Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

VUA DỤC ĐỨC CHUNG HUYỆT MỘ VỚI?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.95 KB, 2 trang )

VUA DỤC ĐỨC CHUNG HUYỆT MỘ VỚI... NGƯỜI HÀNH KHẤT
Dân gian có câu “sướng như vua” nhưng thực tế có những ông vua đã
không giữ nổi mạng sống của mình, và cái chết của các vị hoàng đế nước
Nam nhiều khi thật thê thảm.
Tháng 6 năm Quý Mùi (1883) vua Tự Đức mất, để di chiếu cho người con nuôi
lớn của mình là Nguyễn Phúc Ưng Chân lên nối ngôi. Thế nhưng ngay trong lễ
đăng quan, nhiều đại thần đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường
vì không ưa nên vin vào cớ di chiếu có đoạn nói mắt Ưng Chân có tật, rồi giam
lỏng ông, sau đó phế truất. Về danh nghĩa, Ưng Chân ở trên ngôi báu chưa đầy
3 ngày.

Bi đình và lăng tẩm vua Dục Đức.
Trở thành một tù nhân, Ưng Chân bị đem giam ở ngôi nhà học của mình trước
đây là Dục Đức Đường nên sử sách thường lấy tên đó để gọi vua là Dục Đức.
Về sau ông bị giam tại ngục thất phủ Thừa Thiên, bị bỏ đói cho đến chết vào
tháng 9 năm Giáp Thân (1884), thi thể bó trong một chiếc chiếu rách. Hai người
lính và và một viên suất đội gánh xác đi chôn trong một ngày mưa gió, đến đầu
làng An Cựu ở ngoại thành Huế thì dây bị đứt, xác vua rơi xuống cạnh một khe
nước nông, người ta tin rằng, ông đã “tự chọn” nơi yên nghỉ của mình tại đó nên
chôn cất qua loa cho xong.


Vì không được quan tâm, chăm sóc, ngôi mộ dần tàn lụi như đất bằng, chẳng ai
còn nhớ đó là mộ vua. Không lâu sau, có một ông lão ăn mày qua đấy bị kiệt
sức và chết gục trên nấm mộ Dục Đức, dân địa phương đã chôn người ăn mày
ngay trên mộ vua mà không hay biết. Về sau, con của Dục Đức bất ngờ được
lên ngôi, lấy hiệu là Thành Thái; theo chỉ dẫn của những người am tường sự
việc, Thành Thái tìm được mộ của vua cha nhưng khi cải táng, lại thấy trong mộ
có hai bộ xương nên đành lấp lại và cho xây dựng lăng mộ tại đó vào đầu năm
Canh Dần (1890) và đặt tên là An Lăng. Đó là lăng mộ chứa cả thi hài của ông
vua xấu số và ông lão ăn mày tốt số.





×