Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

123456789

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.38 KB, 2 trang )

3 cách phạt khiến trẻ tâm phục khẩu phục
Nếu con làm đổ sữa, thay vì mắng bé hư hay đánh vào tay con, hãy yêu cầu bé tự lau sạch
chỗ bẩn vừa loang ra, đồng thời để bé hiểu rằng, con sẽ không có sữa để uống nữa.

Kỷ luật là biện pháp thực hiện nhằm thay đổi hành vi tiêu cực ở trẻ. Kỷ luật có hai loại:
kỷ luật tiêu cực và kỷ luật tích cực.
Kỷ luật tiêu cực là sử dụng hình phạt bằng trừng phạt thân thể (như đánh, bạt tai, tét
mông...) và trừng phạt tinh thần (chửi mắng, sỉ nhục...). Theo các chuyên gia tâm lý giáo
dục, những cách này có thể khiến bố mẹ nhanh đạt mục đích là làm trẻ nghe lời nhưng về
lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới con.
Kỷ luật tích cực là hình thức sử dụng hệ quả tự nhiên và lôgíc, hình thành và thiết lập nề
nếp kỷ luật trong gia đình và nhà trường và thời gian tạm lắng để giúp trẻ thay đổi những
hành vi tiêu cực. Cách này dựa trên sự tôn trọng trẻ, phù hợp với năng lực, nhu cầu và
các giai đoạn phát triển của trẻ. Phương pháp này chú ý tới hành vi “hư” của trẻ, không
phải nhân cách đứa trẻ.
Kỷ luật tích cực dạy trẻ biết hành vi nào được phép, hành vi nào không được phép và lý
do tại sao. Giúp trẻ có ý thức trách nhiệm về các hành vi của mình, khích lệ trẻ đưa ra
những quyết định có trách nhiệm, biết cách thương lượng, lựa chọn, coi lỗi lầm là những
cơ hội học tập để tiến bộ thêm và hình thành thói quen tích cực.
Dưới đây là những chia sẻ của chuyên viên tâm lý Trần Thị Quỳnh Trang, Viện Giáo dục
kĩ năng sống và phát triển tài năng (Đội Cấn, Hà Nội) về những cách phạt trẻ tích cực.

1. Để trẻ tự chịu hệ quả tự nhiên, logic từ hành vi của mình
Nghĩa là, người lớn sẽ không cần can thiệp, mà để trẻ tự trải nghiệm và rút ra bài học từ
hành động của bản thân. Tất nhiên, bố mẹ cũng cần đảm bảo sự an toàn cho con như
không cầm nắm vật nhọn, nguy hiểm, không chạm vào điện, nước sôi... Bé sẽ tự nhận
thức ra hậu quả từ những hành vi không phù hợp của mình, chẳng hạn: không học bài sẽ
được điểm kém, nếu đánh bạn, giành đồ chơi của bạn thì bạn sẽ đau, buồn, tức giận... và
không muốn chơi với mình nữa.
Những trải nghiệm này sẽ dạy trẻ có ý thức trách nhiệm về các hành vi của chính mình,
khích lệ trẻ đưa ra những quyết định có trách nhiệm như đi học, đi ngủ đúng giờ, mặc ấm


nếu trời lạnh, làm bài tập về nhà... Phương pháp này cũng giúp cho mối quan hệ cha mẹ
con cái ấm áp hơn, ít xung đột hơn.
Ngoài ra, khi thực hiện phương pháp này cần chú ý một số nguyên tắc:
- Sự liên quan: Ví dụ: Nếu trẻ làm đổ nước ra bàn thì cần phải lau sạch nước bẩn chứ
không phạt bằng cách không cho trẻ ăn.


- Tôn trọng trẻ và hợp lý: tức là phải phù hợp với độ tuổi, tính cách trẻ và giải thích rõ lý
do.
- Cần cho trẻ quyền lựa chọn: Chẳng hạn "Con sẽ đi ngủ vào lúc 9 giờ và thức dậy lúc 6
giờ hoặc đi ngủ lúc 9 rưỡi và dậy lúc 6 rưỡi?”. Đồng thời, cũng nên cho trẻ biết trước hệ
quả để trẻ hiểu chúng được lựa chọn và phải chấp nhận hệ quả, chẳng hạn: "Con được
phép đi dự tiệc cùng mẹ nhưng con phải ngoan ngoãn, lễ phép không được chạy nhảy
lung tung nếu không con sẽ ở nhà".

2. Hình thành và thiết lập nề nếp, kỉ luật
Con người cùng chung sống đòi hỏi phải có những quy tắc, quy định. Để trẻ làm quen với
những quy định, nguyên tắc bố mẹ nên bắt đầu bằng khích lệ, khen ngợi để giảm cơ chế
tự vệ và tăng thái độ hợp tác. Các phụ huynh có thể cùng trẻ thảo luận đưa ra các quy
định, nguyên tắc thực hiện hay không thực hiện và lập kế hoạch thực hiện.
Đặc biệt, cho trẻ được lựa chọn: bắt đầu từ hôm nay hay ngày mai trẻ phải thực hiện đề
xuất đã được thông qua, nhất trí.

3. Sử dụng thời gian tạm lắng
Áp dụng khi trẻ đang hoặc có nguy cơ thực hiện hành vi không mong muốn như đánh
bạn, đánh anh chị em, đập đồ chơi... Trẻ sẽ bị tách ra khỏi một hoạt động mà trẻ đang
tham gia. Không nên dùng thời gian tạm lắng như một giải pháp đầu tiên mà nên là giải
pháp cuối cùng. Hiệu quả nhất với trẻ 3-9 tuổi.
Thời gian tạm lắng nên kéo dài tuỳ theo tuổi và nên lấy số phút tương ứng số tuổi cho dễ
nhớ, ví dụ nếu trẻ 3 tuổi thì tạm lắng 3 phút, không được dài hơn khoảng thời gian cần

thiết trẻ cần để bình tĩnh trở lại.
Cách này không sử dụng cho trẻ quá nhỏ, hay ngay sau khi trẻ có hành vi làm tổn thương
bạn hoặc bản thân. Nên cho trẻ các lựa chọn tích cực khác như xin lỗi bạn hơn là “cách
ly” trẻ hoàn toàn khỏi hoạt động đang diễn ra trong lớp học hay ở nhà, không được mang
tính chất nhục mạ trẻ, làm cho trẻ thấy sợ hãi, làm trò cười... Bố mẹ cũng đừng đe dọa
trẻ, kiểu như "Nếu con đánh em, mẹ sẽ nhốt con trong phòng kín 5 phút", làm trẻ nhầm
lẫn coi đây là hình phạt tiêu cực.
Minh Thùy



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×