Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

đánh giá tiềm năng chăn nuôi bò thịt và thí nghiệm vỗ béo bò tại huyện krông pa gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.94 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------------------

TRẦN VĂN NHẠC

ðÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT
VÀ THÍ NGHIỆM VỖ BÉO BÒ TẠI HUYỆN
KRÔNG PA - GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch

HÀ NỘI, 2007


LỜI CAM ðOAN
- Tác giả xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tác giả xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, Ngày ….tháng 12 năm 2007
Tác giả

TrÇn V¨n Nh¹c


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm ñề tài nghiên cứu, tôi nhận ñược sự giúp ñỡ tận
tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp hoàn thành luận văn cho phép tôi
ñược bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- Ban lãnh ñạo Trường ðại học Nông nghiệp I
- Khoa Sau ñại học, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản, Bộ môn
Chăn nuôi chuyên khoa – Trường ðại học Nông nghiệp I và Phòng ñào tạo
Trường ðại học Tây Nguyên
- Ban lãnh ñạo Trung tâm khuyến nông Gia Lai, UBND huyện Krông
Pa, Trạm khuyến nông Krông Pa
- Các hộ chăn nuôi bò trên ñịa bàn huyện Krông Pa-Gia Lai
ðặc biệt tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến Thầy hướng dẫn
tôi trong thời gian làm luận văn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch, người hướng
dẫn khoa học, ñã giành nhiều thời gian và công sức chỉ bảo tôi trong suốt thời
gian nghiên cứu và làm bản luận văn này.
Nhân dịp này cho phép tôi ñược bày tỏ lòng biết ơn chân thành các
Thầy (Cô) trong hội ñồng chấm bảo vệ luận văn ñã chỉ bảo giúp tôi hoàn thiện
luận văn
Tôi xin biết ơn ñến gia ñình, vợ và hai con cùng với bạn bè gần xa,
ñồng nghiệp ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành bản luận văn.

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2007
Tác giả

TrÇn V¨n Nh¹c

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

viii

1.

Mở ñầu


1

1.1.

Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2.

Mục ñích của ñề tài

2

2.

Tổng quan tài liệu

3

2.1.

Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới và trong nước

3

2.3.

Sản phẩm của chăn nuôi bò


8

2.4.

Nguồn thức ăn cho bò

2.5.

Một số nghiên cứu về thức ăn tinh và các yếu tố ảnh hưởng ñến

11

sức sản xuất thịt

15

2.6.

ðặc ñiểm tiêu hóa ở dạ cỏ loài nhai lại

20

2.7.

Những nhân tố ảnh hưởng ñến lượng thức ăn thu nhận và tỉ lệ
tiêu hóa thức ăn ở gia súc nhai lại

2.8.


26

Tình hình nghiên cứu sử dụng một số loại thức ăn bổ sung ñể vỗ
béo bò thịt trong và ngoài nước

28

3.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

31

3.1.

ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

31

3.2.

Nội dung nghiên cứu

31

3.3.

Phương pháp nghiên cứu

32


3.4.

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

37

4.

Kết quả và thảo luận

40

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


4.1.

ðánh giá tiềm năng chăn nuôi

40

4.1.1. ðiều kiện tự nhiên

40

4.1.2. ðiều kiện kinh tế-xã hội huyện krông pa

47


4.1.3. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp

48

4.2.

60

Kết quả thí nghiệm

4.2.1. Ảnh hưởng của tuổi bò và mức bổ sung thức ăn tinh ñến tăng
trọng và tiêu tốn thức ăn
4.2.2. Phân tích tương tác giữa mức thức ăn tinh và tuổi vỗ béo

60
65

4.2.3. Ảnh hưởng của tuổi vỗ béo và mức bổ sung thức ăn tinh ñến các
chỉ tiêu thêm thịt của bò vỗ béo

69

4.2.4. Ước tính hiệu quả kinh tế

71

5.

Kết luận và ñề nghị


75

5.1.

Kết luận

75

5.2.

ðề nghị

76

Tài liệu tham khảo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv

77


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATP

: Adenosine Triphosphate

Cs

: Cộng sự


VCK

: Vật chất khô

VSV

: Vi sinh vật

KL

: Khối lượng

KLTT

: Khối lượng thịt tinh

KLTX

: Khối lượng thịt xẻ

TĂT

: Thức ăn tinh

TNHN

: Thu nhập hàng ngày

Tr


: Trang

TSL

: Tổng sản lượng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


danh môc b¶ng
STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Tổng số ñàn bò các nước ðông Nam Á

3

2.2.

Thịt bò tiêu thụ bình quân ñầu người trên thế giới

4

2.3.


Số lượng ñàn bò và tốc ñộ tăng ñàn hàng năm 2000-2005

5

2.4.

Số lượng ñàn bò năm 2006 phân bố theo vùng sinh thái

6

2.5.

Một số chỉ tiêu sản xuất của bò nội và bò lai Zebu

8

2.6.

Sản lượng và tỷ lệ thịt bò so với TSL thịt (2000-2005)

8

2.7.

Lượng thịt tiêu thụ bình quân theo ñầu người

10

2.8.


Thành phần hóa học của một số loại thức ăn cho gia súc

13

2.9.

Thành phần hóa học một số loại phụ phẩm chính ở Việt Nam

14

2.10. Thành phần hóa học của một số phụ phẩm cây trồng ñã xử lý

14

2.11. Thành phần hóa học và tỉ lệ tiêu hóa của một số loại thức ăn tinh

15

2.12. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng thành phần thân thịt

17

3.1.

Sơ ñồ bố trí thí nghiệm vỗ béo bò vàng ñịa phương

33

3.2.


Thành phần nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp thí nghiệm

34

4.1.

Quy hoạch sử dụng ñất nông lâm nghiệp qua các năm và ñến năm 2010 46

4.2.

Diện tích và sản lượng cây trồng của huyện Krông Pa

49

4.3.

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp qua các mốc thời gian

51

4.4.

Số lượng bò của huyện Krông Pa và chỉ số phát triển

52

4.5.

ðịa bàn chăn thả, phương thức nuôi, sử dụng thức ăn và ứng dụng


4.6.

khoa học kỹ thuật hoạt ñộng chăn nuôi bò

54

Thời gian phụ phẩm ñược sử dụng trong năm

56

4.8a. Ảnh hưởng của ñộ tuổi và mức bổ sung thức ăn tinh ñến kết quả
vỗ béo bò

60

4.8b. Ảnh hưởng của mức bổ sung thức ăn tinh ñến kết quả vỗ béo bò
ở các ñộ tuổi khác nhau

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

66


4.9a. Năng suất thịt theo ñộ tuổi vỗ béo và mức bổ sung thức ăn tinh

69

4.9b. Ảnh hưởng của mức bổ sung thức ăn tinh ñến khả năng cho thịt
của bò vỗ béo ở các ñộ tuổi khác nhau
4.10. Hiệu quả kinh tế vỗ béo bò (phân tích riêng phần)


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

70
72


DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT

Tên biểu ñồ

Trang

4.1.

Phân bố lượng mưa trung bình của huyện Krông Pa

42

4.2.

Nhiệt ñộ trung bình của huyện Krông Pa

43

4.3.

Số giờ nắng trung bình của huyện Krông Pa


44

4.4.

So sánh về sinh trưởng tuyệt ñối khi tăng mức bổ sung thức ăn
tinh ñể nuôi bò vỗ béo ở 2 ñộ tuổi khác nhau

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii

73


1. MỞ ðẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI

Trong những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng ñáng kể của nền
kinh tế, ñời sống của các tầng lớp nhân dân ta cũng ñược cải thiện từng bước.
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa … trong thị
trường nội ñịa hàng năm ñều tăng, trong ñó có thịt bò. Ngày nay, người tiêu
dùng ñã hiểu ñược giá trị của thịt bò nên trên thị trường, giá thịt bò thường
cao hơn giá thịt lợn, thịt gà, vịt …Tuy nhiên, mức sản xuất thịt bò ở nước ta
hiện nay còn rất thấp và còn thấp xa so với yêu cầu của thị trường trong nước.
Thịt trâu, bò hiện nay mới chiếm trên dưới 8% tổng lượng thịt hơi các loại.
Thực tế, nước ta chưa có một ngành chăn nuôi bò thịt truyền thống. Nông dân
chăn nuôi bò trước ñây chủ yếu là chăn nuôi bò cày kéo kết hợp với sinh sản.
Bò ñưa vào thịt chủ yếu là bò già bị loại thải sau khi hết khả năng làm việc
hoặc sinh sản cho nên cả về sản lượng cũng như chất lượng thịt bò thấp.
Ở nước ta, cho ñến cuối năm 2005 có 5,54 triệu con bò[49], trong ñó tỉnh
Gia Lai có 278.846 con, chiếm 5,03%[9]. Có trên 75% là giống bò vàng Việt

Nam, với tầm vóc, khối lượng rất nhỏ. Thêm vào ñó chăn nuôi bò của nông dân
hiện nay vẫn theo phương thức lợi dụng tự nhiên là chủ yếu. Nguồn thức ăn chủ
lực của ñàn bò vẫn là cỏ tự nhiên và các phụ phẩm nông nghiệp có giá trị dinh
dưỡng thấp, bò non cũng như bò già loại thải thường không ñược vỗ béo trước
khi ñưa vào giết thịt nên tỉ lệ thịt xẻ thấp, chất lượng thịt kém.
Krông Pa là huyện có diện tích ñất tự nhiên rộng, nguồn ñất trống ñồi
núi trọc và ñất chưa sử dụng còn lớn, là một trong những huyện có ñàn bò
ñông nhất tỉnh. Tính ñến cuối năm 2006, tổng diện tích tự nhiên là 162.595ha,
trong ñó ñất nông nghiệp là 43.628ha chiếm 26,8%[36]. ðất trồng cỏ dùng
vào chăn nuôi mới chiếm 1,03% diện tích ñất nông nghiệp. Do tập quán chăn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


nuôi chủ yếu là chăn thả dựa vào cây cỏ tự nhiên nên gặp rất nhiều khó khăn
về thức ăn trong mùa khô. Mùa khô ở ñây kéo dài từ tháng 1 ñến tháng 6
hàng năm, với 2 tháng khắc nghiệt nhất là tháng 3 và 4. Mực nước ngầm
xuống thấp, ñất ñai khô cằn, cây cỏ tàn lụi, trâu bò bị ñói, hạn chế nghiêm
trọng ñến sinh trưởng, sức khỏe và sinh sản. Thông qua kênh tuyên truyền
khuyến nông, một số nông dân chăn nuôi ñã biết sử dụng kinh nghiệm của
mình ñể nuôi bò vỗ béo bằng thức ăn tinh bổ sung, nuôi bò ñực thiến ñể sản
xuất ra thịt bò có chất lượng cao cho những dịp ñặc biệt như ñám cưới, các lễ
hội… Song, cách vỗ béo truyền thống vẫn còn nặng nề về tận dụng và mang
lại ít lợi nhuận.
Vì lý do trên, việc nghiên cứu sử dụng tối ưu nguồn thức ăn sẵn có ở ñịa
phương làm thức ăn cho bò là hết sức cần thiết nhằm giúp người nông dân chăn
nuôi bò tăng thu nhập thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn sẵn có
tại ñịa phương ñể bổ sung cho ñàn bò trong mùa khô và vỗ béo trước khi xuất bán.
ðể giải quyết một phần những ñòi hỏi từ thực tế sản xuất ñó, chúng tôi tiến
hành thực hiện ñề tài:
“ðánh giá tiềm năng chăn nuôi bò thịt và thí nghiệm vỗ béo bò tại

huyện Krông Pa-Gia Lai”
1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI

- ðánh giá tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện Krông Pa.
- Tiến hành thử nghiệm ñể tìm ra giải pháp vỗ béo bò có hiệu quả phù
hợp với ñiều kiện ở Krông Pa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

2.1.1 Sơ lược tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới
Dẫn theo Nguyễn Xuân Trạch và cs, (2006)[49] bò ñược thuần hóa cách
ñây khoảng 8-10 ngàn năm. Từ ñó cho ñến nay ngành chăn nuôi bò không
ngừng ñược phát triển và ñược phân bố khắp trên thế giới. Hiện nay trên thế giới
có trên 500 giống bò, với số lượng ñàn bò khoảng 1,4 tỉ con, ñứng hàng ñầu các
vật nuôi nhai lại. Châu Á có số lượng ñàn bò ñông nhất: 497.133,4 con. Việt
Nam, Lào, Campuchia là ba nước nhiệt ñới nằm trong khu vực ðông Nam Á có
nhiều ñiểm tương ñồng trong hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp. Ngành chăn nuôi
bò ở các nước này ñược Chính phủ quan tâm ưu tiên phát triển. Tổng số ñàn bò
của ba nước liên tục tăng lên qua các năm.
Bảng 2.1. Tổng số ñàn bò các nước ðông Nam Á
ðơn vị tính: 1.000con

Năm

2000


2001

2002

2003

2004

2005

Campuchia

2.826

2.992

2.868

2.924

2.950

2.950

Lào

1.000

1.100


1.216

1.207

1.200

1.300

Thái Lan

4.755

4.601

4.640

4.819

5.048

5.500

Việt Nam

4.063

4.127

3.899


4.062

4.394

5.540

12.644

12.820

12.623

13.012

13.592

15.290

Tổng

( Nguồn: Cục Nông nghiệp Việt Nam, 2006)[7]

Ngành chăn nuôi bò chuyên thịt ñã phát triển từ ñầu thế kỷ 18. Các
giống bò chuyên thịt phổ biến gồm:
- Bò ôn ñới: Shorthorn, Hereford, Angus, Charolais, Limousin…
- Bò nhiệt ñới: Reh Sindhi, Sahiwal, Brahman…

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3



- Giống lai tạo: Bradford, Droughmaster, Santa Gertrudis…
Lượng thịt bò sản xuất trên thế giới trong mấy năm gần ñây và mức
tiêu thụ thịt bò thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Thịt bò tiêu thụ bình quân ñầu người trên thế giới
ðơn vị (kg/người/năm)

Năm

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Châu Phi

4,92

4,98

4,62

4,99


4,95

4,89

Châu Mỹ

20,04

19,55

19,77

19,57

17,43

18,6

Châu Á

8,47

8,20

8,27

8,42

8,27


8,43

Châu Âu

20,64

20,31

20,97

20,71

20,75

20,33

Châu ðại Dương

25,68

52,63

49,62

49,03

49,92

48,00


ðông Nam Á

2,68

2,58

2,7

2,83

2,88

2,95

Vùng

(Nguồn: FAO Statistics, 2005)

2.1.2. Sơ lược tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam
2.1.2.1. Số lượng và phân bố ñàn bò
Truyền thống chăn nuôi trâu bò thịt ở nước ta thực chất là chăn nuôi
trâu bò ñịa phương kết hợp lấy thịt với khai thác sức kéo và phân bón phục vụ
sản xuất nông nghiệp. Càng về sau, cơ khí nhỏ thay dần sức kéo, nhu cầu về
thịt, sữa của xã hội ngày càng cao. Vì vậy số lượng và chất lượng ñàn bò
không ngừng ñược tăng lên. Số lượng ñàn bò và tốc ñộ tăng ñàn ñược trình
bày ở bảng 2.3

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4



Bảng 2.3. Số lượng ñàn bò và tốc ñộ tăng ñàn hàng năm 2000-2005
Số lượng
ðàn bò
Tốc ñộ tăng ñàn

ðơn vị
tính
triệu con
%

2000

2001

2002

2003

2004

2005

4,13

3,89

4,06

4,39


4,91

5,54

-5,74

4,37

8,12

11,84 12,83

Tỉ lệ
tăng ñàn

2,29

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2006)
Nhìn chung ñàn bò nước ta có xu hướng tăng nhanh. Từ năm 2001 ñến
năm 2005, ñàn bò tăng từ 3,89 triệu con lên 5,54 triệu con ñạt tốc ñộ tăng
trưởng 6,29% /năm và con số này chắc chắn không dừng lại ở ñó. Trên cở sở
là hiện nay ñã có 15 tỉnh thành tham gia dự án giống bò thịt chất lượng cao.
Theo ñó có hàng nghìn bò thịt giống cao sản ñược nhập về nước nhằm ñáp
ứng nhu cầu về giống ñể phát triển chăn nuôi bò của nhân dân.
Với những ñặc ñiểm ñịa hình, ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội không
giống nhau vì vậy sự phân bố ñàn trâu bò theo các vùng sinh thái cũng khác
nhau. Khoảng 45% tổng số ñàn của cả nước tập trung ở các tỉnh miền Trung
Việt Nam. Tây Nguyên là vùng ñất ñai rộng lớn, có nhiều ñất ñai và ñồng cỏ
phù hợp cho chăn nuôi bò nhưng tại ñây số lượng bò chỉ chiếm khoảng 10,7%
tổng số bò của cả nước.

Trong chăn nuôi bò thịt thì việc cung cấp ñủ cỏ và thức ăn thô xanh là yếu
tố quan trọng. Mùa khô cần phải dự trữ cỏ khô kết hợp với các sản phẩm phụ của
nông nghiệp như cây ngô, ngọn mía, dây khoai lang. Bắc Trung bộ và Nam Trung
bộ là nơi có ñiều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển của bò nên ñã có trên 40%
tổng ñàn bò của cả nước ta phân bố ở hai vùng Duyên hải miền Trung này.
Từ năm 1990 ñến nay, ñàn bò của nước ta phát triển với tốc ñộ tăng
ñàn hàng năm trên 4%. Miền Bắc có ñồng bằng sông Hồng và miền Nam có
ñồng bằng Nam Bộ là hai vùng có tốc ñộ phát triển ñàn bò tăng nhanh nhất so
với các vùng sinh thái khác với tỷ lệ tương ứng là 7,61% và 9,85%.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


Bảng 2.4. Số lượng ñàn bò năm 2006 phân bố theo vùng sinh thái
(1000 con)

STT

Vùng sinh thái

Năm 2006

Tỷ lệ so với cả nước (%)

Cả nước

5.540,7

100


Miền Bắc

2.696,4

48,67

ðồng bằng Sông Hồng

685,8

12,38

Vùng ðông Bắc

675,4

12,19

Vùng Tây Bắc

224,2

4,05

Vùng Bắc Trung bộ

1.110,8

20,05


Miền Nam

2.844,2

51,33

Vùng Nam Trung bộ

1.007,3

18,18

Vùng Tây Nguyên

616,9

11,13

Vùng ðông Nam bộ

682,1

12,31

ðồng bằng Sông Cửu Long

537,8

9,71


(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2006)

2.1.2.2. Một số giống bò hiện có ở nước ta
ðàn bò nước ta chủ yếu là bò vàng ñịa phương, có tầm vóc nhỏ, tăng
trọng kém và sản lượng thịt thấp. Từ những năm 1960, nước ta ñã có chương
trình cải tiến ñể nâng cao sản xuất của ñàn bò ñịa phương bằng các giống bò
Zêbu. Vào những năm 70, ngoài các giống bò thịt nhiệt ñới ra thì một số
giống bò ôn ñới như: Limousin, Herefor, Simmental… ñã ñược ñưa vào
nghiên cứu các công thức lai ñể tăng cường việc lai tạo và cải tiến ñàn bò ñịa
phương trên phạm vi và quy mô lớn hơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


- Bò vàng
Bò vàng thường có màu lông vàng, vàng nhạt hay vàng sẫm, màu vàng
chiếm khoảng 70-80%, màu nâu và màu xám chiếm khoảng 20-30%. Bò
không có thiên hướng sản xuất rõ rệt. Ngoại hình cân xứng, con cái ñầu thanh,
sừng ngắn, cổ thanh. Con ñực ñầu to, sừng dài chĩa về phía trước, mắt tinh
lanh lợi yếm kéo dài từ cổ xuống xương ức, da có nhiều nếp nhăn. U vai con
ñực cao, con cái không có, lưng và hông thẳng hơi rộng. Bò vàng có tầm vóc
nhỏ, bò cái từ 150-160kg, con ñực nặng từ 180-200kg. Bò vàng có tỷ lệ thịt
xẻ thấp khoảng 40-44% so với trọng lượng sống; tuổi phối giống lần ñầu
khoảng 20-24 tháng. Tỷ lệ ñẻ hàng năm khoảng 50-80%.
- Bò lai Sind
Bò lai Sind là kết quả lai tạo giữa giống bò Red Sindhi hay bò Sahiwal
với bò vàng Việt Nam. Ngoại hình bò lai Sind là loại trung gian giữa bò Vàng
Việt Nam và bò Red Sindhi. Bò lai Sind có một số ñặc ñiểm nổi bật như: ñầu
rộng, trán gồ, tai to và cụp xuống, rốn và yếm rất phát triển. U vai nổi rõ, lưng
ngắn, ngực sâu, mông dốc… Khối lượng sơ sinh ñạt 17-18kg. Khi trưởng

thành ñạt 250-350kg với bò cái, 400-450kg với bò ñực. Tỷ lệ thịt xẻ ñạt 4849% có thể làm nền cho lai tạo với bò ñực chuyên dụng thịt ñể tạo bò lai
hướng thịt. Bò lai Sind có khả năng chịu kham khổ tốt, khả năng chống chịu
bệnh tật cao, thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm.
ðinh Văn Cải và cs (2001)[3] cho biết bê lai Sind ở thời ñiểm 12 tháng
tuổi ñạt 126,51kg trong ñiều kiện môi trường nuôi dưỡng ở Long An và Bình
Phước. Nguyễn Văn Bôn và cs (2004)[2] cho biết bò lai Sind 18 tháng tuổi có
tỷ lệ thịt xẻ là 44,62%; tỷ lệ thịt tinh là 35,6%.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu sản xuất của bò nội và bò lai Zebu
Các chỉ tiêu

ðVT



Lai Red

Lai

Lai

Zebu

Vàng

Sindhi


Sahiwal

Brahman

thuần

Trọng lượng sơ sinh

Kg

14

20,1

22

23

27

TL. 6 tháng tuổi

Kg

63,7

97,5

105


107,5

140

TL. 12 tháng tuổi

Kg

85

140

160

165

215

TL. 24 tháng tuổi

Kg

140

200

220

230


350

TL. Trưởng thành

Kg

180

250

280

290

450

Thời gian cho sữa

ngày

150

240

270

200

200


SL. sữa/chu kỳ

Kg

400

1000

14000

600

1000

Tỷ lệ thịt xẻ

%

44,2

49,6

49,5

52

55

(Nguồn: Viện chăn nuôi, 2003)


2.3. SẢN PHẨM CỦA CHĂN NUÔI BÒ

2.3.1. Sản lượng thịt bò
Ngày nay khi kinh tế ñang phát triển mạnh, ñời sống nhân dân ñược
cải thiện và nhu cầu về thịt, trứng, sữa cũng không ngừng tăng lên. Người
tiêu dùng ñòi hỏi những sản phẩm ñảm bảo về số lượng và chất lượng. ðáp
ứng nhu cầu ñó ngành chăn nuôi nước ta trong những năm qua ñã sản xuất
ra khối lượng thịt hơi ngày một tăng phần nào ñáp ứng ñược nhu cầu của
người tiêu dùng.
Bảng 2.6. Sản lượng và tỷ lệ thịt bò so với TSL thịt (2000-2005)
Stt

Chỉ tiêu

ðVT

2000

2001

2002

2003

2004

2005

1


Thịt hơi các loại

ng.tấn

1856 1939,3 2146,3 2328,9 2505,68 2812,1

2

Thịt bò

ng.tấn

93,8

3

Tăng trưởng

%

4,3

6,9

2,9

11,4

18,7


4

Tỷ lệ thịt bò/TSL thịt

%

5,03

4,48

4,59

4,75

5,05

97,79 104,45 107,54

119,8 142,16

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2006)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Bảng 2.6 cho thấy sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh hơn so với tốc ñộ tăng
ñàn. ðiều này chứng tỏ chất lượng giống ngày càng ñược cải tiến và trọng lượng
xuất chuồng ngày càng cao hơn. Hiện nay trong các sản phẩm chăn nuôi của
nước ta thì thịt lợn ñang chiếm tỷ lệ trên 80% tổng sản lượng thịt sản xuất ra
hàng năm. Trên thế giới, bình quân về tỷ lệ thịt lợn chỉ chiếm 40% tổng sản

lượng thịt sản xuất ra còn 30% là thịt bò và 20% là các loại thịt khác.
Tổng sản lượng thịt hơi các loại của nước ta năm 2001 ñạt 1.939,2 ngàn
tấn, năm 2005 ñã tăng lên 2.812,1 ngàn tấn; tốc ñộ tăng trưởng bình quân/năm
của sản lượng thịt hơi là 9,18%/năm. Trong ñó, tổng sản lượng thịt bò tăng
97,7 ngàn tấn năm 2001 lên 142,1 ngàn tấn năm 2005 với tốc ñộ tăng trưởng
ñạt 8,83%/năm. Trong sản phẩm chăn nuôi của nước ta, thịt lợn chiếm tỷ lệ
cao nhất. Năm 2005 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên thịt lợn vươn
lên chiếm tỷ lệ trên 80% tổng sản lượng thịt. Thịt bò chiếm tỷ lệ thấp nhất
trong các loại thịt (5,03% năm 2001 và 5,05% năm 2005). Vì vậy trong những
năm tới nước ta cần có sự ñiều chỉnh các loại thịt gia súc gia cầm phù hợp với
xu thế chung của sự phát triển chung của thế giới.
Sản phẩm chăn nuôi bình quân ñầu người của nước ta có tốc ñộ tăng
trưởng bình quân năm là 8,8%. Tuy nhiên bình quân mức tiêu thụ thịt của
Việt Nam hiện nay vẫn thấp so với các nước trong khu vực. Hiện nay khi tình
hình dịch bệnh liên tục xảy ra trên ñàn gia súc, gia cầm của nước ta, ñặc biệt
là bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng và mới ñây là bệnh tai xanh trên ñàn
lợn ñiều này ñã tác ñộng không nhỏ vào tâm lí của người tiêu dùng. Mặc dù
vậy nhu cầu về thịt bò vẫn không hề giảm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


Bảng 2.7. Lượng thịt tiêu thụ bình quân theo ñầu người (kg/người/năm)
Chỉ tiêu

ðVT

2001

2002


2003

2004

2005

Kg

25,3

26,9

29,1

30,56

34,29

ng.tấn

97,78

104,45

107,54

199,78

142,16


tr.người

78,6

79,7

80,4

82,0

83,1

Bình quân thịt bò

kg/ng/năm

1,24

1,28

1,33

1,45

1,71

Tỉ lệ thịt bò/bình

%


5,03

4,84

4,59

4,75

5,05

Bình quân
thịt/người/năm
TSL thịt bò
Dân số

quân tiêu thụ
( Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2005)

2.3.2. Các sản phẩm khác của bò
a. Da, sừng và móng: hàng năm có khoảng 500 nghìn bò mổ thịt cung
cấp hàng nghìn tấn da tươi và sừng, móng bò cho công nghệ thuộc da và
nguyên liệu cho các làng nghề thủ công, mỹ nghệ.
b. Phân bón: là một nước nông nghiệp, hàng năm chăn nuôi bò cung
cấp cho nông dân nguồn sức kéo cho hàng triệu ha cây trồng và 15 triệu phân
bón hữu cơ cho trồng lúa, các cây rau màu và cây công nghiệp.
2.3.3. Các phương thức chăn nuôi bò
- Chăn nuôi quảng canh, tận dụng và sử dụng sức kéo
Là phương thức chăn nuôi phổ biến cho hầu hết các hộ chăn nuôi bò
của ta. Các hoạt ñộng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng của nước

ta theo phương thức quảng canh và quy mô chăn nuôi nông hộ là chủ yếu.
Trên 90% số bò nước ta chăn nuôi theo phương thức này, chăn nuôi bò ñể tận
dụng sức kéo trong nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa lớn và quan trọng.
-Chăn nuôi bán thâm canh
Là phương thức chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi bò vừa và nhỏ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


Phương thức này bò ñược chăn thả ngoài gò, bãi, ven rừng, ven ñê, ven sông
và cánh ñồng chờ thời vụ. Giống bò ñược sử dụng trong phương thức chăn
nuôi này thường là bò lai Zebu hoặc giống bò thịt Zebu thuần.
- Chăn nuôi thâm canh
Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, thâm canh là một nghề rất mới mẻ
ñối với nông dân Việt Nam. Chăn nuôi bò thâm canh ñòi hỏi dân trí và kinh tế
cao. Có khoảng 0,5% hộ chăn nuôi có quy mô trang trại lớn trên 100 bò trở
lên với phương thức chăn nuôi thâm canh ñể nuôi bò sinh sản ñể sản xuất con
giống hoặc vỗ béo bò thịt. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu là bò lai, bò
ngoại chuyên thịt, bò ñược nuôi trên ñồng cỏ thâm canh luân phiên hoặc nuôi
nhốt tại chuồng với khẩu phần ăn hoàn chỉnh và chuồng nuôi hiện ñại.
Về phương thức chăn nuôi. Hiện nay trong cả nước ñã hình thành nhiều
trang trại phát triển chăn nuôi bò thịt thâm canh. ðến năm 2005, cả nước có
3.404 trang trại chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt, trong ñó miền Bắc có 1.064
trại (chiếm 31,26%) và miền Nam có 2.340 trại (chiếm 68,74%). Tuy vậy,
việc tổ chức ngành hàng và quản lý công tác giống bò thịt của nước ta vẫn
chưa có hệ thống, chưa ñi vào quy cũ (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006) [49]
2.4. NGUỒN THỨC ĂN CHO BÒ

2.4.1. Một số kết quả ñiều tra về tiềm năng chính phẩm, phụ phẩm nông
nghiệp
Cỏ chăn thả và phụ phẩm nông nghiệp là nguồn thức ăn chính trong

chăn nuôi bò ở nước ta cũng như các nước ñang phát triển. Chúng có hàm
lượng cao, protein thấp, lượng ăn vào và tỉ lệ tiêu hóa thấp (Lê Viết Ly và
Lưu Trọng Hiếu (1995)[26], do ñó năng suất của trâu bò thường thấp, thường
dưới mức tiềm năng. Dân số ngày càng tăng, diện tích trồng cỏ, ñồng cỏ tự
nhiên bị thu hẹp lại nên việc phát triển một hệ thống nuôi dưỡng gia súc nhai
lại dựa trên các phụ phẩm nông nghiệp là một yêu cầu sống còn hiện nay cũng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


như trong tương lai (Vũ Văn Nội và cs, 1995)[28]. Cho ñến nay có khá nhiều
thông báo kết quả về tiềm năng một số phụ phẩm nông nghiệp.
Theo Nguyễn Văn Thiện (2000)[38], trên toàn thế giới hiện nay có 1,5
tỷ ha ñất canh tác, chiếm 10,84% diện tích ñất nông nghiệp. Từ diện tích ñất
canh tác này có thể cho 2 loại phụ phẩm nông nghiệp:
- Phụ phẩm từ các loại hạt sau khi chế biến: có hàm lượng protein cao,
dùng làm thức ăn bổ sung cho bò.
- Thân và lá sau khi thu hoạch: có hàm lượng chất xơ cao nhưng bò có
thể tiêu hóa ñược.
Hiện nay tổng số phụ phẩm nông nghiệp trên toàn thế giới là 4,2 tỷ tấn
tức là 2,18 tấn trên một ñơn vị gia súc.
Vũ Duy Giảng và Tôn Thất Sơn (1999)[16], ñã thông báo kết quả ñiều
tra nguồn phụ phẩm của một số giống lúa và ngô làm thức ăn cho trâu bò tại
các huyện ðông Anh, Gia Lâm, Hà Nội cho thấy, năng suất cây ngô tươi trung
bình là 13,71 tấn/ha, năng suất cây ngô khô trung bình là 10,91 tấn/ha và tỷ lệ
cây ngô khô/hạt là 2,30. Năng suất rơm rạ tươi và rơm rạ khô trung bình tương
ứng là 17,1 tấn/ha và 6,34, với tỷ lệ rơm rạ/thóc là 1,05. Năm 1997 cả nước có
sản lượng cây ngô khô gần 4 triệu tấn, sản lượng rơm là 29,6 triệu tấn.
Bột sắn là nguồn tinh bột rẻ nhất ở hầu hết các tỉnh, ñặc biệt là các tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên, nơi có ñàn bò ñông nhất cả nước (38%). ðây là
nguồn nguyên liệu thức ăn tại chổ dùng cho chăn nuôi góp phần giải quyết

ñược sự khan hiếm thức ăn trong mùa khô của vùng này. Tuy nhiên, hạn chế
của sắn khô là hàm lượng protein thấp, chỉ khoảng 3% protein thô trong khi
ñó ngô chứa 10% protein thô. Vì vậy khi xây dựng phối hợp khẩu phần thức
ăn cần bổ sung một số thức ăn giàu ñạm như bột cá và urê.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


2.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng thức ăn dùng
ñể chăn nuôi bò
Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là tính năng di
truyền và chế ñộ dinh dưỡng hợp lý. Muốn có chế ñộ dinh dưỡng hợp lý phải
biết thành phần và giá trị dinh dưỡng của các chủng loại thức ăn khi phối
hợp khẩu phần nhằm cân ñối các chất như protein, axit amin, năng
lượng…Nhiều năm qua, Viện Chăn nuôi quốc gia ñã phối hợp với các
trường ñại học Nông- Lâm nghiệp, các viện, các trung tâm nghiên cứu phân
tích nhiều mẫu thức ăn. Các kết quả thu ñược ñã xuất bản nhiều lần vào các
năm 1962, 1983, 1992 và 1995. Bảng 2.8 cho thấy thành phần dinh dưỡng
của một số loại thức ăn chăn nuôi.
Bảng 2.8. Thành phần hóa học của một số loại thức ăn cho gia súc
Thức ăn (%)

VCK

Pr thô Mỡ thô Xơ thô

Ca

P


Cây ngô thu bắp-thân lá

61,60

4,70

1,20

19,40

0,25

0,15

Rơm lúa tẻ

91,25

5,15

1,32

29,88

0,49

0,20

Cây lạc-thân lá


22,50

3,17

1,27

6,24

0,35

0,06

Cây mía-lá

21,40

2,00

0,50

7,30

0,10

0,06

Khô dầu bông cả vỏ ép

91,49


33,54

7,43

17,54

0,53

0,98

Hạt cao su bỏ vỏ

72,33

15,26

32,93

1,52

0,09

0,03

Rỉ mật mía

78,00

11,00


-

-

0,22

0,02

Quả cà phê bỏ hạt khô

92,25

13,85

2,12

16,70

0,30

0,23

Nguồn : Viện Chăn nuôi quốc gia (1995)

Pozy và cộng sự, 1998 (Dẫn theo Nguyễn Xuân Trạch, 2003)[47] ñã
phân tích thành phần hóa học của một số phụ phẩm (bảng 2.9)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13



Bảng 2.9. Thành phần hóa học một số loại phụ phẩm chính ở Việt Nam
Loại thức ăn (%)

VCK

CP

Khô dầu lạc

90,90

45,54

6,96

5,25

5,74

-

-

Ngọn mía

18,04

0,86

0,23


5,40

1,07

0,06

0,04

Rỉ mật

63,06

1,58

0,75

2,55

0,46

0,09

Cây ngô già

31,06

2,31

8,99


3,61

0,31

0,05

Rơm lúa

92,24

5,54

2,06

28,67

15,03

0,41

0,03

88,4

41,17

1,28

5,99


6,79

0,47

0,52

Khô dầu ñậu tương

Mỡ



Tro

Ca

P

Rơm, cây ngô già thường có hàm lượng xơ khá cao và hàm lượng
protein thấp, do ñó việc sử dụng, chế biến và phối hợp hợp lý sẽ nâng cao
ñược khả năng tiềm tàng trong phụ phẩm (Bùi Văn Chính và cs. (2002)[4].
Theo ðoan Thi Khang và Cu Xuan Dan (2001)[65], thành phần hóa
học của một số phụ phẩm cây trồng ñã xử lý urê như ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Thành phần hóa học của một số phụ phẩm cây trồng ñã xử lý
Phụ phẩm

Protein thô

Xơ thô


Khoáng tổng số

Lá mía tươi

7,43

42,84

8,16

Lá mía ủ

11,19

28,27

9,78

Cây ngô

7,93

33,58

8,15

Cây ngô ủ

9,40


32,15

10,60

Vũ Chí Cương và cs (2000-2003)[12], các loại thức ăn tinh như bột
ngô, cám gạo, bột sắn ñều có tỉ lệ tiêu hóa khá cao, tỉ lệ protein vừa phải
(bảng 2.11)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


Bảng 2.11. Thành phần hóa học và tỉ lệ tiêu hóa
của một số loại thức ăn tinh
Thành phần hóa học (%CK)

Loại
thức ăn

CK

Pro



Bột ngô

92,18

9,23


2,16 17,30

NDF

ADF

Tỷ lệ tiêu hóa (%)
CK

Pro



NDF

ADF

3,06 71,41 54,64 59,52 57,41 59,81

Cám gạo 89,44 12,39 11,09 25,73 11,82 87,73 94,28 34,14 73,20 65,02
Bột sắn

85,30

4,34

3,49 19,57

4,05 69,43 74,52 30,43 41,79 29,07


Hạt bông 89,35 20,95 29,78 54,98 34,10 83,76 72,17 84,24 86,31 76,48

Trên ñây là một số kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của một
số loại thức ăn cho gia súc nhai lại. Ở Tây Nguyên, các nghiên cứu về thành
phần hóa học của các loại thức ăn hầu như chưa ñược thực hiện có hệ thống.
Trong ñề tài này chúng tôi lựa chọn ra một số loại thức ăn sẵn có ở ñịa
phương ñể xây dựng khẩu phần thí nghiệm.
2.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THỨC ĂN TINH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ðẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT

2.5.1. Bổ sung thức ăn tinh vào khẩu phần vỗ béo
Thức ăn tinh hay hạt ngũ cốc có thể dùng ñể bổ sung vào khẩu phần cơ
sở là thức ăn thô ñể cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh vật dạ cỏ và vật chủ nói
chung. Tuy nhiên, việc bổ sung này chỉ nên áp dụng khi khẩu phần cơ sở
không ñáp ứng ñủ nhu cầu dinh dưỡng, ñặc biệt là ñối với gia súc cao sản.
Cần cẩn trọng khi sử dụng thức ăn tinh với lý do: Có thể không có lợi về mặt
dinh dưỡng cũng như kinh tế nếu bổ sung quá nhiều. Bổ sung quá nhiều thức
ăn tinh sẽ làm tăng tốc ñộ sinh axit béo bay hơi trong dạ cỏ, làm giảm pH và
ức chế các loại VSV phân giải xơ và thường gây ra hiện tượng thay thế (giảm
thu nhận thức ăn thô). Hơn nữa việc lên men dạ cỏ sẽ làm mất nhiều năng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


lượng của thức ăn tinh qua sinh nhiệt trong quá trình lên men và sinh khí mê
tan. Các vi khuẩn và thảo phúc trùng phân giải ñường và tinh bột thành
polysacarit, glucogel và aminopeptin. Các ñường này sẽ ñược lên men tiếp
theo ñể tạo thành các axit béo bay hơi. Những axit béo bay hơi này sẽ hấp thu
vào cơ thể qua thành dạ cỏ. Cho dù hấp thu trực tiếp dưới dạng axit hay tham

gia vào chu trình chuyển hóa amoniac của cơ thể, cuối cùng các sản phẩm ñó
cũng giúp cho duy trì mọi hoạt ñộng tham gia vào quá trình tích lũy cơ thể.
Bên cạnh ñó nguồn nitơ phi protein là urê cũng góp phần làm tăng giá trị của
khẩu phần, giúp cho bò tăng trọng nhanh hơn (Nguyễn Văn Vinh và cs
(1998)[31]
Hiện nay ở một số nước trên thế giới người ta tiến hành vỗ béo bò bằng
khẩu phần dựa trên thức ăn tinh là chủ yếu. Thức ăn tinh dùng ñể vỗ béo dựa
trên các loại hạt ngũ cốc và họ ñậu, các hỗn hợp thức ăn có thành phần ñặc
biệt, ñồng thời ñảm bảo một lượng xơ thích hợp cần cho hoạt ñộng tiêu hóa
ñược bình thường. Tỷ lệ thức ăn tinh so với thức ăn thô trong khẩu phần có
thể là 4:1. Khi vỗ béo bằng thức ăn tinh cần phải cung cấp thức ăn thô với ñộ
cắt băm nhất ñịnh, cân bằng tốt về các chất khoáng và các hoạt chất sinh học
trong khẩu phần.
Khó khăn nhất của hình thức vỗ béo bằng thức ăn tinh là phải khống
chế không ñể cho bò mắc bệnh axit dạ cỏ. Do vậy, người ta thường cho các
chất ñệm (như bicacbonat) trộn với thức ăn tinh và cho ăn rải ñều ñể ổn ñịnh
pH của dạ cỏ. Mặt khác, kháng sinh cũng thường không thiếu trong khẩu
phần dạng này ñể chống các vi khuẩn gây bệnh (như E.coli) phát triển trong
ñiều kiện pH dạ cỏ thấp.
2.5.2. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất thịt
- Tuổi giết thịt: Trong quá trình phát triển của cơ thể, khối lượng, thành
phần hình thái học của cơ thể thay ñổi theo tuổi. Dưới 1 năm tuổi sự lớn lên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


×