Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu sinh hoạt kỷ niệm 121 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.53 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP A5
BAN HOẠT ĐỘNG GDNGLL

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(Tài liệu sinh hoạt kỉ niệm 121 năm
ngày sinh của Chủ tòch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2011 )
Hồ Chí Minh – Người Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Là
người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tòch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945
đến năm 1969.
1/ Bác Hồ thời niên thiếu :
Người sinh ngày 19/5/1890 với tên Nguyễn Sinh Cung, tại làng Kim Liên, xã Chung Cự, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho. Năm 1895, Người cùng với gia đình vào sống ở
Huế và học chữ Hán ở đây. Cố đô Huế là nơi Bác đã sống lâu nhất và cũng là nơi có ảnh hưởng nhất
đònh trong việc hình thành tư tưởng yêu nước, cách mạng của Người.
Năm 1901, thân mẫu qua đời cũng là năm cha đậu Phó bảng. Nhân dòp này cụ Nguyễn Sinh
Sắc đã đổi tên Nguyễn Sinh Cung thành tên Nguyễn Tất Thành. Tháng 5/1908, khi đang học trường
Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân Thừa Thiên nên bò đuổi học.
2/ Dấu chân trên đường :
Năm 1909, Nguyễn Tất Thành qua tỉnh Bình Đònh và ở lại Quy Nhơn một thời gian rồi vào
Nam cùng với ông Phạm Ngọc Thọ. Đến Phan Thiết, nhờ sự giới thiệu của bạn cũ của cha, Nguyễn
Tất Thành đã vào dạy học môn chữ Hán, thể dục ở trường Dục Thanh (năm 1910).
3/ Từ thành phố này …
Mùa xuân năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã đặt chân lên xứ “Nam Kỳ trực trò” – Sài Gòn.
Những ngày, tháng sống trên đất Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến thái độ thô bạo,
những cảnh bất công của người Pháp đối với người Việt Nam, nhất là đối với phụ nữ. Chính mảnh đất
này, đã giúp Nguyễn Tất Thành thực hiện ước mơ của mình : Tìm đường cứu nước.
4/ Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tòch Hồ Chí Minh :
Ngày 5/6/1911, với tên là Văn Ba, Bác rời bến Nhà Rồng trên tàu Amirat Latouche Trêville ra
đi tìm đường cứu nước từ những việc làm : cọ rửa xoong chảo, bát, đóa, nhặt rau, xúc than … Vừa làm
phụ bếp, Bác tận dụng mọi thời gian để học hỏi, tìm tòi trong sách báo và những thuỷ thủ trên tàu. Từ
năm 1911 đến năm 1917, người đã đi qua nhiều nước, sống ở nhiều nơi và đã làm nhiều nghề. (cào


tuyết, đốt lò, rửa và phóng ảnh, bán báo, bán thuốc lá, viết báo … )
Từ năm 1914 – tháng 6/1917, Bác sống ở Anh. Cuối năm 1917, Bác Hồ trở lại Pháp. Người
sống, hoạt động tại Paris. Cuối năm 1918, Người tham gia đảng Xã hội Pháp.
Ngày 18/6/1919, lần đầu tiên Bác Hồ sử dụng tên Nguyễn i Quốc khi kí tên thay mặt “Hội
những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp gửi đến Hội nghò Versailles bản “Yêu sách của nhân dân
Việt Nam” đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân
tộc Việt Nam.
Tại Đại hội Tours từ ngày 25/12/1920 đến ngày 30/12/1920. Bác Hồ là người Việt Nam đầu
tiên trở thành đảng cộng sản và là đại biểu duy nhất của các dân tộc thuộc đòa tham gia sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp. Tháng 10/1921, Người tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc đòa, sáng lập và làm chủ
nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Người cùng khổ xuất bản ở Paris.
Ngày 30/6/1923, Người đến Liên xô tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân và được
bầu vào Đoàn Chủ tòch Ban Chấp Hành Quốc tế nông dân.
Những năm 1923 - 1924, ở Liên xô, Bác Hồ đã học và làm việc tại trường Đại học Phương
Đông. Bác rời Liên xô vào khoảng tháng 9/1924 và đến Quảng Châu, Trung quốc chuẩn bò cho sự
thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam : tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng
chí hội (tháng 6/1925), Thiếu niên Tiền phong, Tổ Phụ nữ Cách mạng (năm 1926) ...
Tháng 4/1927, Người đi Liên xô. Mùa thu 1928, với tên gọi Thầu Chín. Bác hoạt động ở nhiều
nơi trên đất Thái Lan để tuyên truyền tinh thần yêu nước trong Việt Kiều.


Cuối năm 1929, Bác Hồ trở lại Trung quốc chuẩn bò cho Hội nghò thống nhất các tổ chức cộng
sản ở Việt Nam. Từ ngày 3 – 7/2/1930, chủ trì Hội nghò thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu
Long (Hồng Công).
Từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 5/1930, Bác đến các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore để
thực hiện nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản giao.
Ngày 6/6/1931, dưới tên là Tống Văn Sơ Bác bò Chính quyền Anh ở Hồng Công bắt, đến tháng
1/1933 mới được trả tự do.
Từ năm 1934 – 1938, Bác sống và làm việc tại Liên xô. Tới tháng 10/1938, Bác trở lại hoạt
động trong Bát lộ quân Trung Quốc mang bí danh là Hồ Quang.

Đầu tháng 1/ 1941, Bác Hồ đã tổ chức lớp huấn luyện chính trò cho 43 cán bộ cách mạng Việt
Nam, lớp học được tổ chức tại làng Nậm Quang, huyện Tónh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Ngày 8/2/1941, Bác Hồ trở về Tổ quốc sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, sống và
làm việc tại hang Pác Pó, Cao Bằng (mang bí danh là Già Thu). (bài thơ : Tức cảnh Pác Pó )
Từ ngày 10/5 - 19/5/1941, tại lán Khuổi Nậm, làng Pác Pó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng,
tỉnh Cao Bằng, Bác đã chủ trì Hội nghò lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại
Hội nghò, Bác Hồ sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh và báo Việt Nam độc lập (1/8/1941).
Ngày 13/8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Bác sang Trung Quốc liên lạc với lực lượng cách
mạng ở đó, nhưng bò chính quyền của Tưởng Giới Thạch bắt giữ 14 tháng. Trong tù, Bác sáng tác tập
thơ chữ Hán nổi tiếng “Nhật ký trong tù” gồm 133 bài phần lớn là tứ tuyệt.
Bài đầu tiên : Khai quyển - ………………………………………………………………………
Bài cuối cùng : Kết luận - ………………………………………………………………………
Ngày 22/12/1944, Bác sáng lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của
quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Tại Quốc dân Đại hội Tân Trào (Tuyên Quang), Bác được bầu
làm Chủ tòch Chính phủ lâm thời và viết “Thư kêu gọi Tổng khởi nghóa” (13/8/1945)
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, trước hơn 50 vạn
đồng bào, Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà. Trước những âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp, ngày 19/12/1946 Bác đã viết
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” , kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam đứng lên chống Pháp. Sau
đó Bác lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ.
Trong chín năm, Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo quân và
dân Việt Nam đánh thực dân Pháp trong nhiều chiến dòch mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ
(từ ngày 13/3/1954 tới ngày 7/5/1954) đưa đến việc kí kết Hiệp nghò Geneva, lập lại hoà bình ở Đông
Dương.
Trên đường về tiếp quản Thủ đô, tại Đền Hùng , Vónh Phúc ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã nói với
chiến só Đại đoàn quân Tiên phong : “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước … ”
Sau Hiệp đònh Genea, Hồ Chí Minh trở về Hà Nội. Tại Đại hội III của Đảng Lao động Việt
Nam, Bác được bầu làm Chủ tòch Ban Chấp hành trung ương Đảng.
Dù ở trong cương vò cao nhất của Đảng và Nhà nước, nhưng Bác Hồ luôn luôn khiêm tốn giản

dò, sống cuộc đời thanh bạch. Bác chỉ có mấy bộ đồ kaki để dùng trong việc tiếp khách, trong các ngày
lễ, còn khi tiếp xúc với quần chúng, Bác thường mặc bộ quần áo nâu giản dò, chân đi đôi dép cao su đã
mòn gót, ở trong ngôi nhà sàn bằng gỗ với đồ dùng sinh hoạt đơn sơ.
Ngày 6/7/1956, Bác Hồ đã viết thư gửi đồng bào cả nước. Trong thư có câu : “Thống nhất
nước nhà là con đường sống của nhân dân ta. Đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng”.
Trong “Thư chúc mừng năm mới” của Bác Hồ gửi đồng bào cả nước ngày 25/1/1963 có đoạn :
“ Nước Việt Nam là một
Dân tộc Việt Nam là một
Dù cho sông cạn đá mòn
Nhân dân Nam Bắc là con một nhà”
Vì những công lao to lớn đối với đất nước với phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân lao
động trên thế giới, Bác Hồ được Quốc hội Việt Nam quyết đònh tặng Huân chương Sao Vàng nhưng


Bác đã đề nghò để đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tổ quốc thống nhất, đồng bào miền Nam
sẽ trao cho Bác huân chương cao quý đó (1963).
Trong báo cáo tại Hội nghò chính trò đặc biệt ngày 27/3/1964, Bác Hồ đã kêu gọi … “Toàn thể
đồng bào miền Bắc luôn luôn nhớ rằng trong lúc chúng ta đang sinh hoạt và xây dựng trong hoà bình,
thì đồng bào miền Nam ta đang hy sinh, anh dũng chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Vì
vậy, mỗi chúng ta phải làm việc bằng hai để đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thòt ”
Khi đế quốc Mỹ đưa không quân và hải quân đánh phá miền Bắc, Bác ra lời kêu g toàn thể
đồng bào và chiến só cả nước quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược. Từ ý chí không gì lay chuyển nổi
như là một phẩm chất cao đẹp của lãnh tụ, kết tinh và hoà quyện trong ý chí kiên cường của cả dân
tộc, Hồ Chí Minh đã có câu nói nổi tiếng toàn thế giới : “Không có gì quý hơn độc lập tự do !” đựơc
Đài tiếng nói Việt Nam truyền đi sáng ngày 17/7/1966.
Mặc dù tuổi ngày càng cao, Chủ tòch Hồ Chí Minh vẫn ra sức làm việc, mang hết tâm huyết ra
lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Để chuẩn bò cho cuộc ra đi vào cõi vónh hằng của
mình, từ tháng 5/1965, Bác bắt đầu viết bản “Di chúc”. Bản “Di chúc” được viết và sửa chữa nhiều
lần thể hiện sự quan tâm của mình đến mọi đoàn thể, tầng lớp, mọi giới và niềm tin vào sự thắng lợi,
vào tương lai của dân tộc.

Hồi 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, Bác Hồ từ trần tại Hà Nội sau một cơn đau tim đột ngột, thọ
79 tuổi. Ngày nay thi hài Bác Hồ được quàn trong lồng kính đặt trong lăng ở Quảng trường Ba Đình.
Một bảo tàng lớn mang tên Người được xây dựng gần lăng. Thành phố Sài Gòn và nhiều đường phố
trong các thành phố trên thế giới mang tên Hồ Chí Minh.
Tháng 11/1987, tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công
nhận Chủ tòch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hoá thế giới”.
Tên tuổi của Bác Hồ – Chủ tòch Hồ Chí Minh vó đại mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt
Nam và là niềm tự hào chung của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Ngày nay, di sản và tư tưởng
của Người vẫn là ngọn đuốc rực rỡ soi rọi con đường đi lên tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
Tân Hiệp a, ngày 12 tháng 4 năm 2011
Người viết

Đinh Thị Thanh



×