Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.44 KB, 24 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

PHẦN 1: ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
I.KHÁI QUÁT VỀ NHẬT BẢN
1.Vị trí địa lý
Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương,
do bốn quần đảo độc lập hợp thành.
Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril
(Nhật Bản gọi là quần đảo
Chishima), quần đảo Nhật Bản,
quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-
Ogasawara. Vì là một đảo quốc, nên
xung quanh Nhật Bản toàn là biển.
Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia
hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy
nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ
cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Những quốc gia và lãnh thổ
lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển
Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và
quần đảo Bắc Mariana.
Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á
tới Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ
nhưng rất tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó
không ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn
núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan ) cao 3776
mét. Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước,
suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi
hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.
Gvhd
:
ThS


.
V¬ng Quúnh Thoa
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:
 Điểm cực Đông:24 độ 16 phút 59 giây Bắc, 153 độ 59 phút 11 giây Đông.
 Điểm cực Tây: 24 độ 26 phút 58 giây Bắc, 122 độ 56 phút 01 giây Đông.
 Điểm cực Bắc: 45 độ 33 phút 21 giây Bắc, 148 độ 45 phút 14 giây Đông.
 Điểm cực Nam: 20 độ 25 phút 31 giây Bắc, 136 độ 04 phút 11 giây Đông.
Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa
cách bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển
Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung. Tương tự,
vùng lãnh hải của Nhật Bản không phải hoàn toàn có đường viền cách bờ biển
12 hải lý. Đường bờ biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km.
2. Khí hậu
Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt nhưng nhìn chung, khí hậu Nhật Bản tương đối
ôn hoà. Tuy nhiên, do Nhật Bản có địa hình trải dài trên 3.000 km từ Bắc
xuống Nam, lại có nhiều dãy núi nên khí hậu từng mùa ở mỗi vùng đều có
đặc điểm khác nhau. Mùa hè ấm và độ ẩm cao, vào đầu hè thường có những
cơn mưa. Mùa xuân và mùa thu khí hậu êm dịu, mặc dù tháng 9 thường có
bão, có thể làm lở đất bằng những trận mưa lớn và gió mạnh. Mùa đông phía
Thái Bình Dương thường ôn hoà với nhiều ngày nắng, còn phía biển Nhật
Bản thường u ám. Hokkaido là nơi có mùa đông khá khắc nghiệt.
II. KINH TẾ CHÍNH TRỊ
1. Tình hình chính trị
Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế
quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo
đó Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số. Quyền hành
pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ
phiếu bất tính nhiệm với chính phủ, trong trướng hợp xấu nhất có thể tự đứng

Gvhd
:
ThS
.
V¬ng Quúnh Thoa
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ra lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với
chính phủ và hai viện quốc hội (the Diet) gồm thượng viện và hạ viện). Hệ
thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của
Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể
là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag.
Quan hệ quốc tế
Nhật Bản hiện là thành viên Liên hiệp quốc và là thành viên không thường
trực của Hội đồng bảo an; một trong các thành viên “G4” tìm sự chấp thuận
cho vị trí thành viên thường trực.Hiện Nhật là thành viên của nhiều tổ chức
quốc tế gồm G8, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và là một nước hào phóng trong các
công tác cứu trợ và các nỗ lực phát triển các dự án quốc tế chiếm khoảng
0,19% Tổng thu nhập quốc dân (GNI) năm 2004.
2. Kinh tế Nhật Bản
Trụ sở chính của Sumitomo Mitsui tại quận Shibuya, Tokyo, một trong các
biểu tượng của sự phồn vinh Nhật Bản
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản,
trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu,
kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù
hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ
(1955-1973)khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì
Nhật Bản". Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản
tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng

sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989). Cán cân thương
mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư
ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn
Gvhd
:
ThS
.
V¬ng Quúnh Thoa
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu
thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.
Tuy nhiên Nhật Bản là một trong những nước rơi vào tình trạng khủng
hoảng kinh tế trầm trọng trong suốt khoảng thời gian gần 3 năm vừa qua. Nền
kinh tế Nhật Bản bắt đầu suy giảm từ tháng 11/2007. Tổng sản phẩm quốc nội
của Nhật Bản liên tục giảm trong vòng 4 quý liên tiếp vào năm 2008. Nền
kinh tế nước này giảm tới 10% trong vòng 12 tháng. Tổng sản phẩm quốc nội
thực của Nhật Bản trong năm tài khóa 2008 (từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4
năm 2009) giảm tới 3,7%, đưa Nhật Bản rơi vào tình trạng kinh tế tồi tệ nhất
kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nền kinh tế Nhật Bản đã thực sự chạm
đáy vào tháng 3 vừa qua. Song bắt đầy từ tháng 4, nền kinh tế Nhật Bản đã
bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc.
The Economist nhận định kinh tế Nhật sẽ tròng trành trong năm 2010 và
có khả năng bị Trung Quốc soán ngôi thứ hai trên thị trường hối đoái. Cơ
quan Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán nợ chính phủ sẽ vượt 200%
GDP trong năm 2010. Các khoản vay này sẽ không giải quyết được tình trạng
thất nghiệp đang gia tăng ở Nhật. Theo OECD, sau cú sốc tài chính 2009,
thâm hụt ngân sách của Nhật trong năm 2010 có thể sẽ tang gần 10% trong
năm tiếp.
Tại thời điểm đầu năm 2010, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn một số

vấn đề tồn tại như tình trạng giảm phát và đồng yên tăng giá bất thường song
tình hình sản xuất trong nước đã lạc quan trở lại. Có hai nhân tố đứng sau sự
phục hồi kinh tế nước này. Thứ nhất là xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc
và các khu vực châu Á tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn
nhất. Đồng thời lượng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu cũng đưa dần về trạng
thái cân bằng. Yếu tố thứ hai là hiệu quả các biện pháp hỗ trợ kinh tế của
Chính phủ Nhật Bản đã công bố chiến lược phát triển kinh tế trong nước từ
Gvhd
:
ThS
.
V¬ng Quúnh Thoa
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nay đến năm 2020. Theo đó Nhật Bản sẽ trở thành một nước tỏa sáng trong
khu vực châu Á với mục tiêu đạt tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội
là 3% vào năm 2020, đặc biệt sẽ góp phần đưa Nhật Bản để có thể giữ vững
vị trí của một nền kinh tế lớn thứ 2 Thế Giới. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản
cũng thực hiện một loạt các chính sách hỗ trợ cho các lĩnh vực đồng thời mở
rộng tự do hóa thương mại đầu tư trong khu vực châu Á. Theo dự đoán của
các chuyên gia kinh tế, trong năm tài khóa 2010 tổng sản phẩm quốc nội của
Nhật Bản sẽ tăng 1%. Đây sẽ là lần đầu tiên trong 3 năm qua, Nhật Bản đạt
được tăng trưởng dương trong cả tăng trưởng thực chất và tăng trưởng danh
nghĩa.
Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama phát biểu tại cuộc họp báo cuối năm
2009 cho biết chiến lược kinh tế này còn phụ thuộc vào kết quả của sự hợp tác
giữa các cơ quan chính phủ và khối doanh nghiệp. Mặc dù vậy hy vọng nền
kinh tế Nhật Bản sẽ thực sự năng động trở lại vào những ngày đầu xuân năm
2010.
III. TÔN GIÁO

Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về
tôn giáo. Ở đây cùng đồng thời tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc
và theo phong cách tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo
Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào
mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách
của đạo Thiên chúa. Các đám cưới thường được tổ chức theo nghi lễ của thần
đạo hoặc đạo thiên chúa. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hàng theo nghi lễ của
đạo phật. Có những người một lúc theo hai hoặc ba đạo, do đó vào năm 1995
theo thống kê của cuốn niên giám về tôn giáo của hiệp hội văn hóa thì tín đồ
của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc
bấy giờ là 120triệu.
Tuy vậy ở Nhật ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác, với
Gvhd
:
ThS
.
V¬ng Quúnh Thoa
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khoảng 92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì các tín đồ này cũng không tuân
theo các qui định của đạo phật một cách nghiêm ngặt. Đạo cơ đốc cũng khá
thịnh hành với khoảng 1,7 triệu giáo dân. Đạo cơ đốc được đưa vào Nhật năm
1549 phát triển nhanh chóng vào nửa sau của thế kỷ đó, khi trong nước có
nhiều xung đột, không ổn định và được chào đón bởi những người đang cần
một biểu tượng tinh thần mới, cũng như những người hi vọng làm giàu trong
buôn bán hay hy vọng tiếp thu kỹ nghệ mới đặc biệt là kỹ nghệ sản xuất vũ
khí của tây phương. Tín đồ cơ đốc giáo hiện nay bao gồm có tín đồ tin lành và
thiên chúa, nhưng tín đồ tin lành đông hơn. Các tín đồ tin lành đã kỷ nịêm 100
năm ngày tôn giáo của họ trên đất Nhật vào năm 1959. Trong số các tôn giáo
khác, đạo Hồi có khoảng 155.000 tín đồ, bao gồm cả những người nước ngoài

cư trú tạm thời trên đất Nhật. Đạo gốc của Nhật bản là Shinto (Thần đạo).
Thần đạo có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho
rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ
cúng. Phát triển với tư cách tôn giáo của cộng đồng, thần đạo đã sản sinh ra
những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Ngoài ra,
người Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất chúng của nhân dân
qua các thế hệ khác nhau và thờ cúng hương hồn tổ tiên theo lễ nghi của đạo
thần.
Người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối
với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.Đạo
khổng du nhập vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn tợ nếp suy
nghĩ và cách xử sự của người Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này cũng suy
yếu đi nhiều.


Gvhd
:
ThS
.
V¬ng Quúnh Thoa
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN 2:CON NGƯỜI NHẬT BẢN
I. THÓI QUEN ĐỜI SỐNG
Tính cách nổi bật của người Nhật là trung thành, yêu nước, tôn kính, giữ
gìn danh dự gia đình,thực tế. lạc quan và hài hước, tinh tế và nhạy cảm, lễ
phép và lịch sự, ôn hòa và độ lượng.Tình cảm thẩm mĩ là nền tảng của bản
sắc dân tộc Nhật.Nhà dù nghèo mấy cũng phải có một chậu cảnh và một bức
họa khổ lớn.Độ tuổi trên 50 dành nhiều thời gian để thưởng ngoạn thiên
nhiên.Truyền thống sung mộ cái đẹp thể hiện trong cả tình cảm hành động lẫn

ngôn từ, thích ngắm hoa thưởng nguyệt.Rất mê tín, hay đi xem tướng số,
thích các số 3,5,7, sợ số 4 và số 9, đàn ông ít đi chơi cùng vợ.Vợ chồng rất ít
khi đi du lịch cùng nhau.
Người Nhật bao giờ cũng lao động hết mình.Họ coi doanh nghiệp là nhà,
tuyệt đối trung thành với doanh nghiệp, bất kỳ một người lao động bình
thường nào cũng làm việc không dưới 9 tiếng một ngày dù hưởng lương chỉ 8
tiếng.Tính kỉ luật là một đặc trưng của người Nhật, sự phục tùng dưới trên,
sau trước hành động theo thủ lĩnh, xử thế điềm tĩnh ôn hòa.Người Nhật cần sự
ngăn nắp,trật tự và sạch sẽ ở mức độ tuyệt hảo.Người Nhật không có thói
quen cho và nhận tiền boa(pourboire).Người Nhật thích tắm ở nhà tắm công
cộng, nước tắm phải thật nóng.Khi ăn đĩa bát phải cùng nhau.Màu hồng được
nữ giới rất ưa thích, thích cây liễu rủ,cành liễu dung làm đũa quý chỉ đem ăn
trong dịp tết.Người Nhật thích các món ăn chế biến từ hải sản, trong bữa ăn
phải có cá và rau,thích có bình tương Nhật dặt sẵn trên các bàn ăn ở nơi đến
du lịch,thích các món súp tự pha lấy(mỳ tôm).Thích cơm rang với
trứng.Trong buồng ngủ phải có ít nhất hai loại dép, thích có bồn tắm, trong
nhà tắm phải có đầy đủ bàn chải, thuốc dánh răng, dao cạo râu, bàn chải, máy
sấy tóc, kem xoa, dầu gội đầu, dầu xà. Trong tủ lạnh phải có đủ thứ rượu, bia,
nước ngọt, hoa quả, thích uống trà, rót nước ra cốc để uống.
Gvhd
:
ThS
.
V¬ng Quúnh Thoa
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Người Nhật rất thích hoa anh đào,hoa cúc,thích màu đỏ và đen,chán ghét
màu vàng
II.THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP
Quần áo diện mạo

Biểu hiện bân ngoài trang phục sạch sẽ là phẳng,đeo phù hiệu công ty,tóc
không che mắt, nữ giới bôi son môi vừa phải,momgs tay không sơn màu sang
chói(nhũ trắng), nam giới tất màu đen, màu tối, nữ giới mang đồ nữ trang giản
dị, mang tất dài màu dịu tự nhiên, giày bóng loáng luôn tươi cười.
Giao tiếp và ngôn ngữ
Bộc lộ thẳng tình cảm được coi là ấu trĩ, không phù hợp với cách ứng xử
của người lớn và không được coi là thanh nhã. Đặc biệt người Nhật không thể
hiện tình yêu trước mặt người khác. Có lẽ vì thế mà người ta cho rằng khó dò
biết được tình cảm và suy nghĩ bên trong của người Nhật
Cúi người cũng là một tập quán đặc biệt của người Nhật. Khi chào hỏi, khi
nhờ vả, khi xin lỗi, cũng như khi cảm ơn, người Nhật đều cúi người. Thậm
chí như khi nói chuyện điện thoại, biết rằng mình và người đối thoại không
nhìn thấy nhau, song nhiều người vẫn bất giác cúi người để biểu thị sự tôn
trọng hoặc biết ơn. Có ba kiểu cúi người căn cứ vào mức độ quan hệ giữa bản
thân người chào và người đối diện, căn cứ vào địa điểm, thời gian, hoàn cảnh.
Trước hết là kiểu "chào nhẹ" thường dùng khi gặp khách hay cấp trên ở hành
lang, đầu chỉ hơi cúi chào. Kiểu cúi người thứ hai là kiểu "chào bình thường"
cúi người thấp hơn một chút khi chào tương đối trịnh trọng. Cuối cùng là kiểu
"chào lễ phép", cúi người thấp hẳn xuống, dùng khi chào một cách trịnh trọng
như chào khách. Bất kể thế nào cũng không cúi đầu mà phải để thẳng lưng và
và hơi gập người ở chỗ thắt lưng. Ngoài ra, khi cúi chào, cách để tay của nam
và nữ cũng khác nhau. Thường thì nam giới để tay ở hai bên hông còn nữ giới
để tay phía trước. Bắt tay vốn không có trong tập quán chào hỏi của người
Nhật nhưng khi chào hỏi người nước ngoài, người Nhật cũng thường bắt tay
Gvhd
:
ThS
.
V¬ng Quúnh Thoa
8

Website: Email : Tel : 0918.775.368
đúng như câu tục ngữ "Nhập gia tuỳ tục". Có thể nói đây là ví dụ thể hiện tính
linh hoạt trong lối ứng xử của người Nhật.
Để mình ngồi cao hơn người khác cũng bị coi là thất lễ. Ngoài vị trí ngồi
cao thấp, người Nhật còn rất để ý đến thứ tự ngồi được gọi là Kamiza (ngồi
trên) và Shimoza (ngồi dưới). Lúc ngồi trên xe cũng như khi ngồi trên phòng,
thứ tự ngồi được ngầm quy ước. Trong phòng, chỗ (ngồi trên) là chỗ xa cửa
vào phòng nhất, dành cho người trên hay cho khách. Khi dẫn khách vào phải
mời khách "chỗ ngồi trên" rồi thứ tự lần lượt ra phía cửa. Trong phòng khách
của những ngôi nhà Nhật Bản từ thời Edo (từ thế kỷ XVII) có một khoảng
trống gọi là Tokonoma. Đó là khoảng trống lõm trong tường và cao hơn sàn
nhà một chút, trên vách có treo tranh và bày biện lọ hoa hay đồ trang trí. Chỗ
ngồi phía trước Tokonoma là "chỗ ngồi trên". Trong gia đình người cha là
trưởng gia ngồi ở vị trí cao nhất. Kế đến là con trai cả. Rồi đến là con trai thứ
ngồi phía dưới và con dâu ngồi dưới cùng
Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối
thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách,
đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói
chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu
lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm
nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ
tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị
trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau
cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ
và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và
chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không
thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.
Gvhd

:
ThS
.
V¬ng Quúnh Thoa
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×