Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI VÀO 10 (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.53 KB, 4 trang )

ĐỀ 5
Phần I ( 3 Đ) :
Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh là đoạn trích khá đặc sắc.
1. Cho biết xuất xứ và giải thích nhan đề Vũ trung tuỳ bút ?
2. Cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa được miêu tả như thế nào, bằng những thủ
pháp nghệ thuật nào ?
Phần II ( 7 Đ) :
Tình đồng đội là tình cảm thiêng liêng của người lính cách mạng, anh ( chị )
hãy :
1. Kể tên những tác phẩm văn văn học trong chương trình ngữ văn 9 có viết về tình
đồng đội của những người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
2. Tác giả nào viết về tình cảm này thành công nhất, em hãy viết một đoạn văn 10
câu về tình cảm đó được thể hiện trong tác phẩm mà em đã lựa chọn ( kiểu tổng
phân hợp, trong đó có 1 câu ghép, 1 câu có thành phần tình thái ) ?
3. Ghi lại chính xác khổ thơ mà em cho là hay nhất về tình cảm cao đẹp của người
lính và cho biết vì sao mà em chọn khổ thơ đó ?

ĐÁP ÁN : ĐỀ 5
Phần I ( 3 điểm) :
Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh là đoạn trích khá đặc sắc.
1. Cho biết xuất xứ và giải thích nhan đề Vũ trung tuỳ bút :
- Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh là đoạn trích khá đặc sắc từ Vũ trung tuỳ bút của
Phạm đình Hổ.
- Vũ Trung tuỳ bút là tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ được viết vào khoảng
đầu đời Nguyễn ( đầu thế kỷ XIX ), là tác phẩm được viết trong những ngày mưa


- Tác phẩm gồm 88 câu chuyện nhỏ, viết theo thể tuỳ bút bàn về các lễ nghi, phong
tục, tập quán….ghi chép những sự việc xảy ra trong xã hội lúc bấy giờ; viết về một
số nhân vật lịch sử, khảo cứu về địa dư. Với cách thể hiện nội dung của tác phẩm
được một cách giản dị, sinh động mà vô cùng hấp dẫn, tác giả Phạm Đình Hổ đã


khiến cho Vũ Trung tuỳ bút không những có giá trị văn chương mà còn cung cấp
nhiều tư liệu quý về sử học, địa lý và xã hội.
2. Cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa được miêu tả như thế nào, bằng những
thủ pháp nghệ thuật :
* Cuộc sống xa hoa của bọn vua chúa được miêu tả chi tiết :
- Chúa cho xây dựng nhiều cung điện , đinhg đài ở nhiều nơi để thoả ý thích đi chơi,
ngắm cảnh đẹp : “Việc xây dựng đình đài cứ liên miên”, hao tiền tốn của không kể
sao cho hết
- Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ diễn ra “tháng ba, bốn lần”, huy động rất
đông người hầu hạ : binh lính hầu vòng quanh bốn mặt hồ; quan hộ giá, nhạc công;
bày ra nhiều trò giải trí tốn kém : quan nội trhần ăn mặc giả đàn bà bày bán hàng
quanh hồ...
- Người nhà chúa cướp đoạt chim quý, cây cảnh trong thiên hạ để điểm tô cho phủ
chúa đến “không thiếu thứ gì”
- Cảnh thực của khu vườn nhà chúa rất rộng, đầy “trân cầm, dị thú, cổ mộc quái
thạch....”
* Nghệ thuật miêu tả
- Thể tuỳ bút đời xưa : nghệ thuật ghi chép đầy tính hiện thực
- Miêu tả cụ thể, chân thực, sinh động, khách quan với thủ pháp
+ Liệt kê các sự việc cụ thể
+ Không xen lời bình
+ Miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng : việc đưa cây đa cổ thụ “từ bên
bắc chở qua sông đem về” phải dùng cơ binh hành trăm người mới khiêng nổi.


+ Cảnh vật khu vườn nơi phủ chúa được tác giả tô đậm ở màu sắc dị dạng, cổ quái
đến bất thường báo hiệu sự sự suy sụp của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc
trên hồ hôi xương máu của dân lành.
Phần II ( 7 điểm) :
1. Những tác phẩm văn văn học trong chương trình ngữ văn 9 có viết về tình

đồng đội của những người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Đồng chí của Chính Hữu
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
- Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
2. Tác giả viết về tình cảm này thành công nhất, em hãy viết một đoạn văn 10
câu về tình cảm đó được thể hiện trong tác phẩm mà em đã lựa chọn ( kiểu tổng
phân hợp, trong đó có 1 câu ghép, 1 câu có thành phần tình thái ) ?
- Người viết thành công nhất, hay nhất về tình đồng đội thiêng liêng của người lính
là nhà thơ Chính Hữu với tác phẩm Đồng chí.
- Đoạn văn ( 10 câu ) cảm nhận về tình đồng chí trong bài thơ cùng tên của Chính
Hữu:
* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :
- Kiến thức cơ bản, cụ thể về tác phẩm nội dung chủ đạo của tác phẩm
- Kỹ năng diễn đạt, dựng đoạn văn qua việc thể hiện cảm nhận về tình đồng đồi,
đồng chí
* Các bước tiến hành
- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung cảm nhận về tình
đồng chí trong 10 câu
+ Nội dung khái quát mà đề yêu cầu : Đồng chí của Chính Hữu đã tập trung thể
hiện tình đồng chí thiêng liêng cao đẹp của người lính cách mạng
+ Các ý cần có khi nói về tình đồng chí thiêng liêng cao đẹp của người lính cách
mạng :


• Tình đồng chí, đồng đội của người lính bắt nguồn sâu xa tự sự tương đồng về cảnh
ngộ; cùng chung mục đích, lý tưởng bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí nảy nở và bền
chặt trong sự chan hoà, chia sẻ niềm vui và mọi gian lao khó khăn.
•Tình đồng chí chính là sự cảm thông, hiểu thấu nỗi lòng của nhau; cùng nhau chia
sẻ những gian lao thiểu thốn vô cùng của cuộc đời người lính
• Tình đồng chí đã tạo nên sức mạnh vô song để những người lính cách mạng hoàn

thành nhiệm vụ. Một cử chỉ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”là những người lính
đã được tiếp thêm sức mạnh diệu kỳ, xua tan giá lạnh đêm đông, đã sưởi ấm người
lính nơi chiến trường.
- Mỗi ý trên có thể triển khai thành ba câu
- Viết câu mở đầu ( sử dụng ý khái quát đoạn ở trên )
- Kết nối các câu thành đoạn văn diễn dịch và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh
đoạn văn.
3. Ghi lại chính xác khổ thơ mà em cho là hay nhất về tình cảm cao đẹp của
người lính và cho biết vì sao mà em chọn khổ thơ đó :
- HS tự chọn một khổ thơ mà mình yêu thích và đã nhớ chính xác ( chú ý những
khổ thơ tập trung thể hiện hai nội dung chính của tác phẩm : tình đồng chí hoặc vẻ
đẹp của người lính cách mạng )
- Cho biết lý do lựa chọn :
+ Vì khổ thơ đã thể hhiện được ...( nêu khái quát nội dung chính của khổ )
+ Sức hấp đẫn của khổ thơ bới hình thức nghệ thuật (chỉ ra biện pháp nghệ thuật và
hiệu quả thẩm mỹ của những thủ pháp nghệ thuật trongn khổ thơ)



×