Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá pomior và bảo đắc đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối (coffea canephora var. robusta) thời kỳ kinh doanh trên đất bazan nâu đỏ tại buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
- -----------------

TÀO THỊ NAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ POMIOR VÀ BẢO ĐẮC
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÀ PHÊ VỐI
(Coffea canephora var. robusta) THỜI KỲ KINH DOANH TRÊN ĐẤT
BAZAN NÂU ĐỎ TẠI BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG

HÀ NỘI - 2007


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Tào Thị Nam



Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài tôi đã nhận được sư chỉ bảo, giúp đỡ, động viên của
Thầy Cô, Bạn bè và Người thân. Qua bản luận văn tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành đến:
PGS. TS Vũ Quang Sáng là Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi một
cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn
chỉnh luận văn.
PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều cho
tôi thực hiện thành công đề tài.
Các Thầy Cô trong Bộ môn Sinh Lý thưc vật đã đóng góp những ý
kiến hết sức qúy báu cho tôi để hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Khoa Sau đại học, Khoa Nông học
trường Đại học Nông nghiệp I, Khoa Sau đại học trường Đại học Tây
Nguyên, Gia đình, Người thân, Bản bè đã tạo điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 12 năm 2007
Tác giả

Tào Thị Nam

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan


i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

viii

Danh mục ảnh

ix

1.

Mở đầu

i

1.1.


Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài

2

1.3.

Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài

3

2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

4

2.1.

Sơ lược về nguồn gốc và đặc điểm thực vật của cây cà phê

4

2.2.


Yêu cầu sinh thái của cây cà phê

8

2.3.

Cơ sở khoa học về dinh dưỡng khoáng của cây cà phê

13

2.4.

Những kết quả nghiên cứu và sử dụng phân bón cho cây cà phê

28

3.

Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

40

3.1.

Đối tượng

40

3.3.


Nội dung

41

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

41

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu

45

4.

Kết quả và thảo luận

46

4.1.

Hoá tính đất trước thí nghiệm

46

4.2.


Ảnh hưởng của phân bón lá đến hàm lượng dinh dưỡng khoáng
trong lá cà phê

4.2.1. Ảnh hưởng của Pomior đến hàm lượng dinh dưỡng của lá cà phê

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii

50
50


4.2.2. Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến hàm lượng dinh dưỡng của lá cà phê

53

4.2.3. Ảnh hưởng của phun phối hợp giữa Pomior và Bảo Đắc đến hàm
lượng dinh dưỡng của lá cà phê
4.3.

56

Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài cành và số đốt dự trữ
trên cành

58

4.3.1. Ảnh hưởng của Pomior đến chiều dài cành và số đốt dự trữ trên cành

58


4.3.2. Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến chiều dài cành và số đốt dự trữ trên cành

60

4.3.3. Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến chiều dài
4.4.

cành và số đốt dự trữ trên cành

61

Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ khô cành cà phê vối

63

4.4.1 Ảnh hưởng của Pomior đến tỷ lệ khô cành cà phê vối

63

4.4.2. Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến tỷ lệ khô cánh cà phê

65

4.4.3. Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến tỷ lệ khô
cành cà phê
4.5.

66


Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng ra hoa và đậu quả của
cây cà phê vối

4.5.1. Ảnh hưởng của Pomior đến khả năng ra hoa và đậu quả của cà phê vối

68
68

4.5.2. Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến khả năng ra hoa và đậu quả của cà
phê vối

72

4.5.3. Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến khả năng
ra hoa và đậu quả của cà phê vối
4.6.

74

Ảnh hưởng của phân bón lá đến thể tích (V) và khối lượng (P)
quả cà phê vối

76

4.6.1. Ảnh hưởng của Pomior đến thể tích và khối lượng quả cà phê

77

4.6.2. Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến thể tích và khối lượng quả


80

4.6.3. Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến thể tích
và khối lượng quả

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv

81


4.7.

Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ tươi/nhân và năng suất cà
phê vối

4.7.1. Ảnh hưởng của Pomior đến tỷ lệ tươi /nhân và năng suất cà phê

82
82

4.7.2. Ảnh hưởng của phân vi sinh Bảo Đắc tỷ lệ tươi/nhân và năng
suất cà phê

84

4.7.3. Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến tỷ lệ
4.8.

tươi/nhân và năng suất cà phê


85

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá đối với cà phê

87

4.8.1. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá Pomior đối với cà phê

87

4.8.2. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá Bảo Đắc đối với cà phê

88

4.8.3. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phối hợp phân bón lá Pomior
và Bảo Đắc đối với cà phê

89

5.

Kết luận và đề nghị

90

5.1.

Kết luận

90


5.2.

Đề nghị

91

Tài liệu tham khảo

92

Phụ lục

97

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC BẢNG
STT
2.1.

Tên bảng

Trang

Trọng lượng chất khô và chất dinh dưỡng trong cây cà phê vối
robusta ở các tuổi cây khác nhau

32


4.1.

Hóa tính đất trước thí nghiệm

49

4.2.

Ảnh hưởng của Pomior đến hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong
lá cà phê

4.3.

Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến hàm lượng dinh dưỡng khoáng
trong lá cà phê

4.4.

52
55

Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến hàm
lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê

57

4.5.

Ảnh hưởng của Pomior đến chiều dài cành và số đốt dự trữ trên cành


59

4.6.

Ảnh hưởng của liều lượng Bảo Đắc khác nhau đến chiều dài
cành và số đốt dự trữ trên cành

4.7.

60

Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến chiều dài
cành và số đốt dự trữ trên cành

62

4.8.

Ảnh hưởng của Pomior đến tỷ lệ khô cành cà phê

64

4.9.

Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến tỷ lệ khô cành cà phê

65

4.10. Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến khô cành


66

4.11. Ảnh hưởng của Pomior đến số hoa nở và tỷ lệ đậu quả cà phê

69

4.12. Ảnh hưởng của Pomior đến tỷ lệ giữ quả cà phê

70

4.13. Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến số hoa nở và tỷ lệ đậu quả cà phê

72

4.14. Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến tỷ lệ giữ quả cà phê

73

4.15. Ảnh hưởng của phun kết hợp Pomior và Bảo Đắc đến số hoa nở
và tỷ lệ đậu quả của cà phê

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

75


4.16. Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến tỷ lệ giữ
quả cà phê


76

4.17. Ảnh hưởng của Pomior đến thể tích và khối lượng quả

79

4.18. Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến thể tích và khối lượng quả

80

4.19. Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến thể tích
và khối lượng quả

82

4.20. Ảnh hưởng của Pomior đến tỷ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê

83

4.21. Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến tỷ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê

84

4.22. Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến tỷ lệ
tươi/nhân và năng suất cà phê

86

4.23. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá Pomior


88

4.24. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá Bảo Đắc

88

4.25. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phối hợp phân bón lá Pomior
và Bảo Đắc

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

89


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

1.

Ảnh hưởng của Pomior đến năng suất cà phê vối

83

2.

Ảnh hưởng của Bảo Đắc đến năng suất cà phê vối


85

3.

Ảnh hưởng của phun phối hợp Pomior và Bảo Đắc đến năng suất
cà phê vối

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii

86


DANH MỤC ẢNH
STT

Tên ảnh

Trang

2.1

Hoa cà phê chè

4

2.2

Quả cà phê chè


5

2.3

Hoa cà phê vối ở Đăk Lăk

7

2.4

Quả cà phê vối ở Đăk Lăk

8

2.5

Triệu chứng thiếu đạm (N) trên lá cà phê

17

2.6

Triệu chứng thiếu lân (P) trên lá cà phê

21

2.7

Triệu chứng thiếu kali (K) trên lá cà phê


23

2.8. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh (S) trên lá cà phê

26

2.9

Triệu chứng thiếu kẽm (Zn) trên lá cà phê.

28

4.1

Chiều dài cành và số đốt dự trữ trên cành

63

4. 2 Biểu hiện của bệnh khô cành cà phê

68

4.3. Quả cà phê trong thí nghiệm 3, phun phối hợp (CT 4)

87

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix


1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng cà phê. Phân vô cơ dễ tan, cây dễ hấp thụ, song sử dụng phân
hoá học lâu dài với khối lượng lớn có thể ảnh hưởng đến chất lượng đất, chất
lượng sản phẩm nông nghiệp và môi trường sinh thái [28]. Ngoài ra khi bón
phân vào đất chỉ có khoảng 40 – 60 % lượng phân bón được rễ cây hấp thụ,
số còn lại có thể chuyển sang dạng cây không hấp thụ được hoặc bị rửa trôi,
hoặc bị các vi sinh vật trong đất sử dụng [15]. Phân hữu cơ có tác dụng làm
tăng năng suất cà phê vối và việc vùi phân hữu cơ vào đất bazan thoái hoá đã
cải thiện hàng loạt các tính chất vật lý đất [18], tuy nhiên do hệ số sử dụng
đạm của phân chuồng và cây phân xanh rất thấp (≤13%) so với đạm hoá học
(50%) nên chỉ bón phân chuồng và phân xanh thì cây trồng không thể cho
năng suất cao [10]. Việc sử dụng kết hợp giữa phân vô cơ và hữu cơ có thể
khắc phục được một số hạn chế của các loại phân kể trên, song lượng chất
dinh dưỡng mà cây hút còn phụ thuộc vào tính chất đất, điều kiện thời tiết và
nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Trên đất nâu đỏ bazan có hàm lượng sắt, nhôm di động khá cao, bón phân vào
đất một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng có thể bị cố định, làm giảm hàm
lượng chất dễ tiêu trong đất. Mặt khác, đối với cây cà phê vối, thời kỳ ra hoa
kết quả của cây thường diễn ra trong mùa khô, thiếu nước có thể làm giảm
khả năng hòa tan các chất dinh dưỡng tích lũy trong đất và ảnh hưởng đến quá
trình hút nước, hút khoáng và quá trình vận chuyển nước và khoáng của rễ
vào cây. Tuy nhiên, ngoài sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ, cây trồng còn có thể
hấp thu chất dinh dưỡng qua lá. Theo Franco (1974), một cây cà phê có tổng

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


diện tích lá từ 22 – 45 m2 (tùy từng giống, tuổi của cây và mật độ trồng), với
diện tích này thì hệ số che phủ hay chỉ số diện tích lá đạt tới 4 – 6 lần [49],

như vậy khi bón phân qua lá thì tổng diện tích tiếp xúc và khả năng hấp thu
phân bón của lá cao hơn rất nhiều lần so với rễ. Do đó việc sử dụng phối hợp
giữa phân bón vào đất và phân bón qua lá có thể cung cấp đầy đủ, kịp thời và
cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu sinh lý của cây, đồng thời duy trì độ
phì của đất và an toàn sinh thái.
Hiện nay ở Đăk Lăk nhiều loại phân bón lá và phân vi sinh đã có mặt
trên thị trường, song việc nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón
lá và phân vi sinh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối kinh
doanh trên đất nâu đỏ bazan tại Tây Nguyên còn ít.
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây cà phê sinh trưởng phát triển
thuận lợi, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điểu kiện tại địa
phương, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá
Pomior và Bảo Đắc đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối
(Coffea canephora var. robusta) thời kỳ kinh doanh trên đất bazan nâu
đỏ tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Pomior và phân vi sinh Bảo Đắc
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối tại Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đắk Lắk, từ đó đề xuất công thức sử dụng phân bón lá thích hợp nhất cho cà
phê vối trồng tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi ảnh hưởng của các nồng độ phân bón lá Pomior đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


- Theo dõi ảnh hưởng của các liều lượng phân vi sinh Bảo Đắc đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cà phê vối

- Theo dõi ảnh hưởng của sự kết hợp giữa phân Pomior và Bảo Đắc đến
sinh trưởng và năng suất cà phê vối.
1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề ra công thức bón phân hợp lý, giúp
cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho vườn cà phê, góp phần nâng cao năng
suất, tăng thêm thu nhập cho nông dân.
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu là tư liệu khoa học cho những nghiên cứu về ảnh
hưởng của phân bón lá đối với cà phê.
- Là tư liệu bổ sung cho nghiên cứu và giảng dạy về cây cà phê trong
điều kiện sản xuất ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA
CÂY CÀ PHÊ
Cây cà phê (coffea) thuộc bộ Rubiales, họ Rubiaceae, chi Coffea. Hiện
nay, có trên 100 loài cà phê thuộc chi Coffea, nhưng chỉ có 3 loài chính được
con người khai thác nhiều nhất là cà phê chè (Coffea arabica), cà phê vối
(Coffea canephora) và phê mít (Coffea liberica).
∗ Cà phê chè ( Coffea arabica L.) có nguồn gốc từ cao nguyên của
Ethiopia và cao nguyên Boma của Sudan [33].
Cà phê chè Arabica là cây tự thụ phấn, ưa khí hậu mát mẻ, ánh sáng nhẹ,
tán xạ. Cây thuộc dạng bụi, cao từ 3 – 4 m.. Lá có màu xanh sáng, mọc đối
nhau, dạng hình bầu thuôn dài, cuống ngắn và mép hơi gợn sóng.
Hoa cà phê chè thuộc loại tự thụ phấn. Cơ chế ra hoa của cà phê nói
chung phụ thuộc vào sự thay đổi chế độ nước trong cây. Cà phê ra hoa khi có

cơn mưa đầu sau một mùa khô hạn (Ảnh 2.1) [37].
Quả cà phê chè có dạng hình trứng thuôn dài, khi chín có màu đỏ tươi
hoặc màu vàng, thường có 2 nhân. (Ảnh 2.2) [37].

Ảnh 2.1 Hoa cà phê chè

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


Ảnh 2.2 Quả cà phê chè
Cà phê chè có hương vị thơm ngon, tuy nhiên do khả năng chống chịu
kém đối với sâu bệnh hại và với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, nên cà phê chè
chỉ được trồng trên một số vùng sinh thái thích hợp.
Ở Đông Phi (Kenya, Tanzania) cà phê chè được trồng trên các bậc thềm
1.300 – 2.100 m, và ở Tây Phi trồng trên cao nguyên Cameroon. Ở Brazil
vùng trồng cà phê chủ yếu ở bang Sao Paulo. Ở nước ta cà phê chè được trồng
ở nhiều nơi, nhất là từ phía Bắc từ vĩ tuyến 190 vĩ độ bắc trở lên. Tuy nhiên do
bệnh gỉ sắt phá hoại nên cà phê chè vẫn không phát triển mạnh. Đến tận
những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX khi có giống cà phê chè chống
bệnh gỉ sắt Catimor ra đời, cà phê chè mới được phát triển trên diện rộng [25].
∗ Cà phê mít, dâu da (Coffea liberica Bull) có 2 dạng là được trồng phổ
biến là giống cà phê mít (C. liberica var. exelsa) và cà phê dâu da (C. liberica
var. liberica).
- Cà phê mít có nguồn gốc ở Trung Phi được phát hiện đầu tiên năm
1902 tại xứ Ubangui – Chari nên còn được gọi là cà phê Chari.
Đặc điểm cây nhỡ cao từ 15 – 20 m thân to, khoẻ. Lá to, dày, dạng hình
trứng hoặc mũi mác, đầu lá ngắn. Hoa mọc thành chùm trên nách lá cành
ngang, thuộc loại tự bất thụ. Quả to, hình trứng, hơi dẹt, núm quả lồi ra. Lúc

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5



quả chín có màu đỏ sẫm. Cây cà phê mít có khả năng chịu hạn rất tốt.
- Cà phê dâu da có nguồn gốc từ vùng Tây Phi phân bố ở từ 5 – 70 vĩ bắc
thuộc các nước Guinea, Liberica và Côté d’Ivoire. Đặc điểm cây loại nhỡ cao
từ 15 – 18 m, cành to, khoẻ, lóng đốt dài. Lá to, hình bầu dục. Hoa mọc
thành cụm có từ 2 – 3 xim hoa. Quả to, hình tròn. Quả chín có màu đỏ, vỏ thịt
dày, dai có nhiều xơ
Phẩm chất của cà phê mít và cà phê dâu da nói chung rất thấp, vị chua,
hương vị kém hấp dẫn do đó không có giá trị thương mại trên thị trường. Tuy
nhiên, do có khả năng chịu được hạn và nắng nóng, không kén đất nên ở Việt
Nam giống cà phê mít vẫn được trồng với diện tích khá lớn tại các tỉnh Gia
Lai và Lâm Đồng ở những nơi không có điều kiện tưới nước vào những
tháng mùa khô với mục đích tiêu dùng trong nội địa [48].
∗ Cà phê vối (C. canephora Pierre) có nguồn gốc ở vùng Trung Phi, phân
bố rải rác dưới các tán rừng thưa, thấp thuộc vùng châu thổ sông Côngô
khoảng giữa 100 vĩ bắc và 100 vĩ nam.
Cà phê vối thuộc loại cây nhỡ, trong điều kiện tự nhiên có thể cao từ 8 –
12 m và có rất nhiều thân do khả năng phát sinh chồi vượt nhanh. Cành cơ
bản to, khoẻ, vươn dài nhưng khả năng phát sinh cành thứ cấp ít hơn so với cà
phê chè.
Đặc điểm lá cà phê vối là phiến lá to, hình bầu dục hoặc hình mũi mác
có màu xanh sáng hoặc đậm, đuôi lá nhọn, mép lá thường gợn sóng, chiều
rộng từ 10 – 15 cm, dài từ 20 – 30 cm.
Hoa mọc trên các nách lá ở cành ngang thành từng cụm khoảng từ 1 – 5
cụm, mỗi cụm có từ 1 – 5 hoa. Thời gian từ lúc ra hoa cho tới khi quả chín
kéo dài từ 9 – 10 tháng. Tràng hoa màu trắng lúc nở cũng có mùi thơm tương
tự như hoa cà phê chè (Ảnh 2.3). Hoa cà phê vối thuộc loại tự bất thụ, gió và
côn trùng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thụ phấn của


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


cây cà phê vối.
Quả cà phê vối hình tròn hoặc hình trứng. Khối luợng trung bình 100 hạt
ở ẩm độ 12 % là từ 13 – 16 g. Tỷ lệ quả tươi/nhân dao động từ 4 – 6 tuỳ theo
giống, vùng trồng và điều kiện chăm sóc (Ảnh 2.4).
Hai giống cà phê vối được trồng phổ biến nhất là giống robusta (C.
canephora var. robusta) và giống kouilou (C. canephora var. kouilou).

Ảnh 2.3 Hoa cà phê vối ở Đăk Lăk
- Giống cà phê vối robusta được trồng nhiều nhất ở các nước châu Phi,
Indonesia, Ấn Độ , Việt Nam ...chiếm trên 90% tổng diện tích trồng cà phê
vối của thế giới. Đặc trưng của giống này là cây to khoẻ, tán thưa, lá to, đốt
dài, ít cành thứ cấp, quả, hạt to, chín muộn và cho năng suất cao, kháng chịu
tốt với các loại sâu bệnh.
- Giống cà phê vối kuoilou chủ yếu được trồng ở các nước Côngo,
Gabon, Côté d’Ivoire và châu Mỹ La tinh v.v...Giống này có đặc điểm là cây
nhỏ dạng bụi, nhiều cành thứ cấp, lá nhỏ hẹp, xoăn, quả, hạt nhỏ và năng suất
thấp, khả năng chịu hạn tốt nhưng lại mẫn cảm với bệnh gỉ sắt và bệnh rễ gây
tắc mạch dẫn nhựa do nấm Fusarium xylarioides gây nên.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


Cà phê được trồng ở Việt Nam, tập trung ở Tây Nguyên và các tỉnh phía
Nam là giống cà phê vối robusta [25].

Ảnh 2.4 Quả cà phê vối ở Đăk Lăk
2.2. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CÀ PHÊ

2.2.1. Khí hậu
Hai yếu tố sinh thái quan trọng là khí hậu và đất đai. Trong đó, yếu tố
khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng, gió) mang tính quyết định đến
sinh trưởng phát triển của cà phê. Con người có thể sử dụng nhiều biện pháp
để cải tạo đất, nâng cao độ phì đất, nhưng rất khó làm thay đổi yếu tố khí hậu.
Nước ta đã từng mắc sai lầm khi đưa cây cà phê vối ra trồng ở Phù Quỳ,
Nghệ An nơi có mùa đông lạnh và mưa phùn nhiều trong thời kỳ cây ra hoa
làm ảnh đến quá trình thụ phấn của cây [47]. Do đó yếu tố khí hậu được xem
là cơ sở đầu tiên để xác định tiêu chí phân vùng vùng trồng cà phê. Các yếu tố
khí hậu chính:
∗ Nhiệt độ: Cây cà phê có thể thích ứng được trong phạm vi nhiệt độ
tương đối rộng từ 50C đến 320C. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối với từng
giống cà phê có khác nhau.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


+ Cà phê chè ưa nơi mát và hơi lạnh. Phạm vi thích hợp từ 18 – 250C,
thích hợp nhất từ 20 – 220C.
+ Cà phê vối thích hợp với nơi nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 22 – 260C,
thích hợp nhất từ 24 – 260C. Nhiệt độ giảm xuống tới 00C làm thui cháy các
đọt non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là vùng hay xuất hiện sương
muối. Gió rét và giá nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng cà phê.
Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng như biên độ
nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, đặc biệt là
hương vị của hạt cà phê. Vào giai đoạn hạt cà phê được hình thành và tích luỹ
chất khô, nhiệt độ càng xuống thấp và chênh lệch biên độ giữa ngày và đêm
càng cao thì chất lượng cà phê càng cao [47]. Độ chênh lệch này cao thì phẩm
chất cà phê thơm ngon vì ban ngày nhiệt độ cao thúc đẩy quá trình quang hợp,
tích luỹ chất khô và ban đêm nhiệt độ xuống thấp sẽ hạn chế sự tiêu hao các

chất đã được tích luỹ [8].
∗ Lượng mưa: Cây cà phê cần một lượng mưa cả năm khá cao và phân bố
tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm nhưng phải có một thời gian
khô hạn tối thiểu từ 2 – 3 tháng. Thời gian khô hạn này chính là yếu tố quyết
định đến quá trình phân hoá mầm hoa ở cây cà phê. Tuy nhiên nếu thời gian
khô hạn kéo dài, cây sẽ bị khô chết do thiếu nước, nên bắt buộc phải tưới
nước trong mùa khô.
+ Đối với cà phê chè yêu cầu lượng mưa từ 1.300 mm – 1.900 mm. Cà
phê chè cần có một khoảng thời gian khô hạn từ 2 – 3 tháng để tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa. Cà phê chè có khả năng chịu được
hạn tốt hơn cà phê vối. Tại một số vùng như Đăk R’lấp (Đắk Nông) hoặc
vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) ở đây mùa khô không kéo dài và khốc liệt, cà phê
chè chỉ cần tưới một đến hai lần thậm chí có hộ không tưới nước nhưng vẫn
cho năng suất cao [47].

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


+ Cà phê vối cần một lượng mưa từ 1.300 – 2.500 mm. Yêu cầu thời
gian khô hạn cho quá trình phân hoá mầm hoa ít nhất là từ 2 – 3 tháng sau
giai thu hoạch, giai đoạn nở hoa thời tiết phải khô ráo, không có mưa, mưa
phùn hoặc sương mù nhiều, để quá trình thụ phấn được thuận lợi.
Trong điều kiện ở Tây Nguyên và một số tỉnh phía Nam do có một mùa
khô hạn kéo dài tới 5 – 6 tháng vì vậy để cho cây sinh trưởng và cho năng
suất cao trong những tháng khô hạn ở đây phải tưới từ 3 – 5 lần với lượng
nước trung bình cho mỗi lần tưới là từ 500 – 600 m3/ha.
+ Cà phê mít có yêu cầu về nhiệt độ và lượng mưa tương tự như cà phê
vối. Song cà phê mít có bộ rễ ăn sâu, vì vậy có thể trồng ở những nơi có
lượng mưa ít hơn.
∗ Ẩm độ không khí: Ẩm độ không khí có liên quan trực tiếp đến quá

trình bốc thoát hơi nước của cây vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
sinh trưởng của cây trồng. Đối với cây cà phê ẩm độ không khí phải trên 70 %
mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây. Đặc biệt là giai đoạn cà
phê nở hoa cần phải có ẩm độ cao, do đó tưới nước bằng biện pháp phun mưa
rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà phê. Tuy nhiên nếu độ ẩm không khí
quá cao cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh hại phát
triển. Ngược lại nếu ẩm độ quá thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao
làm cho quá trình bốc thoát hơi nước tăng lên mạnh mẽ hậu quả là cây bị
thiếu nước, các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng.
∗ Ánh sáng: Cà phê thích ánh sáng tán xạ, ánh sáng trực xạ làm cây bị
kích thích ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây
xuống dốc nhanh. Ánh sáng tán xạ có tác dụng điều hoà sự ra hoa, phù hợp
với cơ chế quang hợp tạo thành và tích luỹ chất hữu cơ có lợi cho sinh trưởng
của cây cà phê, giữ cho vườn cây lâu bền, năng suất ổn định. Để điều tiết
được ánh sáng phù hợp yêu cầu sinh trưởng của từng loại cà phê trên các

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


vùng sinh thái khác nhau người ta có thể trồng cây che bóng cho cà phê, đặc
biệt ở những vùng có cao độ thấp, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào rất cần cây
che bóng.
Theo Hoàng Thanh Tiệm, cây che bóng ở vùng này không chỉ có tác
dụng điều hoà nhiệt độ trong vườn, giảm quá trình bốc thoát hơi nước mà còn
làm hạn chế khả năng phát dục của cây, tránh cho cây bị kiệt sức dẫn đến khô
cành, khô quả do năng suất quá cao. Bên cạnh đó cây che bóng còn có tác
dụng làm cho thời gian quả chín chậm lại, đủ thời gian để cho hạt tích luỹ các
chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất thơm làm cho chất lượng cà phê
tăng lên. Tác giả còn cho rằng so với cà phê chè, cà phê vối thích hợp hơn với
điều kiện môi trường có ánh sáng dồi dào, chịu được ánh sáng trực xạ. Tuy

nhiên, trong điều kiện khí hậu của vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai do có
một mùa khô hạn kéo dài, nhiệt độ tăng cao, ánh sáng chiếu mạnh, tốc độ gió
lớn nên cũng cần phải có cây che bóng [47]. Việc loại bỏ cây che bóng và tăng
đầu tư phân bón, nước tưới để thúc đẩy cà phê đạt năng suất tối đa trong những
năm gần đây được xem như là một tiến bộ kỹ thuật quan trọng. Song biện pháp
này có thể làm cho đất đai mau suy kiệt, góp phần làm cạn kiệt nhanh nguồn
nước tưới trong mùa khô và làm ảnh hưởng đến tuổi thọ vườn cây.
∗ Gío: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà
phê. Gió quá mạnh làm các lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng
làm cho lá bị khô héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của
cây và của đất đặc biệt là trong mùa khô. Vì vậy cần có đai rừng để chắn gió
và cây che bóng cho cây cà phê, ngoài ra còn để hạn chế sự hình thành và tác
hại của sương muối.
Vào các tháng mùa khô ở Tây Nguyên (từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau) thường có gió mùa đông bắc thổi mạnh kèm theo không khí khô hanh
làm tăng quá trình bốc hơi nước của cây. Giai đoạn này cây đang nở hoa nếu

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


không có đai rừng phòng hộ thì gió mạnh không những làm cây bị mất nước
nhanh chóng mà còn có thể dẫn tới hiện tượng rụng lá, rụng hoa hàng loạt.
2.2.2. Đất đai
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Song cây cà phê đòi
hỏi những đặc tính thích hợp về vật lý khắt khe hơn hóa học. Yêu cầu cơ bản
đối với đất trồng cà phê là đất phải có tầng sâu từ 70 cm trở lên, có độ thoát
nước tốt (không bị úng lầy) [32]. Nhận định về tính chất vật lý của đất trồng
cà phê Hoàng Thanh Tiệm cũng cho rằng, đất bazan rất thích hợp để trồng cà
phê, vì đất có cấu tượng viên bền vững, có độ tơi xốp cao (60 – 65 %), dung
trọng thấp (08 – 1,0), thoát nước nhanh, thoáng khí, khả năng giữ ẩm tốt [47].

Ở vườn cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao có trị số trung bình của
dung trọng là 0,88 g/cm3, tỷ trọng là 2,54 g/cm3 và độ tơi xốp là 64,25 % [23].
Do bộ rễ cà phê phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt từ 0 – 30 cm, nên tính
chất vật lý đất có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của bộ rễ, tầng đất sâu,
hàm lượng mùn và độ tơi xốp cao giúp rễ cây phát triển ăn sâu xuống tầng
dưới để hút nước và chất khoáng nuôi cây, tăng khả năng chống chịu với khô
hạn. Độ xốp đất không những giúp cho đất thoáng khí tạo điều kiện cho rễ
phát triển mà còn làm cho đất thấm nước và thoát nước tốt, nhờ vậy đất không
bị úng trong mùa mưa và giữ được nước cho mùa khô. Nếu tầng đất quá
mỏng, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây có thể sinh trưởng tốt, nhưng khi
bước vào thời kỳ kinh doanh cây thường biểu hiện tình trạng thiếu dinh
dưỡng như vàng lá, khô cành, rụng quả.
Theo số liệu điều tra của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk trên địa
bàn tỉnh có tới 1.645 ha cà phê do trồng trên các loại đất sỏi, tầng canh tác
mỏng, mạch nước ngầm cao nên bị bệnh vàng lá do thối rễ hoặc bộ rễ kém
phát triển gây nên [5].
René Coste cũng cho rằng ở Brazil, tại những vùng đất có độ màu mỡ

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


dưới trung bình nhưng có lý tính đất tốt nên bộ rễ cây cà phê đã phát triển rất
mạnh. Ở những vùng đất chắc và nông, rễ cọc bị ngắn, các rễ khác chỉ lan
rộng trong các tầng đất mặt và không dày quá 30 cm [72].
Về mặt hoá tính, cà phê là cây phàm ăn do đó yêu cầu đất phải tốt, giàu
chất khoáng đa lượng (N, P, K) và vi lượng, đặc biệt là các các nguyên tố lưu
huỳnh, kẽm, canxi, magiê, bo.... Tuy nhiên, trên những nền đất trung bình
hoặc nghèo chất khoáng vẫn có thể trồng cà phê và cho năng suất cao nếu đất
được cải tạo, đảm bảo cung cấp đủ phân bón hữu cơ, vô cơ, áp dụng các biện
pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp như tưới nước, che tủ gốc... Thậm chí ở cả

nơi đá lộ đầu, ở những nơi đất dốc vẫn trồng được cà phê nếu làm tốt công
trình chống xói mòn. Dù trồng trên loại đất nào nhưng con người vẫn giữ vai
trò chủ đạo, có tính quyết định trong việc duy trì, bảo vệ nâng cao độ phì
nhiêu đất [32].
Như vậy có thể thấy rằng yếu tố khí hậu và đất đai đều rất quan trọng đối
với sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, tuy nhiên, so với yếu tố khí hậu,
yếu tố đất đai không quá khắt quá khe và có thể điều chỉnh được. Vì vậy khi
đã xác định được vùng khí hậu thích hợp để trồng cà phê, chúng ta có thể
dùng nhiều biện pháp kỹ thuật để duy trì, cải tạo tính chất đất bằng cách bón
phân, che phủ đất chống xói mòn, tưới tiêu ...để cây cà phê sinh trưởng phát
triển thuận lợi nhất, từ đó tạo ra năng suất như mong muốn.
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA CÂY CÀ PHÊ
2.3.1. Vai trò của các chất khoáng đa lượng
Cùng với nước, dinh dưỡng khoáng là thành phần rất quan trọng, là cơ
sở quyết định sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của
cây. Theo Hiệp hội phân bón quốc tế, trong cây có chứa 92 nguyên tố tự
nhiên, trong đất có 45 nguyên tố khoáng nằm dưới dạng ion, các hợp chất vô

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


cơ, hữu cơ khác nhau [28]. Các nguyên tố tham gia vào thành phần cấu tạo
của tế bào, của mô được gọi là nguyên tố dinh dưỡng, xem như là thức ăn của
cây [16]. Trong số các nguyên tố đã được phát hiện, chỉ có 19 nguyên tố được
xếp vào nhóm các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, đó là C, H, O, N, P, K,
Ca, S, Mg, Fe, Cu, Cl, Mn, Zn, Mo, B, Na, Si, Ni [28]. Các nguyên tố C, H,
O, N, P, K, Ca, S, Mg, cây cần một lượng lớn nên gọi là các nguyên tố đa
lượng, các nguyên tố còn lại cây cần với một luợng nhỏ hơn và gọi là nguyên
tố vi lượng. Thực tế, khi nói đến nguyên tố đa lượng người ta thường đề cập
đến N, P, K, còn S, Ca, Mg được xếp vào nhóm nguyên tố trung lượng. Trừ

nguyên tố C, H, O cây lấy qua quang hợp, các nguyên tố còn lại cây lấy từ đất
thông qua bộ rễ hoặc có thể lấy bổ sung thông qua bộ phận khí sinh là lá cây.
2.3.1.1. Vai trò sinh lý của N (nitơ) và nhu cầu dinh dưỡng khoáng N ở cây
cà phê
N là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit
amin đó tổng hợp nên các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của
protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được [36]. N
có mặt trong thành phần của xit nucleic (AND, ARN), tham gia cấu trúc phân
tử diệp lục, cấu trúc có hoạt tính sinh học cao như chất kích thích sinh
trưởng, vitamin nhóm B (B1, B6, B12), vitamin PP...
Chính vì vậy mặc dù chỉ chiếm khoảng 3 % khối lượng chất khô, nhưng
N giữ một vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sinh trưởng
phát triển của cây trồng. Phản ứng đầu tiên của cây khi thừa hay thiếu N biểu
hiện ở sự sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng và sự hình thành cơ quan
sinh sản và cơ quan dự trữ.
Khi cây trồng có đủ N lá thường có màu xanh lá cây thẫm, sinh trưởng
khoẻ, chồi búp phát triển nhanh và cho năng sất cao. Khi bón thừa N lá có
màu xanh tối, thân lá mềm, tỷ lệ nước cao, dễ mắc sâu bệnh. Ngược lại, khi

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


thiếu N lá cây có màu vàng, sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, năng suất
thấp [58].
Cây đồng hoá N chủ yêu dưới dạng NO3- và NH4+, và một số amin, amit
phân tử lượng nhỏ.
Trong đất Việt Nam tỷ lệ N biến động từ 0,042 % (đất bạc màu) đến
0,62 % (đất lầy thụt). Trung bình là 0,12 % (đất phù sa sông Hồng). N trong
đất nằm dưới 3 dạng :
- Đạm hữu cơ nằm trong thành phần mùn. Trong điều kiện bình thường

hàng năm có khoảng 2 – 3 % mùn được khoáng hoá để cung cấp đạm cho
cây.
- Đạm NH4+ bị khoáng sét giữ chặt (khoáng vermiculit, smectit). Dạng
đạm này được giải phóng một cách chậm chạp để cung cấp cho cây.
- Muối amôn và nitrat vô cơ hoà tan, trong đất dạng đạm này chỉ chiếm
khoảng 1 – 2 % so với đạm tổng số.
Đạm có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng cây cà phê, bón đạm làm
tăng số cặp cành, chiều dài cành và số đốt trên cành [21]. Ảnh hưởng của N
không chỉ thể hiện ở sự phát triển của các bộ phận khí sinh (cành, lá, hoa,
quả) mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ, việc bón từ 45 – 135 kg
N/ha làm tăng 25 % số cặp cành, tăng 16 % khối lượng rễ [35].
Phân tích về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất cà phê vối kinh
doanh trên đất bazan Trương Hồng (1993) cho rằng trong các yếu tố phân
bón thì đạm hoàn toàn có ảnh hưởng đến năng suất cà phê. Tác giả cũng cho
thấy khi bón đạm ở các liều lượng khác nhau thì tỷ lệ quả tươi/nhân, khối
lượng 100 nhân và tỷ lệ hạt loại R1 cũng khác nhau, N có ảnh hưởng thuận
với P100 nhân, tỷ lệ hạt R1, song ảnh hưởng này không lớn lắm [11].
Theo Tôn Nữ Tuấn Nam, vào những năm đầu của cà phê thời kỳ kinh

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


×