Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Kỹ Thuật Siêu Âm Bàng Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.75 KB, 24 trang )

KỸ THUẬT SIÊU ÂM BÀNG QUANG


1. ĐẠI CƯƠNG
• Chẩn đoán bệnh lý bàng quang:
 Chụp XQ,CLVT, CHT, SÂ, chụp BQ ngược dòng. SÂ và chụp XQ
là hai PP hay đựơc sử dụng nhất và bổ sung cho nhau.
 SÂ cung cấp những thông tin tốt về hình thái BQ. XQ cho thông tin
về hình thái tốt hơn và lại rất tốt cho việc đánh giá chức năng.
 CLVT và CHT có ưu thế về bộc lộ các tổ chức xung quanh BQ và
các cơ quan lân cận.
 Soi BQ: đơn giản có độ nhạy cao để đánh giá thành BQ, đặc biệt là
vùng tam giác BQ.


• 1.1. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU


Hình tháp ba mặt: mặt trước nằm ngay trên xương mu, mặt
trên tạo nên mặt đáy của ổ phúc mạc và hai mặt bên. Đỉnh là
hội tụ của các mặt. Thành BQ có bốn lớp: niêm mạc, dưới
niêm mạc, lớp cơ, lớp phúc mạc thành.

• 1.2. CHỨC NĂNG


Chứa nước tiểu, khi đầy dung tích tới 600 - 800ml các nếp
gấp biến mất và thành BQ mỏng lại( bề dày không quá 3mm).
Khi BQ xẹp thì thành BQ tạo nên các nếp gấp(có thể dày tới
6mm). Vì thế, khi siêu âm BQ cần phải đủ lượng tiểu để tránh
chẩn đoán nhầm.




2. KỸ THUẬT SIÊU ÂM

• Có năm đường tiếp cận bang quang
- Đường trên xương mu
- Đường qua tầng sinh môn
- Đường trực tràng
- Đường âm đạo
• Trong thực tế thì đường trên xương mu được áp dụng
nhiều nhất


2.1. ĐƯỜNG TRÊN XƯƠNG MU
2.1.1. Chuẩn bị BN
- Nhịn đái ít nhất 2 giờ, uống nhiều nước
2.1.2. Tư thế
Tư thế nằm ngửa là chủ yếu
2.1.3 Chọn đầu dò
- Đầu dò cong hoặc rẽ quạt nếu khám qua đường trên xương mu
- Đầu dò trực tràng, âm đạo
- Đường niệu đạo thì dùng đầu dò thẳng tần số cao từ 7.5 - 10MHz


2.1.4. Thực hiện các mặt cắt
 Mặt cắt ngang: đặt đầu dò ngay trên xương mu sau đó chúc đầu dò
xuống dưới đối với vùng sau xương mu, tiếp theo cắt mặt cắt dọc
và chéo. Cắt ngang để đánh giá hình thái và sự cân xứng của BQ.
 Mặt cắt dọc phân tích vùng tam giác và cổ BQ. Mặt cắt chéo để tìm
các lỗ niệu quản.

 Cần phải đo lượng nước tiểu tồn dư nếu nghi ngờ bệnh lý vùng cổ
bàng quang và niệu đạo. dùng PP elíp.


V(ml) = kt (mm) chiều ngang lớn nhất cắt ngang x kt (mm) chiều
dọc lớn nhất ( cắt dọc) x 0.523.

 Thăm khám toàn bộ tiểu khung. Lưu ý phải điều chỉnh Gain cho
phù hợp với cấu trúc dịch, giảm Gain để tránh sự tăng âm phía sau
để đánh giá thành sau và vùng tam giác BQ.


Đường trên xương mu


2.2. ĐƯỜNG TẦNG SINH MÔN
2.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân( như trên)
2.2.2. Tư thế bệnh nhân
Nằm ngửa, hai chân co nhẹ và choại ra ngoài thuận tiện cho
việc đặt đầu dò
2.2.3. Chọn đầu dò: thường dùng đầu dò cong
2.2.4. Kỹ thuật
- Đặt đầu dò ở vùng tầng sinh môn, ở nam giới được đặt giũa
gốc bìu và hậu môn sau khi đã vén bìu lên. Đối với nữ, đầu
dò được bọc bao cao su vô khuẩn đặt giữa lỗ NĐ và ÂĐ .


2.2.5. Các mặt cắt
Các mặt cắt thực hiện theo hướng dọc, ngang chéo,
chính diện BQ

Lưu ý: đường tầng sinh môn bổ sung thông tin khi SÂ
bằng đường trên xương mu mà BQ không đủ nước tiểu
hoặc BN quá béo. Đường này giúp cho đánh giá tốt hơn
vùng cổ BQ, đặc biệt là tiền liệt tuyến đối với nam, âm
đạo và tử cung đối với nữ.


2.3. ĐƯỜNG ÂM ĐẠO HOẶC TRỰC TRÀNG

• Đây là đường tiếp cận tốt để thăm khám vùng tam giác
bàng quang, tiền liệt tuyến đối với nam, tử cung vòi
trứng, buồng trứng đối với nữ. Chọn đầu dò tần sốcao
từ 6-10 MHz.


3. HÌNH ẢNH BỆNH LÝ
3.1. HÌNH ẢNH BÀNG QUANG BÌNH THƯỜNG
-Hình thể: thay đổi theo tình trạng chứa dịch. Khi căng
đầy, trên mặt cắt ngang, có hình gần giống như hình
vuông hoặc hình chữ nhật. Nên mặt cắt dọc có hình tam
giác với góc tròn, đáy phía trên và đỉnh ở dưới. Khi đầy
một nửa, BQ bị các cơ quan trong tiểu khung đề lõm.
Đối với người béo thì dẹt xuống theo chiều trước sau và
dài ra theo chiều dọc. Sau khi đi tiể xẹp xuống.


-Thành bàng quang: khi đầy, thành luôn luôn đều đặn, tăng
âm đồng nhất. Giới hạn ngoài đôi khi khó XĐ do lớp mỡ xung
quanh, giới hạn trong thường rõ.
Khi quá căng, thành mỏng, giới hạn rõ và sự giãn đồng đều

kín đáo của bể thận được coi là bình thưòng. Khi ít nước tiểu
thành dày hơn, ít âm.
Ngoài ra, có thể thấy các lỗ niệu quản hai bên, thấy hình ảnh
phụt nước tiểu từ niệu quản vào BQ.


Bàng quang bình thường


Bàng quang bình thường


Hình ảnh BQ mặt cắt ngang


3.2. HÌNH ẢNH BÀNG QUANG BỆNH LÝ
3.2.1. Sỏi bàng quang
Có thể hình thành tại chỗ do NK hoặc do rơi từ trên xuống.
Lâm sàng: có thể tiềm ẩn trong một thời gian dài cho đến khi
xảy ra biến chứng tắc nghẽn cấp tính đường ra nước tiểu
hoặc bộc lộ những đợt NK tái phát.
HA SÂ: nốt tăng âm mạnh trong lòng BQ kèm bóng cản phía
sau, di động khi thay đổi tư thế.Đây là dấu hiệu để chẩn đoán
phân biệt với u bàng quang.
Ngoài ra, có thể thấy dày thành bàng quang nếu có viêm.


Sỏi bàng quang



Sỏi bàng quang


Nhiều sỏi trong bàng quang


3.2.2. U bàng quang
 Đứng thứ hai của các khối u sinh dục sau ung thư tiền liệt tuyến.
 Đái máu toàn bãi xuất hiện một cách đột ngột và mất đi một cách
tình cờ không kèm theo cơn đau. Dựa vào mô học chia hai loại u:
- Các khối u biểu mô
- Các khối u không thuộc biểu mô


Dù là khối u nào thì trên siêu âm đều có các hình ảnh như nhau .
Đó là các nụ tổ chức sùi vào trong lòng bàng quang, không di động
va không kèm bóng cản. Tuy nhiên, môt số có kèm bóng cản do vôi
hoá trong u họăc bề mặt khối u có nhiều nhung mao.


 Siêu âm có vai trò phát hiện và theo dõi tiến triển của khối u.
Đồng thời siêu âm có thể phát hiện các giai đoạn phát triển của khối
u bằng cách phân tích kỹ bản thân khối u về kích thước, vị trí, số
lượng, diện bám của u vào thành bàng quang, phân tích kỹ thành
bàng quang xung quanh khối u và vùng tiểu khung.

 Cần phân biệt với sỏi bàng quang, máu cục trong bàng quang.


Khối u cơ trơn bàng quang



3.2.3. Viêm bàng quang
• Là quá trình viêm toàn bộ hoặc một phần thành bàng quang
do nhiều nguyên nhân, lâm sàng thường là đau tức hạ vị kèm
theo đái buốt, đái dắt, đái máu


HA SÂ: có thể BT trong một số trường hợp. Ngược lại,
trong trường hợp viêm nặng thấy thành BQ dày, bề mặt
không đều, thường có nhiều hốc cột có dạng giả túi thừa.
Nước tiểu có thể không trong, có nhiều lắng cặn. Đặc biệt khi
sỏi từ lỗ niệu quản rơi vào lòng bàng quang. Hình ảnh này gọi
là dấu hiệu Vespignani siêu âm.


3.2.4. Túi thừa bàng quang
 Là tình trạng thoát vị niêm mạc qua thành bàng quang mà tại
đó cơ bàng quang yếu. Túi thừa thông với bàng quang qua
một lỗ rộng hoặc hẹp gọi là cổ túi thừa.
 Lâm sàng: đa số không có triệu chứng, biến chứng hay gặp là
viêm đường tiết niệu.
 Dù là túi thừa bẩm sinh hay mắc phải thì siêu âm thấy các túi
dịch có thành rõ, nằm sát bàng quang, có lỗ thông với bàng
quang. Đôi khi trong túi thừa có thể có sỏi biểu hiện bằng
hình tăng âm, kèm theo bóng cản.




×