Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Vấn đề phát triển con người tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2005 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.74 KB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

NGUYỄN THỊ QUỲNH

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI TỈNH
VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa Xã hội khoa học

HÀ NỘI, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

NGUYỄN THỊ QUỲNH

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI TỈNH
VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa Xã hội khoa học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Th.S Hoàng Thanh Sơn

HÀ NỘI, 2015



LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới Th.S Hoàng Thanh Sơn – Ngƣời đã luôn tận tình hƣớng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Chính trị,
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã cung cấp cho tôi nền tảng kiến thức quý
báu để tôi có thể hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ sở ban ngành và nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Viện Nghiên cứu và Phát
triển con ngƣời Việt Nam, Tổng cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Viện Nghiên
cứu Con ngƣời Việt Nam đã giúp đỡ và cung cấp các số liệu và tài liệu tham
khảo cho khóa luận.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và những ngƣời thân trong
gia đình đã động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần lớn nhất để tôi hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa
luận là tôi thực hiện và không trùng lặp với bất cứ tác giả nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung đƣợc đề cập
trong bản khóa luận này.
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Quỳnh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

GDI

Chỉ số phát triển liên quan đến giới

GDP

Tổng sản phẩm trong nƣớc

HDI

Chỉ số phát triển con ngƣời

HDR

Báo cáo phát triển con ngƣời


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UNDP

Chƣơng trình phát triển của Liên hợp quốc

USD – PPP Đô la Mĩ theo sức mua tƣơng đƣơng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Chỉ số xếp hạng HDI của một số nƣớc trên thế giới năm 2009 ..... 22
Bảng 1.2: Chỉ số HDI của Việt Nam từ 2002 – 2009 ..................................... 28
Bảng 2.1. Cơ cấu dân số tỉnh giai đoạn 2005 – 2010 ..................................... 31
Bảng 2.2. Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội………………… . 32
Bảng 2.3. Chỉ số HDI của Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 – 2010 ........................ 42
Bảng 2.4. Chỉ số HDI tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015........................ 43
Bảng 2.5. Cơ cấu lực lƣợng lao động 15 tuổi trở lên năm 2009 ..................... 46
theo trình độ học vấn ...................................................................................... 46
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe và y tế đến năm 2020 - 2030 47
Bảng 2.7. Chỉ số HDI năm 1999 – 2004 cả nƣớc ........................................... 49


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
5. Phƣơng pháp và phƣơng pháp luận............................................................... 3
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 4
7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CON NGƢỜI ................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 5
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 21
CHƢƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI TỈNH VĨNH PHÚC......................................... 29
2.1. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu .................................... 29
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến HDI ở Vĩnh Phúc .................................... 34
2.3. Các chỉ số đánh giá phát triển con ngƣời tỉnh Vĩnh Phúc ................... 39
2.4. Thành tựu và thách thức ....................................................................... 50
CHƢƠNG 3.ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 ............................................................ 55
3.1 Căn cứ để đƣa ra giải pháp .................................................................... 55
3.2. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng........................................................ 58
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số phát triển con ngƣời tỉnh Vĩnh Phúc 60
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 64


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử nhân loại là lịch sử phát triển của loài ngƣời, bởi lẽ “con ngƣời

làm nên lịch sử” [8]. Theo tiến trình của lịch sử con ngƣời luôn luôn ƣớc vọng
có một cuộc sống tự do, dồi dào về vật chất, phong phú về tinh thần và ngày
càng đƣợc nâng cao về tri thức. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử thì
mục tiêu phấn đấu của con ngƣời có khác nhau. Trong thời đại ngày nay, phát
triển con ngƣời đã trở thành một cơ hội thực sự, một mục tiêu cho nhiều quốc
gia và cộng đồng trên thế giới. Việt Nam nằm trong số những quốc gia này.
Ngay từ khi tuyên bố khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định với thế giới rằng: mục đích
tối cao của mọi hành động, của tất cả nhân dân và nhà nƣớc tối cao là phát
triển, vì con ngƣời, do con ngƣời và của con ngƣời. Thực tế diễn ra trong gần
70 năm qua, nhất là trong thời kì đổi mới là minh chứng hùng hồn khẳng định
thành tựu phát triển con ngƣời ở Việt Nam.
Để đo lƣờng kết quả và đánh giá thành tựu phát triển con ngƣời, báo
cáo phát triển con ngƣời năm 1990 và các báo cáo tiếp theo của UNDP đã đƣa
ra một loạt chỉ số. Chỉ số tổng hợp nhất đƣợc đƣa ra là chỉ số phát triển con
ngƣời – HDI.
Chỉ số HDI đƣợc nhà kinh tế ngƣời Pakistan là Mahbub ul Haq xây
dựng năm 1990 phản ánh phát triển con ngƣời trên góc độ của phát triển kinh
tế - xã hội nhấn mạnh vào các cơ hội:
Khả năng sống lâu: đƣợc đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ khi sinh ra.
Trình độ giáo dục: đƣợc tính tổng hợp theo tỉ lệ biết chữ của ngƣời lớn
và tỉ lệ đi học tiểu học, trung học và đại học.
Mức sống: đƣợc đo bằng giá trị (GDP) tính bằng bình quân đầu ngƣời
thực theo sức mua tƣơng đƣơng (PPP).

1



Trên cơ sở thiết lập giới hạn cận trên và cận dƣới phù hợp với trạng thái
phát triển con ngƣời toàn cầu, HDI chỉ nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1.
HDI của một quốc gia, một địa phƣơng càng lớn (càng gần 1) thì trình
độ phát triển con ngƣời của một quốc gia (địa phƣơng) đó đƣợc coi là càng
cao và ngƣợc lại. Có thể nói, với HDI việc định hƣớng về thành tựu phát triển
trở lên toàn diện hơn và phản ánh chân thực mục tiêu của nó. Theo thời gian,
HDI không chỉ phản ánh thực trạng và những tiến bộ phát triển con ngƣời mà
con là một căn cứ xác định và lực chọn mục tiêu và chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của một quốc gia (địa phƣơng). Chính vì vậy mà nhu cầu tính chỉ
số HDI đã nhanh chóng đƣợc các quốc gia trên thế giới hƣởng ứng trong đó
có Việt Nam. Rất nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam sau khi tiếp cận với báo
cáo quốc gia về phát triển con ngƣời năm 2001 do Trung tâm Khoa học Xã
hội và Nhân văn Quốc gia biên soạn đã triển khai tính chỉ số HDI cho địa
phƣơng mình, tuy nhiên mỗi địa phƣơng lại vận dụng công thức tính và nguồn
số liệu tính rất khác nhau, ít có địa phƣơng nào tính toán đƣợc các chỉ số
thành phần của chỉ HDI theo đúng quy định của UNDP.
Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề phát triển con ngƣời trong lĩnh vực kinh
tế, giáo dục, y tế phù hợp với nội dung của UNDP, đồng thời phục vụ cho
công tác đánh giá của các tỉnh là rất cần thiết. Vĩnh Phúc một địa phƣơng
đang nổi lên là một tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, giáo dục, y tế.
Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Vấn đề phát triển con người tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2005 – 2015”.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chỉ số phát triển con ngƣời đã đƣợc Chƣơng trình phát triển của Liên

hợp quốc (UNDP) và Báo cáo quốc gia Việt Nam nghiên cứu từ 1990 đến
nay. Chỉ số HDI Việt Nam đã đƣợc in thành sách, những công trình nghiên
cứu cấp nhà nƣớc, các bộ ở Việt Nam cũng nhƣ các vùng trên cả nƣớc. Trên


2


cơ sở đó, tôi quyết định chọn đề tài “Vấn đề phát triển con người tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2005 – 2015”.
3.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề phát triển kinh tế, giáo dục, y tế tỉnh Vĩnh Phúc
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: nghiên cứu tỉnh Vĩnh Phúc
Thời gian: Thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến HDI ở tỉnh

Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 – 2015, định hƣớng giải pháp đến năm 2020.
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển con ngƣời, đánh giá thực trạng

và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển con ngƣời tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đƣa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao chỉ số HDI tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ sau:
Tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn và phát triển con ngƣời.
Giới thiệu phƣơng pháp tính chỉ số HDI.
Đánh giá đúng thực trạng phát triển chỉ số HDI và phân tích các nhân
tố ảnh hƣởng đến HDI tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 – 2015.

Bƣớc đầu đƣa ra định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao chỉ số HDI
trong những năm tới.
5. Phƣơng pháp và phƣơng pháp luận
5.1. Phương pháp
Phƣơng pháp: Phƣơng pháp chọn địa điểm, phƣơng pháp thu thập số
liệu, xử lí số liệu, phân tích.
5.2. Phương pháp luận

3


Phƣơng pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho đề tài.
6.

Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận: đề tài góp phần làm sáng tỏ lí luận phát triển con ngƣời

(HDI) trên thế giới và Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: làm sáng tỏ thực trạng phát triển con ngƣời và các
nhân tố ảnh hƣởng tỉnh Vĩnh Phúc.
7.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục

bảng biểu và tài liệu tham khảo thì khóa luận bao gồm 3 chƣơng và 9 tiết.

4



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI
1.1.

Cơ sở lí luận

1.1.1. Khái niệm phát triển con người
Chỉ số phát triển con ngƣời (Human Development Index - HDI) là chỉ
số so sánh, định lƣợng về mức thu nhập, tỉ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân
tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát
về sự phát triển của một quốc gia (hoặc một địa phƣơng).
HDI (Human Development Index) đƣợc cơ quan phát triển nguồn lực
của Liên hợp quốc (Human Development Resource - HDR) nghiên cứu từ
những năm thuộc thập kỉ 80 và bắt đầu đƣa vào tính toán từ năm 1989. Mục
đích của tính toán HDI là tìm ra một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách toàn
diện về sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ thay
thế cho chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngƣời tính theo sức mua tƣơng đƣơng
trƣớc đây. Với chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngƣời tính theo sức mua tƣơng
đƣơng tuy khắc phục đƣợc vấn đề khác biệt về mệnh giá “đích thực” của chỉ
tiêu GDP bình quân đầu ngƣời tính theo giá thực tế. Song chỉ tiêu GDP bình
quân đầu ngƣời tính theo sức mua tƣơng đƣơng cũng chỉ phản ánh một yếu tố
kinh tế, còn các yếu tố khác nhƣ giáo dục, y tế, môi trƣờng, an toàn xã hội
chƣa đƣợc thể hiện. Vì vậy, khi so sánh sự phát triển kinh tế, xã hội của các
quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu GDP bình quân
đầu ngƣời tính theo sức mua tƣơng đƣơng vẫn hết sức phiến diện. Để khắc
phục tình trạng trên, cơ quan HDR của Liên hợp quốc đã nghiên cứu chỉ số
HDI nhƣ một thƣớc đo khá toàn diện làm phƣơng tiện để so sánh sự phát triển
kinh tế, xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ.


5


Tính từ năm 1989 trở lại đây, hàng năm Chƣơng trình UNDP của Liên hợp
quốc đều tính toán HDI cho các quốc gia và vùng lãnh thổ làm căn cứ sắp xếp và
đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội (báo cáo hàng năm của HDR).
Do vị trí quan trọng của chỉ tiêu HDI, nên hầu hết các nƣớc trên thế
giới đều có chƣơng trình tính vận dụng chỉ tiêu HDI vào thực tiễn của đất
nƣớc mình. Ở nƣớc ta, từ năm 1991 trở lại đây trên hầu hết các cuốn Tạp chí
Con số và Sự kiện; Tờ Thông tin khoa học và thống kê và nhiều báo chí trung
ƣơng và địa phƣơng đã giới thiệu chỉ tiêu HDI. Đặc biệt gần đây với sự trợ
giúp tài chính của UNDP, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia
đã phối hợp với một số cơ quan khác tiến hành nghiên cứu tính toán chỉ tiêu
HDI cho các địa phƣơng trong toàn quốc. Công trình nghiên cứu trên đã ra
mắt độc giả cả nƣớc và nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều cơ quan quản lí
Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy, trong những năm gần đây Ban khoa giáo Trung
ƣơng đã và đang chỉ đạo các địa phƣơng tính HDI cho các huyện, thị xã và
thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố.
Qua nghiên cứu tìm hiểu, nổi bật lên một vấn đề chƣa hiểu một cách
đầy đủ nội dung và ý nghĩa của chỉ tiêu HDI. Do vậy, khi đƣa ra áp dụng tính
toán cho các địa phƣơng gần nhƣ là sao chép và đo các giá trị thực tế chƣa
cao. Vì vậy để hiểu đƣợc HDI là gì? Quan điểm cảu thế giới cũng nhƣ Việt
Nam về HDI nhƣ thế nào?... ta cần phải đi từ các quan điểm và mẫu hình phát
triển của thế giới.
1.1.2. Các quan điểm về phát triển con người
1.1.2.1. Quan điểm chung
Phát triển con ngƣời chính là, và phải là, sự phát triển mang tính nhân
văn. Đó là sự phát triển vì con ngƣời, của con ngƣời và do con ngƣời.
Quan điểm phát triển con ngƣời nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa
chọn cho ngƣời dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa


6


là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất là đƣợc sống lâu và khỏe mạnh,
đƣợc học hành và có cuộc sống ấm no.
Năm đặc trƣng của quan điểm phát triển con ngƣời là:
Con ngƣời là trung tâm của sự phát triển.
Ngƣời dân vừa là phƣơng tiện vừa là mục tiêu của sự phát triển.
Việc nâng cao vị thế của ngƣời dân (bao hàm cả sự hƣởng thụ và cống hiến).
Chú trọng tạo lập sự bình đẳng cho mọi ngƣời dân về mọi mặt: tôn
giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch…
Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho ngƣời dân về: kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa, tƣ tƣởng,…
Lịch sử xã hội loài ngƣời đã trải qua nhiều thăng trầm, song tất thảy
đều hƣớng tới một mục đích chung đó là: “nâng cao giá trị của con ngƣời”[1].
Gắn với từng giai đoạn đó, nền kinh tế thế giới trải qua các mô hình phát
triển. Sau đây là các mô hình phát triển điển hình của nền kinh tế thế giới vào
những năm nửa cuối của thế kỉ XX.
Thời kì 1950 – 1970: Khi thế giới chỉ mới thoát khỏi đống tro tàn đổ
nát của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhiều quốc gia bị tàn phá nặng
nề, kể cả một số quốc gia mà bây giờ trình độ phát triển đứng hạng cao nhất
thế giới. Do bị chiến tranh hủy hoại nhiều tài sản và của cải, ngƣời dân của
nhiều chủng tộc bị bần cùng, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu và đói
nghèo. Cho nên, chính sách ƣu tiên của nhiều quốc gia thời kì sau chiến tranh
này là đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu, cơ bản nhất của ngƣời dân. Do vậy,
mô hình phát triển của thời kì này là đáp ứng nhu cầu thiết yếu.
Mục tiêu là phát triển của nhiều Chính phủ là cung cấp nhiều hơn, đầy
đủ hơn những nhu cầu cơ bản về vật chất, kinh tế và các nhu cầu dịch vụ xã
hội cho dân chúng của nƣớc mình.


7


Do mô hình phát triển và mục tiêu chính sách nhƣ vậy, nên hậu quả xã
hội là nguồn vốn con ngƣời ít đƣợc cải thiện, tức là vấn đề y tế, sức khỏe,
giáo dục, đảm bảo về mặt xã hội cho con ngƣời đƣợc thực hiện chậm chạp.
Do đó, hậu qủa kinh tế đối với quá trình phát triển là tăng trƣởng chậm,
có thể nói hầu nhƣ bằng không, không có tăng trƣởng gì đáng kể.
Thời kì 1970 – 1990: Nhiều quốc gia bắt đầu chú trọng tới việc tăng
trƣởng. Hình tƣợng các con rồng, các con hổ trên thế giới đều xuất hiện ở thời
kì này. Không những chính sách của các quốc gia là tập trung vào tăng trƣởng
kinh tế, mà các tập đoàn, các công ti cũng tập trung vào tăng trƣởng. Vì vậy,
mô hình phát triển trên thế giới của thời kì này là tăng trƣởng kinh tế.
Mục tiêu phát triển và chính sách phát triển của phần lớn các quốc gia
là bỏ trôi các nhu cầu cơ bản, coi nhu cầu thiết yếu của con ngƣời là thứ cấp
đáp ứng khát vọng tăng trƣởng kinh tế. Họ cho rằng mọi nhu cầu sẽ đƣợc đáp
ứng khi có tăng trƣởng cao. Trong giai đoạn này, việc so sánh trình độ phát
triển giữa các quốc gia thông qua so sánh tăng trƣởng, so sánh tốc độ tăng
trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời. Ban đầu thì sử dụng tỉ giá hối đoái trung
bình năm, sau tiến đến sử dụng sức mua tƣơng đƣơng (PPP – Purchasing
Power Parities) để tính chuyển phục vụ so sánh, vì nhiều chuyên gia cho rằng
làm nhƣ vậy sẽ chính xác hơn, khi sử dụng sức mua tƣơng đƣơng là đã loại bỏ
sự chênh lệch giá giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ với nhau. Ta vẫn hay
gọi nôn na là đƣa về cùng một mặt bằng so sánh. Trong thời kì này, ngƣời ta
đã đánh đồng giữa phát triển và tăng trƣởng kinh tế, ngƣời ta coi tăng trƣởng
kinh tế chính là phát triển.
Chính vì vậy, các quốc gia đều tập trung toàn lực cho tăng trƣởng kinh
tế, bỏ mặc những vấn đề nhu cầu thiết yếu của con ngƣời, nên hậu quả xã hội
làm tăng thêm sự bất bình đẳng xã hội, tăng thêm đói nghèo trong dân chúng,

sự chênh lệch giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo ngày càng lớn.

8


Hệ quả kinh tế là tốc độ tăng trƣởng cao và đồng đều ở rất nhiều nƣớc,
đặc biệt là các con rồng, con hổ Châu Á.
*Thời từ từ 1990 đến nay: Ngƣời ta bừng tỉnh ra rằng, chỉ có tăng
trƣởng kinh tế không thì không thể giải quyết đƣợc hết vấn đề, mà còn làm
trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng xã hội. Tăng trƣởng
không hoàn trùng khớp với phát triển, mà chỉ là một mảng của phát triển, dù
quả thật đó là một mảng rất quan trọng. Do đó, ngƣời ta thay đổi hẳn quan
niệm về phát triển. Thừa nhận tầm quan trọng của phát triển là tăng trƣởng
kinh tế (GDP), mà từ xƣa tới nay ngƣời ta vẫn sử dụng tiêu chí GDP và tăng
GDP này để phân biệt các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển, nhƣng
ngƣời ta còn nhấn mạnh khía cạnh xã hội của sự phát triển (đói nghèo, sức
khỏe, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng xã hội, cơ hội phát triển…). Khái
niệm phát triển đƣợc mở rộng từ thuần túy tăng trƣởng ấy sang cả việc cải
thiện các khía cạnh xã hội của cuộc sống, ngƣời ta định nghĩa là phát triển con
ngƣời (Human Development).
Vì vậy mô hình phát triển của các quốc gia trong giai đoạn này là mô
hình phát triển con ngƣời.
Mục tiêu chính sách của các quốc gia là làm thế nào để mở rộng phạm
vi lựa chọn của ngƣời dân, và nâng cao năng lực lựa chọn cho ngƣời dân, để
họ đạt tới chất lƣợng cuộc sống tốt hơn.
Kết quả về mặt xã hội: nâng cao nguồn vốn con ngƣời và giảm tỉ lệ
nghèo đói trong dân chúng. Nâng cao nguồn vốn con ngƣời thực chất là nâng
cao tuổi thọ, nâng cao sức khỏe, và đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí để có
khả năng tiếp cận với mục tiêu lựa chọn.
Kết quả về mặt kinh tế: là tạo điều kiện để xã hội phát triển một cách

bền vững, môi trƣờng đƣợc bảo vệ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc
bảo toàn đƣợc cho các thế hệ mai sau.

9


Quan niệm mới về phát triển con ngƣời bao hàm nhiều khía cạnh:
Thứ nhất: Quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu của phát triển là vì con
ngƣời, vì việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời một cách bền vững.
Thứ hai: Phát triển con ngƣời phải do chính con ngƣời thực hiện, có
nghĩa là mọi ngƣời dân đều có cơ hội mở rộng đƣợc tham gia tích cực và sang
tạo vào quá trình phát triển. Đây cũng chính là khía cạnh của dân chủ. Chính
sách Nhà nƣớc phải nhằm vào hƣớng tạo mọi điều kiện khuyến khích toàn
dân tham gia vào quá trình phát triển. Cơ chế thị trƣờng có ƣu điểm là thúc
đầy nền sản xuất có hiệu quả, mọi ngƣời đều có cơ hội làm ăn, song nhƣợc
điểm cũng là sự cạnh tranh khốc liệt và sự tự do dễ dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng về xã hội: thất nghiệp, bất bình đẳng, suy thoái môi trƣờng…, nên phải
có sự quản lí Nhà nƣớc là hoàn toàn đúng đắn và có sự sáng tạo không ngừng.
Thứ ba: Quan niệm mới về phát triển con ngƣời dựa trên cách tiếp cận
toàn diện, cụ thể là đề cập đến sự mở rộng không gian lựa chọn bao trùm tất
cả khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế,
môi trƣờng… trong mối liên hệ tác động qua lại chứ không chỉ giới hạn trong
phạm vi kinh tế. Cách tiếp cận toàn thể còn bao hàm nghĩa khác là tính đến tất
cả mọi ngƣời, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giai cấp, giới tính, quốc
tịch hay thế hệ con ngƣời. Quan niệm toàn thể còn có nghĩa: phát triển là quá
trình bền vững, đƣợc duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, nghĩa là không
tổn hại đến môi trƣờng.
Thứ tư: Ở đây phân biệt dứt điểm khái niệm phát triển con ngƣời và
phát triển nguồn nhân lực (hay còn gọi là nguồn vốn con ngƣời), mặc dù con
ngƣời là động lực quan trọng nhất của tăng trƣởng kinh tế. Kinh nghiệm của

các nƣớc phát triển cho thấy chỉ tiêu cho con ngƣời không phải là tiêu dùng
đơn thuần, mà là một khoản đầu tƣ để hình thành một loại nguồn vốn quan
trọng có khả năng sinh sản ra nguồn vốn thu nhập trong tƣơng lai – đó là

10


nguồn vốn con ngƣời thông qua việc tạo lập kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm,
năng lực sáng tạo. Đầu tƣ vào con ngƣời đƣợc thông qua các hoạt động giáo
dục, y tế, đảm bảo việc làm, cuộc sống… là cách đầu tƣ thiết thực nhất, hiệu
quả nhất đảm bảo tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững của các quốc gia.
Cái khác biệt căn bản giữa phát triển con ngƣời và phát triển nguồn nhân lực
là ở chỗ phát triển con ngƣời thì con ngƣời là mục tiêu có quyền và có nhu
cầu đƣợc hƣởng thụ, còn phát triển nguồn nhân lực thì con ngƣời đƣợc nhìn
nhận nhƣ một nguồn vốn cũng nhƣ các nguồn vốn khác, dù rằng quan trọng.
Từ những nhận thức ấy, trên góc độ thống kê, để phản ánh phát triển
con ngƣời phải có thƣớc đo chuẩn về nâng cao năng lực lựa chọn và mở rộng
phạm vi lựa chọn của con ngƣời (thu nhập, tuổi thọ và trình độ tri thức cũng
nhƣ các khía cạnh liên quan khác). Thƣớc đo chuẩn đó đƣợc Chƣơng trình
phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) sử dụng chính là chỉ số phát triển con ngƣời.
1.1.2.2. Quan điểm của Việt Nam
Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn khẳng
định: con ngƣời là trung tâm của phát triển, con ngƣời là mục tiêu và đồng
thời cũng là động lực của phát triển.
Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định các mục tiêu phát triển tối cao mà Việt
Nam hƣớng tới là đảm bảo các quyền con ngƣời: quyền đƣợc sống trong độc lập
tự do, thoát khỏi ách áp bức nô lệ, quyền đƣợc đảm bảo các điều kiện sống trong
sự bình đẳng, quyền đƣợc mƣu cầu và quyền đƣợc hƣởng hạnh phúc…

Do vậy, quan điểm phát triển con ngƣời của Đảng và Nhà nƣớc ta là
không mâu thuẫn với những điểm đã nêu trong quan niệm về phát triển con
ngƣời của UNDP và có thể khẳng định rằng tƣ tƣởng phát triển con ngƣời đã

11


đƣợc nhân dân ta theo đuổi kể từ khi thành lập nhà nƣớc dân chủ nhân dân
đầu tiên ở Đông Nam Á.
Xuất phát từ mục tiêu của cách mạng Việt nam do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, đƣờng lối phát triển xây dựng là: “ Dân giàu, nƣớc mạnh, dân
chủ, công băng, văn minh” [7].
Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân với phƣơng châm “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra” [7] đã trở thành nền tảng của dân chủ của của
sinh hoạt trong đời sống hàng ngày trên tất cả các lĩnh vực.
Lựa chọn của dân tộc ta là sự lựa chọn tự nguyện, chính đáng lấy mục
tiêu độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội mới đem lại những điều đã nêu trong định nghĩa phát
triển con ngƣời.
Trong giai đoạn mới của lịch sử dân tộc, sự lựa chọn của nhân dân ta là
đổi mới, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ đạo toàn dân
thực hiện.
Sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam đƣợc thể hiện đầy đủ trong đƣờng
lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta, trong vấn đề phát triển
sản xuất, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trong chính sách hội
nhập quốc tế, trong các chính sách xã hội nhƣ: xóa đói giảm nghèo, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, vì văn hóa là linh hồn của dân tộc, bản sắc dân tộc là
cái thiêng liêng duy nhất mà tự ngàn đời ngƣời dân Việt Nam rất đỗi tự hào.
Những thành tự trong công cuộc đổi mới hay những vấn đề trong việc
mở rộng khả năng lựa chọn cho ngƣời dân, nâng cao khả năng và năng lực lựa

chọn cho ngƣời dân đã thể hiện rất rõ trong những năm qua và đƣợc thế giới
công nhận, không ai có thể phủ nhận.

12


Trong tiến trình đổi mới căn bản toàn diện, sâu sắc đất nƣớc, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã mở rộng mục tiêu hƣớng tới phát triển của con ngƣời,
vì con ngƣời và do con ngƣời, đó là [7]:
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đảng Cộng sản lãnh đạo, cơ chế một đảng.
Tự do lựa chọn chế độ chính trị.
Giữ gìn văn hóa và bản sắc dân tộc.
Phát triển con ngƣời phải trên góc độ tổng thể, không phân biệt giai
cấp, tầng lớp dân cƣ, không phân biệt dân tộc, giàu nghèo, giới tính, tín
ngƣỡng, tôn giáo…
Tinh thần làm chủ tập thể, dân chủ cơ sở (là sự tham gia của dân chúng
vào các quyết sách của đất nƣớc).
Phát triển con ngƣời là sự nghiệp của đổi mới.
Để theo dõi và đánh giá việc thực hiện các chính sách của Đảng, Chính
phủ, việc tính toán chỉ số HDI ở nƣớc ta đã trở thành vấn đề bức bách. Chỉ số
phát triển con ngƣời là công cụ hữu hiệu trong việc điều hành nền kinh tế
quốc dân nhằm mục tiêu phát triển vì con ngƣời và mang đạm tính nhân văn,
dựa vào chỉ số phát triển con ngƣời HDI, chính quyền các cấp, từ Trung ƣơng
đến cơ sở có thể đề ra các chính sách thích hợp đảm bảo mục tiêu dân giàu
nƣớc mạnh.
HDI đã trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống
chỉ tiêu phát triển của nƣớc ta, của hiệp hội các nƣớc ASEAN, của khu vực và
trên toàn thế giới.
HDI đã đi vào chiến lƣợc hành động và phát triển của đất nƣớc ta, kể

các chiến lƣợc tổng quan lẫn các chiến lƣợc phát triển trong từng lĩnh vực.
Tƣ tƣởng phát triển con ngƣời đã đƣợc thể hiện rõ trong các văn kiện
của Đảng và Nhà nƣớc. Một trong những mục tiêu cụ thể của Chiến lƣợc phát

13


triển kinh tế - xã 10 năm 2001 – 2010 là: “nâng lên đáng kể chỉ số phát triển
con ngƣời (HDI) của nƣớc ta [3]”.
Trong Chiến lƣợc phát triển dân số 2001 – 2010, Chính phủ cũng đề ra
mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu đƣa chỉ số phát triển con ngƣời nƣớc ta lên
mức từ 0,70 đến 0,75 tức là mức trung bình khá của thế giới hiện nay và xấp
xỉ bằng mức hiện nay của Thái lan.
1.1.3. Mục đích và ý nghĩa của chỉ số phát triển con người
1.1.3.1. Mục đích
Để so sánh một cách tổng hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
các quốc gia trên thế giới.
Hay nói cách khác, dựa vào kết quả tính toán chỉ số HDI cho vùng quốc
gia hay vùng lãnh thổ, cơ quan HDR hàng năm tiến hành xếp hạng trình độ
phát triển kinh tế - xã hội. Theo các báo cáo của HDR trong những năm gần
đây, chỉ số HDI mới tính toán cho khoảng 180 quốc gia hay vùng lãnh thổ
trong tổng số hơn 200 nƣớc trên thế giới và Việt Nam chúng ta chỉ tiêu GDP
bình quân đầu ngƣời tính theo sƣớc mua tƣơng đƣơng tính theo sức mua
tƣơng đƣơng xếp vào nhóm 25 quốc gia nghèo nhƣng chỉ số HDI ở mức trung
bình (trên 100).
Để phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Giả sử, từ công thức tính HDI trên cơ sở lấy số bình quân của ba chỉ số
thành phần. Tuổi thọ (I1); tri thức (I2) và GDP bình quân đầu ngƣời tính theo
sức mua tƣơng đƣơng (I3) sẽ cho nhận xét cụ thể về các mặt sau:
Nếu 2 nƣớc có cùng chỉ số HDI nhƣ nhau, nhƣng các chỉ số thành phần

(I1, I2và I3) khác nhau sẽ có nhận xét nhƣ sau:
Nếu I11> I21 có thể rút ra kết luận: môi trƣờng sống, tình hình xã hội,
chăm sóc sức khỏe của nƣớc thứ nhất tốt hơn nƣớc thứ hai.

14


Nếu I11> I21 và I21= I22 kéo theo I31< I32 thì chúng ta dễ dàng rút ra nhận
xét: tuy nƣớc thứ hai có nền kinh tế phát triển khá hơn nƣớc thứ nhất, nhƣng
vấn đề môi trƣờng, chăm sóc sức khỏe và y tế kém hơn nƣớc thứ nhất.
Nếu I11> I21 và I31= I32 kéo theo I21< I21 thì chúng ta có thể rút ra nhận
xét: tuy hai nƣớc có mức độ phát triển nhƣ nhau, nhƣng nƣớc thứ nhất chú
trọng nhiều đến môi trƣờng, xã hội còn nƣớc thứa hai chú trọng đến vấn đề
giáo dục.
Với cách làm tƣơng tự, có thể đi sâu phân tích nhiều ngữ cảnh khác
nhau và đƣa ra khuyến cáo có giá trị về chính sách, kinh tế, xã hội, môi
trƣờng, văn hóa…
Có thể khẳng định rằng, nếu tính toán đƣợc chỉ số HDI sẽ cung cấp cho
chúng ta nhiều tƣ liệu quý để phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội và đây là điều thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới.
1.1.3.2. Ý nghĩa
HDI là thƣớc đo tổng hợp đo lƣờng trình độ phát triển của thế giới, của
một khu vực, một quốc gia hay một vùng, một tỉnh, một địa phƣơng.. thay thế
cho tiêu chí phát triển chỉ thuần túy sử dụng tốc độ tăng trƣởng kinh tế thông
qua GDP.
Vì là thƣớc đo tổng hợp của sự phát triển, nên HDI đƣợc sử dụng để
làm công cụ quản lí và đề ra chính sách. Trên cơ sở tính toán HDI và các chỉ
số thành phần, các nhà quản lí và những ngƣời đề ra chính sách dễ dàng phát
hiện những khía cạnh non yếu để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm
nâng cao năng lực lựa chọn cho ngƣời dân và mở rộng phạm vi lựa chọn cho
ngƣời dân.

HDI đƣợc sử dụng là một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng của
các hệ thống chi tiêu phát triển của thế giới, của khu vực, các hiệp hội: Liên
hợp quốc, ASEAN, …

15


HDI đƣợc đƣa vào mục tiêu phấn đấu trong các Chiến lƣợc phát triển
ngắn hạn, trung hạn cũng nhƣ dài hạn của các quốc gia.
HDI đƣợc sử dụng trong các công trình phân tích kinh tế - xã hội.
HDI đƣợc sử dụng để so sánh quốc tế trình độ phát triển giữa các khu
vực, các nhóm nƣớc, các quốc gia, hay thậm chí giữa các vùng và các tỉnh,
thành phố trong một quốc gia.
Nhƣ vậy, việc tính toán HDI ở nƣớc ta hiện nay đã trở thành vấn đề cấp
thiết để theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu Chiến lƣợc phát triển kinh tế
- xã hội mà Đảng và Chính Phủ đề ra, để hội nhập với cộng đồng quốc tế,
nhất là trong giai đoạn hiện nay của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nƣớc trong bối cảnh toàn cầu hóa.
1.1.4. Phương pháp tính chỉ số HDI
1.1.4.1. Phương pháp tính chỉ số HDI trên thế giới
Để đo lƣờng thành tựu phát triển con ngƣờì, từ năm 1990 Chƣơng trình
phát triển của Liên hợp quốc đã đƣa ra phƣơng pháp tính chỉ số phát triển con
ngƣời (Human Development Index – HDI). Đây là chỉ số tổng hợp phản ánh
trình độ phát triển của con ngƣời và cũng phản ánh mức độ đạt đƣợc những
khát vọng chung của loài ngƣời là có mức sống cao, có học vấn cao, có sức
khỏe dồi dào, xã hội lành mạnh, phát triển văn hóa cộng đồng. Hiện nay, trên
thế giới đã và đang sử dụng một số mô hình sau đề tính HDI:
Tính chỉ số HDI theo mô hình 3 nhân tố - Mô hình tam giác: bao gồm:
sức khỏe, giáo dục, thu nhập.
Về sức khỏe: nếu con ngƣời đƣợc mạnh khỏe thì cuộc sống trƣờng thọ.

Ngƣợc lại, trƣờng thọ là một biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, sức
khỏe đƣợc “lƣợng hóa” bằng chỉ tiêu tuổi thọ trung bình hay còn gọi là kì
vọng sống trung bình đƣợc tính từ khi sinh ra.

16


Về giáo dục: đƣợc đánh giá bằng kiến thức, hay còn đƣợc gọi là trình
độ tri thức, là sự tổng hợp theo tỉ lệ biết chữ của ngƣời lớn (với quyền số 2/3)
và tỉ lệ nhập học của tất cả các cấp (tiểu học, trung học và đại học với quyền
số tổng cộng chung là 1/3).
Về thu nhập: đƣợc đo bằng chỉ số GDP bình quân đầu ngƣời tính thực
tế theo sức mua tƣơng đƣơng (PPP – Purchasing Power Parity và thƣờng đƣa
về USD).
Công thức tính chỉ số HDI:
HDI = (Ituổi thọ + Itri thức + IGDP)/3
Trong đó:

Ituổi thọ là chỉ số tuổi thọ
Itri thức là chỉ số tri thức
IGDP là chỉ số thu nhập

Sơ đồ: mô hình 3 nhân tố
Chí số
tuổi thọ

HDI

Chỉ số
giáo dục


Chí số
thu nhập

Tính chỉ số HDI theo mô hình 4 nhân tố: Mô hình hình thoi: Bao gồm
sức khỏe, giáo dục, thu nhập và lành mạnh xã hội.
Trong quá trình tính chỉ số HDI của các nƣớc trên thế giới, hàng loạt
câu hỏi đƣợc đặt ra: phải chăng học vấn, sức khỏe và mức sống đã đo lƣờng
chính xác và đầy đủ sự phát triển của con ngƣời. Trong khi đó, ở nhiều nƣớc
trên thế giới, vấn đề an toàn xã hội hay còn gọi là lành mạnh xã hội đang đặt

17


ra nhiều thách thức với hoàng loạt các tệ nạn xã hội nhƣ: các loại tội phạm,
giá mại dâm, tệ nạn ma túy, tình hình HIV/AIDS… điều này cho thấy, sự phát
triển con ngƣời không những cần làm cho kính tế, giáo dục, y tế phát triển,
môi trƣờng tự nhiên trong lành mà còn phải đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội,
tạo sự lành mạnh trong xã hội.
Xét từ quan điểm con ngƣời, tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn nghiện hút ma
túy có tác động trực tiếp và làm giảm tất cả các chỉ số kinh tế, giáo dục và
tuổi thọ.
Với chỉ số kinh tế, một ngƣời nghiện hút không thể làm việc với cƣờng
độ và năng suất cao mà còn dẫn tới bỏ bê và nghỉ việc, lang thang, không
tham gia lao động. Bản thân ngƣời đó không tham gia phát triển kinh tế cho
gia đình và vấn đề để có tiền mua ma túy đã sinh ra trộm cắp, thậm chí giết
ngƣời, cƣớp của cá nhân, tập thể, cộng đồng…
Với chỉ số giáo dục, nếu ngƣời nghiện hút là học sinh thì sẽ dẫn đến bỏ
học, nếu đối tƣợng nghiện hút là cha mẹ thì con cái không đƣợc quan tâm đến
học hành và cũng dẫn đến bỏ học.

Với chỉ số tuổi thọ, ngƣời nghiệm ma túy thƣờng có tuổi thọ thấp do
sức khỏe suy kiệt. Bên cạnh đó, do tiêm chích và sinh hoạt bừa bãi, những
ngƣời nghiện hút rất dễ lây nhiễm HIV/ ADIS cho cộng đồng. Nhƣ vậy,
những cái chết từ căn bệnh này đã làm giảm tuổi thọ của xã hội.
Từ những phân tích trên, nhiều nƣớc trên thế giới đã tính thêm chỉ số
lành mạnh xã hội nhằm phản ánh khả năng phòng ngừa tệ nạn của cộng đồng.
Công thức tính chỉ số HDI
HDI = (Ituổi thọ + Itri thức + IGDP + ILMXH)/4
Trong đó:

Ituổi thọ là chỉ số tuổi thọ
Itri thức là chỉ số tri thức
IGDP là chỉ số thu nhập
ILMXH là chỉ số lành mạnh xã hội

18


×