Tải bản đầy đủ (.ppt) (58 trang)

Bài giảng annora chú minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.87 KB, 58 trang )

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH THANH HÓA
CÔNG ĐOÀN KHU KINH TẾ NGHI SƠN

NĂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, LÃNH
ĐẠO, KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA CÁN BỘ
TỪ TỔ TRƯỞNG ĐẾN QUẢN ĐỐC

Biên soạn: Vũ Tuấn Minh.
Đơn vị:
Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn

1


I. Đặc điểm tình hình hoạt động doanh nghiệp

Công ty TNHH giầy Annora Việt Nam là
một doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư
nước ngoài thuộc sự quản lý chung của
Tập đoàn Hồng Phúc.
- Là đơn vị có tổ chức quản lý chặt chẽ,
hạnh toán độc lập và tuân thủ nguyên tắc
quản lý của tập đoàn Hồng Phúc và quy
định của pháp luật Việt Nam.
2


- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản
phẩm chủ yếu là giầy da cao cấp xuất
khẩu do hãng Nike đặt hàng.
- Quy mô: Có 10 xưởng sản xuất với sản


lượng 2 triệu đôi giầy/năm.
- Số lượng công nhân: Hiện tại có trên
10.000 CNLĐ; dự kiến đến năm 20162017 sẽ là: 15.000 CNLĐ.
3


1. Đặc điểm tình hình công nhân:
+ Số lượng đông, tuổi đời trẻ từ 18 – 25 tuổi. Đây là
“Độ tuổi vàng” trong lao động sản xuất, với tính cần
cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh, vận dụng và sử dụng tốt
dây chuyền công nghệ.
+ CNLĐ chủ yếu là lao động địa phương (Khi hết giờ
làm việc có thể về sinh hoạt với gia đình). Do đa số
CNLĐ xuất phát phần lớn từ gia đình nông nghiệp
nên họ chịu khó lao động và có khả năng làm việc lâu
dài tại Công ty.
+ Có phong tục tập quán và truyền thống văn hóa tốt
như: đoàn kết, tương thân tương ái,…
4


2. Hạn chế:
+ Tuổi đời còn trẻ nên tính cách bồng bột, dễ kích
động, chưa được đào tạo cơ bản nên trình độ
tay nghề thấp, nhận thức về mục tiêu lý tưởng,
pháp luật còn hạn chế...
+ Một bộ phận không xuất thân từ lao động, được
bố mẹ nuông chiều nên kỷ luật kém, hay vi
phạm nội quy lao động, kích động người khác
làm những chuyện trái với quy định.

5


+ Xuất phát từ nông thôn nên tính tư lợi vốn
tiềm ẩn trong mỗi công nhân lao động (hay ăn
cắp vặt, làm ẩu, làm dối để tính công, không
quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm, nghỉ
việc riêng…
+ Tại địa phương còn nhiều hủ tục lạc hậu như
cưới xin, ma chay linh đình cho nên người
trong họ phải tham gia mất nhiều thời gian.
+ Tính tự ti, tự mãn cao dễ bị kích động và dọa
nạt người khác khi bị đụng chạm đến bản thân.
6


II. Vị trí, vai trò, phẩm chất, năng lực của
người cán bộ quản lý
1. Khái niệm: SXKD trong một DN có dây chuyền
công nghệ hiện đại, sản phẩm đòi hỏi phải đạt chất
lượng hoàn hảo, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải
có chuyên môn cao và phương pháp quản lý chuyên
nghiệp và trong bất cứ lĩnh vực nào cũng hội đủ
phảm chất, năng lực tương ứng, luôn có tính sáng
tạo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa khoa học và nghệ
thuật và có khả năng điều hòa vô vàn mối quan hệ và
điều hành hệ thống công việc đạt mục đích.
- Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công
7



a. Theo nghĩa riêng: Cán bộ quản lý là những người
làm việc trong từng tổ, xưởng, trong bộ máy tổ chức
của một đơn vị, là người thực hiện các chức năng
quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức
với kết quả và hiệu quả cao.
b. Theo nghĩa hẹp: Cán bộ quản lý là những người có
thẩm quyền ra quyết định trong phạm vi được phân
quyền hay uỷ quyền.
*. Nói chung: Cán bộ quản lý là những người phụ trách
và đưa ra quyết định để đạt được mục tiêu.

8


- Yếu tố xác định một người cán bộ quản lý:
+ Có tri thức, kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm
trong cuộc sống. Có vị thế trong tổ chức với
những quyền hạn nhất định trong quá trình ra
quyết định.
+ Có khả năng thể hiện rõ qua những công việc
cần thực hiện trong toàn bộ hoạt động của tổ
chức và thể hiện được khả năng ứng xử trong
tất cả các mối quan hệ có liên quan để hoàn
thành mục tiêu đã xác định.
+ Có nghiệp vụ thể hiện phải đáp ứng đòi hỏi
nhất định của công việc
9



2. Vai trò của người cán bộ quản lý:
a. Là đầu mối liên kết: Có vai trò tập hợp các
thanh viên trong nhóm để hoàn thành một công
việc nhất định.
b. Đại diện cho nhóm hoặc đơn vị mình trong các
hoạt động theo thẩm quyền tạo ra động lực cho
người lao động, khuyến khích sự cố gắng của
các thành viên tới mục tiêu chung của tổ chức.
c. Là người xử lý thông tin: Bao hàm sự trao đổi
thông tin với những người khác. Nhà quản lý
tìm kiếm những thông tin phản hồi cần thiết cho
quản lý. Chia sẻ thông tin với những người
trong đơn vị
10


d. Là người ra quyết định: đây là vai trò quan
trọng để tác động lên con người nhằm tìm
kiếm cơ hội để tận dụng xác định vấn đề để
giải quyết chỉ đạo việc thực hiện quyết định.
Phân bổ nguồn lực cho những mục đích
khác nhau và tiến hành đàm phán với những
đối tác khác

11


Sơ đồ các vai trò của một nhà lãnh đạo có hiệu
quả
NHÀ QUẢN LÝ

Vị thế - Quyền hạn
VAI TRÒ LIÊN KẾT CON NGƯỜI
người lãnh đạo – người thực hiện -Trung tâm liên lạc

VAI TRÒ THÔNG TIN
Người truyền tin – xử lý thông tin -Người phát ngôn
VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH
ra quyết định – nguồn lực đảm bảo( Vật lực, nhân lực)
Người điều hành- Sản phẩm tốt
12


3. Tiêu chuẩn của người cán bộ quản lý:
a. Là người có tầm nhìn thời đại, có trình độ và
khả năng phù hợp với bản chất của xã hội
công nghiệp – xã hội hiện đại.
b. Có nhân cách lãnh đạo phù hợp với bản chất
xã hội công nghiệp – xã hội hiện đại phát
triển theo hướng nhân văn: xu hướng và mục
tiêu chính trị là phát triển và tiến bộ xã hội –
con người.
13


c. Có tư duy khoa học, phương pháp tư duy
duy vật biện chứng, phù hợp tính chất công
nghiệp, lối sống hiện đại, biểu hiện trong
năng lực tư duy sắc bén nhanh nhạy, uyển
chuyển, sáng tạo.
e. Có tư chất đặc thù của người lãnh đạo như

vững vàng về tinh thần, phát triển sâu sắc
và phong phú thế giới nội tâm; yếu tố lý trí
và yếu tố tình cảm hài hoà.
14


f. Có tri thức và kinh nghiệm phát triển tương ứng với
tính chất công việc được giao: tri thức tổng hợp và
chuyên sâu.
g. Có trình độ cao, kể cả hiểu biết về nền khoa học –
công nghệ hiện đại, khả năng giao tiếp với đối tác,
cũng như thao tác về kỹ thuật vi tính, viễn thông…
h. Khả năng tập hợp mọi người xung quanh mình, có
uy tín, khả năng tổ chức, huy động, phát huy sức
mạnh tổng hợp của tập thể để thực hiện tối ưu mục
tiêu chung.
15


i. Khả năng tiên đoán, dự báo các khả năng có thể
xảy ra trong hiện thực và tương lai, đồng thời dự
phòng các khả năng giải quyết, thực hiện chung
trong những điều kiện ngặt nghèo nhất.
k. Khả năng sáng tạo, phá vỡ cái định hình, vượt
qua cái cũ, tìm tòi, khám phá, phát hiện và đề xuất
cái mới có ích cho nhân dân, có giá trị cho xã hội.
l. Khả năng quyết đoán, táo bạo, đồng thời lại chắc
chắn trong việc đưa ra những quyết định cũng như
trong chỉ đạo hành động.
16



4. Phẩm chất của người cán bộ quản lý:
Những phẩm chất của một người lãnh đạo (dĩ
nhiên là không phải tất cả những ai làm
lãnh đạo cũng có đầy đủ những phẩm chất
sau):
*. Khả năng gây ảnh hưởng đến người
khác: thuyết phục người khác nghe theo sự
chỉ dẫn của mình. Điều này đòi hỏi sự khéo
léo, tài ngoại giao và một số kỹ năng làm
việc với con người.
17


*. Khả năng khơi dậy sự tự tin: bằng cách làm
gương hoặc đặt ra chuẩn mực cho tập thể noi theo.
*. Tính kiên định: Thực hiệt triệt để quyết định đã
ban hành, dù khó khăn đến mấy vẫn cố gắng tìm biện
pháp tốt nhất để thực hiện.(rất quan trọng khi một tập
thể có sự khác biệt về chính kiến và quan điểm).
*. Tính đáng tin cậy: Thật sự là người có uy tín, luôn
bảo vệ lợi ích của tập thể cũng như từng cá nhân.
Không bao giờ khiến tập thể thất vọng.
*. Lòng chính trực: Nói đi đôi với làm, có lối sống
trung thực, không xu nịnh cấp trên, không trù dập
cấp dưới khi họ góp ý kiến một cách chân tình.
18



*. Một quá trình phấn đấu và thành công: một
người lãnh đạo giỏi thường luôn dễ nhận ra khi nhìn
vào bề dày thành tích mà họ đã gặt hái được. Điều này
tạo sự tôn trọng ở cấp dưới, đồng thời cũng mang lại
sự tự tin cho bản thân lãnh đạo.
*. Công bằng: luôn vô tư, không thiên vị một phía nào.
*. Biết lắng nghe: hơn là chỉ biết áp đặt và lấn lướt
trong mọi cuộc thảo luận.
*. Nhất quán: không « bẻ cong » các giá trị hay quy
tắc để chiều theo hoàn cảnh.Khi đã thống nhất ra
quyết định, hoặc theo sự chỉ đạo của cấp trên phải
tuân thủ nghiêm túc.
19


*. Quan tâm chân thành đến người khác: yêu quý,
hòa đồng với mọi người, biết đánh giá thành tích
cũng như hạn chế của các thành viên thuộc
quyền.Quan tâm đến quyền lợi, hoàn cảnh của người
thuộc quyền quản lý của mình.
*. Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể: luôn luôn sẵn sàng
trao lại quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm cho tập
thể.
*. Đánh giá công trạng đúng người: thay vì cho rằng
tất cả công trạng đều của người lãnh đạo.
* Sát cánh bên tập thể: không chối bỏ trách nhiệm khi
gặp khó khăn.
*. Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể: không tỏ
ra "bí mật" để chứng tỏ mình quan trọng.
20



Sơ đồ phẩm chất của người cán bộ quản lý:
Bề dày thành
tích
Kỹ năng
làm việc với
con người

Người
lãnh đạo

Kỹ năng
quản lý

Phẩm chất cá
nhân tốt
21


5. Năng lực của người cán bộ quản lý:
*. Không ai sinh ra đã có sẵn trong mình những tố chất
lãnh đạo bẩm sinh, để trở thành một người cán bộ quản
lý giỏi, cần phải có ý chí, có nổ lực quyết tâm, có tích luỹ
kinh nghiệm, hiểu biết không ngừng trau rồi kiến thức và
học hỏi để hoàn thiện mình
Để quản lý và truyền cảm hứng cho nhân viên làm
việc trong một môi trường có năng suất cao nhất, người
cán bộ quản lý cần: Phải thể hiện, phải biết và phải
thựchiện.

22


•Yếu tố cơ bản thể hiện năng lực lãnh đạo thành
công: đó là tính ngay thẳng và phi vụ lợi để phục vụ
công ty. Người lãnh đạo đáng kính tập trung vào những
gì họ đang thể hiện (niềm tin và tính cách), những gì họ
biết (Công việc, nhiệm vụ và bản tính con người), và
những gì họ làm (Thực thi công việc, động viên mọi
người, và đưa ra những định hướng).
Khái niệm: Vậy Năng lực của người cán bộ quản lý: là
cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng
lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu và
một hướng dẫn nào đó theo phương cách nối kết với
nhau sao cho có hiệu quả nhất.
23


* Các nguyên tắc của năng lực lãnh đạo:
Để có khả năng thể hiện, hiểu biết và thực hiện năng lực
lãnh đạo, phải tuân thủ 11 nguyên tắc lãnh đạo sau:
1. Hãy hiểu chính bản thân mình và hãy nổ lực tự
hoàn thiện mình. Để hiểu chính mình, bạn phải hiểu rõ
các đặc tính của bản thân: Bạn là ai, bạn biết những gì
và bạn đang làm gì? Còn việc nổ lực tự hoàn thiện mình
đồng nghĩa với việc không ngừng phát huy các đặc tính
đó. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tự
học, qua các khoá học chính thức, qua suy nghẫm chiêm
nghiệm và giao tiếp với người khác.
24



2. Hãy là một người giỏi chuyên môn: Với vai trò là
nhà lãnh đạo, bạn phải biết rõ về công việc của mình
đồng thời có sự hiểu biết vững vàng về các công việc
của nhân viên dưới quyền.
3. Tìm kiếm và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm đối
với hành động của bạn: Hãy tìm kiếm cách để dẫn
dắt đơn vị, công ty vươn tới những tầm cao mới. Và
khi gặp rắc rối, mà điều này thì sớm muộn gì chắc
chắn cũng sẽ đến với bạn – không bao giờ được đổ lỗi
cho người khác. Hãy phân tích tình huống, thực hiện
những biện pháp chấn chỉnh, và tiếp tục bước tới để
đương đầu với những thách thức tiếp theo.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×