1.3 Phân biệt các loại hiệu quả kinh doanh
Trong thực tế, từ các căn cứ phân loại khác nhau sẽ có các loại HQKD khác
nhau.
Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả có hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt
đối. Hiệu quả tuyệt đối là phạm trù kinh tế chỉ lượng hiệu quả của từng phương án
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
kinh doanh, từng thời kỳ kinh doanh, từng doanh nghiệp. Người ta sử dụng công
thức sau để tính toán nó:
∑ P = ∑ Kết quả - ∑ Chi phí (1)
Công thức này cho biết lượng hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được từ một
phương án kinh doanh hoặc từ từng thời kỳ kinh doanh.
Hiệu quả tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất
của doanh nghiệp. Nó được tính toán như sau:
Hiệu quả = Kết quả / Chi phí (2)
Hoặc:
Hiệu quả = Chi phí / Kết quả (3)
Công thức (2) và (3) cho biết một đơn vị chi phí thì tạo ra bao nhiêu đơn vị kết
quả hoặc một đơn vị kết quả được tạo ra từ bao nhiêu đơn vị chi phí.
Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả thì có hiệu quả kinh doanh tổng hợp và
hiệu quả kinh doanh bộ phận. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh
doanh tính chung cho toàn doanh nghiệp, cho các bộ phận trong doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh tính riêng cho từng bộ phận
của doanh nghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất.
Căn cứ vào đối tượng xem xét hiệu quả có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián
tiếp.
Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả có hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu
dài.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng một
hệ thống các chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu này cho chúng ta biết rõ kết quả về mặt
lượng của hiệu quả kinh doanh. Để có thể hiểu biết và phân tích rõ ràng hơn bản
chất của hiệu quả kinh doanh thì các chỉ tiêu này lại được phân loại thành ba loại
khác nhau. Đó là các chỉ tiêu dùng để tính toán hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu
dùng để phản ánh hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu dùng để so sánh hiệu quả kinh
doanh.
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
Các chỉ tiêu dùng để tính toán hiệu quả kinh doanh cho biết rõ chi phí đã bỏ ra
và kết quả đạt được của từng mặt hay từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Theo đó, mỗi chỉ tiêu này không phản ánh tất cả hiệu quả kinh
doanh của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để có thể đánh giá
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu
khác để có những đánh giá đầy đủ.
Các chỉ tiêu dùng để phản ánh hiệu quả kinh doanh là các chỉ tiêu phản ánh trực
tiếp hiệu quả kinh doanh thông qua quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí đã bở
ra để đạt được kết quả đó. Các chỉ tiêu này thể hiện mặt lượng của hiệu quả kinh
doanh.
Các chỉ tiêu dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh được sử dụng trong quá trình
phân tích, đánh giá các phương án khác nhau. Khi đó, người ta sẽ tiến hành tính
toán, xác định các chỉ tiêu để tiến hành so sánh kết quả của các phương án này
nhằm tìm ra một phương án thích hợp nhất. Các chỉ tiêu dùng để tính toán hoặc các
chỉ tiêu dùng để phản ánh hiệu quả kinh doanh sẽ được sử dụng trong quá trình
này. Dưới đây sẽ đề cập rõ hơn về các chỉ tiêu dùng để phản ánh hiệu quả kinh
doanh.
Các chỉ tiêu dùng để phản ánh hiệu quả kinh doanh được chia làm hai loại. Đó
là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp và các chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả kinh doanh bộ phận.
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp bao gồm:
Doanh thu: là toàn bộ số tiền thu về qua hoạt động kinh doanh của mình, bao
gồm: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính
và các doanh thu bất thường khác. Doanh thu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
• Doanh thu là nguồn chủ yếu để trang trải các khoản chi phí doanh nghiệp đã
bỏ ra để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện để doanh
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
nghiệp có thể duy trì hoạt động cũng như tiến hành mở rộng sản xuất kinh
doanh
• Đây là nguồn bảo đảm cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ ngân sách với
nhà nước.
• Một doanh nghiệp có doanh thu cao cũng tạo được uy tín với khách hàng và
đối tác.
Chi phí: là biểu hiện bằng tiền của tất cả khoản chi cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm mua sắm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,
công cụ sản xuất khác, thuê lao động, đất đai, xây dựng nhà xưởng, chi phí quản lý,
chi phí trong quá trình sản xuất, chi phí cho hoạt động marketing bán hàng, dịch vụ
sau bán hàng, chi tiếp khách, giao dịch, chi phí tài chính, chi phí bất thường… có
nghĩa là tất cả những khoản chi cho đến khi giao được hàng đến tay người tiêu
dùng, kể cả nộp thuế và mua bảo hiểm.
Có thể phân loại chi phí thành hai loại như sau (xét theo chức năng hoạt động
của doanh nghiệp)
• Chi phí sản xuất:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
• Chi phí ngoài sản xuất:
Chi phí bán hàng và tiếp thị
Chi phí quản lý
Chỉ tiêu này càng thấp nghĩa là doanh nghiệp càng kinh doanh có hiệu quả.
Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ với
những chi phí phải bỏ ra, bao gồm giá thành sản phẩm, các loại thuế và các tổn thất
khác
Lợi nhuận có thể không phản ánh đúng mức độ hiệu quả của sản xuất, kinh
doanh vì chỉ tiêu này không chỉ chịu sự tác động của bản thân chất lượng hoạt
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề tốt nghiệp
_______________________________________________________________________
động của doanh nghiệp mà còn chịu sự ảnh hưởng của quy mô sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó có một chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả kinh doanh
một cách xác thực hơn. Đó là tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả kinh doanh bộ phận được chia làm nhiều loại khác nhau. Có thể đề cập
đến những loại chỉ tiêu sau:
• Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
Mức hao phí vốn cho một đơn vị sản phẩm
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
Hiệu số sử dụng vốn đầu tư
Các chỉ tiêu này cho biết, doanh nghiệp sử dụng, đầu tư các nguồn vốn vào hoạt
động sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu, có hiệu quả hay không.
• Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động
Năng suất lao động bình quân
Mức sinh lời 1 lao động
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động cho biết khả năng sử dụng nguồn
nhân lực vào việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
• Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng lao động kỳ thu tiền bình quân
• Chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán tức thời
Hoàng Thu Hương Lớp Kinh doanh quốc tế 46A
12