Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Anhchị hiểu như thế nào về điều kiện “WTO+”? Lấy ví dụ về các cam kết “WTO+

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.52 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự hoạt động sôi động của nền kinh tế hiện nay, các quốc gia trên thế
giới luôn tìm vị trí đứng vững chắc cho mình trong quá trình hội nhập toàn cầu.
Bởi vậy gia nhập WTO là một bước tiến quan trọng để các nước thực hiện mục
tiêu của mình. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nước xin gia nhập WTO
thường bị đòi hỏi đáp ứng điều kiện “WTO+”. Vậy thế nào là điều kiện WTO+?
Và các cam kết WTO+ ở các nước như thế nào. Sau đây em xin đi sâu vào tìm

~1~


hiểu đề tài: “Anh/chị hiểu như thế nào về điều kiện “WTO+”? Lấy ví dụ về
các cam kết “WTO+” của một số quốc gia” để có thể hiểu rõ hơn.

NỘI DUNG
1. Cam kết WTO+
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục
tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh
bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp
định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở
thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao
trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Tuy nhiên, bản chất của tiến trình gia nhập WTO là không công bằng.
Không những một quốc gia muốn trở thành thành viên phải tuân thủ tất cả các
luật lệ của WTO, mà từng quốc gia thành viên còn được phép đòi hỏi nước xin gia
nhập phải có thêm những nhân nhượng khác, được gọi là “WTO+”, đổi lại các
nước thành viên này sẽ ủng hộ nước xin gia nhập. Không có sự ủng hộ của các
thành viên WTO có vai trò then chốt, chẳng nước xin gia nhập nào có thể được


chuẩn y. Hậu quả là nước xin gia nhập bao giờ cũng ở vào một vị trí rất bất lợi
trong quá trình đàm phán. Không thiếu những chuyện các thành viên WTO đưa ra
những yêu sách quá đáng đối với các nước đang phát triển xin gia nhập WTO,
chẳng chút bận tâm đến những ưu tiên phát triển của các nước đó. Những điều
kiện do các nước giàu đặt ra bao gồm mở cửa nhanh chóng cho các nhà đầu tư
quốc tế thâm nhập các lĩnh vực dịch vụ và chế tạo, bỏ hàng rào nhập khẩu, thậm
chí còn bán nông phẩm phá giá.1
1 Gia

nhập WTO, Báo cáo của Oxfam Quốc tế, tháng 10 năm 2004, tr7

~2~


Như vậy, có thể hiểu điều kiện “WTO+” là những điều kiện ngoài lề những
luật lệ của WTO do các nước thành viên WTO đặt ra với nước xin gia nhập
WTO nhằm thoả mãn những lợi ích của riêng mình. Các quốc gia xin gia nhập
cần phải đàm phán thoả thuận chấp nhận những điều kiện “WTO+” đó để nhận
được sự ủng hộ bỏ phiếu thuận về việc xin gia nhập của các quốc gia thành viên.
Hội nghị Bộ trưởng, bao gồm tất cả các thành viên WTO là nơi chính thức
quyết định chấp thuận đơn xin gia nhập của một quốc gia. Các “điều kiện” tham
gia sẽ được các thành viên WTO thuộc Ban Công tác đàm phán với quốc gia xin
gia nhập. Các nước có nền thương mại phát triển luôn ở trong đoàn đàm phán. Tất
cả thành viên của Ban Công tác WTO phải nhất trí với các điều kiện thì việc gia
nhập mới được chấp thuận. Đối với một thiết chế tự xưng là “hoạt động theo
luật”, việc thiếu vắng các quy định điều chỉnh việc kết nạp thành viên mới là một
thiếu sót đáng chú ý, mặc dù người ta có thể giải thích là WTO đã trao quyền cho
các thành viên hùng mạnh. Đàm phán được tiến hành đa phương trong Ban Công
tác, và song phương với mỗi thành viên của Ban. Một quốc gia không chỉ phải tôn
trọng tất cả quy định của WTO thì mới được kết nạp, mà cần hiểu rằng từng thành

viên riêng rẽ có khả năng đòi thêm những nhượng bộ khác, trường hợp này chính
là “WTO+”, để đổi lại việc sẽ được ủng hộ gia nhập vào tổ chức thương mại thế
giới.
2. Một số ví dụ về các cam kết “WTO+” của một số quốc gia
2.1 Trung Quốc
Cam kết của Trung Quốc trong WTO bao gồm 10 ngành dịch vụ với gần 90
phân ngành dịch vụ bao gồm hầu hết các dịch vụ quan trọng như ngân hàng, bảo
hiểm, viễn thông, giao thông vận tải, các dịch vụ chuyên ngành như kế toán, kiểm
toán, thiết kế kỹ thuật, kiến trúc..v.v. Nhiều lĩnh vực dịch vụ có cam kết tự do hóa
đầy đủ sau khoảng thời gian từ 5 đến 8 năm. Cam kết của Trung Quốc có chỉ số

~3~


57,4% cao hơn mức cam kết của nước đang phát triển (38,6%) và thậm chí cao
hơn cả những nước có thu nhập cao (47,3%). Đánh giá mức độ cam kết trong từng
lĩnh vực, rất nhiều lĩnh vực có mức cam kết đầy đủ, kể cả các loại dịch vụ nhạy cả
hoặc nhiều lợi ích như dịch vụ phân phối, bảo hiểm, ngân hàng. Trung Quốc sẵn
sang loại bỏ các hạn chế cấp phép, về phạm vi địa lý, về quy mô hoạt động. Cho
đến thời điểm Trung Quốc là thành viên của WTO (2001), chưa có một thành viên
nào của WTO có mức cam kết cao như vậy. Như về số lượng, biện pháp thuế
quan, hoặc bất cứ hạn chế biện pháp nào khác Việt Nam, Trung Quốc bị coi là nền
kinh tế phi thị trường trong vòng 15 năm kể từ ngày gia nhập, như thế là cho đến
năm 2016. Quy định này gây khó khăn cho Trung Quốc trong các vụ kiện chống
phá giá bởi vì rất dễ chứng minh hiện tượng bán phá giá và áp dụng thuế chống
phá giá đối với nước có nền kinh tế phi thị trường hơn là nước có nền kinh tế thị
trường. Hơn nữa, Trung Quốc cũng phải cam kết hạ thuế quan xuống 9% cho hàng
nhập khẩu vào năm 2006, thấp hơn rất nhiều mức yêu cầu cho các nước đang phát
triển ở WTO.
2.2 Việt Nam

Trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
Việt Nam phải chịu áp lực đồng ý với một loạt những chính sách thương mại mới,
đe dọa sự tồn tại của những thành quả đã đạt được. Mối đe dọa đối với Việt Nam
được các điều khoản trong hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa
Kỳ năm 2001 minh họa rõ nét. Hiệp định này làm tăng giá thuốc chữa bệnh và tạo
khả năng cho Hòa Kỳ ngăn chặn nhập khẩu của Việt Nam. Các thành viên WTO
cũng nhân đó yêu cầu Việt Nam “đa phương hóa” các cam kết đó, những cam kết
vượt trên các luật lệ của WTO.
Một số thành viên Ban Công tác (dẫn đầu là Australia và New Zealand, đại
điện cho nhám Cairns, cùng với Hoa Kỳ) gây sức ép để buộc Việt Nam hủy bỏ

~4~


toàn bộ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp khi được kết nạp vào WTO. Theo Trung
tâm vì Tiến bộ Nông thôn, Việt Nam chỉ cấp khoảng 1.103 tỷ VND (73,5 triệu
USD) mỗi năm cho trợ cấp xuất khẩu trong thời kỳ 1999 – 2001. Con số này thật
không đáng kể bên cạnh con số 6 – 7 tỷ USD mà các nước giàu trợ cấp xuất khẩu
và cấp tín dụng xuất khẩu ưu đãi.2
Bên cạnh đó, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến khả năng sự dụng hạn ngạch
thuế suất (TRQ) và các biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG) để chống lai những trường
hợp hàng nhập khẩu tăng đột biến. Đa số các nước thành viên của Ban công tác
WTO yêu cầu Việt Nam không áp dụng TRQ và SSG, mặc dù đề xuất áp dụng
SSG với thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm, và TRQ cho tám sản phẩm khác của Việt
Nam khiêm tốn hơn nhiều so với Trung Quốc. Những thành viên không đòi hỏi về
TRQ và SSG thì yêu cầu Việt Nam giảm mức thuế. 3 Việt Nam đã cam kết ràng
buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế. Mức biểu thuế bình quân toàn biểu được
giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trung bình trong 5
– 7 năm. Cụ thể có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các
dòng thuế có mức thuế trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền

kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô – xe máy… vẫn
duy trì được mức bảo hộ nhất định.
Trong Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam (USBTA),
Mỹ yêu cầu thêm một số nghĩa vụ không nằm trong Hiệp định TRIPs 4 của WTO
là: thời lượng bảo vệ quyền tác giả dài hơn; mở rộng việc bảo vệ nhãn hiệu hngf
hóa đến nhãn hiệu chứng nhận; có nghĩa vụ cung cấp hệ thống đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa; có nghĩa vụ bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa;
2 Gia nhập WTO, Báo cáo của Oxfam Quốc tế, tháng 10 năm 2004, tr20
3 Gia nhập WTO, Báo cáo của Oxfam Quốc tế, tháng 10 năm 2004, tr 3
4

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

~5~


bảo vệ các dữ liệu trắc nghiệm lâm sang cho dược phẩm ít nhát là năm năm (làm
tăng giá các loại dược phẩm). Bên cạnh đó, USBTA cho phép các bên áp dụng các
biện pháp Tự vệ chống lại hàng nhập khẩu của bên này hoặc bên kia trong các
trường hợp “rối loạn thị trường”.
Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam đã đồng ý cho các công ty quốc tế tham
gia vào 110 tiểu ngành dịch vụ bao gồm tài chính, nghiệp vụ chuyên môn, viễn
thông và dịch vụ pháp lý (trong khi Trung Quốc cho tiếp cận 85 tiểu ngành, Thái
Lan là 74 và Philippines là 50).

KẾT LUẬN
Trong tình hình có nhiều quan ngại đối với các cuộc đàm phán gia nhập
WTO và những kinh nghiệm khắc nghiệt của các nước mới gia nhập gần đây,
Oxfam tin rằng tiến trình gia nhập nên được kết cấu lại một cách rõ ràng và cụ
thể.as follows:m Đứng trên góc độ cá nhân, em cũng đồng ý với quan điểm trên,

WTO cần có những cơ chế rõ ràng nhằm thực hiện tốt mục tiêu của mình. Để thúc
đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát
triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường. Thúc đẩy sự phát triển các thể chế
thị trường và nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước
thành viên, đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động đối thiểu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2011
2. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nxb. Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008
3. Tìm hiểu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh
tế quốc tế, Nxb. Lao động – Xã hội, 2005

~6~


4. Hỏi đáp về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ủy ban quốc gia về hợp tác
kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004.
5. Gia nhập WTO, Báo cáo của Oxfam quốc tế, tháng 10 năm 2004.
6. Một số website khác:
a) />b)

~7~



×