Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CÁC bước của QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH PHÂN TÍCH sự RÀNG BUỘC LOGIC của các bước NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.48 KB, 16 trang )

Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

Lời Mở Đầu

Các quyết định là 1 phần tất yếu của cuộc sống trong và ngoài môi
trường làm việc. Người ra quyết định là người chịu trách mhiệm về việc đưa
ra một phán quyết, đôi khi là một quyết định cực kì quan trọng
Việc ra quyết định không chỉ quan trọng trong kinh doanh mà còn quan
trọng trong suốt cả cuộc đời. Tăng trưởng và mọi thay đổi phát triển luôn
được dẫn dắt từ một quyết định đúng đắn
Nhiều người cảm thấy khó khăn khi ra quyết định. Để ra được một quyết
định hợp lý dẫn đến thành công quả là khó, ngoài năng lực ra để quyết định
đúng lúc ra cần phải phát triển khả năng ra quyết định trong quá trình học
tập.
Việc ra quyết định không thể tùy tiện nó phải được dựa trên một quá
trình, 1 sự hiểu biết hệ thống và môi trường
Bài tiểu luận này nhằm mục đích rà soát lại kiến thức đã học để hiểu sâu
hơn và luyện tập để đưa ra những quyết định tốt, hiệu quả từ việc cân nhắc
cho đến lúc thực hành, chuẩn bị kĩ năng cho việc ra những quyết định trong
tương lai
Qua đây em còng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa đã tận
tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt bài tiểu luận này
Em mong rằng với kiến thức, kinh nghiệm đã được thầy cô truyền đạt,
em có thể phát triển khả năng ra quyết định và phát huy khả năng Êy trong
công việc và cuộc sống sắp tới.

1


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục


Nội Dung

I.

Các khái niệm.

1. Quyết định là gì ?
Quyết định là một quá trình chọn lựa hành động có lợi nhất. Hay nói
cách khác quyết định (QĐ) là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một giải
pháp hành động tối ưu giữa 2 hay nhiều giải pháp thay thế nổi lên trong 1 số
tình huống để thực hiện vấn đề đó trong quá trình SXKD
2. Quyết định quản lý
Quyết định quản lý là công việc đặc thù của người lãnh đạo. Đó là sản
phẩm biểu hiện kết quả cuối cùng của 1 quá trình quản lý
Quyết định quản lý là hoạt dộng sáng tạo của người lãnh đạo nhằm định
ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của hệ thống để giải quyết
một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các qui luật khách quan của hệ
thống và việc phân tích các thông tin vè hiện tượng của hệ thống và môi
trường
3. Ai là người đưa ra quyết định quản lý
Những ai quản lý con người phải là những người ra quyết định.
Một quyết định là 1 sự chọn lựa giữa 1 loạt các giải pháp thay thế và
người ra quyết định là người thực hiện 1 sự lựa chọn như thế. Một QĐ có
thể được đưa ra ngay lập tức, nhưng thường đòi hỏi người ra quyết định
tham gia vào 1 quá trình nhận thức, phân tích, đánh giá, chọn lựa và hoạch
định. Để đi đến một quyết định một doanh nhân phải xác định rõ mục đích
hành động, liệt kê những lựa chọn có sẵn, chọn giữa các lựa chọn đó và biến

2



Ketnooi.com vỡ s nghip giỏo dc
la chn ú thnh hnh ng. Cỏc quyt nh v quỏ trỡnh ra quyt nh l
nn tng cho tt c cỏc quỏ trỡnh qun lý.

II. Cỏc bc ca quỏ trỡnh ra quyt nh - phõn tớch - s rng
buc logic ca cỏc bc - nhõn t nh hng n vic ra quyt
nh
1. Cỏc bc ca quỏ trỡnh ra quyt nh:

Sơ bộ đề ra
nhiệm vụ

Chọn tiêu chuẩn
đánh giá

Môi trờng KD

Thông qua, đề
ra QĐ

Chọn phơng án
tối u

3

Thu thập thông
tin

Chính thức đề

ra Nvụ

Dự kiến các
phơng án


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

a. Sơ bộ đề ra nhiệm vụ
Quyết định là sản phẩm trí tuệ của người lãnh đạo nhưng điều đó không
có nghĩa là người lãnh dạo có thể đưa ra các quyết định một cách tuỳ tiện,
mà phải dựa vào một quá trình gồm một số bước nhát định có liên quan chặt
chẽ với nhau
Quá trình quyết định phải được bắt đầu từ việc đề ra nhiệm vụ nhưng
không phải bao giờ cũng có thể đề ra được ngay 1 nhiệm vụ chính xác. Tuỳ
theo mức độ nghiên cứu những vấn đề mới xuất hiện, việc giải quyết những
vấn đề này có ảnh hưởng nhiều hay Ýt đến kết quả của quyết định vì thế
trong quá trình dÒ ra quyết định phải lsfm rõ thêm nhiệm vụ đã được đề ra
và đôi khi phải thay đổi nhiệm vụ
Muốn đề ra nhiệm vụ, trước hết cần xác định:
- Vì sao phải đề ra nhiệm vụ, nhiệm vụ đó thuộc loại nào tính cấp
bách của nó
- Tình huống nào trong sản xuất có liên quan đến nhiệm vụ đề ra
những nhân tố ảnh hưởng đến nhiêm vụ
- Khối lượng thông tin cần thiết đã có để đề ra nhiệm vụ, cách thu thập
những thông tin còn thiếu.
 Công ty Daewoo sơ bộ đề ra nhiệm vụ:
Năm 1984. Công ty Daewoo nhận được lời ngỏ muốn chuyển 1 nhà máy lọc
dầu nằm trong thành phố Antwerp, Bỉ. Đây là 1 điều đột ngột đối với công
ty. Giám đốc công ty ra lệnh cho giám đốc văn phòng chi nhánh tại

LuânĐôn điều tra công ty này qua thị trường tài chính LuânĐôn. Qua điều

4


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
tra sơ bộ công ty cho biết rằng: Thiết bị cũ kĩ nhưng có thể sản xuất 65.000
thùng dầu mỗi ngày, và cái giá 1,5 triệu USD vẫn thấp hơn so với phải xây
mới 1 nhà máy, Hơn nữa chính phủ Libia đã hứa nhận 1 số lượng dầu thô và
công ty cho rằng dự án này khả thi nếu công ty cử 1 nhóm lãnh đạo có năng
lực để điều hành.
Dùa theo những suy xét sơ bộ trên giám đốc công ty đã xúc tiến chuyển
nhượng ngay lập tức. Tuy cũng có một vài ý kiến phản đối việc chuyển
nhượng này. Nhưng giám đốc công ty vẫn ra quyết định và đã thành công.
Công ty Daewoo đã có nhiều thành công trong thập niên 90s do có được
những quyết định đúng đắn dựa trên những điều tra sơ bộ để đề ra những
nhiệm vụ đúng đắn. Tuy nhiên để ra 1 QĐ không chỉ cần có đề ra được
nhiệm vụ đúng đắn mà còn cần phải có các bước khác, các bước này phải
liên hoàn với nhau
b.Chọn tiêu chuẩn đánh giá các phương án.
Một QĐ không chỉ tác động đến một mặt mà thường tạo ra các hiệu ứng
phụ khác. Để đảm bảo tính khách quan hiệu quả và chuẩn xác chống chủ
quan tuỳ tiện, phải chọn trước các tiêu chuẩn đánh giá các phương án. Khi
chọn tiêu chuẩn phải quan tâm đến cả 2 mặt: Định tính và định lượng. Đây
là vấn đề hệ trọng, chọn tiêu chuẩn không đúng đắn sẽ dẫn đến phân tích
đánh giá lựa chọn nhiêm vụ sai, mắc bệnh chủ quan duy ý chí hay tuỳ tiện
áp đặt
Thông thường các tiêu chuẩn được chọn có liên quan đến: Chi phí, năng
suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội, khả năng cạnh tranh trong kinh
doanh, triển vọng hội nhập với khu vực và quốc tế.

 Dự án nhà máy giấy Bãi Bằng
Đây là dự án viện trợ phát triển Thụy Điển - Việt Nam.

5


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
9/1969 Công bố dự án chương trình viện trợ 3 năm. Dự tính vốn sẽ là 770
triệu SEK(Krona Thụy Điển), thời gian sản xuất kéo dài 25 năm từ 19701995 và đến năm 1982 dự tính sẽ đạt 55.000 tấn giấy
Vận hành đến tận năm 1995. Thời gian dự tính đã hết mà dự án hoạt động
vẫn chưa có hiệu quả. Đến năm 1996 mới đạt được 55.000 tấn giấy,vốn vượt
qua con số dự tính lên tới 6,5 tỉ SEK tính theo giá năm 96
Nguyên nhân: - Do chiến tranh vừa kết thúc (tàn phá).
- Sự khác biệt về văn hoá giữa 2 nước.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dự án thất bại là do khi tiếp nhận dự
án phía Việt Nam chủ quan sẽ đảm bảo cung cấp đủ số gỗ để sản xuất giấy
cho đến lúc dự án kết thúc nhưng thực tế trong quá trình vận hành phải
ngưng sản xuất do thiếu nguyênliệu.Khi dự tính gỗ để sản xuất VN chỉ đưa
ra con số dự tính chung chung chứ không đưa ra được con số chính xác là
bao nhiêu (định lượng).
Dự án nhà máy giấy Bãi Bằng thất bại cho thấy sự quan trọng của các tiêu
chẩn đánh giá các phương án, không chỉ quan tâm về mặt định tính mà còn
phải quan tâm về mặt định lượng.
Chỉ cần sai 1 bước mà cả dự án phải huỷ bỏ. Do vậy sau khi đã đề ra được
nhiệm vụ cần phải chọn các tiêu chuẩn đánh giá các phương án để chắc chắn
có được nhiệm vụ đúng đắn, tránh thay đổi nhiệm vụ. Chọn tiêu chuẩn đánh
giá rất quan trọng phải biết kết hợp cả định tính và định lượng để thực hiện
1 cách chính xác nhiệm vụ sơ bộ đã đề ra là cơ sở cho các bước tiếp theo.
c. Thu thập thông tin dể làm rõ nhiệm vụ đề ra
Chỉ có thể giải quyết đúng đắn 1 vấn đề nào đó nếu như có thông tin đầy

đủ và chính xác. Lượng thông tin cần thiết phụ thuộc vào tính phức tạp của
nhiệm vụ được xét và phụ thuộc vào trình độ của người ra quyết định. Cần
6


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
thiết phải thu thập mọi thông tin có liên quan từ nhiều nguồn như: nguồn
thông tin từ chính công ty, tham khảo từ các phương tiện truyền thông, hội
thảo, hội nghị, nhân viên của công ty.....
Tuy nhiên không phải tất cả mọi thông tin thu nhận được luôn luôn
chính xác đầy đủ. Trong một số trường hợp, thông tin bị sai lệch đi 1 cách
có ý thức do xuất phát từ lợi Ých cục bộ hoặc do phải truyền đạt qua quá
nhiều cấp bậc.....Người lãnh đạo phải chú ý tất cả thông tin có liên quan khi
đánh giá các nguồn tin.
 Nhà kinh doanh Nhật thu thập tin kinh tế
Đầu những năm 60s các nhà KD Nhật rất quan tâm đến tình hình sản
xuất dầu mỏ của Đại Khánh, Trung Quốc, dự tính sẽ giành quyền.
bán thiết bị khai thác dầu và hóa dầu nhưng không nắm vững thông tin, tình
hình sản xuất của Đại Khánh. Do đó họ đã thu thập thông tin đăng trên báo
chí Trung Quốc, tổng hợp lại, phân tích đi trước các nước Anh Mĩ, Nga,
Đức. Sau đó cử một phái đoàn đàm phán về mua dầu thô của TQ, một đoàn
đàm phá về bán thiết bị hoá dầu cho TQ. Do nắm rõ tình hình của Đại
Khánh trong tay nên khi đàm phán nhà kinh doanh thành công ngay đạt
được lợi Ých kinh tế cao. Đoàn đại biểu TQ lấy làm lạ không hiểu sao họ lại
nắm rõ tình hình như thế. Người Nhật nói chỉ do phân tích những thông tin
nhỏ trên báo mà thôi.
Ví dụ: Ngày 20/4/1964. Nhân dân nhật báo đăng bài viết “Người Đại khánh
với tinh thần Đại khánh “ kèm với bức ảnh của công nhân và đoàn xe chờ
lấy dầu thì người Nhật đoán rằng “Mỏ dầu có lẽ nằm ở Cáp Nhĩ Tân “ sau
họ cử người đi đến gần vùng lấy 1 Ýt đất về phân tích hoá nghiệm thì thấy

là đúng
Tháng 10/1966, tạp chí Nhân dân TQ, có bài ca ngợi người Đại Khánh trong
đó có đoạn: Đồng chí Tiến Hỉ vừa đi đến Mã gia Oa đã phấn khởi reo lên:
7


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Mỏ dầu rộng lớn biết chừng nào... Câu nói Êy đã cho người Nhật 2 nguồn
tin: Một là mỏ dầu ở Mã Gia Oa. Hai là, đó là một mỏ dầu có sản lượng rất
lớn.
Hoạ Báo TQ số tháng 7/1966 in bức ảnh chụp ống khói xưởng hoá dầu
Đại Khánh. Qua bức ảnh này người Nhật phán đoán quy mô sản xuất của
xưởng hóa dầu là 900.000lít đối với hoá dầu và 3.000.000lít đ/v dầu thô.
Theo năng lực sản xuất dầu và quy mô hóa dầu những nha buôn Nhật đoán
TQ sẽ thiếu thiết bị dầu thô, cần tăng thiết bị lên nhưng lại thiếu ngoại tệ nên
ắt phải bán dầu thô. Thông tin của người Nhật rất đúng, đánh đúng điểm yếu
của đối thủ, kiếm được rất nhiều lợi nhuận.
Thông tin là vấn đề quan trọng không thể thiếu trong mỗi quyết định.
Hiện nay những khối lượng thông tin khổng lồ có sẵn từ rất nhiều nguồn
hơn bao giờ hết. Nhưng điều quan trọng là nghiên cứu thông tin nào là lý
tưởng để đưa ra nhiệm vụ đúng đắn dẫn tới quyết định thành công.
d. Chính thức đề ra nhiệm vụ.
Chỉ có thể chính thức đề ra nhiệm vụ sau khi đã sưu tầm và xử lý xong
thông tin. Bước này có ý nghĩa quan trọng để đề ra được QĐ đúng đắn.
Nhiệm vụ được đề ra là mắt khâu chủ chốt của vấn đề. Đề ra được nhiệm vụ
là coi như đã giải quyết gần xong được mọi vấn đề kéo theo. Nếu không thể
đề ra được nhiệm vụ cần phải làm thì vẫn còn bị tắc, xoay vòng trong khối
lượng thông tin hỗn tạp, không tìm được giải pháp cho vấn đề.
Nhiệm vụ như là đích đến hướng mọi suy nghĩ và hành động của người
lãnh đạo vào giải quyết vấn đề mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phát

sinh khác.

 Xí nghiệp xăng dầu Hà nội thu thập thông tin để đề ra nhiệm vụ.

8


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Xí nghiệp xăngdầu HN thành lập 1990, là chi nhánh của Petrolimex.
Nhiệm vụ của xí nghiệp là kinh doanh bán lẻ xăng và 1 số dầu nhờn khác ở
Hànội. Sau một thời gian dài tương đối ổn định, hiện nay môi trường kinh
doanh đang có nhiều thayđổi. Trước 1991, chỉ Petrolimex có quyền kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn Hànội, những hiện nay có nhiều công ty và cơ
sở kinh doanh khác, họ đang là đối thủ cạnh tranh rất quyết liệt đối với xí
nghiệp kinh doanh xăng dầu Hà nội như: công ty chất đốt Vidamo và các cơ
sở kinh doanh khác. Công ty quyết định tìm hiểu nguyên nhân để đề ra
nhiệm vụ giải quyết tình trạng trên. Công ty tìm hiểu trên các mặt về: hệ
thống pháp luật, người cung cấp, người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, đội
ngũ nhân viên... tìm hiểu thông tin về các vấn đề trên để xác định hướng giải
quyết. Sau khi nghiên cứu công ty biết rằng doanh thu của công ty giảm là
do đối thủ cạnh tranh của công ty (Vidamo, Castrol...) đang có các chiến
dịch thu hút khách hàng rất mạnh trong khi tổng công ty Petrolimex không
hề có chiến dịch quảng cáo nào, đội ngũ nhân viên bán hàng của công ty lại
không được đào tạo nghệ thuật bán hàng, ở mỗi trạm xăng dầu lại không đa
dạng hoá các mặt hàng và dịch vụ phục vụ... Trước tình hình đó ban lãnh
đạo của công ty bàn bạc đề ra nhiệm vụ chính thức tiến hành quảng cáo, mở
lớp đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên,mở rộng mạng lưới bán hàng.
Sau khi những nỗ lực cố gắng được thực hiện doanh thu của công ty đã tăng
lên đang kể.
Đề ra nhiệm vụ là bước không kém phần quan trọng trong quá trình ra

quyết định. Tuy nhiên để tránh rủi ro sai sót trong quá trình hoạt động kinh
doanh, giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi tình huống thì bước tiếp theo
còng quan trọng không kém.

e. Dự kiến các phương án thực hiện

9


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Để hoàn thành 1 nhiệm vụ có rất nhiều phương án tiến hành, phải dự
kiến được 1 vài phương án (mang tính khả thi) để chọn lấy một phương án
hợp lý hiệu quả nhất. Phải tiến hành phân tích các thông tin liên quan để tìm
ra những giải pháp thay thế là gì, sau đó tìm ra phương án tối ưu nhất là gì?
Hầu hết các quyết định đều liên quan tới yếu tố rủi ro do vậy việc so
sánh các giải pháp để chọn giải pháp mang lại Ýt rủi ro nhất rất được quan
tâm trong quá trình ra quyết định.
Ví dụ: Bạn có thể đề ra các phương án giải quyết sau nếu một sản phẩm
mới của bạn có vấn đề về tiêu thụ trên thị trường như sau:
- Ngừng sản xuất ngay lập tức để ngăn ngừa lỗ thêm.
- Tiếp tục tiếp thị sản phẩm với việc tăng thêm sức mạnh, đầu tư thêm
vốn nhưng đi theo các sản phẩm tương tự.
- Thay thế ban lãnh đạo cũ với ban lãnh đạo mới để xem xét lại các
chiến dịch tiếp thị.
- Thiết kế lại sản phẩm và bắt đầu lại chiến dịch quảng cáo.
- Bán sản phẩm đó cho 1 công ty khác và phát triển một sản phẩm mới.
Cần xem xét kĩ lưỡng các phương án ngay cả các phương án mà mới
nhìn qua tưởng không thực hành được. Kết hợp cả 2 phương pháp là dùng
lập luận logic và trực giác của người lãnh đạo để lựa chọn phương án có lợi.
Số lượng các phương án càng nhiều thì càng khó phân tích, đánh giá hiệu

quả của chúng do vậy chỉ nên để lại 1 vài phương án quyết định thiết thực
nhất.
f. Xây dựng mô hình toán học
Sau khi đã dự kiến được các phương án thì phải xác định và lựa chọn
phương án tối ưu. Đối với những quyết định đơn giản có thể ra quyết định
10


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
bằng lý trí còn đối với những quyết định phức tạp ngoài áp dụng phương
pháp trên cần phải được nghiên cứu bằng mô hình toán học.
Mô hình toán học phản ảnh hoặc tái tạo đối tượng, thay thế đối tượng để
sau khi nghiên cứu mô hình thu được những thông tin về đối tượng đó. Các
mô hình cho phép nghiên cứu các phương án của quyết định với hao phí về
sức lực, phương tiện, chi phí và thời gian.
Để định lượng được các đối tượng của mô hình thì phải qua hai bước:
- Xây dựng mô hình và phân tích sơ bộ mô hình.
- Phát hiện xem mô hình đó có những khuyết tật nào sửa chữa để phân
tích định lượng mô hình tốt hơn.
Là người ra quyết định, trước hết phải quen thuộc với việc lập các mô
hình. Các quá trình của bất kỳ loại quyết định nào đều có thể được mô
phỏng bằng toán học. Hiện nay có rất nhiều chương trình máy vi tính giúp
người ta xác định hiệu quả của các phương án theo tiêu chuẩn đã lựa chọn.
Các chương trình máy tính có thể lập tức giải quyết những phép tính phức
tạp và tạo ra số liệu thống kê dễ hiểu với người sử dụng. Điều cần thiết là
người ra quyết định phải tìm, chọn được chương trình thích hợp với công
việc để có thể chọn được phương án tối ưu để ra được quyết định chính xác.
g. Thông qua và đề ra quyết định.
Sau khi đánh giá những kết quả dự tính của những phương án và lựa
chọn được phương án tốt nhất chủ doanh nghiệp phải trực tiếp đề ra quyết

định và chịu trách nhiệm trực tiếp về quyết định đó.
Khi làm kinh doanh người lãnh đạo có rất nhiều tình huống và phải ra
quyết định. Đôi khi những quyết định này cũng không quan trọng nhưng đôi
khi cũng có thể ảnh hưởng đến gia tài của cả công ty nhưng dù thế nào đi
nữa trách nhiệm vẫn thuộc về người ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, người
11


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
ra quyết định phải cực kỳ nghiêm khắc với chính quyết định của mình và
phải chuẩn bị kỹ lưỡng để có được quyết định đúng đắn.
Các quyết định không có giá trị trừ phi chúng được chuyển thành hành
động tích cực và ngược lại. Sau khi đã đề ra quyết định thì người lãnh đạo
phải tổ chức thực hiện quyết định đó bằng cách lập kế hoạch hành động,
phân công hành động, thiết lập nhóm dự án. Khi quyết định được đưa ra và
được lập kế hoạch thì cần truyền đạt nó đến những người cần biết nghĩa là
cung cấp thông tin, làm rõ một quyết định với cấp dưới, thảo luận sự tiến
triển của quyết định. Sau khi một quyết định được đưa vào hành động,
thường sẽ có khả năng xảy ra những điều không thể dự kiến trước được do
vậy phải giám sát, kiểm tra diễn biến của quyết định để đảm bảo nắm chắc
những vấn đề phát sinh tại chỗ và có giải pháp kịp thời. Cuối cùng cần phải
tổng kết việc thực hiện quyết định. Đây là bước quan trọng trong công tác
quản trị kinh doanh. Việc đúc kết các kết quả khác là để rút kinh nghiệm với
những quyết định chưa hoàn thành hoặc để cho nhân viên biết được kết quả
hoạt động của họ ra sao. Khi tổng kết cần xây dựng kế hoạch chi tiết để có
những đánh giá tổng hợp.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong quá trình
kinh doanh.
a. Nhóm nhân tố khách quan.

Nhóm nhân tố khách quan bao gồm những yếu tố ngoài ý muốn chủ
quan của nhà quyết định như sự biến động của các hiện tượng kinh tế, chính
trị, xã hội, kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh...
Những yếu tố này làm cho những người ra quyết định khó có thể kiểm
soát được và chúng có thể ảnh hưởng đối với kết quả của những quyết định
của nhà quản trị trong tương lai.

12


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Các nhân tố khách quan có thể phân theo ba trường hợp:
- Nhân tố khách quan có thể dự đoán.
- Nhân tố khách quan có nhiều biến động khó xác định chắc chắn.
- Nhân tố khách quan chứa đựng yếu tố rủi ro.

b. Nhóm nhân tố chủ quan.
Là những nhân tố thuộc về khả năng của nhà quản trị khi đưa ra những
quyết định như:
- Kinh nghiệm: những thành công và thất bại đã qua là căn cứ cho các
hoạt động trong tương lai. Kinh nghiệm có thể là một yếu tố tích cực
trong việc phân biệt những vấn đề đưa ra quyết định có hiệu quả.
- Xét đoán: Là khả năng đánh giá tin tức thông minh xét đoán sáng
suốt quan trọng đặc biệt trong điều kiện có nhiều yếu tố biến động.
- Khả năng sáng tạo: Là khả năng tưởng tượng, dự đoán, phát hiện và
thực hiện những ý tưởng nếu có Ých.
- Khả năng định lượng: Là những phương pháp định lượng như quy
hoạch tuyến tính, lý thuyết xác suất, mô hình thống kê, phân tích
điểm hoà vốn... Những khả năng định lượng giúp cho người quản trị
có những chứng minh bằng kết quả cụ thể để đưa ra những quyết

định có hiệu quả.

Quyết định là một khái niệm khá quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp
nào, doanh nghiệp nào khai thác được thông tin chính xác để ra quyết định
đúng thời cơ thì doanh nghiệp đó sẽ dành được thắng lợi, đạt được mục tiêu
13


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên không dễ dàng để ra được một quyết
đúng đắn, hợp lý vì còn phụ thuộc vào các điều kiện khách quan cũng như
chủ quan. Do vậy một nhà lãnh đạo giỏi không những phải có khả năng ra
quyết định mà khi ra quyết định còn phải nắm chắc thời cơ, các nhân tố ảnh
hưởng....để chắc chắn mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

Kết luận

Ra quyết định là một công việc của nhà quản trị. Song để có được quyết
định và thực thi quyết định là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhà quản trị
phải có những tư duy sáng tạo, có những kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh
vực quyết định. Mọi quyết định đúng đắn là phản ánh năng lực của nhà quản
trị và khả năng thành công của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Xem xét một cách toàn diện về ra quyết định có thể khẳng định quyết
định vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Mọi quyết định đưa ra đều phải dựa
trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của các hoạt động,
quá trình sản xuất kinh doanh và phương pháp thu thập tin, xử lý tin, phân
tích các thông tin về hiện trạng của tình huống. Không những thế nó còn lệ
thuộc khá lớn vào khả năng của nhà quản trị như tài năng, kiến thức tích luỹ,
kinh nghiệm đã qua, cơ may...
Một quyết định hợp lý đòi hỏi người quyết định phải có sự khách quan,

phải có một mục tiêu rõ ràng và mọi hoạt động trong quá trình quyết định
phải luôn luôn dẫn tới sự chọn lựa khả năng sẽ mang lại lợi Ých tối đa cho
mục tiêu của doanh nghiệp.

14


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Tổ chức quản lý. Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội.
2. Giáo trình quản lý sản xuất và tác nghiệp. Đại học QL&KD Hà Nội.
3. Quyết định trong kinh doanh. TH107L Thư viện Quốc gia.
4. Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm. Kim Woo
Choong.
5. Bí quyết thành công. Bodo Shaffer.

15


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

Mục lục

Lời mở đầu.......................................................................................................
Nội dung...........................................................................................................
I.

Các khái niệm.....................................................................................

1. Quyết định là gì.............................................................................
2. Quyết định quản lý là gì................................................................
3. Ai là người ra quyết định..............................................................

II.

Các bước của quá trình ra quyết định – phân tích – sự ràng buộc
lôgic của các bước – nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định.......
1. Các bước của quá trình ra quyết định...........................................
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong qúa
trình kinh doanh..........................................................................11

Kết luận..........................................................................................................13
Tài liệu tham khảo.........................................................................................14

16



×