Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

điều tra tình hình sản xuất điều và nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất điều (anacardium occidentale lamk ), giống pn1 trồng tại huyện eakar, tỉnh đăklăk.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------------------

NGUYỄN NGỌC TUẤN

ðIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ðIỀU VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH
HƯỞNG CỦA CHẾ ðỘ PHÂN BÓN ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ðIỀU (Anacardium occidentale Lamk ),
GIỐNG PN1 TRỒNG TẠI HUYỆN EAKAR, TỈNH ðĂKLĂK.

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ KIM THANH

HÀ NỘI - 2007


LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẩn trong luận văn này ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tuấn



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này, tôi ñã ñược sự giúp ñở tận tình của
thầy cô, bạn bè ñồng nghiệp và người thân. Với tình cảm chân thành tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, người hướng dẩn khoa học, ñã tận tình
chỉ bảo kể từ khi xây dựng ñề cương nghiên cứu cho ñến suốt cả quá trình
thực hiện và hoàn thành bản luận văn.
- Quí thầy cô giáo trong bộ môn Sinh Lý Thực Vật - Khoa Nông Học,
Trường ðại Học Nông Nghiệp I - Hà Nội ñã ñóng góp nhiều ý kiến quí báu
cho tôi hoàn thành luận văn này.
- Tập thể cán bộ, nhân viên Phòng Kinh Tế, Phòng Thống Kê, Trạm
Bảo Vệ Thực Vật Huyện Ea Kar - ðăk Lăk ñã giúp ñỡ trong quá trình ñiều tra
và tiến hành thí nghiệm ñồng ruộng và tạo ñiều kiện cho quá trình thực hiện
luận văn ñược thuận lợi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, các
ñồng nghiệp, bạn bè và người thân ñã ñộng viên, giúp ñỡ trong quá trình công
tác và học tập.
Hà Nội, tháng 11 năm 2007
Tác giả

Nguyễn Ngọc Tuấn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

Danh mục hình

vii

1.

Mở ñầu

1

1.1.

Tính cấp thiết của ñề tài


1

1.2.

Mục ñích yêu cầu của ñề tài

3

1.3.

Ý nghĩa của ñề tài

3

2.

Tổng quan tài liệu

5

2.1.

Tình hình sản xuất ñiều trên thế giới &trong nước

5

2.2.

Giới thiệu cây ñiều


12

2.3.

Dinh dưỡng của cây ñiều

17

2.4.

Những kết quả nghiên cứu trên cây ñiều trên thế giới và trong nước

20

3.

Nội dung, phương pháp nghiên cứu

26

3.1.

ðối tượng và vật liệu nghiên cứu

26

3.2.

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu


27

3.3.

Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc

27

3.4.

Nội dung nghiên cứu:

28

3.5.

Phương pháp nghiên cứu

29

3.6.

Các chỉ tiêu theo dõi

31

3.7.

Phương pháp xử lý số liệu


32

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

33

4.1.

ðiều tra tình hình sản xuất ñiều tại huyện eakar

33

4.1.1. ðiều kiện khí hậu, ñất ñai tại ñịa bàn nghiên cứu.

33

4.1.2. Tình hình phát triển cây ñiều tại huyện EaKar

35

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến sinh trưởng phát
triển của cây ñiều


45

4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến sinh trưởng cây ñiều

45

4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến khả năng ra hoa ñiều.

46

4.2.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá ñến ñộng thái ra hoa

48

4.2.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón qua lá ñến tỷ lệ ñậu quả
và khả năng giử quả
4.2.5.

51

Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón qua lá ñến kích thước, khối
lượng hạt ñiều

53

4.2.6. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá ñến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất hạt ñiều

55


4.2.7. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến mức ñộ sâu bệnh hại trên cây
ñiều
4.2.8. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón lá.
4.3.

58
59

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế ñộ phân bón ñến sinh trưởng
phát triển cành dự trữ của cây ñiều

60

4.3.1. Ảnh hưởng của các chế ñộ phân bón ñến khả năng phát lộc và
sinh trưởng của chồi lộc

60

4.3.2. Ảnh hưởng các công thức phân bón ñến sự sinh trưởng dinh
dưỡng của cành thứ cấp

62

4.3.3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến ñộng thái tăng
trưởng ñường kính cành thứ cấp.

63

4.3.4. Ảnh hưởng của các công thức bón phân ñến khả năng chống
chịu sâu bệnh hại cây ñiều.


65

5.

Kết luận và ñề nghị

67

5.1.

Kết luận

67

5.2.

ðề nghị:

68

Tài liệu tham khảo

69

Phụ lục

75

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4



DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Các chỉ tiêu chính của ñề án phát triển ngành ñiều ñến năm 2010

6

2.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng ñiều từ 1995-2005

7

2.3.

Các cơ sở chế biến hạt ñiều ở Việt Nam từ năm 1988 ñến 2006

9

2.4.

Tình hình xuất khẩu ñiều của Việt Nam từ năm 2003- 2004


10

2.5.

Giá FOB xuất khẩu nhân hạt ñiều Việt nam so sánh với thế giới.

11

4.1.

ðặc ñiểm khí hậu tại huyện EaKar.

33

4.2.

Thành phần hoá học của ñất

34

4.3.

Diện tích ñiều trồng tại EaKar từ năm 2001 ñến năm 2006

36

4.4.

Diển biến diện tích, năng suất, sản lượng ñiều từ 1995 - 2006


37

4.5.

Tỷ lệ sô hộ áp dụng kỹ thuật bón phân cho cây ñiều

39

4.6.

Thành phần và mức ñộ gây hại của sâu bệnh hại chính trên cây
ñiều ở EaKar năm 2007

40

4.7.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến số chồi của tán lá cây ñiều

46

4.8.

Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá ñến khả năng ra hoa
của cây ñiều

4.9.

47


Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá ñến ñộng thái ra hoa
của cây

4.10. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến khả năng ñậu quả và giữ quả

49
51

4.11. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá ñến kích thước, khối lượng
hạt ñiều

54

4.12. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá ñến các yếu tố cấu thành
năng suất

55

4.13. Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá ñến năng suất cây ñiều

57

4.14. Sâu bệnh hại cây ñiều ở các công thức thí nghiệm

58

4.15. Hiệu quả kinh tế của các công thức sử dụng phân bón lá

59


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


4.16. Ảnh hưởng các công thức bón phân ñến khả năng phát lộc và sinh
trưởng chồi lộc

61

4.17. Ảnh hưởng của các công thức phân bón ñến khả năng sinh trưởng
của cành thứ cấp

62

4.18. Ảnh hưởng của các công thức phân bón ñến ñộng thái tăng trưởng
ñường kính cành thứ cấp
4.19.

Sâu bệnh hại cây ñiều ở các công thức bón phân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6

64
66


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình


Trang

4.1.

ðộng thái ra hoa

50

4.2.

ðộng thái giữ quả của các công thức thí nghiệm

52

4.3.

ðộng thái tăng trưởng ñường kính cành thứ cấp ở các công thức
thí nghiệm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7

65


1. MỞ ðẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Cây ñiều có nguồn gốc từ vùng ven biển ðông Bắc Brazil, di thực tới
khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng từ thế kỷ XVI. ðiều thuộc
họ ñào lộn hột Anacardiacae, tên khoa học là Anacardium occidentale Lamk,

tên tiếng Anh là Cashew. Ngoài ra, ñiều còn mang nhiều tên gọi khác như ñào lộn
hột, maca ñỏ, swai chanti (Campuchia), giả như thụi...( ðường Hồng Dật, 2001 [10]).
ðiều là loại cây trồng lâu năm, có giá trị sử dụng nhiều mặt. Nhân quả là
loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dầu vỏ hạt ñiều dùng ñể chế tạo các
loại sơn cao cấp, gỗ ñiều dùng ñể sản xuất ñồ mỹ nghệ...( Phạm Văn Nguyên,
1991 [20], Việt Chương, Nguyễn Sô, 1999 [08]). Nhìn chung, hầu hết các sản
phẩm từ cây ñiều ñều có thể chế biến thành các sản phẩm hữu ích phục vụ
nhu cầu cuộc sống của con người và là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ quan
trọng của nhiều nước trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, ñến năm 2005 xuất
khẩu ñã tăng lên 108.974 tấn, ñạt tổng kim ngạch xuất khẩu: 501,51 triệu
USD, Việt Nam ñã vươn lên trở thành nước chế biến và xuất khẩu nhân ñiều
lớn thứ 2 trên thế giới.
Do có bộ rễ phát triển mạnh nên cây ñiều có khả năng thích ứng và phát
triển ñược ở các vùng ñất cát, ñất ñồi gò khô cằn và nghèo dinh dưỡng. Do vậy,
bên cạnh mục ñích trồng ñiều làm cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế
biến, người ta còn coi ñiều là cây lâm nghiệp, vì vậy ñã và ñang tồn tại thuật ngữ
" ñiều lâm nghiệp". Thuật ngữ này dùng ñể chỉ dạng ñiều ñược trồng với mục ñích
chủ yếu là ñể phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc, chống xói mòn, tạo vành ñai chắn gió..
Ở ðăkLăk nói chung huyện Eakar nói riêng, cây ñiều ñược trồng thành
vùng tập trung từ sau năm 1992. Các ñiều kiện tự nhiên về ñất ñai, khí hậu
thời tiết, nguồn nước tưới nơi ở ñây hoàn toàn thích hợp cho việc phát triển

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


loại cây này, tuy nhiên trong thời gian dài từ 1992 ñến năm 2000 diện tích cây
ñiều phát triển chậm toàn huyện Eakar chỉ có 982 ha, do giá trị kinh tế thấp
hơn các loại cây trồng như: cà phê, cao su, ñậu ñổ, ngô... ñến sau năm 2000
do giá cà phê xuống thấp hiệu quả của cây cà phê ñem lại không cao, ñồng
thời với việc canh tác các loại cây trồng cạn nhiều năm trên ñất dốc ñã làm

suy thoái ñất và nguồn nước, ñặt biệt là nguồn nước ngầm. Xác ñịnh phát
triển cây ñiều có thể ñảm bảo tính bền vững về mặt sinh thái, cũng như những
lợi ít kinh tế mà nó ñem lại nên ñảng và nhà nước ñã có chủ trương phát triển
cây ñiều, ñặc biệt là sau quyết ñịnh số:120/1999/Qð-TTg của chính phủ và
quy hoạch phát triển cây ñiều tỉnh ðăk Lăk ñến năm 2010 [22]
Theo các nhà khoa học tại viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp
Tây Nguyên, việc sử dụng các cây giống trồng trực tiếp từ hạt không ổn ñịnh
về mặt di truyền, không ñồng ñều về sinh trưởng, cùng với mức ñầu tư thâm
canh thấp, phòng trừ sâu bệnh không ñược chú trọng là những nguyên nhân
cơ bản làm cho năng suất ñiều còn rất thấp so với tiềm năng của cây trồng
này.
Do vậy, ñể có thể ñảm bảo cho sản xuất ñiều của huyện EaKar phát
triển ổn ñịnh, năng suất ñiều không ngừng ñược nâng cao thì công tác nghiên
cứu các giải pháp kỹ thuật tác ñộng nhằm nâng cao năng suất ñiều, ñặc biệt là
các tác ñộng về phân bón ñang thực sự là một trong những yêu cầu cần thiết
và cấp bách. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện ñề tài:
“ðiều tra tình hình sản xuất ñiều và nghiên cứu ảnh hưởng của chế
ñộ phân bón ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất ñiều (Anacardium
occidentale Lamk ), giống PN1 trồng tại huyện EaKar, tỉnh ðăkLăk.”

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


1.2. MỤC ðÍCH YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
1.2.1. Mục ñích
- Tìm hiểu tình hình sản xuất ñiều tại huyện EaKar tỉnh ðăk Lăk.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế ñộ bón phân ñến sinh trưởng phát
triển cây ñiều giống PN1. Trên cơ sở ñó xác ñịnh công thức về chế ñộ phân
bón gốc và phân bón lá thích hợp nhằm làm tăng năng suất ñiều trồng tại
huyện EaKar, tỉnh ðăk Lăk

1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñược hiện trạng sản xuất ñiều như: diện tích, năng suất, sản
lượng hạt ñiều, tình hình ñầu tư sử dụng phân bón tại nông hộ, sinh trưởng
phát triển và sâu bệnh hại ñiều.
- ðánh giá ñược mức ñộ ảnh hưởng của chế ñộ phân bón ñến sinh
trưởng dinh dưỡng: ra chồi, ra lá phát triển cành, và sinh trưởng sinh sản: ra
hoa, ñậu quả, năng suất, tình hình sâu bệnh hại trên cây ñiều.
- Tìm ñược công thức phân bón và chế phẩm phân bón lá phù hợp cho
cây ñiều giống PN1 sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao trong ñiều kiện
khí hậu tại huyện EaKar tỉnh ðăkLăk.
- Xác ñịnh ñược hiệu quả kinh tế của việc bón phân và sử dụng phân
bón qua lá cho cây ñiều trồng tại huyện Eakar.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ðỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Qua kết quả nghiên cứu của ñề tài tìm hiểu ñược tác ñộng của dinh
dưỡng dưới dạng chế phẩm phân bón lá, phân bón gốc cũng như việc phối
hợp giữa phân khoáng NPK, phân chuồng và các chế phẩm phân bón lá ñến
khả năng ra hoa, ñậu quả, năng suất hạt và sự hình thành và phát triển cành dự
trữ trên cây ñiều trồng tại huyện EaKar, tỉnh ðakLăK

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ những kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ là cơ sở nghiên cứu tiếp
theo về kỹ thuật bón phân cho cây ñiều nhằm góp phần hoàn thiện quy trình
thâm canh cây ñiều tại ðăk LăK
- Kết quả của ñề tài là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật bón phân cho cây ñiều cho thực tế sản xuất.
1.3.3. Giới hạn của ñề tài

- ðề tài ñược thực hiện tại huyện Ea Kar tỉnh ðăk Lăk trên giống ñiều
PN1 ñược nhân giống bằng phương pháp ghép cành và có ñộ tuổi ñồng ñều là
4 năm.
- Vì ñiều kiện thời gian có hạn nên ñề tài bước ñầu quan tâm ñến tác
ñộng của các công thức bón phân ñên các chỉ tiêu về sinh trưởng của cành dự
trữ và khả năng ra hoa, ñậu quả, năng suất của cây ñiều.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ðIỀU TRÊN THẾ GIỚI &TRONG NƯỚC
2.1.1. Khái quát tình hình ngành ñiều thế giới:
Trồng, chế biến và buôn bán hạt và nhân ñiều trên thế giới ñược tổ
chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO) ghi nhận từ năm 1900, song khối
lượng và giá trị buôn bán các sản phẩm từ ñiều có từ năm 1962 (sau 62 năm
sau) với số lượng hạt: 330.000 tấn và giá trị xuất khẩu: 46,2 triệu USD.
Những quốc gia sản xuất ñiều chính gồm: Ân ðộ, Mozămbích, Tanzania,
Kenia. Bốn mươi mốt năm sau (2003) diện tích ñiều thu hoạch ñã là: 3,17
triệu ha, sản lượng hạt ñiều: 1,52 triệu tấn. Tổng sản lượng hạt ñiều qua chế
biến: 315.000 tấn, tạo ra giá trị hàng hoá trên 2 tỷ USD/năm; các nước dẫn
ñầu về sản xuất và chế biến ñiều là: Ân ðộ, Việt Nam, Brazin, Nigeria. Song
song với sản xuất và chế biến ñiều ñược gia tăng thì việc xuất nhập khẩu nhân
ñiều ngày càng mở rộng, năm 1975 lượng nhân ñiều buôn bán trên thế giới :
90.000 tấn, ñến năm 2002 ñã tăng lên : 186.000 tấn (gấp 2,07 lần).
Như vậy, ngành ñiều thế giới trong hơn 100 năm qua liên tục phát triển
cả trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu; song thị trường tăng trưởng mạnh từ
năm 1975 ñến 2005, do nhu cầu tiêu thụ hạt ñiều tăng và hiệu quả từ trồngchế biến - tiêu thụ ñã mang lại lợi ít ñáng kể cho nông dân, thương lái, doanh
nghiệp tham gia vào quá trình phát triển ñiều. ðặc biệt là sự hổ trợ tích cực
của khoa học công nghệ ñã tạo ra các giống ñiều thích nghi với ñiều kiện sinh

thái, ñạt năng suất và chất lượng cao, cùng với các qui trình kỹ thuật sản suất,
chế biến dần ñược hoàn thiện hơn.
2.1.2. Tình hình sản xuất ñiều trong nước:
Cây ñiều có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ 16, lúc ñầu ñược trồng lẻ tẻ lấy
bóng mát và hạt ñể ăn. Năm 1975, sau ngày giải phóng cây ñiều mới chính

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


thức ñược lựa chọn ñể trồng nhằm phục hồi các cánh rừng bị bom Mỹ tàn
phá. Tuy nhiên, ngành ñiều của nước ta mới ñược hình thành từ năm 1981,
khi Bộ lâm nghiệp ñược giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển ñiều ở ñất
lâm phần và ñất hoang hoá các tỉnh vùng duyên hải trung bộ và ñông nam bộ.
Vai trò ñích thực của cây ñiều mới ñược chú trọng nhiều trong khoảng 10
năm gần ñây, ñặc biệt ngày 7/5/1999 Thủ tướng Chính phủ ñã có quyết ñịnh
số 120/1999/Qð- TTg phê duyệt ñề án phát triển ngành ñiều ñến năm 2010 ñã
tạo ñà phát triển mạnh mẽ cho ngành ñiều Việt Nam.
- Một số chỉ tiêu chính của ñề án phát triển ngành ñiều ñến năm 2010
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu chính của ñề án phát triển ngành ñiều ñến năm 2010
Chỉ tiêu

ðơn vị tính

Năm 2005

Năm 2010

1. Sản lượng nhân ñiều

tấn


45.000

100.000

2. Sản lượng ñiều thô

tấn

230.000

500.000

3. Tổng diện tích ñiều:

ha

340.000

500.000

- Vùng thâm canh cao sản

ha

200.000

300.000

- Vùng phòng hộ kinh tế


ha

140.000

200.000

- Vùng thâm canh cao sản

tấn/ha

1,0

1,5

- Vùng phòng hộ kinh tế

tấn/ha

0,2

0,2- 0,3

triệu USD

220

450

4. Năng suất ñiều:


5. Kim ngạch xuất khẩu ñiều

ðưa tổng diện tích ñiều của cả nước lên 340.000ha (Thâm canh:
200.000 ha, phòng hộ: 140.000ha) ở năm 2005 và 500.000 ha (Thâm canh:
300.000 ha, phòng hộ: 200.000ha) vào năm 2010.
Sản lượng nhân ñiều ñạt 45.000 tấn ở năm 2005 và ñến năm 2010 sẽ ñạt
100.000 tấn, sản lượng ñiều thô ñến năm 2005 ñạt 230.000 tấn và ñạt 500.000
tấn trong năm 2010.
- Kết quả sau 6 năm (1999 – 2005) thực hiên ñề án phát triển ñiều

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


theo quyết ñịnh số 120/1999/Qð-TTg của thủ tướng chính phủ.
ðến hết năm 2005, sau 6 năm thực hiện quyết ñịnh số 120/1999/QðTTg, Các chỉ tiêu chính của dự án ñều vượt xa với qui hoạch, ñặc biệt 3 chỉ
tiêu: nhân ñiều chế biến, tổng giá trị sản lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu
nhân hạt ñiều ñã cao hơn chỉ tiêu ñề án ñiều dự kiến ñến năm 2010, tạo bước
tăng trưởng cao có tính ñột phá, vươn lên hàng thứ 2 thế giới về xuất khẩu
nhân ñiều.
- Về diện tích, năng suất, sản lượng:
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ñiều từ 1995-2005
Stt

Năm

01

1995


Diện tich
tổng số
(ha)
190373

02

1996

197081

03

1997

04

Diện tích
thu hoạch
(ha)
95754

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(Tấn)

0,56


53491

107801

0,55

58837

204455

117835

0,54

63161

1998

193573

139681

0,39

55118

05

1999


188069

148838

0,40

59721

06

2000

199274

146518

0,64

94069

07

2001

214959

161957

0,74


119416

08

2002

240645

176442

0,83

145751

09

2003

261406

186663

0,91

168973

10

2004


297524

201892

0,99

200367

11

2005

349674

223918

1,06

238368

Nguồn: số liệu niên giám thống kê các tỉnh thành phố
Tính ñến thời ñiểm năm 2005 ðã xây dựng ñược vùng ñiều nguyên liệu
với tổng diện tích 349 674 ha, trong ñó có 223 918 ha thu hoạch, diện tích
trồng ñiều ñược mở rộng 23 tỉnh thành, có 19 tỉnh diện tích trồng ñiều tăng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


mạnh, ñặc biệt là ðăk Lăk, ðăk Nông và Bình ðịnh. Năng suất ñiều bình
quân cả nước ñạt ñạt 1,06 tấn/ha , ñây cũng là năng suất ñiều ñạt mức cao của

thế giới (gấp 2 năng suất bình quân của thế giới). Yếu tố làm tăng năng suất
chủ yếu là người trồng ñiều ñã ý thức ñược việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc
ñiều theo ñúng qui trình kỹ thuật: ñánh nhánh, tỉa cành, tạo tán, bón phân, và
phòng trừ sâu bệnh, thông qua mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của các
tổ chức khuyến nông và bước ñầu các giống ñiều ghép ñã có ñóng góp vào
việc tăng năng suất.
Công tác giống ñược chú trọng với dự án giống ñiều ñược thực hiện từ
2000-2005 các ñề tài nghiên cứu chọn tạo giống ñiều năng suất, chất lượng tốt
của 3 viện: Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, viện khoa học kỹ
thuật Duyên Hải Trung Bộ, viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây
Nguyên thành công ñã tạo ra các giống tốt cho sản xuất, quyết ñịnh số
5218/Qð-BNN-KHCN (năm 1999) và quyết ñịnh số 5218/Qð-BNN-KHCN
(năm 2000) của Bộ NN&PTNT cho phép khu vực hoá và ñưa vào sản xuất thử
5 giống ñiều: PN1, LG1, CH1, MH4/5. Quyết ñịnh 5310 Qð/BNN-KHCN
(29/11/2002) công nhận 5 giống ñiều dòng ES-04, EK-24, Bð-01, KP-11, KP-12.
Theo số liệu của các sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông nghiệp miền nam cho thấy: Tổng số lượng cây ñiều ghép
giống mới từ năm 1999 ñến 2005 là: 28,5 triệu cây, diện tích trồng mới
128.737 ha, chiếm 29,69% tổng diện tích trồng trồng ñiều; trong ñó, các ñịa
phương có diện tích trồng mới ñiều ghép lớn nhất là Bình Phước: 58 000 ha,
ðồng Nai: 20 000 ha, ðăkLăk 10 400 ha, Bình ðịnh 6 545 ha.
- Chế biến hạt ñiều ( sản phẩm chính xuất khẩu ): Các cơ sở chế
biến cũng ñược tạo ñà phát triển nhanh chóng, phù hợp với ñiều kiện Việt
Nam và ñáp ứng ñược yêu cầu của thị trường.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


Bảng 2.3: Các cơ sở chế biến hạt ñiều ở Việt Nam từ năm 1988 ñến 2006
Tổng công suất chế biến


Năm

Số cơ sở chế biến

1988

3

1.000

1989

7

13.000

1990

19

17.000

1994

30

75.000

1995


40

100.000

1996

52

120.000- 150.000

1998

60

>200.000

2005

219

674 200

2006

245

731 700

(Tấn hạt thô/năm)


Sau 6 năm triển khai thực hiện quyết ñịnh số 120/1999/Qð-TTg, số cơ
sở chế biến nhân hạt ñiều ñã tăng ñột biến, tính ñến tháng 7/2006 ñã có: 245
cơ sở với tổng công suất chế biến theo thiết kế là: 731 700 tấn, so với năm
1998 tăng 185 cơ sở, tổng công suất thiết kế tăng 3,32 lần. Việt Nam có thể
chế biến gần 50% tổng sản lượng hạt ñiều thế giới sản xuất năm 2004. Do vậy
ñể ñảm bảo nguyên liệu hạt ñiều cho chế biến, các nhà máy phải nhập khẩu
khoảng: 110 000 tấn hạt (năm 2005) từ châu phi, Indonesia, Campuchia.
- Chế biến dầu vỏ hạt ñiều: Tính ñến năm 2005 ñã có 10 nhà máy và
cơ sở chế biến dầu vỏ hạt ñiều, với công suất thiết kế : 20 000 tấn sản
phẩm/năm, công suất thực tế ñạt 75%, tạo ra 15 000 tấn dầu vỏ hạt ñiều.
- Chế biến sản phẩm nhân ñiều ăn liền (Nhân ñiều rang muối,
chiên dầu, kẹo, bánh): năm 2005 ñã có 30 cơ sở chế biến nhân ñiều ăn liền,
bao gồm: Nhân ñiều rang muối, nhân ñiều gia vị, nhân ñiều hương tỏi, nhân
ñiều wasabi, kẹo nhân ñiều, kẹo nhân hạt ñiều thập cẩm,… Tổng năng lực chế
biến các sản phẩm nhân ñiều ăn liền khoảng: 4.000 tấn sản phẩm mỗi năm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


nhăm ña dạng hoá sản phẩm, làm tăng giá trị, ñáp ứng yêu cầu tiêu dùng hạt
ñiều ở thị trường trong nước.
Theo bộ thương mại và hiệp hội cây ñiều Việt Nam cho biết: số lượng hạt
ñiều xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1986 ñến năm 1994 là: 210.600 tấn, chủ yếu
xuất sang Ân ðộ với giá bình quân (FOB): 830 USD/tấn. Năm có số lượng xuất
khẩu lớn nhất là 1994: 50 000 tấn; ñây cũng là năm ñánh dấu thời ñiểm chấm dứt
việc xuất khẩu hạt ñiều của nước ta chuyển sang thời kỳ nhập khẩu hạt ñiều về
chế biến nhân ñiều xuất khẩu với số lượng tăng dần (năm 1998: 10 000 tấn, năm
2000: 35 000 tấn, năm 2005: 110 000 tấn)
- Tình hình xuất khẩu ñiều của Việt Nam

Nhân hạt ñiều chế biến của việt nam chủ yếu dành cho xuất khẩu chiếm 98,18 99,50% so với tổng sản lượng nhân ñiều qua chế biến, như vậy, ñiều cần ñược xem
là cây sản xuất hàng nông sản xuất khẩu.
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu ñiều của Việt Nam từ năm 2003- 2004
ðơn vị tính: Lượng xuất khẩu là 1.000 tấn; trị giá xuất khẩu là triệu USD
Năm 2003
Thị trường

Năm 2004
% thị

Lượng

Trị giá

Lượng

x.k

x.k

x.k

Mỹ

29,1

99,8

44,1


177,8

41

Trung Quốc

18,6

57,0

18,2

71,9

20

Úc

-

-

10,7

45,9

10

Hà Lan


-

-

10,6

46,2

8

Anh

-

-

5,3

23,4

4

Canada

-

-

4,6


20,0

4

Nước khác

36,3

127,7

11,5

50,8

13

Trị giá x.k

phần

* Nguồn: Số liệu của Trung tâm tin học thống kê- Tổng cục Hải quan.
Ghi chú: Lượng x.k - Lượng xuất khẩu; Trị giá x.k- Trị giá xuất khẩu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


Tổng giá trị xuất khẩu cả hạt ñiều và nhân hạt ñiều từ năm 1990 ñến 2005
là: 2.517.559.200 USD; trong ñó, năm 2004 : 435,89 triệu USD và năm 2005:
501,51 triệu USD. So sánh với năm 1986 xuất khẩu ñiều chỉ có giá trị 5,8
triệu USD, cho thấy mức tăng về giá trị xuất khẩu ñiều năm 2005 hơn gấp

86,47 lấn. ðây là bước tăng trưởng rất cao, một thành tích ñáng ñược trân
trọng trong phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu của việt nam.
Thị trường tiêu thụ nhân hạt ñiều xuất khẩu của Việt Nam từ năm 19861994 chủ yếu là Ân ðộ, Giai ñoạn 2000-2005 thị trường xuất khẩu nhân hạt
ñiều của Việt Nam ñã mở rộng ñến 40 quốc gia và vùng lãnh thổ của cả 5
châu lục, giá bán của Việt Nam cũng dần tiếp cận với giá ñiều thế giới (Bảng 2.4)
Bảng 2.5. Giá FOB xuất khẩu nhân hạt ñiều Việt nam so sánh với thế giới.
Số
TT

Năm

Giá XK của

Giá XK của

So sánh gía

Việt Nam

Thế giới

VN/TG

(USD/tấn)

(USD/tấn)

(%)

Ghi chú


ðiều hạt

1

1992

793,0

886,0

89,5

2

1995

816,0

889,0

91,8

3

2000

4.892,0

4.808,0


101,8

4

2001

3.472,0

3.750,0

92,6

5

2002

3.360,0

3.369,0

99,7

2000-2005

6

2003

3.411,0


3.440,0

99,2

ñiều nhân

7

2004

4.149,0

4.300,0

96,5

thô

8

2005

4.610,0

4.630,0

99,6

Bình quân


3.982,0

4.049,5

98,3

2000-2005
Nguồn: Chiến lược xuất khẩu nông lâm sản ñến 2010

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


2.2. GIỚI THIỆU CÂY ðIỀU
2.2.1. ðặc ñiểm thực vật học
Cây ñiều có tên khoa học là Annacardium occidentale L., thuộc họ xoài
(Anacardiaceae), tên thương mại theo tiếng anh là Cashew .
Cây ñiều thuộc thuộc loại cây gỗ, cao 8 – 12m, ở vùng trồng có ñiều
kiện ñất ñai và khí hậu thích hợp, cây có thể cao ñến 20m, ở những vùng ñất
xấu, vùng bờ biển cát trắng cây cao không quá 6m
- Thân: Cây ñiều phân cành sớm, thường ngay từ gốc với cả cành sơ
cấp và cành thứ cấp, cây 4 tuổi có số cành sơ cấp thay ñổi từ 9 ñến 30 và số
cành thứ cấp từ 246 ñến 412. Gổ ñiều tương ñối mềm, nhẹ. Cây ñiều mọc ở
những nơi có ánh sáng ñầy ñủ, cành sẽ phát triển ñều ñặn và tạo thành một tán
hình ô ñường kính có thể ñạt ñến 12 – 15 m
- Rễ: Cây ñiều là loại cây vừa có rễ cọc và rễ ngang phát triển mạnh, ở
những vùng ñất khô, mạch nước ngầm thấp, rễ cọc có thể ñâm xuống rất sâu ñể
hút nước. Hệ rễ ngang phát triển rất rộng, ñường kính có thể gấp ñôi ñường
kính tán, có chức năng tìm kiếm hút chất dinh dưỡng ñể nuôi cây. Nhờ vậy cây
ñiều vẩn có thể ra hoa kết trái trong suốt mùa khô kéo dài 5 – 6 tháng.

- Lá: Lá ñiều thường tập trung ở ñầu cành, loại lá ñơn, nguyên mọc so
le, gân hình mạng. Lá có hình thuỗn hoặc hình trứng ngược, ñuôi lá thường
hơi tròn hoặc hơi lõm, mặt trên nhẵn bóng. Khi non lá có hình xanh nhạc hoặc
ñỏ, khi già có màu xanh sậm. Lá ñiều dài từ 6 – 24 cm, rộng 4 – 15 cm,
cuống lá dài 1 – 2 cm.
- Hoa: Khi kết thúc mùa mưa bước sang mùa khô là lúc cây ñiều bắt
ñầu trổ hoa. Hoa trổ ở ñầu cành thành chùm, Chùm hoa có kích thước trung
bình từ 14 – 21 cm và có từ 200 ñến 1600 hoa. Thời gian cây trổ hoa thường
kéo dài trung bình 85 ngày.Hoa ñiều có những ñặc ñiểm sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


+ Bao hoa có 5 cánh hoàn toàn tương tự nhau.
+ ðài hoa bao gồm các lá ñài dài 3 – 4 mm, mặt ngoài có màu xanh lá
mạ sáng, mặt trong có màu xanh lá cây vàng và có lông tơ dầy.
+ Tràng hoa có các lá tràng hình mũi mác phủ ñầy lông tơ ở cả 2 mặt,
dài 1-1,5cm, rộng 0,1 – 0,15 cm màu trắng hơi vàng với các sọc xếp thành
hàng từ màu hồng tới tím.
+ Các nhị ñực thẳng ñứng, các bao phấn hình cầu màu ñỏ và nứt dọc.
Số nhị ñực từ 8 - 11 xếp thành 2 vòng và phân thành 2 loại theo chiều dài.
Nhị ñực chỉ có 1 nhị lớn là hữu thụ còn lại các nhị nhỏ ñều là nhị bất
thụ ( nhị giả )
+ Nhụy gồm bầu ñơn 1 ô, vòi nhụy có chiều dài khoãng 1 cm, tận cùng
là núm nhụy.
Hoa ñực nhụy bị thui lép ñi, còn ở hoa lưỡng tính nhụy phát triển mập
hơn, vòi nhụy dài hơn nhị lớn, rất hiếm có trường hợp ngắn hơn hoặc bằng,
nếu có thì sự tự thụ phấn sẻ rất cao.
- Hạt ñiều: Hạt ñiều hình thận màu lục sẫm ( bottle green ) khi hạt tươi
và chuyển sang màu nâu hơi xám khi hạt khô. Các giống thông thường hạt có

chiều dài trung bình 2,5 - 3,5 cm rộng 2 cm và dày từ 1 - 1,5 cm trọng lượng
trung bình từ 5 - 6 gr.
Cấu tạo hạt ñiều gồm có vỏ và nhân. Vỏ hạt ñiều gồm 3 lớp, lớp ngoài
cùng nhẵn, dai có màu xám hoặc nâu xám, lớp vỏ giữa dày nhất, xốp có cấu
trúc tổ ong chứa một chất lỏng có tính nhựa, nhớt màu nâu ñỏ, khi tiếp xúc
với không khí sậm màu ñi rất nhanh, chất lỏng này có tên dầu vỏ hạt ñiều, tên
thương mại tiếng Anh là Cashew nut Shell Liquid ( C.N.S.L), tỉ lệ các thành
phần trong hạt ñiều gồm: nhân chiếm 20 - 25% , vỏ lụa 2 - 5%, dầu vỏ: 18 23%, vỏ : 45 - 50%

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Trái ñiều có hình dáng rất ña dạng có thể là hình trụ, hình quả lê, hình
nón cụt, ….Màu sắc của trái thay ñổi từ vàng nhạt tới vàng hoàng yến, từ ñỏ
tươi ñến ñỏ thẩm với những mảng ñốm xanh trên bề mặt, màu sắc của trái
chín không ñồng nhất. Khối lượng trái từ 30 - 150g cá biệt có thể ñến 500g.
- Sự thụ phấn và ñậu quả:
Hoa ñiều nở dần dần, trung bình trong một chùm hoa có 5 – 6 hoa nở
trong một ngày. Sự nở hoa có quan hệ chặt chẻ với môi trường. Vào những
giờ nóng nhất trong ngày, hoa nở nhanh hơn và có cơ may thụ phấn cao hơn.
Hoa ñiều rất nhạy cảm với mưa lớn, ở thời kỳ nở hoa nếu gặp những cơn
mưa rào thì sự nở hoa và thụ phấn xem như thất bại. Hoa ñiều nở từ sáng sớm
tới trưa thì bắt ñầu héo dần.
Ngay sau khi thụ phấn hoa ñiều có những biến ñổi: noãn biến ñổi thành
hạt (nhân), bầu chuyển thành vỏ bao bọc chung quanh ñể bảo vệ hạt. Nhân và
vỏ tạo ra quả thật (hạt ñiều), cuống và ñế bông phồng lên phát triển thành quả
giả (trái ñiều).
Khi ñã chín hoàn toàn, trái ñiều và hạt vẩn còn dính vào nhau rời khỏi
cây và rụng xuống ñất. Nếu thời tiết kho ráo hạt có thể lưu lại trên mặt ñất 1-2
ngày mà không bị hư hại.

2.2.2. Yêu cầu sinh thái của cây ñiều.
Cây ñiều chịu ñược những ñiều kiện khí hậu ña dạng và khắc nghiệt. Khí
hậu nhiệt ñới với một lượng mưa hàng năm ñầy ñủ và có một mùa khô rõ rệt là
những ñiều kiện tối thích ñể cây ñiều phát triển tốt.
- Lượng mưa: Vùng tốt nhất ñể cây ñiều sinh trưởng tốt và ra quả nhiều
là vùng có lượng mưa nằm giữa từ 800-1500mm/năm, trải ñều trong 6-7 tháng
và có một mùa khô kéo dài từ 5-6 tháng trùng vào mùa cây ñiều ra hoa ñậu quả .

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


Thích ứng với ñiều kiện khí hậu có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt như vậy cây
ñiều sẻ sinh trưởng mạnh, tích luỹ dinh dưỡng trong mùa mưa ñể khi bước sang
mùa khô cây sẽ ra hoa và kết quả thuận lợi
Theo Ohler 1979 [54], cây ñiều cũng chấp nhận một lượng mưa từ 4004000 mm/năm. Lượng mưa nhiều hơn làm cây chậm sinh trưởng và cho sản
phẩm chất lượng kém (hạt nhỏ) và dể bị các loại ký sinh trùng tấn công. Ngược
lại nếu lượng mưa không ñủ lại dẩn ñến cây ñều ra hoa kết trái bất thường. –
- Nhiệt ñộ: Nhiệt ñộ năm trung bình thích hợp nhất cho cây ñiều là từ 24280C, tối cao trung bình là 380C và tối thấp trung bình là 180C. Cây ñiều ở thời
kỳ kinh doanh, nhiệt ñộ có tác ñộng rỏ rệt ñến quá trình ra hoa ñậu quả của cây,
nếu nhiệt ñộ > 400C hoặc < 180C sẻ làm rụng hoa và quả non.
Cây ñiều non nhạy cảm với nhiệt ñộ thấp, còn những cây ñiều ñã trưởng
thành có thể chịu ñược nhiệt ñộ 00C trong thời gian ngắn. Vùng miền nam
Mozambique (vĩ ñộ 260 nam) có các giống ñiều chịu nhiệt ñộ thấp 7-80C trong
các ñêm tháng 7 và tháng 8, người ta thấy các lá không có sự tổn thương nào,
- Ánh sáng: Cây ñiều là cây ưa sáng và ra quả ở ñầu cành do ñó một
trong những yếu tố chủ yếu ñể cây hoàn thành chu kỳ sinh dưỡng (xảy ra trong
mùa mưa) và sản xuất (xảy ra trong mùa khô), cho năng suất cao là phải ñủ ánh
sáng và phân phối ñều cho toàn bộ tán cây. Trung bình cây ñiều cần một lượng
nắng khoảng 2000 giờ/năm.
- ðộ ẩm tương ñối: Cây ñiều thích hợp với ñộ ẩm tương ñối của không

khí là 65-80%. ở mùa sản xuất (ra hoa, ñậu quả) ñộ ẩm không khí tương ñối thấp
(65-70%) sẻ thuận lợi, ngược lại nếu ñộ ẩm không khí tương ñối cao >80% sẻ
ảnh hưởng ñến số lượng và chất lượng của quá trình sản xuất. Tuy vậy ở những
vùng có lượng mưa ở giới hạn thấp(< 1000mm/năm) thì ñộ ẩm tương ñối cao ở
mùa sản xuất lại có lợi cho cây vì cây ñiều có thể cân bằng ñược nhu cầu về

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


nước và có thể vượt qua giai ñoạn thiếu nước nghiêm trọng vào cuối mùa khô. [22]
- Gió: Cây ñiều phần lớn là thụ phấn chéo và ñược phát tán nhờ gió, nên
gió có vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của hoa. Tốc ñộ gió tối thích
cho vùng trồng ñiều là từ 2-25km/giờ. Tuy nhiên gió mạnh có thể làm rụng hoa,
ẽuả và làm cho việc trồng ñiều có thể thất bại như ñã thấy tại ñảo Fiji, Antiles,
hoặc gió khô như ở tây phi lại làm tăng sự bốc hơi nước gây ra sự mất cân bằng
nước ở giai ñoạn ra hoa kết quả.
- Khí hậu thích hợp ñể phát triển cây ñiều có ñặc ñiểm sau:
+ Lượng mưa ( mm/năm):

800 - 1600

+ Mùa khô kéo dài (tháng/năm):

4-6

+ Nhiệt ñộ KK trung bình( 0C ):

24 -28

+ Nhiệt ñộ năm TB tối thấp ( 0C ):


18

+ Nhiệt ñộ năm TB tối cao ( 0C ):

38

+ Số giờ nắng/năm:

1500 -2000

+ ðộ mây che phủ ( tenths)

3-4

+ A0tương ñối KK(%)

65 -85

+ Tốc ñộ gió (km/giờ):

2 - 25

- ðất: Cây ñiều ñược xem là cây trồng của vùng ñất hoang hoá, mọc
ñược trên nhiều loại ñât: ñất cát rời, ñất núi lửa, ñất bồi, ñất có chứa sắt, ñất
Feralit. Tuy nhiên cây ñiều sinh trưởng tốt trên ñất có ñặc diểm sau :
+ Loại ñất:

Rời, có cát


+ ðộ sâu (m):

Trên 1,5m

+ Sỏi kết :

Chút ít hoặc không có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


+ Kết cấu :

ðất cát ( sét< 10%)
ðất cát pha ( sét 10-20%)
ðất cát pha, pha sét ( sét 20-30%)

+ Tính thấm:

Cao

+ Sự thoát nước bên trong: Bình thường-nhanh
+ ðộ phì :

Trung bình hoặc thấp

+ pH :

4,5-6,5


2.3. DINH DƯỠNG CỦA CÂY ðIỀU
Có một thời gian dài người ta ñã nghĩ ñiều là một loại cây vùng ñất
hoang rất dể trồng, chịu ñựng ñược mọi ñiều kiện khô hạn khắc nghiệt nên
chẳng cần bón phân chăm sóc cây vẩn xanh tốt. Nhưng thật ra ñiều cũng thật
sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
2.3.1. Một số nguyên tố ña lượng
- Nitơ (N): nitơ là thành phần của chất hữu cơ, dịêp lục tố, nguyên
sinh chất, acid Nucleic, protein, vitamin,…nitơ có tác dụng giúp cây nẩy chồi
ñâm lộc, phát triển chiều cao, tăng năng suất và phẩm chất quả.
Cây trồng bón ñủ ñạm lá có màu xanh lá cây- xanh thẩm, sinh trưởng
khoẻ mạnh, chồi búp phát triển nhanh, năng suất cao. Cây ăn quả bón ñủ ñạm
cành quả phát triển nhiều, là cơ sở ñể ñạt năng suất cao. (Vũ Hữu
Yêm,1998)[33]
* Tác hại của thừa và thiếu nitơ :
+ Cây thừa nitơ sẽ làm giảm năng suất ñáng kể vì cây lớn nhanh, ñẻ
nhánh nhiều, phân cành nhiều, lá phát triển quá mức, bộ rễ kém phát triển,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17


×