Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học hồ tây, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

*****

TRẦN THỊ XUÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC HỒ TÂY, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2014

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------

TRẦN THỊ XUÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO TỒN ĐA
DẠNG SINH HỌC HỒ TÂY, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60.42.20


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lƣu Thị Lan Hƣơng

HÀ NỘI – 2014

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới tất cả các thầy cô giáo - những người đã truyền đạt cho tôi
những tri thức quý báu để có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Lưu Thị Lan Hương Người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và dìu dắt tôi trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Mai Đình Yên - Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên đã cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu giá trị trong quá
trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn nhóm tác giả thực hiện đề tài QG - 06.35
do PGS.TS Lưu Lan Hương làm chủ trì, công ty khai thác cá Hồ Tây đã
cung cấp số liệu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn
trong phòng thí nghiệm Sinh thái học và môi trường - Khoa sinh học,
Phòng Sau đại học đã giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến
khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả

Trần Thị Xuân


iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
1.1.

Tổng quan về Đa dạng sinh học........................................................ 3

1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học ........................................................ 3
1.1.2. Chỉ số Đa dạng sinh học .................................................................. 4
1.1.3. Các phƣơng pháp bảo tồn ................................................................ 7
1.1.4. Đa dạng loài thủy vực nƣớc ngọt nội địa Việt Nam ....................... 8
1.2. Tổng quan về Hệ sinh thái Hồ Tây ...................................................... 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của Hồ Tây ......................................................... 9
1.2.2. Khu hệ động thực vật ở Hồ Tây ..................................................................... 10
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực Hồ Tây ........................................... 12
1.2.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về Hồ Tây .................... 13
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 19
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 21
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá 21
2.3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm .............................................................. 21

2.3.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ...................................................... 21
3.2.4. Phƣơng pháp tính chỉ số đa dạng sinh học ................................. 26
2.3.5.Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc .......................................................... 27
2.3.6.Phƣơng pháp nuôi trồng cây thủy sinh trong phòng thí nghiệm............... 27

iv


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI........................................... 28
3.1.

Kết quả điều tra hiện trạng thành phần loài sinh vật ở Hồ tây ..... 28

3.1.1. Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật nổi ......................... 28
3.1.2. Kết quả điều tra về thành phần loài động vật nổi ......................... 30
3.1.3. Kết quả điều tra về thành phần loài động vật đáy ........................ 31
3.1.4.Kết quả điều tra khu hệ cá................................................................................ 34
3.1.5. Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật bậc cao .................. 37
3.1.6. Kết quả điều tra về thành phần loài chim ở Hồ Tây .................... 40
3.1.7. Kết quả điều tra về thành phần loài lƣỡng cƣ bò sát ................... 40
3.2.Kết quả phân tích chỉ số đa dạng thành phần loài sinh vật ở Hồ Tây .................... 40
3.3.

Phân tích các ngyên nhân ảnh hƣởng đến Đa dạng sinh học và

môi trƣờng nƣớc của Hồ Tây. ................................................................... 43
3.4.

Đề xuất một số biện pháp bảo tồn ................................................... 52


3.4.1. Biện pháp sinh học........................................................................... 52
3.4.2. Biện pháp toán học .......................................................................... 56
3.4.3. Biện pháp vật lý ................................................................................ 62
3.4.4. Biện pháp quản lý ........................................................................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 66
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

HST

: Hệ sinh thái

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

ĐVĐ

: Động vật đáy

ĐVN

: Động vật nổi

TVN


: Thực vật nổi

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Lượng nước thải của một số cống chính đổ vào Hồ Tây (theo Hồ
Thanh Hải và cộng sự năm 2001)[6] .............................................................. 15
Bảng 2 : Chỉ tiêu H’ đánh giá sự đa dạng sinh học .......................................... 26
(theo Dương Trí Dũng 2001)[4] ............................................................................ 26
Bảng 3: Chỉ tiêu H’ cho ô nhiễm môi trường nước học .......................................... 26
(theo Dương Trí Dũng 2001)[4] ............................................................................ 26
Bảng4 : Chỉ tiêu D đánh giá sự đa dạng sinh học .............................................. 26
(theo Dương Trí Dũng 2001)[4] ............................................................................ 26
Bảng 5: Chỉ tiêu D đánh giá ô nhiễm môi trường nước học ................................... 27
(theo Dương Trí Dũng 2001)[4] ............................................................................ 27
Bảng 6: Kết quả khai thác thuỷ sản ở hồ Tây trong vòng 11 năm trở lại đây ........ 37
Bảng 7 : Biến động chỉ số đa dạng loài Shannon –Weaner (H’)của thực vật
nổi, động vật nổi, đông vật đáy của Hồ Tây................................................... 41
Bảng 8: Biến động chỉ số phong phú loài Magalef của thực vật nổi, động vật
nổi và động vật đáy của Hồ Tây ...................................................................... 42
Bảng 9: Số lượng cống thải vào hồ ngày (10/2013) ................................................. 48
Bảng 10: Kết quả hàm lượng chất hữu cơ sau thời gian làm thí nghiệm............... 53
Bảng 11: Kết quả xác định hàm lượng ion kim loại nặng sau thời gian thí
nghiệm ............................................................................................................... 54

vii



DANH MỤC HÌNH

Hình1: Tỉ lệ phần trăm các loài tảo ở Hồ Tây ........................................................... 11
Hình 2: Hình ảnh Hồ Tây (Hà Nội)............................................................................ 19
Hình 3: Sơ đồ vị trí lấy mẫu tại Hồ Tây (Hà Nội) .................................................... 20
Hình 4: Tỷ lệ phần trăm thành phần ngành tảo ở Hồ Tây ...................................... 28
Hình 5: Tỷ lệ phần trăm loài, họ, bộ động vật nổi ở Hồ Tây ................................. 30
Hình 6: Tỷ lệ phần trăm thành phần loài, họ, bộ động vật đáy ở Hồ Tây ............ 32
Hình 7: Khu hệ cá ở Hồ Tây (nguồn: Mai Đình Yên năm 2001)[21] .................... 35
Hình 8: Khu hệ cá Hồ Tây năm 2013 ........................................................................ 36
Hình 9: Đồ thị so sánh chỉ số H’ , D động vật đáy tại các điểm thu mẫu ............... 43
Hình 10 : Sơ đồ mô phỏng chu trình vật chất trong hồ. ........................................... 55
Hình 11: Kết quả mô phỏng biến động sinh khối thực vật nổi (1) và động vật
nổi (2) trong điều kiện phát triển bền vững ........................................................... 57
Hình 12: Kết quả mô phỏng biến động của 3 nhóm cá (nhóm ăn thực vật nổi
(1), nhóm ăn động vật nổi (2), nhóm ăn sinh vật đáy (3) trong điều kiện
phát triển bền vững .................................................................................................. 57
Hình 13 : Kết quả mô phỏng biến động sinh khối nhóm cá ăn thực vật nổi
(1) và các đợt khai thác (2) ..................................................................................... 59
Hình 14 : Kết quả mô phỏng biến động sinh khối nhóm cá ăn động vật nổi
(1) và các đợt khai thác (2) ..................................................................................... 59
Hình 15: Kết quả mô phỏng biến động sinh khối nhóm cá ăn sinh vật đáy (1)
và các đợt khai thác (2) ........................................................................................... 60
Hình 16 : Sơ đồ mô phỏng khi tiến hành đánh bắt nhiều loại cá ở Hồ Tây
trong điều kiện phát triển bền vững (thực vật nổi - 1, Động vật nổi – 2, cá
– 3, đánh bắt – 4) ..................................................................................................... 60

viii



ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ Tây là một hồ tự nhiên, có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội.
Hồ rất nổi tiếng với các giá trị đặc trưng về danh lam thắng cảnh, các hoạt
động du lịch, văn hóa - thể thao và gắn liền với lịch sử, tâm linh của người
dân thủ đô, cũng như người dân Việt Nam từ bao đời nay. Hồ Tây còn có giá
trị đặc sắc về ĐDSH, chứa đựng nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng và
độc đáo. Với việc tham gia công ước Ramsar, Việt Nam có nghĩa vụ sử dụng
khu vực này một cách hợp lý để vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ ĐDSH
cũng như cảnh quan của nó. Về mặt pháp lý, thông báo số 72/TB-TW ngày
26/5/1994 của Bộ Chính Trị về một số vấn đề quy hoạch và xây dựng thủ đô
Hà Nội đã nêu rõ: “Phải hết sức giữ gìn và tôn tạo những cảnh quan thiên
nhiên đặc sắc, độc đáo của Hà Nội, nhất là vẻ đẹp của các hồ lớn”. Quyết
định số 473/BXD/KTQH ngày 08/01/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng
khẳng định: “Khu vực Hồ Tây phải được quy hoạch xây dựng thành trung tâm
giao dịch quốc tế, trung tâm dịch vụ du lịch, trung tâm văn hóa thể thao và là
vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí của
thủ đô”. Đồng thời, Quyết định gần đây nhất, quyết định số 1479/QĐ-TTg ,
ngày 13/10/2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống khu
bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 “Hồ Tây, bảo vệ sinh thái hồ tự
nhiên, ngoài ra khu bảo tồn còn có ý nghĩa về du lịch – nghiên cứu - giáo
dục” Qua đó có thể thấy sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong việc quy
hoạch và bảo vệ Hồ Tây trước tình trạng tính bền vững của HST này đang bị
đe dọa do hoạt động xả thải không hợp lý của người dân xung quanh khu vực
vào hồ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Chúng ta đều nhận thấy rằng quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế
một cách nhanh chóng trong những năm qua đã làm cho mức độ ô nhiễm của
Hồ Tây ngày một gia tăng do lượng nước thải đổ ra ngày một nhiều, điều

1



này làm chất lượng nước của hồ ngày càng suy giảm, làm biến đổi thành
phần loài và khu hệ sinh vật của Hồ Tây. Ngoài ra, biến đổi khí hậu với sự
xen kẽ hạn hán và lũ lụt bất thường đang ảnh hưởng rất lớn tới sự ĐDSH của
các loài sinh sống trong hồ. Tác động của con người đã khiến hai nhóm
ĐDSH của hồ là thực vật thủy sinh và ĐVĐ bị suy thoái nghiêm trọng.
Nhiều loài đặc hữu của hồ đã mất đi, xuất hiện một số loài ngoại lai mới. Ô
nhiễm bởi các nguồn thải từ vùng lưu vực của các hoạt động du lịch trên hồ,
kể cả các chất thải rắn cũng góp phần hủy hoại Hồ Tây. Hay như việc tiếp
tục nuôi cá ở Hồ Tây gây áp lực đối với các loài cá bản địa, cô lập hồ với các
thủy vực xung quanh. Nếu cộng cả hai hướng tác động của biến đổi khí hậu
và hoạt động của con người, rủi ro tiêu diệt ĐDSH, HST tự nhiên của Hồ
Tây là rất lớn. Hồ Tây lúc ấy sẽ bị vô sinh.
Hà Nội hiện mới chỉ bảo vệ Hồ Tây theo hướng bảo vệ cảnh quan,
khai thác hồ chống úng, phát triển du lịch, nuôi cá, không thấy bảo vệ theo
hướng bảo tồn ĐDSH, bảo tồn HST tự nhiên và mặc dù đã có rất nhiều
nghiên cứu về chất lượng nước của Hồ Tây. Tuy nhiên chứa có đề tài nào
đưa ra biện pháp bảo tồn cụ thể cho Hồ Tây.
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một
số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Hồ Tây, Hà Nội”.
Đề tài gồm những mục đích chính sau:
1. Điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng thành phần loài sinh vật ở Hồ Tây
2. Xác định chỉ số đa dạng loài của các nhóm sinh vật ở Hồ Tây
3. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nước và giảm đa
dạng thành phần loài của Hồ Tây
4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng các loài sinh vật của Hồ Tây

2



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về Đa dạng sinh học

1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học
Có thể coi, thuật ngữ “đa dạng sinh học” lần đầu tiên được Norse và
McManus (1980) định nghĩa, bao hàm khái niệm có liên quan với nhau là: đa
dạng di truyền (tính đa dạng di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái
(số lượng các loài trong một quần xã sinh vật).[ 31].
Hiện nay có nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học. Định nghĩa do Quỹ
Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (1989)[17] quan niệm: Đa dạng sinh học là sự
phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và
vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái
vô cùng phức tạp tồn tại trong môi trường”. Do vậy, đa dạng sinh học bao
gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng loài
bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài
động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao
gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể
sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống
trong một quần thể. Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các
quần xã mà trong đó các loài sinh vật sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các
loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối
tương tác giữa chúng với nhau.
Theo Công ước Đa dạng sinh học thì “ Đa dạng sinh học là sự phong
phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên
cạn, ở biển và các hệ sinh thái dước nước khác và mọi tổ tổ hợp sinh thái mà
chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di
truyền hay còn gọi đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), các hệ sinh thái

(đa dạng hệ sinh thái). [30].

3


- Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và
bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau.
- Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài
khác nhau.
- Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về trạng thái và tần số của các
hệ sinh thái khác nhau.
Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận với Đa dạng sinh học ở cả
ba mức độ: mức độ gen phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ hệ sinh thái
(IUCN, 1994).[31]
1.1.2. Chỉ số Đa dạng sinh học
Có lẽ Wallace (1878) là người đầu tiên cho rằng ở vùng nhiệt đới động
vật đa dạng và phong phú hơn ở vùng ôn đới. Một nhà khoa học tự nhiên có
thể có một cảm nhận về sự đa dạng khi họ quan sát và so sánh giữa hai khu
vực khác nhau, nhưng để thể hiện sự khác biệt này qua báo chí thì phải dùng
các chỉ số nói về tính đa dạng loài. Một cách đơn giản nhất để xác định tính
đa dạng là đếm số loài, kết quả này được gọi là sự phong phú về thành loài
(McIntosh, 1967). [32].
- Cách đếm tƣơng đƣơng
Xác định số loài trong một mẫu phụ thuộc rất lớn vào cỡ mẫu, mẫu
càng lớn thì số loài xác định được càng nhiều. Phương pháp hạn chế những
sai sót trong khi đếm các mẫu khác nhau về số lượng được gọi là cách đếm
tương đương. Để thực hiện công việc này, chúng ta phải đưa số lượng quần
thể về số lượng chuẩn (khoảng 1000 cá thể). Công thức xác định số loài
được đưa ra từ hai nhà khoa học Hurlbert (1971) và Simberloff (1972)
nghiên cứu độc lập đó là :

E(S) =

4


Với E(S) là số loài có thể xác định được trong mẫu, n là cỡ mẫu tiêu
chuẩn, N là tổng số cá thể trong mẫu được xác định và ni là số cá thể của loài
thứ i trong mẫu. Thuận ngữ

là một sự kết hợp, nó được tính như sau:

Để bổ sung cho cách đếm tương ứng, có nhiều chỉ số về sự phong phú
thành phần loài được bổ sung vào như sau:
Margalef (1969) :

D = (S-1)/ Ln N

Menhinick (1964):
Odum, Cantlon và Kornicher (1960) R= S/ LogN
Có sự khác biệt về chỉ số phong phú thành phần loài và sự khác biệt
còn phụ thuộc vào loại chỉ số được sử dụng.
Rõ ràng phải có một cách nào đó để xác định tính đa dạng, đưa vào
tính toán chỉ số phong phú thành phần loài và sự ưu thế của những cá thể
trong từng loài. Cách tính đó được gọi là chỉ số đa dạng hay là chỉ số không
đồng nhất. [4]
- Chỉ số đa dạng
Có hai loại chỉ số được xác định đó là chỉ số ưu thế và chỉ số thống kê
 Chỉ số ưu thế
Chỉ số ưu thế cho biết nhiều về số lượng của loài phổ biến hay loài ưu
thế, nó được Simpson (1949) giới thiệu đầu tiên trong thuật ngữ sinh thái.

Chỉ số Simpson cho biết tần suất của bất kì hai cá thể nào phân bố ngẫu
nhiên từ một quần xã rất lớn phụ thuộc vào những loài khác nhau, đó là:

Với Pi là tần suất của những cá thể loài i.Trong đó Pi =

5


Với quần xã có số lượng hạn chế thì D được tính như sau:

Với ni là số cá thể của loài thứ i và N là tổng số cá thể. Khi D tăng, sự
đa dạng thực sự giảm. Để tránh sự hiểu lầm, chỉ số Simpson thường được
viết là 1- D hay 1/D vì thế khi giá trị này tăng thì chỉ số đa dạng tăng. Tuy
nhiên sự bất tiện trong chỉ số Simpson là chỉ chú trọng vào những loài ưu
thế. Như thể những loài hiếm chỉ có một cá thể thì bị mất đi khả năng làm
thay đổi chỉ số này.
McIntosh (1967) đề nghị chỉ số

với

và Pi là tần suất

của loài thứ i.
Berger và Paker (1970) đưa ra một chỉ số khác d = Nmax / N với Nmax là
số cá thể của loài ưu thế nhất. Cũng như chỉ số Simpson, các dạng hỗ trợ
khác cũng được chấp nhận. Mặc dù chỉ số McIntosh và Berger và Parker
không chú trọng về loài phổ biến, nhưng cả hai đều bị ảnh hưởng bởi số cá
thể trong mẫu. Tóm lại không có chỉ số nào hoàn chỉnh nhưng theo May
(1975) kết luận rằng chỉ số Berger – Parker là một trong những chỉ số đa
dạng thỏa mãn nhiều yêu cầu nhất. [4]

 Chỉ số thống kê
Những chỉ số này dựa trên cơ sở là sự đa dạng trong tự nhiên, có thể
xác định với cách thức tương tự như truyền thông tin bằng mật mã.
Chỉ số Shannon - Weiner H’ (Shannon và Weiner, 1949), giả định tất
cả các loài được thể hiện trong mẫu và thu mẫu ngẫu nhiên. H’ = -

.

Với Pi là tần suất của những cá thể loài thứ i. Chỉ số đa dạng của Shannon –
Weiner trong một quần xã thường biến động trong khoảng từ 1,0 – 6,0. Giá
trị cao nhất là Hmax xuất hiện khi mọi loài trong quần xã có số lượng tương
đương nhau, lúc đó nó sẽ tương đương với lnS. Sự cân bằng trong quần xã
đa dạng thực sự được tính theo công thức:

6


Evenness = H’/Hmax = H’ / lnS với E nằm trong khoảng [0,1].
Chỉ số Brillouin: Tính ngẫu nhiên của mẫu không thể hoàn toàn giống
nhau được, thí dụ như đối với bẫy bằng ánh sáng nơi có nhiều loài côn trùng
phân bố và chịu sự hấp dẫn của ánh sáng với các mức khác nhau và như thế
thì chỉ số Brillouin được dùng như sau:

Một kết quả so sánh các chỉ số được liệt kê trong bảng 1. Vài chỉ số
được sử dụng nhiều hơn một số chỉ số khác. Đề bảo tồn tính đa dạng sinh
học, chỉ số nào phát hiện được nhiều loài hiếm thì được sử dụng, khi so sánh
các quần xã khác nhau về số lượng, thì chỉ số Simpson và Berger – Parker
không thích hợp. [8]
 Chỉ số đa dạng ngoài tiêu chuẩn
Rõ ràng chỉ số đa dạng chỉ thích hợp trong từng trường hợp nhất định.

Đối với việc bảo tồn, những loài hiếm cần được quan tâm nhưng cũng cần có
sự kết hợp nhiều thông tin sinh học trong việc tính toán quần xã đặc biệt
trong khi sử dụng các chỉ số này để thực hiện công tác bảo tồn.
1.1.3. Các phƣơng pháp bảo tồn
- Bảo tồn nguyên vị
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục
đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều
kiện tự nhiên. Tùy theo đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý
thích hợp. Có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính Đa dạng
sinh học. [33].
Chỉ trong tự nhiên, các loài mới có khả năng tiếp tục quá trình thích
nghi tiến hóa đối với môi trường thay đổi trong các quần xã tự nhiên của
chúng.
Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập
các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm mục đích:

7


 Bảo tồn Đa dạng sinh học
 Bảo tồn cảnh quan địa lý, môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn
hóa.
 Khu vực để nghiên cứu khoa học
 Nơi thăm quan học tập và du lịch sinh thái
- Bảo tồn chuyển vị
Bảo tồn chuyển vị là biện pháp chuyển dời và bảo tồn các loài cây,
con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. Mục đích
của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ
trong trường hợp:
 Nơi sinh sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các

loài nói trên.
 Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản
phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng.
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể
nuôi thủy hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt
giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy…Do các vi sinh vật hay các phần
của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo nên chúng bị tách
khỏi quá trình tiến hóa tự nhiên. Vì thế mối quan hệ gắn bó giữa bảo tồn
chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn Đa dạng
sinh học. [3].
1.1.4. Đa dạng loài thủy vực nƣớc ngọt nội địa Việt Nam
Các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật
cũng như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập
nước và bán ngập nước, động vật không xương sống và cá.
Thành phần loài cá các thủy vực nội địa Việt Nam bao gồm trên 700
loài và phân loài thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng bộ cá chép có 276
loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở

8


Việt Nam. Số lượng loài cá ở các cửa sông dao động từ 70 đến hơn 230 loài,
với tổng số hơn 580 loài, thuộc 109 họ và 27 bộ.[34]
Các thủy vực nội địa có 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành, 794
loài động vật không xương sống. Có 54 loài giáp xác nhỏ lần đầu tiên được
mô tả ở Việt Nam, riêng 2 nhóm tôm, cua (giáp xác lớn) có 59 loài thì có tới
33 loài (55,9%) lần đầu tiên được mô tả. Trong tổng số 147 loài trai ốc, có
43 loài (29,2%), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là đặc hữu của
Việt Nam hay vùng Đông Dương. Điều đó cho thấy sự đa dạng và mức độ
đặc hữu của khu hệ tôm, cua, trai, ốc, nước ngọt nội địa Việt Nam là rất lớn.

[14].
1.2. Tổng quan về Hệ sinh thái Hồ Tây
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của Hồ Tây
1.2.1.1. Vị trí địa lý và một số đặc trưng của Hồ Tây
Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội, thuộc quận Tây Hồ,
phía Bắc giáp đê bao Yên Phụ - Tứ Liên, phía Nam giáp với đường Thụy
Khuê, phía Đông giáp với đường Thanh Niên, phía Tây giáp với đường Lạc
Long Quân. Hồ có hình móng ngựa và nằm ở 20004’ vĩ độ Bắc, 105050’ kinh
độ Đông. Hồ Tây nằm cao hơn so với mặt biển 6m. [1]
1.2.2.2. Điều kiện tự nhiên của hệ sinh thái Hồ Tây
Đây là hồ có diện tích lớn nhất trong số các hồ của Thành phố Hà Nội.
Hồ có diện tích mặt nước khoảng 516 ha, chiều dài gần 3km, rộng trung bình
2km và chu vi khoảng 18km. Độ sâu trung bình khoảng 2,3m, nơi sâu nhất
khoảng 3m, với dung tích chứa nước trên 9 triệu m3 và thay đổi theo mùa.
Hồ Tây luôn được coi là lá phổi của Thành phố Hà Nội. Khí hậu Hà
Nội có lượng bức xạ mặt trời dồi dào, với tổng lượng trung bình 111,5 –
122,8 Kcal/cm3, đã tạo điều kiện phát triển cho thực vật thủy sinh và thực vật
trên bờ của hồ. Nhiệt độ của hồ trong năm dao động trung bình từ 100C đến

9


300C, tuy nhiên khí hậu của khu vực xung quanh hồ được điều hòa ổn định
hơn.
Tổng lượng mưa trung bình là 1870mm, trong đó các tháng mùa mưa
chiếm tới 85% tổng lượng mưa cả năm. Đặc biệt vào tháng 7, tháng 8 (giữa
mùa mưa), mỗi tháng có tới 16 – 18 ngày mưa với lượng mưa trung bình 300
– 350 mm, nên Hồ Tây phải chứa một lượng nước rất lớn góp phần chống
ngập úng cho khu vực phía Tây Bắc nội thành Hà Nội. [23].
Ngược lại vào mùa khô (các tháng mùa đông) thì hồ lại là nơi chứa

nước và xử lý một phần nước thải của Thành phố bằng cơ chế tự động làm
sạch. Hiện nay Hồ Tây phải tiếp nhận nước mưa và nước thải sinh hoạt từ
các khu vực xung quanh hồ đổ vào cống Tàu Bay, nước từ hồ Trúc Bạch đổ
sang cống Cây Si, nước thải từ cống Phan Đình Phùng qua mương Thụy
Khuê, cống Đõ đổ vào Hồ Tây.
1.2.2. Khu hệ động thực vật ở Hồ Tây
Hà Nội có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm cùng với hình thái thời
tiết đủ 4 mùa trong năm đã góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học cho Hồ
Tây. Theo các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quýnh [13]Dương Đức Tiến
[15], Đặng Ngọc Thanh[14], Mai Đình Yên [21] hệ sinh thái Hồ Tây có sự
đa dạng về động thực vật được coi là điển hình nhất của hệ sinh thái nước
ngọt, nước đứng của đồng bằng Bắc Bộ. Diễn thế sinh thái và sự biến đổi
thành phần đa dạng sinh học trong vài chục năm qua là không lớn.
Qua các số liệu nghiên cứu về thực vật ở Hồ Tây những năm trước trở
lại đây cho thấy:
Về thực vật, quanh hồ có khoảng 214 loài cây bóng mát, hoa và cây
cảnh. Về thực vật nổi, theo Vũ Đăng Khoa (1996) [11], thực vật nổi ở Hồ
Tây gồm có 115 loài và dưới loài thuộc 5 ngành: tảo lục (Chlorophyta), tảo
lam (Cyanophyta), tảo silic (Bacillariophyta), tảo mắt (Euglenophyta) và tảo
giáp (Pyrophyta)

10


Hình1: Tỉ lệ phần trăm các loài tảo ở Hồ Tây
(theo Vũ Đăng Khoa, 1999)[11]

Trong cơ cấu thành phần loài, tảo lục có số lượng nhiều nhất (73 loài
chiếm 63,48% tổng số loài), sau đó tảo silic (19 loài chiếm 16,52%), tảo lam
(12 loài chiếm 10,43%), tảo mắt (7 loài chiếm 6,09%), loài tảo giáp có số

lượng ít nhất gồm 2 chi với 4 loài chiếm 3,48%.
Về động vật, động vật có xương sống có 39 loài. Động vật nổi
(Zooplankton) theo kết quả điều tra của Hồ Thanh Hải và cộng sự (1999)[14]
đã xác định được 35 loài và nhóm động vật nổi. Trong thành phần loài động
vật nổi, giáp xác râu ngành phong phú nhất, có 14 loài, chiếm 40%. Nhóm
trùng bánh xe có 12 loài (34,3%). Nhóm giáp xác chân chèo kém phong phú,
chỉ có 7 loài. Cũng như thực vật nổi, đặc điểm động vật nổi với thành phần
loài trùng bánh xe phong phú cũng thể hiện đặc tính thủy vực dạng hồ vùng
đồng bằng giàu dinh dưỡng hữu cơ.
Các kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Sy, Nguyễn Hữu Dụng [5] cho
thấy trong mùa khô, mật độ động vật nổi trung bình trên 10.000 con/m3, còn
trong mùa mưa, mật độ thấp hơn, chỉ xấp xỉ 400 con/m3.
Động vật đáy (Zoobenthos): theo Hồ Thanh Hải và cộng sự[14] thì
đã xác định được 19 loài động vật đáy thuộc các nhóm động vật thân mền

11


Mollusca, giáp xác Crustacea, giun ít tơ Oligochaeta và ấu trùng
Chironomidae. Mật độ động vật đáy dao động từ 10 đến trên 3.000 con/m2,
với sinh khối dao động từ 0,0015 đến trên 77g/m2 (sinh khối ốc được tính cả
vỏ). Thành phần, số lượng động vật đáy chủ yếu là do Oligochaeta và ấu
trùng Chironomidae quyết định vì chúng chiếm ưu thế về mật độ. Về phân
bố số lượng, khu vực có mật độ và sinh khối giun ít tơ và Chironomidae cao
chủ yếu ở vùng ven bờ phía nam hồ. Nơi giáp xác với các vùng có mật độ
dân cư cao như vùng Thụy Khuê, Yên Phụ và đường Thanh Niên. Ngược lại,
khu vực có mật độ và sinh khối ốc cao lại tập trung ở vùng giữa hồ và phía
bắc hồ.
Chính vì vậy, Hồ Tây không chỉ mang tính chất như một hồ điều hòa
mà nó cũng là hồ mang lại nhiều nguồn lợi thủy sản có giá trị cho người dân

thành phố.
Tóm lại với những điều kiện tự nhiên nêu trên đã làm cho Hồ Tây trở
thành một hệ sinh thái phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại động thực
vật góp phần quan trọng trong việc tạo cân bằng sinh thái trong hồ, qua đó
cũng cho thấy việc bảo vệ hệ sinh thái hồ nước ngọt này là vô cùng quan
trọng.
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực Hồ Tây
Theo tài liệu của UBND quận Tây Hồ, mật độ dân cư đông thường tập
trung ở phía Đông và Đông Nam của hồ. Họ sống chủ yếu bằng nghề thủ
công, trồng trọt hoặc kinh doanh nhỏ tại các khu vực có địa hình cao ráo, khí
hậu tốt như Quảng An, Nghi Tàm, Quảng Bá. Diện tích đất sử dụng quanh
hồ khoảng 78,72 ha, trong đó có diện tích đất ở là 52,48 ha. Còn lại 26,24 ha
là diện tích đất nông nghiệp chủ yếu dùng để trồng cây hoa màu và trồng cây
cảnh.
Hàng năm có một lượng khá lớn phân hóa học và thuốc bảo vệ thực
vật được thải vào hồ. Ngoài ra còn có nước thải sản xuất của các cơ sở quanh

12


hồ như khu vực Thụy Khuê, khu vực Phủ Tây Hồ, xưởng phim truyền hình
Việt Nam, khu vực làng Võng Thị..., các cơ sở sản xuất đồ uống, sản xuất
nhựa, than tổ ong, vùng sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là nước thải của
các hộ dân cư, khách sạn, nhà hàng xung quanh hồ chảy vào. Hiện tượng
những hộ dân xung quanh hồ, những nhà hàng kinh doanh và một số khách
du lịch vứt rác, đổ phố thải, vật liệu xây dựng xuống lòng hồ gây mất vệ
sinh, làm ô nhiễm và giảm vẻ đẹp của hồ.
Cơ sở hạ tầng của khu vực quanh Hồ Tây không đồng đều và có nhiều
biến đổi so với các năm trước. Các hệ thống thoát nước hầu như đã xuống
cấp hoặc chưa hoàn thiện do các cơ sở sản xuất và kinh doanh cũng như các

hộ dân cư quanh khu vực thường thải trực tiếp vào hồ mà không qua một hệ
thống xử lý nào. Bên cạnh đó, việc khách du lịch vứt rác bừa bãi xuống hồ
cũng là một trong những nguyên nhân khiến hồ bị ô nhiễm. [18].
1.2.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về Hồ Tây
1.2.4.1. Đặc tính thủy lý – thủy hóa Hồ Tây
Trong 10 năm gần đây, một số nhóm nghiêm cứu của Trường Đại học
Xây Dựng, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật [6], Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên ĐHQGHN đã tiến hành quan trắc chất lượng nước Hồ Tây.
Các kết quả nghiên cứu về thủy lý – thủy hóa của nước Hồ Tây cho thấy:
Độ pH của nước Hồ Tây dao động khoảng từ 6,53 đến 8,34 hơi
chuyển dịch về phía tính kiềm. Hàm lượng Nito tổng số dao động trong
khoảng từ 1,32 mg/l đến 8,45 mg/l. Riêng hàm lượng NO2 đã xấp xỉ và cao
hơn với tiêu chuẩn cho phép của TCVN 5942 – 1995 là 0,05 mg/l đối với
nước mặt loại B. Tuy nhiên, hàm lương NO3 – N dao động từ 0,31 mg/l đến
7,84 mg/l thấp hơn chỉ tiêu cho phép (10-15mg/l) một khoảng tương đối lớn.
Ngoài ra, hàm lượng Photpho dao động từ 1,2 mg/l đến 4 mg/l cao hơn chỉ
tiêu cho phép là 0,005 mg/l. Nhu cầu oxy hóa học (COD) dao động từ 33,5
đến 140 mg/l, giá trị COD mùa khô (tháng 12) cao hơn mùa mưa (tháng 8),

13


vượt quá giá trị cho phép của tiêu chuẩn nước mặt Việt Nam (dưới 35mg/l).
Điều này cho thấy nước Hồ Tây đang ở trạng thái ô nhiễm hữu cơ nhẹ.
Hàm lượng kim loại nặng như Cu, Mn, Fe, Cd,... trong nước Hồ Tây
đều thấp dưới mức giới hạn cho phép so với tiêu chuẩn cho phép của TCVN
5942 – 1995 từ hàng chục đến hàng trăm lần.
Với xu hướng chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ nhẹ, Hồ Tây có khả năng rơi
vào tình trạng phú dưỡng chính vì vậy việc tiến hành quan trắc thường xuyên
và đưa ra các biện pháp bảo vệ chất lượng nước trong tình trạng hiện nay là

cần thiết. [2].
1.2.4.1. Các nguồn dinh dưỡng đổ vào Hồ Tây
Các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay về đầm hồ học đã tổng kết các
nguồn dinh dưỡng tiềm năng đến hồ bao gồm: nguồn dinh dưỡng ngoại lai
(external sources) và nguồn dinh dưỡng tự sinh (diffuse sources). Nguồn
dinh dưỡng ngoại lai được phân biệt bởi nguồn dinh dưỡng điểm (point
sources) và nguồn dinh dưỡng phân tán (diffuse sources). Nguồn dinh dưỡng
điểm là nguồn thải dinh dưỡng từ các khu dân cư, các khu công nghiệp thải
vào hồ qua các đường cống. Nguồn phân tán là nguồn thải vào hồ qua các
quá trình rửa trôi, xói mòn do mưa và sử dụng nước trên vùng lưu vực vào
hồ không theo hệ thống cống rãnh cố định. Trong trường hợp của Hồ Tây
hiện nay, trên vùng lưu vực không có hoặc rất ít các nguồn thải công nghiệp
có độc tố. Bởi vậy xem xét chất lượng nước từ các nguồn thải vào Hồ Tây là
nghiên cứu và đánh giá các nguồn thải từ vùng lưu vực có các chất dinh
dưỡng gây ô nhiễm hữu cơ cho hồ là chủ yếu.
Tại vùng lưu vực Hồ Tây, số lượng nguồn thải điểm theo các cống vào
hồ rất lớn, nhưng cho tới nay, chỉ có thể thống kê được một số nguồn thải
điểm nhất định. [6].

14


Bảng 1: Lƣợng nƣớc thải của một số cống chính đổ vào Hồ Tây
(theo Hồ Thanh Hải và cộng sự năm 2001)[6]
Cống
Lưu lượng mùa đông
Lưu lượng mùa hè
(m3/ngày)

(m3/ngày)


Tầu Bay

2592

17280

Cây Si

10281,6

35424

Đõ

3628

25920

Quảng Bá

173

1555,2

Khách sạn Tây Hồ

335

Khách sạn Thắng Lợi


320

3024

Trích Sài

5186

3024

Hầu hết các nguồn thải điểm này đều không qua một hệ thống xử lý
nước thải nào khi đổ vào hồ.
Để tính hàm lượng Phốt pho tổng số (TP) được thải từ các nguồn thải
điểm nói trên, một số nghiên cứu đã dựa trên các số liệu phân tích, tổng hợp
các kết quả tính toán của công ty đầu tư khai thác Hồ Tây, các kết quả đo đạc
của nhóm đề tài nghiên cứu về chất lượng nước Hồ Tây. Tổng hợp các kết
quả này, lưu lượng nước thải qua các cống thải chính vào hồ dao động trong
khoảng 12.000 – 15.000 m3/ ngày đêm.
Trên cơ sở lượng nước thải vào hồ tập hợp từ những số liệu dã có, kết
quả tính toán lượng phốt pho từ một số nguồn thải điểm vào hồ Trúc bạch và
Hồ Tây hàng năm cho thấy lượng Phốt pho từ một số các cống thải sinh hoạt
chính của thành phố và một số cơ sở dịch vụ (nguồn điểm) vào Hồ Tây là rất
lớn: từ 4780 đến 6857 kg Phốt pho trên năm.
Trong tổng số các cống đã được quan trắc ở Hồ Tây, cống Tàu Bay và
cống Cây Si là 2 cống có lượng Phốt pho đổ vào hồ nhiều nhất. Trong đó
cống Cây Si là cống nối giữa hồ Trúc Bạch và Hồ Tây trên đường Thanh
Niên nên thông qua cống này một lượng Phôt pho đáng kể từ hồ Trúc Bạch

15



đã được chuyển sang Hồ Tây. Điều đó một mặt làm giảm bớt Phốt pho của
hồ Trúc Bạch, đồng thời làm tăng Phốt pho của Hồ Tây.
Căn cứ vào giá trị giới hạn cho phép của TCVN 5942 -1995 về Phốt
pho là 0,05 mg/l, có thể thấy hồ đang ở tình trạng vượt quá giới hạn cho
phép.
Tuy nhiên, theo…., hàm lượng NO3- của Hồ Tây tại khu vực gần bờ
có giá trị khoảng 0,53 3,15 mg/l. Thấp hơn nhiều với tiêu chuẩn cho phép
(loại B < 15mg/l). Hàm lượng NH4+ nằm trong khoảng từ 0,078 – 4 mg/l tại
các điểm gần bờ và giữa hồ. Hàm lượng Nito tổng số trong hồ giao động từ
1,32 – 8,45 mg/l. Tỉ lệ N/P dao động từ khoảng 0,76 – 7,37, chủ yếu với tỉ lệ
N/P <5. Theo Vallentype (1983) tỉ lệ N/P cần thiết hình thành sinh khối tảo
là 7, khi tỉ lệ N/P < 7, N trở thành yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của thực vật
phù du. Như vậy, tại Hồ Tây hiện tượng phú dưỡng diễn ra với tính chất cục
bộ tại một số khu vực xung quanh các cống thải nơi có hiện tượng ô nhiễm
hữu cơ và tỉ lệ N/P >7. Tại các khu vực có N/P < 7 hiện tượng phú dưỡng
chưa xảy ra. [7]
Các nguồn thải chính theo con đường phân tán được phân biệt bao
gồm:
Lượng dinh dưỡng từ khí quyển thông qua lượng mưa, trực tiếp đổ
vào hồ. Lượng dinh dưỡng này liên quan tới tổng lượng mưa và diện tích bề
mặt của hồ.
Lượng dinh dưỡng từ vùng lưu vực bao gồm từ đất với các loại hình
sử dụng và mức độ thâm canh (nếu là đất nông nghiệp) số lượng người, số
lượng gia súc, gia cầm…
Lượng dinh dưỡng từ trầm tích đáy quay trở lại hồ qua quá trình
khoang hóa các chất dinh dưỡng dạng hạt, dạng keo tụ (đây cũng được coi là
nguồn dinh dưỡng tự sinh của hồ).[6]


16


Từ những kết quả trên có thể thấy mối quan hệ hữu cơ giữa vùng lưu
vực và chất lượng nước hồ. Các hoạt động của con người trong phát triển
kinh tế - văn hóa- xã hội ở vùng lưu vực tác động rất mạnh mẽ đến chất
lượng môi trường nước hồ. Nếu các hoạt động trên vùng lưu vực được điều
chỉnh hợp lý, các nguồn thải điểm được kiểm soát nghiêm ngặt và nhất thiết
có hệ thống thu nhận và xử lý các nguồn thải điểm thì chất lượng môi trường
nước Hồ Tây sẽ tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước và thủy vực.
Các điều kiện tự nhiên cùng với các điều kiện thủy lý hóa, các nguồn nước
thải đổ vào hồ là những điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sinh
học của Hồ Tây.

17


×