Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



HOÀNG THỊ THÖY HẰNG




ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH
KHAI THÁC THỨC ĂN CHĂN NUÔI BÕ
TẠI HAI TỈNH BẮC KẠN VÀ VĨNH PHÖC



LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC







THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



HOÀNG THỊ THÖY HẰNG


ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH
KHAI THÁC THỨC ĂN CHĂN NUÔI BÕ
TẠI HAI TỈNH BẮC KẠN VÀ VĨNH PHÖC

CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC
MÃ SỐ: 60. 42. 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HOÀNG CHUNG





THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CẢM ƠN


Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn ân cần, chu đáo nhưng đầy
tính nghiêm khắc của PGS.TS. Hoàng Chung. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
tới Thày, em xin kính chúc Thày luôn luôn mạnh khoẻ để tiếp tục dìu dắt các thế hệ
học trò tiếp bước trên con đường khoa học mà chúng em đã lựa chọn và đam mê.

Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thày cô giáo đã tận tình
tham gia giảng dạy lớp Cao học Sinh K15. Các thày cô đã hun đúc thêm cho
chúng em lòng đam mê khoa học cũng như ý chí vượt khó để vươn lên. Giúp
chúng em tiếp thu tốt hơn những thành tựu của khoa học hiện đại, nắm chắc
khoa học Bộ môn, để khi trở về cơ quan có thể đóng góp được nhiều hơn cho sự
nghiệp phát triển giáo dục nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương nói chung.
Việc học tập sẽ không thể tiến hành được thuận lợi nếu như không có sự
giúp đỡ có hiệu quả của Ban giám đốc Đại học Thái Nguyên, Ban giám hiệu,
khoa Sau đại học và các Phòng, Ban chức năng của trường Đại học Sư phạm -
Đại học Thái Nguyên. Không biết nói gì hơn, em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
các tổ chức nói trên.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh chị em học viên lớp Cao học
Sinh khoá 15 của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã gắn bó, sẻ chia mọi
niềm vui, nỗi buồn với nhau trong suốt thời gian học tập. Chúc các anh, chị và các
bạn luôn có sức khoẻ dồi dào, có nghị lực to lớn để tiếp tục học tập, chiếm lĩnh các
đỉnh cao mới của khoa học.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cơ quan đang công tác, gia
đình, bạn bè, người thân đã luôn động viên, khích lệ em trong quá trình học tập.
Chính những sự động viên kịp thời và chân thành đó đã giúp em quyết tâm học tập
và hoàn thành tốt được việc học tập của mình như hôm nay.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2009
Tác giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DS:

NC:
TS:
VCK:

Dạng sống
Nghiên cứu
Tổng số
Vật chất khô




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1: Số lƣợng đàn bò trên thế giới ................................................................... 4
Bảng 1.2: Tiêu thụ sữa ở các khu vực trên thế giới .................................................. 5
Bảng 1.3: Sản lƣợng sữa trên thế giới cho từng giống vật nuôi năm 2001 ............... 6
Bảng 1.4: Sản lƣợng sữa trên thế giới phân theo vùng năm 2001 ............................. 7
Bảng 1.5: Tiêu thụ thịt bò trên thế giới .................................................................... 7
Bảng 1.6: Số lƣợng đàn bò 1996 - 2004 ................................................................... 8
Bảng 1.7: Sản lƣợng thịt bò 1996 - 2004 ................................................................. 9
Bảng 1.8: Sự biến động đàn bò sữa giai đoạn 1996 - 2004 ....................................... 9
Bảng 1.9: Biến động sản lƣợng sữa của các giống bò qua các năm ........................ 10
Bảng 1.10: Tình hình sản xuất sữa và tiêu dùng sữa trong nƣớc
giai đoạn 1995 - 2003 ............................................................................................ 10
Bảng 1.11: Sản lƣợng Vật chất khô và chất lƣợng những loài cỏ
trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt ......................................................................... 14
Bảng 1.12: Sản lƣợng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày ................................ 14
Bảng 1.13: Thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của một số loài cỏ .............. 20
Bảng 2.1: Khí tƣợng thủy văn tỉnh Bắc Kạn .......................................................... 33
Bảng 2.2: Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm xã An Tƣờng .......................................... 36
Bảng 2.3: Khí tƣợng thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................... 37
Bảng 4.1: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Dƣơng Quang ................... 49
Bảng 4.2: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Phƣơng Linh ..................... 56
Bảng 4.3: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Hà Hiệu ............................ 62
Bảng 4.4: Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ tự nhiên ................. 72
Bảng 4.5: Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ tự nhiên ................. 76
Bảng 4.6: Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ tự nhiên ................. 80
Bảng 4.7: Sinh khối của thảm tại xã Dƣơng Quang ............................................... 87
Bảng 4.8: Sinh khối của thảm cỏ tại xã Phƣơng Linh............................................. 88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
Bảng 4.9a: Sinh khối của thảm cỏ trên các đồi cỏ tự nhiên xã Hà Hiệu .................. 89
Bảng 4.9b: Sinh khối của thảm cỏ dƣới rừng .......................................................... 90
Bảng 4.10: Thành phần hóa học của một số loài cỏ chính ...................................... 91
Bảng 4.11: Kết quả phân tích mẫu đất ................................................................... 93
Bảng 4.12: Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng
của một số loài cỏ trồng ......................................................................................... 94
Bảng 4.13: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Đại Tự ............................ 96
Bảng 4.14: Sinh khối của thảm cỏ vùng ven sông Hồng ........................................ 99
Bảng 4.15: Thành phần hóa học của một số loại cỏ ............................................... 99
Bảng 4.16: Kết quả phân tích mẫu đất ................................................................ 100
Bảng 4.17: Thành phần hóa học cỏ ...................................................................... 101





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
I. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
II. Mục đích nghiên cứu của Đề tài .................................................................. 2
III. Đóng góp mới của Đề tài ........................................................................... 3
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới và ở Việt Nam .................................. 4
1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới ...................................................... 4
1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam ....................................................... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới và Việt Nam ............ 11

1.2.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới ......................... 12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam ............................ 15
1.3. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên ....................................... 16
1.3.1. Nghiên cứu về thành phần loài ................................................. 16
1.3.2. Nghiên cứu về năng suất ......................................................... 17
1.3.3. Nghiên cứu về chất lƣợng cỏ ............................................................... 18
1.4. Vấn đề sử dụng và thoái hoá đồng cỏ ............................................. 20
1.5. Các loại thức ăn và đặc điểm thành phần dinh dƣỡng của cỏ,
cây trồng làm thức ăn cho bò ................................................................................ 22
1.5.1. Các loại thức ăn ................................................................................... 22
1.5.1.1. Thức ăn thô ....................................................................................... 22
1.5.1.2. Thức ăn tinh ...................................................................................... 22
1.5.1.3. Các phế phụ phẩm ngành trồng trọt ................................................... 23
1.5.1.4. Thức ăn khoáng ................................................................................ 23
1.5.2. Đặc điểm thành phần dinh dƣỡng của cỏ, cây trồng làm thức ăn ............... 23
1.5.2.1. Cỏ hòa thảo ....................................................................................... 23
1.5.2.2. Cây họ Đậu ....................................................................................... 24
1.5.2.3. Cây trồng khác .................................................................................. 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
1.6. Nhận xét chung ....................................................................................... 27
CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU ........... 28
2.1. Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội xã Dƣơng Quang, Phƣơng Linh
và xã Hà Hiệu tỉnh Bắc Kạn .......................................................................... 28
2.1.1. Xã Dƣơng Quang ................................................................................. 28
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 28
2.1.1.2. Đặc điểm xã hội ................................................................................ 29
2.1.1.3. Đánh giá chung ................................................................................. 29
2.1.2. Xã Phƣơng Linh .................................................................................. 30
2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 30

2.1.2.2. Đặc điểm xã hội ................................................................................ 30
2.1.2.3. Đánh giá chung ................................................................................. 31
2.1.3. Xã Hà Hiệu .......................................................................................... 31
2.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 31
2.1.3.2. Đặc điểm xã hội ................................................................................ 32
2.1.3.3. Đánh giá chung ................................................................................. 32
2.2. Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội xã Đại Tự, An Tƣờng
tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................................................. 33
2.2.1. Xã Đại Tự ............................................................................................ 33
2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 33
2.2.1.2. Đặc điểm xã hội ................................................................................ 34
2.2.1.3. Đánh giá chung ................................................................................. 34
2.2.2. Xã An Tƣờng ....................................................................................... 35
2.2.2.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 35
2.2.2.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................... 36
2.2.2.3. Đánh giá chung ................................................................................. 36
CHƢƠNG III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
3.1. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu .............................................. 38
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 38
3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên........................................ 38
3.2.1.1. Lập tuyến điều tra ...................................................................................... 38
3.2.1.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn ............................................... 38
3.2.1.3. Phƣơng pháp điều tra trong dân ......................................................... 39
3.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................ 40
3.2.2.1. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật ..................................... 40
3.2.2.2. Nghiên cứu năng suất........................................................................ 40
3.2.2.3. Xác định dạng sống .......................................................................... 40

3.2.2.4. Đánh giá chất lƣợng cỏ ..................................................................... 40
3.2.2.5. Phân tích mẫu đất ............................................................................. 47
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 49
4.1. Thực trạng nguồn thức ăn gia súc tại các địa phƣơng
của Bắc Kạn .................................................................................... 49
4.1.1. Các thảm cỏ tự nhiên trong vùng nghiên cứu ............................. 49
4.1.1.1. Điểm nghiên cứu xã Dƣơng Quang ................................................... 49
4.1.1.2. Điểm nghiên cứu xã Phƣơng Linh..................................................... 56
4.1.1.3. Điểm nghiên cứu xã Hà Hiệu ............................................................ 62
4.1.2. Thành phần dạng sống ......................................................................... 71
4.1.2.1. Điểm nghiên cứu xã Dƣơng Quang ................................................... 71
4.1.2.2. Điểm nghiên cứu xã Phƣơng Linh..................................................... 76
4.1.2.3. Điểm nghiên cứu xã Hà Hiệu ............................................................ 80
4.1.3. Năng suất và chất lƣợng cỏ ở các điểm nghiên cứu .............................. 87
4.1.4. Kết quả điều tra và phân tích mẫu đất ........................................... 93
4.1.5. Các thảm cỏ trồng trong vùng nghiên cứu ........................................... 94
4.2. Các thảm cỏ tự nhiên và cỏ trồng tại Vĩnh Phúc ........................... 95
4.2.1. Các bãi cỏ vùng ven sông Hồng ............................................... 95
4.2.1.1. Thành phần loài ................................................................... 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
4.2.1.2. Năng suất và chất lƣợng đồng cỏ ven sông Hồng .................... 99
4.2.2. Cỏ trồng ............................................................................... 100
4.2.2.1. Năng suất cỏ ...................................................................... 100
4.2.2.2. Chất lƣợng cỏ .................................................................... 101
4.3. Thực trạng về khai thác thức ăn hiện nay của từng địa phƣơng ............. 101
4.3.1. Thực trạng về khai thác...................................................................... 101
4.3.2. So sánh các mô hình chăn nuôi .......................................................... 103
4.3.3. Đánh giá và đề xuất phƣơng hƣớng .................................................... 104
Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 107

Danh mục các công trình của tác giả ............................................................ 109
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 110
Phụ lục


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU

I. Đặt vấn đề
Đã từ lâu, ngành chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nông
nghiệp nƣớc ta. Đặc trƣng của ngành chăn nuôi là biến đổi nguồn prôtêin trong
các loài thực vật mà con ngƣời ít hoặc không sử dụng, thành nguồn prôtêin động
vật có giá trị cao. Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong chăn nuôi nhân dân ta thƣờng
dùng nhiều cách để tăng năng suất trong đó phổ biến nhất là tăng năng suất bằng
thức ăn [19].
Để đƣa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, thì ngƣời làm công tác chăn
nuôi phải biết khai thác tiềm năng đất đai và cây làm thức ăn cho vật nuôi ở vùng
đất đó. Tuy nhiên ở Việt Nam ngƣời làm công tác chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm sẵn có của bản thân và vừa làm vừa học, đặc biệt là ngƣời dân các tỉnh
trung du, miền núi. Mặt khác, ngành chăn nuôi chƣa đƣợc coi là ngành sản xuất
độc lập của gia đình, địa phƣơng, mà họ coi chăn nuôi là nghề thứ yếu. Chủ yếu
tận dụng sản phẩm thừa của nông nghiệp, trẻ em lao động dƣ thừa của gia đình
làm công tác chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò.
Chăn nuôi trâu, bò ở nƣớc ta từ trƣớc đến nay chủ yếu để cung cấp sức kéo
cho nông nghiệp và lâm nghiệp. Đàn bò thƣờng làm động lực kéo ở những vùng
đất cát nhẹ, phân bố khắp cả nƣớc nhƣng tập trung nhiều nhất từ Thanh Hóa dọc
quốc lộ số 1 đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Do nuôi bò lấy sức kéo làm mục
tiêu, nên đàn bò không phát triển hoặc phát triển rất chậm. Trong khi đó thịt bò là
thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao, hàng năm thế giới tiêu thụ một khối lƣợng

khá lớn khoảng 45- 50 triệu tấn thịt, giá trung bình một kg thịt bò từ 5- 6 USD/ kg.
Nền kinh tế nƣớc ta đang phát triển, nhu cầu về thịt bò ngày càng lớn, tuy
vậy thịt bò bày bán trên thị trƣờng nƣớc ta vẫn chƣa nhiều, thịt bò bày bán hầu hết
là bò cày kéo, bò thải loại hoặc bò già chất lƣợng thịt không cao, ngƣời tiêu dùng
chƣa thật ƣa thích [33].
Hiện nay, chăn nuôi bò sữa ở nƣớc ta đang trên đà phát triển mạnh. Giải
quyết thức ăn và kỹ thuật nuôi dƣỡng là những yếu tố có tính quyết định đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của chăn nuôi bò sữa. Trong 10 năm gần đây
đàn bò sữa của nƣớc ta phát triển khá mạnh năm 1992 cả nƣớc có 13.080 con,
năm 1999 đã lên đến 24.401 con, năm 2000 tăng lên 34.982 con và năm 2001 đạt
41.241 con. Từ khi thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001
về một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa, đàn bò sữa năm 2002 đã tăng
lên 54.000 con. Nhƣ vậy trong vòng 1 năm đàn bò sữa đã tăng lên 20.000 con,
bằng cả giai đoạn 20 năm (1973-1992). Có đƣợc những thành công trên, ngoài
các yếu tố quản lý, thú y thì yếu tố quyết định vẫn là giải quyết tốt, đầy đủ thức
ăn cho bò, nhất là thức ăn thô xanh (cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp). Có thể
khẳng định rằng: chỉ có trồng cỏ mới có thể nuôi đƣợc bò sữa. Bên cạnh đó, các
gia đình chăn nuôi bò thịt vẫn còn thói quen chăn thả là chính, không trồng cỏ
hoặc ít dùng, vì thực tế hiệu quả đem lại là rất thấp. Các thảm cỏ tự nhiên bị
thoái hóa cao, ngày càng không đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi [26].
Để có thể nâng cao đời sống và đảm bảo an toàn về môi trƣờng sinh thái
cần có sự chuyển đổi phƣơng hƣớng sản xuất, đặc biệt là với chăn nuôi đại gia
súc. Với mục đích xác lập đàn gia súc ổn định lâu dài cho chiến lƣợc phát triển
kinh tế và tìm các phƣơng án sử dụng hợp lý loại hình đồng cỏ, cây cỏ tự nhiên,
cỏ và các cây trồng khác, chúng tôi đã chọn nghiên cứu Đề tài: "Đánh giá một
số mô hình khai thác thức ăn cho chăn nuôi bò tại hai tỉnh Bắc Kạn và Vĩnh
Phúc". Đề tài nhằm đánh giá thực trạng các loài cây cỏ đƣợc dùng làm thức ăn
gia súc ở các xã và mức độ sử dụng hiện tại của ngƣời dân địa phƣơng với các

loài này. Từ đó có thể rút ra kết luận khoa học nhằm cung cấp các kiến thức cơ
bản, cần thiết cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tại địa phƣơng, đem lại
hiệu quả kinh tế cao mà không gây ảnh hƣởng gì đến môi trƣờng sống.
II. Mục đích nghiên cứu của Đề tài
- Điều tra về khí hậu, đất đai, thủy văn, thực trạng các thảm thực vật tự nhiên
và cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Từ đó đánh giá thực trạng và khả năng đáp
ứng thức ăn cho gia súc của từng địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
- Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn và đề xuất mô hình sử dụng hợp
lý (trồng cây cỏ loại nào), sơ bộ cho biết hiệu quả kinh tế của từng mô hình đó và
đề xuất phƣơng hƣớng phát triển cho từng địa phƣơng.
III. Đóng góp mới của Đề tài
- Xác định đƣợc thực trạng, tình hình và mức độ sử dụng tài nguyên thiên
nhiên trong một số vùng sinh thái hiện nay, hiệu quả của từng vùng.
- Xác định đƣợc hiệu quả kinh tế của một số mô hình chăn nuôi.
- Đề xuất khả năng phát triển chăn nuôi ở một số địa phƣơng và mô hình sử
dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, có hiệu quả kinh tế cao.















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới
Ngành chăn nuôi trâu, bò đã tạo ra loại sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao là
thịt và sữa. Bên cạnh đó ngƣời ta sử dụng chúng nhƣ một phƣơng tiện giao thông để
cày kéo, thồ hàng, mà bò là vật nuôi cần mẫn tham gia tích cực nhất trên thế giới so
với những vật nuôi khác. Nó đƣợc sử dụng nhiều ở Trung Đông, Ấn Độ, Bănglađét,
Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ La Tinh. Số lƣợng đàn bò trên thế giới
trong những năm qua đƣợc thể hiện thông qua bảng 1.1
Bảng 1.1: Số lƣợng đàn bò trên thế giới
(Đơn vị: con)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Châu Phi
Angola
3.898.000 3.900.000 4.042.000 4.100.000 4.150.000 4.150.000
Mali
6.239.750 6.427.500 6.620.300 6.692.000 6.893.000 7.312.000
...................... .................. .................. .................. .................. .................. ..................
Tổng số
129.606.089 132.600.954 131.425.327 134.988.097 135.280.370 136.406.270
Châu Mĩ
Canada
13.359.900 13.211.300 13.201.300 13.608.200 13.761.500 13.454.000
Cuba

4.643.700 4.405.800 4.110.200 4.038.400 3.972.300 4.025.400
Argentina
48.048.900 49.056.700 48.674.400 48.851.400 48.100.000 50.869.000
Brazil
163.154.352 164.621.040 169.875.520 176.388.720 185.347.008 189.512.992
...................... .................. .................. .................. .................. .................. ..................
Tổng số
320.371.483 321.078.448 325.627.229 334.725.799 343.738.150 351.627.530
Châu Á
Trung Quốc

99.212.000 101.689.000 104.396.000 105.905.000 100.959.000 103.318.000
Ấn Độ
212.120.992 214.876.992 218.800.000 219.642.000 221.900.000 226.100.000
Indonesia
11.63.876 11.275.703 11.007.600 11.137.700 11.297.600 11.395.700
Nhật Bản
4.708.000 4.658.000 4.588.000 4.531.000 4.564.000 4.523.000
Iran
8.785.000 8.047.420 8.270.100 8.500.000 8.738.000 9.000.000
Iraq
1.320.000 1.352.000 1.350.000 1.375.000 1.400.000 1.500.000
...................... .................. .................. .................. .................. .................. ..................
Tổng số
480.841.160 482.650.923 489.393.874 490.486.861 489.295.696 497.133.443
Châu Âu
Pháp
20.022.600 20.265.000 20.310.478 20.462.406 20.060.508 19.516.664
Đức
15.227.152 14.942.024 14.657.901 14.567.737 14.226.600 13.731.958

Ireland
6.881.600 6.951.700 6.557.900 7.049.700 6.992.200 6.924.100
...................... .................. .................. .................. .................. .................. ..................
Tổng số
121.132.674 118.829.135 118.524.852 115.986.116 113.698.306 111.832.210
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Châu Đại dƣơng
Australia
26.852.000 26.578.000 27.588.000 27.721.000 27.870.000 27.215.000
NewZealand

8.873.000 8.778.000 9.015.000 9.281.000 9.637.000 9.656.267
...................... .................. .................. .................. .................. .................. ..................
Tổng số
36.085.000 35.717.000 36.964.000 37.343.000 37.850.308 37.214.267
Tiểu vùng Mê Công
Campuchia
2.679.940 2.826.378 2.992.640 2.868.727 2.924.457 2.950.000
Lào
1.126.600 1.000.000 1.100.000 1.216.600 1.207.700 1.200.000
Thái Lan
5.159.237 4.755.792 4.601.697 4.640.355 4.819.713 5.048.170
Việt Nam
3.987.300 4.063.700 4.127.900 3.899.700 4.062.966 4.394.468
Tổng số
12.953.077 12.645.870 12.822.237 12.625.382 13.014.836 13.592.638
Thế giới
Tổng số
1.100.989.500 1.103.522.300 1.114.757.500 1.126.155.300 1.132.877.700 1.147.806.400


(Nguồn: Theo FAO:

Tiềm năng cho sữa của bò so với các vật nuôi khác là lớn, cho nên sản lƣợng
sữa bò của thế giới phát triển tƣơng đối ổn định và tăng nhẹ. Tình hình sản xuất sữa
bò trên thế giới đƣợc thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.2: Tiêu thụ sữa ở các khu vực trên thế giới
(Đơn vị: kg/ ngƣời)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
CHÂU PHI
Ai cập
20.6 20,7 20,7 20,7 24,0 24,2 27,1 26,9
Ethiopia
14,3 15,7 15,5 15,2 15,0 19,7 21,6 21,0
Morocco
31,9 32,1 44,5 37,3 40,6 40,7 38,3 41,1
Nigeria
3,8 3,7 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 3,6
Bình quân
15,64 15,69 16,18 16,05 16,58 16,97 16,83 16,81
CHÂU MỸ
Canada
269,8 266,1 270,5 271,2 267,6 262,9 261,3 254,7
Cuba
58,2 58,1 58,8 58,9 55,4 54,8 55,2 52,3
Mexico
83,7 84,4 85,8 86,8 91,1 94,1 94,3 94,7
Achentina
252,3 259,5 262,6 272,2 290,8 273,0 262,9 223,8
Braxin

105,8 117,2 116,6 115,2 116,0 118,6 121,5 126,6
Bình quân
112,64 105,77 107,565 111,005 112,235 111,65 117,96 117,385
CH ÂU Á
Trung Quốc
14,0 16,2 15,5 16,4 17,2 17,9 18,5 19,4
Ấn Độ
1,6 1,6 1,6 1,7 1,7 1,7 1,8 1,9
Nhật Bản
20,3 20,4 20,4 20,1 20,0 20,0 19,8 19,7
Malaysia
18,1 17,9 18,1 18,1 18,0 17,4 18,0 18,5
Singapore
5,5 5,4 4,9 4,5 4,4 4,3 4,2 4,1
Israel
219,0 210,8 205,2 207,1 202,0 196,2 199,2 200,3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Bình quân
71,74 68,17 67,69 69,62 71,85 71,40 72,68 74,87
CHÂU ÂU
Bỉ
359,9 359,6 336,9
Pháp
437,5 430,1 425,2 422,2 421,5 421,6 418,1 421,0
Đức
350,3 351,4 349,7 345,4 344,6 344,3 342,3 338,2
Italy
196,5 201,7 204,5 205,8 206,8 213,9 196,0 197,2
Bình quân

386,05 366,26 364,65 365,33 357,62 376,87 379,74 376,69
CHÂU ĐẠI DƢƠNG
Ôxtrâylia
468,1 491,1 503,0 519,4 553,8 583,9 561,8 594,6
Niu Dilân
2.576,3 2.744,7 3.000,8 3.060,0 2.900,2 3.233,5 3.438,9 3.605,3
Bình quân
513,65 545,63 590,13 602,65 581,70 642,08 672,40 705,47
TIỂU VÙNG MÊ CÔNG
Campuchia
1,7 1,6 1,6 1,6 1,6 1,6 1,5 1,5
Lào
1,2 1,2 1,1 1,2 1,1 1,1 1,1 1,1
Thái Lan
5,3 5,9 6,5 7,3 7,7 8,5 9,2 10,2
Việt Nam
0,6 0,6 0,4 0,4 0,5 0,7 0,8 1,0
Bình quân
2,2 2,33 2,4 2,63 2,73 2,98 3,15 3,45

(Nguồn: Theo FAO: http:// www.fao.org/ag/aga/glipha/index.jsp).
Qua bảng 1.2 ta nhận thấy lƣợng sữa tiêu thụ cao nhất là châu Âu, đặc biệt là
Pháp: 421kg/ ngƣời/ năm, trong khi đó thấp nhất là Việt Nam, Lào, Campuchia chỉ
tiêu thụ 1-1,5kg/ ngƣời/ năm.
Toàn thế giới, năm 2001 sản xuất đƣợc 585,3 tỉ lít sữa. Trong đó sữa bò là chủ yếu, đạt
494,6 tỉ lít, chiếm 84,6% tổng lƣợng sữa toàn thế giới, đƣợc thể hiện ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Sản lƣợng sữa trên thế giới cho từng giống vật nuôi năm 2001

Nhóm Tỉ lít Tỉ lệ (%)
Sữa bò 494,6 84,6

Sữa trâu 69,1 11,8
Sữa dê 12,5 2,1
Sữa cừu 7,8 1,3
Các loại sữa khác 1,3 0,2
Tổng số 585,3 100,0

(Nguồn: Theo FAO: http:// www.fao.org/ag/aga/glipha/index.jsp).
Việc sản xuất và tiêu dùng sữa tùy thuộc vào truyền thống, trình độ phát triển
kinh tế xã hội cũng nhƣ điều kiện chăn nuôi, tập quán tiêu dùng và mức sống của cƣ
dân ở mỗi quốc gia, khu vực. Sản lƣợng sữa ở các khu vực khác nhau trên thế giới
cũng rất khác nhau bảng 1.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Bảng 1.4: Sản lƣợng sữa trên thế giới phân theo vùng năm 2001
Vùng Tỉ lít Tỉ lệ (%)
Khối EU 121,4 25,5
Bắc Mĩ và Trung Mĩ 98,1 19,9
Châu Á 85,4 17,4
Khối các nƣớc SNG 61,9 12,6
Nam Mĩ 47,0 9,6
Đông Âu 32 6,5
Châu Đại dƣơng 24,5 5,0

(Nguồn: Theo FAO: http:// www.fao.org/ag/aga/glipha/index.jsp).
Các vùng và các nƣớc phát triển thƣờng nuôi nhiều gia súc cho sữa và mức tiêu
thụ sữa cao nhất thế giới. Các quốc gia thuộc khối cộng đồng chung châu Âu (EU)
đứng đầu thế giới, có sản lƣợng sữa đạt 121,4 tỷ lít chiếm 25,5%. Tiếp đến là vùng Bắc
và Trung Mĩ đạt 98,1 tỉ lít. Trong khi đó vùng Đông Âu và châu Đại Dƣơng có sản
lƣợng sữa rất thấp, tƣơng ứng chỉ đạt 32 và 24,5 tỉ lít. Bên cạnh đó, mức độ tiêu thụ thịt
bò ở các quốc gia cũng rất khác nhau. Tình hình tiêu thụ thịt bò trên thế giới đƣợc trình

bày trong bảng 1.5.
Bảng 1.5: Tiêu thụ thịt bò trên thế giới
(Đơn vị: kg/ ngƣời)
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
CHÂU PHI
Angiêri
3,6 3,5 3,5 3,5 3,9 4,4 3,4 3,7
Camơrun
5,4 5,3 5,4 5,3 6,2 6,2 6,1 6,0
Ai Cập
3,5 3,9 3,9 3,9 3,5 3,8 3,6 3,5
Bình quân
5,0 5,25 4,92 4,98 4,62 4,99 4,95 4,89
CHÂU MĨ
Canada
31,6 34,3 36,4 39,1 41,4 41,4 40,7 41,4
Cuba
6,1 6,5 6,4 6,7 6,8 6,8 6,7 5,8
Mêhicô
15,5 14,3 14,2 14,4 14,4 14,2 14,4 14,4
Achentina
77,3 76,5 76,0 68,3 74,3 73,3 65,3 71,1
Braxin
35,6 38,0 35,9 34,6 37,8 38,1 40,4 41,5
Bình quân
19,65 19,625 20,04 19,555 19,77 19,57 17,43 18,605
CHÂU Á
Trung Quốc
6,7 6,7 7,7 8,5 8,8 9,6 9,6 9,8
Ấn Độ

0,6 0,7 0,7 0,7 0,8 1,1 1,2 1,3
Nhật Bản
10,0 9,8 9,8 9,6 9,6 9,4 9,6 9,6
Malaixya
34,7 34,8 35,0 34,5 33,9 33,5 33,2 33,7
Singapore
18,9 18,3 20,2 19,5 19,3 18,9 18,4 18,0
Bình quân
8,27 8,18 8,47 8,20 8,27 8,42 8,27 8,43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
CH ÂU ÂU
Croatia
5,8 4,9 6,0 5,8 6,2 6,3 5,8 6,0
Pháp
29,0 29,8 29,3 27,7 27,2 25,8 26,3 27,4
Đức
17,2 18,1 17,6 16,6 16,7 15,8 16,5 16,0
Hungary
5,6 4,9 5,5 4,7 5,1 6,7 5,2 5,0
Italy
20,6 20,6 20,2 19,3 20,2 20,1 19,7 19,7
Bình quân
20,11 20,68 20,64 20,31 20,97 20,71 20,75 20,33
CHÂU ĐẠI DƢƠNG
Ôxtrâylia
99,8 95,3 97,7 104,4 106,1 103,8 109,5 103,8
Niu Dilân
172,9 173,6 175,4 170,5 149,6 151,1 154,8 149,8
Bình quân

52,73 52,23 52,68 52,63 49,62 49,03 49,92 48,0
TIỂU VÙNG MÊ CÔNG
Campuchia
3,4 3,5 3,4 3,3 3,3 4,3 4,3 3,9
Lào
2,8 2,5 2,8 2,9 3,6 3,1 3,2 3,7
Thái Lan
4,4 4,0 3,5 3,1 2,8 2,7 2,8 2,9
Việt Nam
1,1 1,1 1,0 1,0 1,1 1,2 1,2 1,3
Bình quân
2,93 2,78 2,68 2,58 2,7 2,83 2,88 2,95

(Nguồn: Theo FAO: http:// www.fao.org/ag/aga/glipha/index.jsp).
Từ số liệu bảng 1.5 ta thấy mức tiêu thụ thịt bò trên thế giới rất chênh lệch giữa các khu
vực, các quốc gia. Ở châu Đại Dƣơng bình quân 48kg (cao nhất là Niu Dilan 149,8kg), trong
khi đó ở Việt Nam là thấp nhất, chỉ 1,3 kg thịt bò/ ngƣời/ năm.
1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam
Theo Niên giám Thống kê 1996 - 2004, số lƣợng đàn bò trong những năm qua
ở Việt Nam đƣợc trình bày trong bảng 1.6.
Bảng 1.6: Số lƣợng đàn bò 1996 - 2004
Số lƣợng đàn bò
(Nghìn con)
Năm
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Miền Bắc
1870,7 1918,1 1954,9 1991,6 2044,6 2030,1 2083,9 2212,6 2423,2
Đồng bằng sông Hồng
445,5 452,5 456,8 470,1 488,3 482,9 502,1 542,3 604,4
Đông Bắc

434 452,8 476 499,9 507,4 524,1 543,9 577,8 618,7
Tây Bắc
137,3 141,4 150,1 152,8 158,3 173,7 182 193,5 209,7
Bắc Trung Bộ
853,9 871,4 872 868,8 890,6 849,4 855,9 899 990,4
Miền Nam
1929,3 1986,7 2032,4 2072 2083,3 1869,6 1979 2181,8 2484,5
Duyên hải Trung Bộ
899 905,1 925 935,8 937,2 772,4 793,5 842,1 917,9
Tây Nguyên
491,3 498,6 521,6 533,7 524,9 439,4 432,5 476 547,1
Đông Nam Bộ
387,6 422,8 421,5 418,5 424 437,8 474,8 534,6 599,7
Đồng bằng sông Cửu Long
151,4 160,2 164,3 184 197,2 220 278,2 329,1 419,8
Cả nƣớc
3800 3904,8 3987,3 4063,6 4127,9 3899,7 4062,9 4394,4 4907,7
Tốc độ tăng đàn hàng năm

Miền Bắc
2,5 1,9 1,9 2,7 -0,7 2,7 6,2 8,5
Miền Nam
3,0 2,3 1.,9 0,5 -10,3 5,9 10,2 13,9
Cả nƣớc
2,8 2,1 1,9 1,6 -5,5 4,2 8,2 11,7

(*Nguồn: Niên giám thống kê 1996 – 2004)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Qua bảng 1.6 ta nhận thấy tốc độ tăng đàn của đàn bò cao, năm 2004 so với

năm 2003 đàn bò của cả nƣớc tăng 11,7% (miền Nam tăng 13,9%, miền Bắc tăng
9,5%). Năm 2004 so sánh đàn bò với năm 1996 tăng 129,15%. Sản lƣợng thịt bò
hơi tăng đều hàng năm. Năm 2004 sản lƣợng thịt bò đạt 119.189 tấn, tăng 1,69 lần
so với năm 1996. Đàn bò tập trung chủ yếu ở vùng miền Trung và Tây Nguyên,
chiếm 50,03% đàn bò của cả nƣớc. Nhà nƣớc đang có chƣơng trình về giống bò thịt
và bò sữa nhằm phát triển chăn nuôi bò trong thời gian tới. Sản lƣợng thịt bò của
Việt Nam trong những năm qua đƣợc trình bày ở bảng 1.7.
Bảng 1.7: Sản lƣợng thịt bò 1996 - 2004
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Chỉ tiêu
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Sản lƣợng thịt bò hơi
70,40 72,00 79,00 88,50 93,819 97,780 102,454 107,540 119,189
Tốc độ tăng sản
lƣợng hàng năm (%)
2,27 9,72 12,03 6,01 4,22 4,78 4,96 10,83

(*Nguồn: Niên giám thống kê 1996 – 2004)
Tốc độ phát triển đàn bò sữa trong thời gian qua là 35%/ năm. Từ 23 nghìn con
(1996) lên 100 nghìn con (2004). Sản lƣợng sữa từ 27.800 tấn (1996) lên 156.000 tấn
(2004). Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đƣợc trình bày bảng 1.8.
Bảng 1.8: Sự biến động đàn bò sữa giai đoạn 1996 - 2004
Năm Số lƣợng (1000 con) Sản lƣợng sữa (tấn)
1996 23,0 27.800
1997 24,5 31.200
1998 28,0 41.000
1999 29,5 42.320
2000 35,0 52.000
2001 41,2 64.700

2002 55,8 90.000
2003 80,0 126.000
2004 100,0 156.000

(Nguồn: Cục Nông nghiệp - Bộ N
2
&PTNT)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Mỗi giống bò khác nhau, cho sản lƣợng sữa khác nhau. Sản lƣợng sữa bình
quân/ chu kỳ của các giống bò đều tăng đáng kể. Năng suất sữa bình quân toàn quốc
là 3450 kg/chu kỳ, phía nam đạt 3600kg/chu kỳ. Sản lƣợng sữa /chu kỳ của năm
2003 so với năm 1996 đạt 136,8%, đƣợc trình bày ở bảng 1.9.
Bảng 1.9: Biến động sản lƣợng sữa của các giống bò qua các năm
(Đơn vị: 1000 kg)
Giống
1996 1998 2000 2001
2002 2003
Bò lai HF 2,5 3,0 3,3 3,35 3,4 3,42
Bò HF 3,4 3,6 4,0 4,2 4,5 4,6

(Nguồn: Cục Nông nghiệp - Bộ N
2
&PTNT)
Nhu cầu tiêu thụ sữa tƣơi trong nƣớc bình quân đầu ngƣời năm 2003 gấp 4,14 lần
so với năm 1995. Lƣợng sữa phải nhập ngoại là 84%. Sữa tƣơi sản xuất trong nƣớc
năm 2003 tăng 6,09 lần so với năm 1995 nhƣng mới chỉ đạt 16% so với nhu cầu tiêu
thụ trong nƣớc đƣợc thể hiện trong bảng 1.10.
Bảng 1.10:
Tình hình sản xuất sữa và tiêu dùng sữa trong nƣớc giai đoạn 1995 - 2003

(Đơn vị: kg/ ngƣời/ năm)
Chỉ tiêu
1995
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Sữa tƣơi tự sản xuất 0,23
0,42 0,45 0,53 0,69 0,80 1,0 1,4
Sữa tiêu thụ 2,05
3,70 5,00 6,00 6,50 7,00 8,00 8,50
% sữa tự sản xuất/ nhu cầu 11,20
11,30 9,00 8,30 10,60 11,00 12,50 16,00

(Nguồn: Cục Nông nghiệp - Bộ N
2
&PTNT)
Phương hướng phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam đến năm 2010
Đến năm 2010 tổng đàn bò sữa đạt 200 nghìn con, sản xuất đƣợc 350.000 tấn
sữa đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng.
Phát triển đàn bò sữa năng suất cao phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, tăng thu nhập và tạo việc làm cho nhân dân.
Sản lƣợng thịt và sữa do Việt Nam sản xuất vẫn còn thấp so với nhu cầu.
Tiêu thụ thịt bò trong 10 năm qua chiếm tỷ lệ 7- 8%. Mặc dù chƣơng trình cải tạo
đàn bò đã đƣợc triển khai tích cực ở nhiều tỉnh, nhiều địa phƣơng, nhƣng tốc độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
tăng sản lƣợng thịt chỉ ở mức 2- 4%. Giá thịt bò cao (gấp hơn 2 lần so với thịt
lợn). Nhiều nhà hàng, khách sạn vẫn phải nhập khẩu thịt bò chất lƣợng cao từ
nƣớc ngoài vào Vịêt Nam (năm 2002 và 2003 mỗi năm nhập gần 160 nghìn tấn
thịt trị giá 1,3 triệu USD).
Về sản phẩm thịt bò và sữa tƣơi, chúng ta chƣa chịu sự cạnh tranh lớn vì các
nƣớc trong khu vực không phải là những nƣớc có tiềm năng phát triển chăn nuôi

đại gia súc, không có thế mạnh về chăn nuôi bò và bò sữa nhƣng cũng có thể sản
phẩm này từ một số nƣớc khác nhƣ: Niu Dilân, Úc thông qua một số nƣớc trong
khu vực để vào Việt Nam.
Để hội nhập vào WTO, thách thức lớn đối với chăn nuôi bò là năng suất, chất
lƣợng và giá thành sản phẩm. Để có thể cạnh tranh về sản lƣợng thịt bò, cần phải
đẩy mạnh hơn nữa việc cải tạo đàn bò vàng Việt Nam nhằm tăng thể trọng, tầm
vóc, sản lƣợng thịt và hạ giá thành. Đối với đàn bò sữa, ngoài việc tăng số lƣợng
đầu con phải chú ý nhiều hơn nữa vấn đề tăng năng suất sữa thông qua công tác
giống, thức ăn, thu mua, và chế biến sản phẩm [25].
1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới và Việt Nam
Cây thức ăn xanh bao gồm sản phẩm cây mùa vụ còn lại, cây cỏ hoà thảo,
cây đậu, cây thân thảo hay thân gỗ mà có thể đƣợc sử dụng là thức ăn cho gia súc.
Những cây này cũng có thể đƣợc sử dụng vào những mục đích khác nhau nhƣ bảo
vệ đất, chống xói mòn, làm tăng độ màu mỡ của đất và hạn chế cỏ dại [1].
Cỏ là loại thức ăn chủ yếu của trâu bò, vì trong cỏ có đầy đủ chất dinh
dƣỡng, nhƣ bột, đƣờng, đạm, khoáng, vitamin mà các loại gia súc nhai lại có khả
năng sử dụng và hấp thụ tốt. Mặt khác, các chất dinh dƣỡng trong cỏ không những
rất cần thiết mà lại có tỉ lệ thích hợp đối với nhu cầu sinh lý của trâu bò. Ví dụ:
nếu tỉ lệ đƣờng - đạm thích hợp nhất cho khẩu phần thức ăn của bò sữa là 1:1 thì tỉ
lệ đó trong cỏ non thay đổi từ 1:1 đến 1,4:1 [2]. Cỏ còn là loại cây thức ăn dễ sản
xuất, có năng suất cao, tƣơng đối ổn định và là nguồn thức ăn rẻ tiền góp phần làm
giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, chƣa kể ƣu thế của các giống cỏ lâu năm là
thƣờng chỉ cần gieo trồng một lần mà sử dụng đƣợc nhiều năm [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Họ Hoà thảo quan trọng không những vì nó phân bố rộng rãi chiếm tỉ lệ cao
trong số thực vật trên đồng cỏ, mà còn có giá trị dinh dƣỡng cao, nhất là lƣợng
hydratcacbon và đặc biệt là các chất dinh dƣỡng đƣợc bảo tồn, ít hao hụt khi thu
hoạch. Các cây họ Đậu tuy chiếm tỉ lệ ít hơn trong số cây cỏ làm thức ăn gia súc
nhƣng có vai trò quan trọng vì giá trị dinh dƣỡng cao, nhất là lƣợng protein và

khoáng thích hợp cho việc chế biến thức ăn tinh bổ xung [27].
Theo Meilroy (1972) cần chọn cỏ để làm thức ăn gia súc là khi thu hoạch
dƣới dạng này hay dạng khác phải đảm bảo các yêu cầu sau [39]:
- Cỏ phải có khả năng tái sinh qua mầm chồi còn lại sau mỗi lần thu hoạch.
- Các tế bào sinh trƣởng phải tập trung phần lớn ở các gốc là nơi khi thu
hoạch ít bị ảnh hƣởng tới.
- Cần sinh trƣởng liên tục với khả năng chịu hạn và chịu lạnh cao.
- Cần có thân ngầm để tạo điều kiện phát triển cả trên và dƣới mặt đất.
- Có hệ thống rễ phát triển để cho phép chịu đựng sự thu hoạch và đảm bảo
lấy đƣợc dinh dƣỡng đã đƣợc giải phóng hay phân huỷ từ dƣới.
Tuy nhiên, để chọn làm cỏ chăn thả hay thu cắt cần phải dựa vào các nhân tố
sau để xét và quyết định hƣớng sử dụng cho từng loại cỏ nhƣ: độ ngon miệng cao,
nhất là cỏ thu cắt; phải có giá trị dinh dƣỡng cao để đáp ứng nhu cầu gia súc về
các mặt; có khả năng cạnh tranh điều kiện sinh tồn và khả năng đƣợc trồng kết
hợp; có khả năng chịu đựng sự dẫm đạp liên tục của gia súc và cỏ thu cắt phải
chịu đƣợc sự cắt và nén của máy thu hoạch; cỏ chăn và cỏ cắt đều phải có năng
suất cao để đảm bảo nhu cầu gia súc và giảm diện tích gieo trồng.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới
Trên thế giới, ở các nƣớc có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề thức
ăn rất đƣợc quan tâm và đầu tƣ nghiên cứu nhƣ: Úc, Mỹ, Brazin,… Chăn nuôi là
một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất vùng đồi núi ở vùng Đông Nam Á,
nên cũng đã có những quan tâm đầu tƣ cho lĩnh vực này.
- Ở Inđonêxia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự nhiên,
21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải pháp để giải
quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt ( nhƣ cỏ Voi và cây họ Đậu) [38].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
- Ở Thái Lan, với 70% dân số làm việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp,
trong khi đó sản phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chƣa đủ cung cấp
theo nhu cầu tiêu dùng. Theo FAO, Chính phủ Thái Lan có chủ trƣơng tăng thu

nhập của ngƣời nông dân bằng giải pháp: giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát triển
chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân nuôi bò trong dự án đƣợc cấp hạt
giống cỏ để trồng.
- Ở Trung Quốc, cây thức ăn gia súc đƣợc chú ý phát triển ở khu vực phía
Nam. Trong quá trình nghiên cứu đã xác định đƣợc các giống Brachiaria,
Pennisetum, cỏ Stylo… sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hằng năm còn sản xuất
20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nƣớc [29].
- Ở Philippiin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vƣờn nhà hoặc ở các trang trại
nhỏ đƣợc trồng các giống Stylo 184, Panicum maxinum, Paspalum atratum,…đều
phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, các giống cỏ trên còn
đƣợc trồng theo đƣờng đồng mức ở đất dốc, cải tạo đất trống đồi núi trọc, trồng
dƣới tán cây ăn quả. Hằng năm sản xuất đƣợc trên 1 tấn hạt cỏ.
Một số nƣớc khác nhƣ Malaysia, Lào,… cũng đã chú trọng đầu tƣ phát triển
cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số giống cỏ Hoà thảo
và cỏ họ Đậu đƣợc chọn lọc, đang phát huy hiệu quả cao trong sản xuất. Hằng năm
sản xuất đƣợc 2-3 tấn hạt cỏ các loại. Nhƣ vậy, phong trào trồng cây thức ăn xanh
để chăn nuôi gia súc đang đƣợc nhiều nƣớc quan tâm. Nó thực sự là động lực thúc
đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển.
* Kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia súc trên thế giới
Trên thế giới hiện nay ngoài việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các giống cỏ tốt
từ vùng này sang vùng khác, ngƣời ta còn tập trung giải quyết vấn đề năng suất,
chất lƣợng cỏ.
Ở Thái Lan, sản lƣợng vật chất khô của các giống cỏ Digitaria decumbens,
Paspalum atratum, Brachiaria mutica và Paspalum plicatulum khoảng từ 15-20,
18-25, 9-15 và 6-10 tấn /ha đƣợc trình bày trong bảng 1.11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Bảng 1.11: Sản lƣợng Vật chất khô và chất lƣợng những loài cỏ
trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt


Tên khoa học Tên Việt Nam Năng suất (tấn /ha)
Prôtêin (%)
Brachiaria mutica Cỏ lông Para 9 - 15 6 - 10
Digitaria decumbens Pangola 15 – 20 7 - 11
Paspalum atratum Cỏ đắng 18 – 25 6 - 7
Paspalum plicatulum

6 – 10 5 - 6

(Nguồn: Division of Animal Nutrition, Anon (2000)
Ngoài ra, hai giống cỏ là cỏ đắng (Paspalum atratum) và Paspalum
plicatulum là những loài cho sản lƣợng hạt giống lớn, có thể tới trên 600kg/ha.
Do vậy, hai giống này đã đƣợc phân bố rộng rãi ở Thái Lan [35].
Trung tâm nghiên cứu nuôi dƣỡng động vật tỉnh Petchaburi (Thái Lan) cỏ
Ghinê tía đƣợc trồng và cắt 30 ngày một lần, với mật độ trồng là 50 x 50cm và
đƣợc bón phân hỗn hợp (15-15-15) trƣớc khi trồng ở mức 300 kg/ha tƣơng
đƣơng 18 tấn phân bón /1ha. Lƣợng cỏ thu hoạch khoảng 8,9 tấn/ha ở lứa đầu
(70 ngày sau trồng) và khoảng 2,6 đến 7,1 tấn/ha cắt sau 30 ngày [36]. Sản lƣợng
này đƣợc thể hiện ở bảng 1.12.
Bảng 1.12: Sản lƣợng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày

Thời gian cắt Năng suất VCK (tấn /ha)
11 /8 /2000 8,9
11 /9 /2000 7,1
11 /10 /2000 6,9
11 /11 /2000 6,8
11 /12 /2000 4,6
11 /01 /2001 2,6
11 /02 /2001 4,1
11 /03 /2001 4,3

11 /04 /2001 5,8
11 /05 /2001 3,7

(Nguồn: Annual Report on Animal Nutrition Division (2001)
Theo Quilichao (Colombia CIAT, 1978), giống Brachiaria decumbens có thể
đạt năng suất chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí nghiệm không bón đạm
nhƣng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
thích hợp. Thí nghiệm cắt hàng năm cho năng suất chất khô đạt 36.700 kg/ha, kết
quả này cao hơn so với cỏ Pangola (Digitaria decumbens), Para (Brachiaria
mutica) và Ghinê (Panicum maximum) [37].
Đối với giống cỏ Setaria sphacelata các kết quả nghiên cứu của Riveros và
Wilson (1970) [40] tại Redlanbay, Queensland, thông báo năng suất đạt từ 23.500-
28.000 kg/ha qua mùa sinh trƣởng 6 tháng trong điều kiện cỏ đƣợc tƣới nƣớc và
cung cấp 225 kg đạm /ha /năm trên nền đất đỏ Bazan mầu mỡ.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam
Việt Nam, trong thời gian 10 năm trở lại đây, thông qua hoạt động hợp tác
quốc tế và từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta đã nhập trên 100 giống cây thức ăn
gia súc nhƣ hoà Thảo và họ Đậu có nguồn gốc nhiệt đới (Philippin, Inđônêsia,
Thái Lan...), nhằm phát triển khả năng sản xuất thức ăn xanh cho chăn nuôi. Một
số giống cỏ nhập nội đã đƣợc đánh giá kết quả tốt và ứng dụng vào sản xuất ở một
số vùng. Tuy nhiên, do không có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất cho nên một số
giống sau khi đánh giá đã bị thất lạc, mất đi hoặc chƣa có điều kiện thử nghiệm ở
các vùng khác để có cơ sở chắc chắn mở rộng ra sản xuất.
Qua kết quả những công trình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi cũng
chƣa nhiều. Những năm gần đây, một số nhà khoa học mới tập trung vào nghiên
cứu một số giống cây thức ăn hòa thảo, họ đậu nhập nội ở một số vùng nhƣ: .
Phan Thị Phần, Lê Hòa Bình và các cộng sự (1999), [22]; Vũ Thị Kim Thoa,
Khổng Văn Đĩnh (2001), [28] khi nghiên cứu cỏ Ghinê TD58 ở khu vực miền

Nam và miền Bắc cho kết quả:
+ Khu vực miền Nam, địa điểm nghiên cứu tại vùng đất xám tỉnh Bình
Dƣơng với 20 tấn phân chuồng, 80 kg P
2
O
5
, 80 kg K
2
O và 500 kg vôi/ ha /năm.
Lƣợng phân đạm bón từ 60 - 90 kg N /ha /năm, năng suất chất xanh cỏ Panicum
maximum TD 58 đạt 64,59 - 83,33 tấn /ha /năm. Tỷ lệ lá cao 51,48- 60,44%, năng
suất hạt 287-323 kg /ha /năm. Khoảng cách lứa cắt thích hợp là 40 ngày/ lứa.
+ Khu vực miền Bắc trên 2 loại đất của vùng đồng bằng và vùng đất đồi
trong điều kiện trung tính, đất tốt, đất chua nghèo lân và kali cỏ đều có tốc độ sinh

×