Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử đền hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.24 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
A/ MỞ BÀI
1/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3/ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4/GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
5/PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
B/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1/NGUỒN GỐC ĐỀN HÙNG MẢNH ĐẤT
“ HỒN THIÊNG SÔNG NÚI ”.
2/NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA KHU DI TÍCH ĐỀN
HÙNG
3/CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
KHI MÙA LỄ HỘI.
4/ MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI DI TÍCH ĐỀN HÙNG VÀ LỄ HỘI ĐỀN
HÙNG
5/ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI TÍCH LỊCH SỬ “ĐỀN HÙNG”
6/CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN KHOA “QUẢN LÝ VĂN HÓA” SAU
KHI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH ĐỀN HÙNG
C /KẾT LUẬN

1


A/MỞ BÀI
“Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”
Đó là lời nhắc nhở của cha ông ta về cội nguồn và đạo lý thủy chung của
người con đất Việt. Đây cũng là điều phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
lâu đời và bền vững của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc muốn khẳng định mình
thì dân tộc đó phải có nguồn cội. Từ xa xưa các vua Hùng đã có công dựng


nứơc và sáng lập ra triều đại Hùng Vương .Dưới sự trị vì của 18 đời vua Hùng
dựng nước và giữ nước. Đó là nền tảng cho con cháu Việt Nam sau này noi
theo , phát huy công cuộc phát triển đất nước.
Bác Hồ đã có lời căn dặn chúng ta : “Các vua Hùng đã có công dựng nươc,bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Một dân tộc đã chịu nhiều đau khổ mất mát sau những cuộc chiến tranh tàn
khốc đẫm máu của bọn quân xâm lược chúng đã sát hại đồng bào ta không
thương tiếc và dùng mọi thủ đoạn hèn hạ để cướp nước ta, chính vì thế mà
chúng ta phải đứng lên đấu tranh để giứ gìn và bảo vệ lãnh thổ của mình, các
vua Hùng đã đứng lên trị vì đất nước để bảo vệ con dân của mình và xây dựng
một nước Việt Nam hoàn toàn khác. Một dân tộc anh hùng sẵn sàng đứng lên
chiến đấu bất cứ lúc nào để giành được tự do hoà bình.Vì thế mà mỗi người
dân chúng ta đều mang trong mình niềm tự hào dân tộc và công cuộc giữ nước
là một nghĩa vụ thiêng liêng của muôn đời để gìn giữ trọn vẹn cơ nghiệp của
Tổ tiên để lại.
Đức vua Lê Thái Tổ sau khi đã giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ 20 năm
của phương Bắc, khẳng định nền tự chủ và văn hiến của Đại Việt ta và tuyên
ngôn về lòng tự tôn dân tộc bằng nguyên lý: Vật gốc từ Trời, người gốc từ Tổ,
ví như nước và cây phải có gốc nguồn... Vì rằng gốc có vượng thì lá mới tốt,
nguồn có sâu thì dòng mới dài, nếu không có nhân ân của đời trước bồi đắp
2


dày dặn, phúc trạch đời trước chung đúc lớn lao, thì làm sao lại có thể được
như (ngày nay) vậy” (Lời tựa sách "Lam Sơn thực lục").
1/Lý do chọn đề tài
Nhắc đến “di tích Đền Hùng” thì con dân Việt Nam ở trong nước hay đang
sinh sống ở nước ngoài , không ai có thể quên dược mỗi dạo xuân về cứ mùng
10 tháng 3 hàng năm đây là dịp để tất cả mọi người nhớ về cội nguồn của mình
một dân tộc mạnh thì dân tộc đó phải hiểu rõ về cuội nguồn của mình cũng như

những nét đặc trưng mà cội nguồn để lại.
Lí do lí luận: Là một con người của thế hệ trẻ. Được tiếp xúc với nhiều cái
mới , lối sống mới, suy nghĩ mới …Tuy nhiên không vì thế mà tôi quên đi cội
nguồn cũng như những gì quý báu mà cha ông ta để lại.Con người Việt nam
được biết đến là dòng dõi của con rồng cháu tiên và điều này luôn làm tôi cũng
như bao người dân đất Việt khác tự hào.Vì vậy tôi luôn rất tôn trọng , tưởng
nhớ những gì mà mình đã được thừa hưởng.Hằng năm lễ hội Đền Hùng được
tổ chức rất hoành tráng trên quê hương mình.Là con dân Phú Thọ tôi thấy rất tự
hào về điều này.Không chỉ ngưỡng mộ mà tôi còn muốn tìm hiểu thêm về di
tich lịch sử Đền Hùng độc đáo này để có thể thấy rõ thêm những nét đặc trưng
của mà khu di tích đem lại cho cộng đồng người Việt.Nguồn gốc ,sức ảnh
hưởng của khu di tích tới người dân ra sao và tại sao nó lại thu hút được nhiều
người đến vậy… ?.Và từ đó tìm ra hướng bảo tồn và phát huy khu di tích lịch
sử đền Hùng.
Lí do thực tiễn : Tìm hiểu về di tích “Đền Hùng ngoài việc để biết rõ hơn
cuội nguồn dân tộc mà còn được hiểu biết về ngày hội thiêng liêng của cả dân
tộc qua đó có thể phục vụ tốt nhất cho việc học tập của mình.Ngoài những bài
giảng trên lớp về những chính sách phát triển văn hóa của nhiều vùng miền ,

3


tôi cũng muốn đóng góp thêm những hiểu biết của mình về di tích lịch sử của
quê hương mình để cho việc học tập và tìm hiểu thêm hiệu quả.
2/Mục đích nghiên cứu :
Như đã nói ở trên , mục đích nghiên cứu chính của tôi là “bảo tồn và phát
huy khu di tích lịch sử Đền Hùng” tìm ra nhứng hướng đi những chính sách
thiết thực nhất cho công cuộc tổ chưc các đơn thăm quan và thu hút khách du
lichjnhats là vào mùa lễ hội của khu di tich nhằm “bảo tồn và phát huy” di tích
lịch sử mang ý nghía thiêng liêng này. Đây là nơi hội tụ đầy đủ những nét đặc

trưng rõ nét nhất về văn hoá thời vua Hùng cả vật thể lẫn phi vật thể.Nó không
chỉ cho ta thấy được sự phong phú trong văn hóa của người Việt Nam thời vua
Hùng mà còn cho ta thấy được sự phát triển của thời kì đầu tiên lập nước và
dựng nước này.
3/Khách thể nghiên cứu :
Tôi sẽ tìm hiểu về di tích lịch sử đền Hùng trên chính quê hương của mình ,
ở đây hàng nawmcos lễ hội đền Hùng, lễ hội diễn ra từ mùng 1 đến mùng 10
tháng 3 âm lịch nên việc tiếp xúc và ghi chép với tôi là khá dễ dàng .Môi
trường để tôi nghiên cứu đó chính là việc tiếp xúc trực tiếp với khu di tích Đền
Hùng cũng như đi tìm hiểu về những phong phú của nó qua lời kể của những
thế hệ trước đã sinh sống trên mảnh đất linh thiêng này.
4/Đối tượng nghiên cứu:
Vì là nghiên cứu di tích lịch sử Đền Hùng nên đối tượng nghiên cứu trực
tiếp của tôi ở đây đó là nghiên cứu tìm hiểu về Đền Hùng , sự ra đời của đền
hùng , những nét đặc trưng của đền hùng , các đời vua hùng và từ đó tìm hiểu

4


về sự ra đời của lễ hội đền hùng và đó tìm phương án và hướng đi để bảo tồn
và phát huy khu di tich lịch sử Đền Hùng.
5/Giả thuyết khoa học:
Như Bác Hồ đã nói “Các Vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước”. Nếu như không có sự trị vì và dựng nước và giữ
nước từ thủa sơ khai của các vua Hùng thì chúng ta , những người dân đất Việt
cũng không có ngày hôm nay. Đây là một điều tất yếu.Và vì thế việc xây dựng
và tu tạo Đền Hùng cũng là sự minh chứng cho lòng biết ơn của người dân Việt
Nam đối với các vua Hùng. Những người đầu tiên sáng lập ra nước Việt Nam
như ngày hôm nay.
6/Phạm vi nghiên cứu :

Phạm vi nghiên cứu của tôi tập chung chủ yếu vào những điều tôi biết về
“di tích lịch sử Đền Hùng khi ở trên đất Phú Thọ” này để tìm ra những thuận
lợi khó khăn của khu di tích ,dựa vào đó để đưa ra các phương án “bảo tồn và
phát huy” “.Ngoài ra tôi còn nghiên cứu dựa trên sách báo nói về đền Hùng và
lễ hội đền Hùng.Những tài liệu mà tôi có thể tham khảo liên quan đến di tích
Đền Hùng sẽ được tôi chọn lọc và đưa vào bài tiểu luận của mình .
7/Phương pháp nghiên cứu:
Tổng hợp những thông tin có trên sách báo , internet , các nghiên cứu của
các nhà khoa học về đền Hùng và lễ hội đền Hùng.Qua đó đọc và chọn lọc
những thông tin chính xác để đưa vào bài tiểu luận.

5


B/ NỘI DUNG
1/Nguồn gốc Đền Hùng mảnh đất “Hồn thiêng sông núi :”
Đền thờ vua Hùng, còn được gọi là Đền Hùng vương hay Đền Hùng,
trước đây còn có tên Đền Quốc tổ Hùng Vương.
“Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn." Câu ca
ấy sống mãi cùng năm tháng đi suốt chiều dài lịch sử kể từ buổi các vua
Hùng dựng nước, lập nên nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân
tộc Việt Nam.
Với những công trình nghiên cứu khoa học, lịch sử và khai quật, các di
chỉ khảo cổ xung quanh khu vực núi Hùng (xã Hy Cương, TP. Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ) đã minh chứng: hàng ngàn năm trước, dải đất từ Việt Trì đến
Đền Hùng và một số địa danh phụ cận là đất phát tích của người Việt Nam.
Nơi đây đã ra đời một kinh đô đầu tiên, nhà nước đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam, và Đền Hùng là nơi thờ tự 18 đời vua Hùng theo tín ngưỡng thờ
cúng Tổ tiên của người Việt.
Trong các truyền thuyết của người Việt, có rất nhiều truyền thuyết liên

quan đến thời đại của các Vua Hùng được truyền lại trong dân gian đến
ngày nay. Chuyện Hùng Vương kén rể và thiên tình sử mối tình tay ba Sơn
Tinh - Thủy Tinh với nàng Mỵ Nương công chúa; chuyện công chúa Tiên
Dung với Chử Đồng Tử; sự tích bánh chưng, bánh dày gắn với tích Hùng
vương chọn người truyền ngôi báu; tích rước chúa gái về nhà chồng... hay
những tên làng quê cổ: Minh Nông nơi có ngày hội xuống đồng diễn lại
tích Hùng Vương dạy dân cấy lúa; Thậm Thình tiếng chày giã gạo, dấu tích
của đền đài cung phủ, các tên gọi lầu Thượng, lầu Hạ, An Thái, Phượng
Lâu, Cẩm Đội gắn với các sự tích Hùng Vương.
6


Qua những công trình nghiên cứu khoa học đó và quá trình khai quật
khảo cổ đã tìm thấy hàng ngàn di chỉ dấu tích của một nền văn minh xung
quanh Đền Hùng, nhiều hiện vật được trưng bày tại Nhà bảo tàng Hùng
Vương đủ để khẳng định Đền Hùng - Phú Thọ là đất phát tích - cội nguồn
của dân tộc Việt Nam.
2 .Những thuận lợi và khó khăn của khu di tích Đền Hùng.
2.1.Thuận lợi của khu di tích
Di tích lịch sử Đền Hùng Là một vùng đất lịch sử, đất phát tích của dân
tộc Việt Nam, Phú Thọ chứa đựng các dấu tích văn hóa vật thể và phi vật
thể. Đó là vùng đất của các di khảo cổ học tiêu biểu của thời kỳ các vua
Hùng dựng nước như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Làng Cả… mà
trong lòng nó chứa đựng rất nhiều vật vô giá để minh chứng sự ra đời và
phát triển của đất nước ta trong buổi bình minh lịch sử - thời đại Hùng
Vương dựng nước Văn Lang.
Trong vùng dấu tích văn hóa vật thể và phi vật thể ấy, Di tích lịch sử
Đền Hùng đã trở thành biểu tượng tâm linh của người Việt Nam. Đền
Hùng là nơi thờ các Vua Hùng, Quốc Mẫu Au Cơ, Ngọc Hoa Công Chúa,
Tiên Dung Công Chúa, Thánh Gióng, Thần Lúa và các vị thần siêu nhiên

khác.
Trên núi Hùng (còn gọi là Nghĩa Lĩnh), có mộ vua Hùng, tương truyền
là mộ vua Hùng Vương thứ 6 (Hùng Hồn Vương, húy là Long Tiên Lang).
Đền Hùng chỉ là một trong số các di tích thờ cúng vua Hùng, tướng lĩnh
thời Hùng Vương, song lại là di tích quan trọng nhất, tiêu biểu nhất, đặc
trưng nhất về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt Nam. Nó không chỉ
phản ảnh truyền thống văn hóa Việt Nam mà còn phản ảnh lòng thủy
7


chung, hiếu nghĩa của người Việt qua các thế hệ với những người có công
dựng nước và giữ nước.
Thời đại các vua Hùng dựng nước, khu vực di tích lịch sử Đền Hùng là
vùng trung tâm của quốc gia Văn Lang. Bằng các cứ liệu về lịch sử , khảo
cổ học, địa lý, nhân chủng học… đã chứng minh và khẳng định thời đại
vua Hùng là có thật trong lịch sử Việt Nam. Núi Hùng thuộc xã Hy Cương,
huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 80 km đường chim bay.
Xem địa thế trùng trùng long hổ Tả Đảo Sơn mà hữu Tản Viên
Lô, Đà hai nước hai bên, Giữa sông Thao thủy, đồng trên Nhị hà.
(Ca dao)Thực vậy, đây là vùng đất "sơn châu, thủy tụ", vừa hùng vĩ, vừa
đẹp tựa tranh. Núi Hùng cao 175m, xung quanh là một vùng bao la, những
quả đồi trọc ở phía ngã ba Việt Trì nhấp nhô như những chú rùa khổng lồ
phơi giáp trên mặt nước. Bên phải là đồi Khang phụ trông giống như con
hổ đang nằm phủ phục, nghếch mặt về Đền Hùng. Phía trái là vị tướng
quân giương nỏ bảo vệ ngôi đền, đó là đồi An Thái. Dưới chân núi là làng
Thậm thình. Tương truyền, chính tại làng Thậm Thình này, hoàng tử Lang
Liêu đã cùng dân làng thức đêm quết bánh giầy dâng lên vua. "Thậm
thình", "thậm thình"… tiếng quết bánh trở thành địa danh ghi dấu tích
huyền thoại lịch sử.
Từ trên đỉnh cao nhất của núi Nghĩa Lĩnh, phóng tầm mắt sẽ còn thấy

được đúng 100 đỉnh núi đồi nhấp nhô như 100 con voi phục, chầu Tổ Hùng
Vương. Riêng ngọn Nghĩa Lĩnh có hình đầu rồng, hướng mặt về phương
Nam, thân hình uốn lượn giữa hai dãy Tam Đảo và Ba Vì (Tản Viên). Sông
Lô nước xanh biêng biếc, sông Thao nước đỏ như son, như hai dải lục viền
quanh xóm làng. Đàng xa, sông Đà hùng dũng tung bọt đỏ ngầu phù sa,
ngang tàng khí phách nhập vào dòng Bạch hạc mềm mại như tiên nữ tạo
nên một cảnh quan tuyệt đẹp đầy hứng thú.
8


Văn hóa Đền Hùng gồm 3 cụm kiến thức, nằm cách nhau theo chiều cao
của núi. Cổng vào đền nằm ở chân núi phía Tây. Hai bên cột vòm cổng có
hai câu đối, tạm dịch :
Mở lối đắp nền,Bốn mặt non sông qui một mối,
Lên cao nhìn rộng,Nghìn trùng đồi núi tựa nghìn con.
Từ cổng leo lên 225 bậc thềm thì đến Đền Hạ, được xây vào khoảng thế
kỷ thứ 17-18 theo hình chữ nhị. Chính tại đây, tương truyền là nơi Mẹ Au
Cơ đã đặt bọc trứng khẩn cầu cho nở thành trăm con. Ngoài Đền Hạ là gác
chuông và chùa Thiên Quang, xây dựng vào thời Lê (cuối thế kỷ 15)
Đền Trung cách đền Hạ 168 bậc thềm, là ngôi đền được xây dựng trước
nhất trong cụm kiến trúc Đền Hùng, vào khoảng thế kỷ 15. Qua thời gian,
đều bị hư hại nhiều, được trùng tu vào thế kỷ thứ 18 như hiện trạng ngày
nay. Đền Trung xây hình chữ nhất, tương truyền là nơi Vua Hùng bàn việc
nước với các Lạc hầu, Lạc tướng và cũng là nơi mà Lang Liêu dâng bánh
giầy, bánh chưng lên vua Hùng thứ sáu.
Từ đền Trung lên tiếp 102 bậc thềm, gần đến đỉnh núi là đền Thượng,
xây từ thế kỷ thứ 15, được trùng tu vào đầu thế kỷ 20. Tại nơi này, ngày
xưa các vua Hùng cùng các bô lão làm lễ tế trời hàng năm, cầu nguyện thần
Lúa, và là nơi mà Hùng Vương thứ 6 đã lập đền thờ Thánh Gióng sau khi
đáng tan giặc An. Gần đền là mộ Tổ Hùng Vương thứ sáu, trước chỉ là một

mô đất, đến năm 1874 thì được xây dựng như ngày nay.
Sau núi, hướng Đông Nam là giếng Ngọc, nơi các con gái vua Hùng soi
gương, chải tóc. Hiện khu di tích Đền Hùng có thêm nhiều công trình.
Trong đó có Bảo tàng Hùng Vương giúp khách tham quan hiểu biết được
đời sống các mặt của cư dân Lạc Việt.

9


Hàng năm, đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, con cháu giòng giống Lạc
Hồng lại hướng về đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có đền Hùng để giỗ Tổ. Ít người
biết hơn, trước đó hơn một tháng, ngày mồng 7 tháng giêng, lễ giỗ Mẹ Au
Cơ cũng được tổ chức trang trọng ở xã Hiền Lương - Hạ Hòa - Phú Thọ,
nơi có đền thờ Đức Tổ Mẫu Au Cơ (cách đền Hùng Vương 50 cây số) mà
dân trong vùng gọi tắt là Đức Mẹ.
Đền Thờ Mẫu Âu Cơ nằm giữa cánh đồng Hiền Lương, cạnh con sông
Thao bốn mùa tươi mát. Theo thần tích được ghi trong Ngọc phả của đền
thì Mẹ Âu Cơ đẹp lắm. Mẹ về Trời ngày 25 tháng 12 năm Nhâm Thân.
Trải mấy ngàn năm, đền thờ Mẹ luôn khói hương nghi ngút suốt đêm
ngày. Đền nằm dưới gốc một cây đa có tuổi chí ít cũng vài trăm năm, cũng
có thể cây đó cùng tuổi với ngôi đền. Trong đền, tượng Đức Thánh Mẫu
Âu Cơ hiền từ phúc hậu, dang tay như muốn ôm lấy các con vào lòng.
Dưới chân Thánh Mẫu là điện thờ Sơn Thần Thổ Địa và các quan tướng đã
từng theo hầu và thờ phượng Mẹ.
Xưa kia, trong khuôn viên Đền có giếng Loan, giếng Phượng để Mẹ tắm
giặt, soi gương. Xéo trước mặt đền là hai ngọn núi Muối và núi Nả nay vẫn
còn dấu tích của Mẹ, trên núi Nả hiện còn một cái giếng cổ, nước rất trong,
là nơi Mẹ dừng chân nghỉ, soi gương, tắm mát mỗi khi đi làm về ngang.
Tương truyền, địa phận Hiền Lương, nơi dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ
nhấp nhô uốn lượn, được phân bố rải rác như những ngón tay của chàng

Sơn Tinh trườn lên ôm lấy một vùng đồng bằng mầu mỡ có con sông Thao
len vào rót dòng nước mát đến các xóm làng cho cây cối xanh tươi, lúa trĩu
bông vàng, ngày xưa là rừng, cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình, sau khi chia tay
với vua cha Lạc Long Quân, để lại một người con cả nối ngôi Cha, lấy hiệu
là Hùng Vương, Mẹ Âu Cơ đem 49 người con lên rừng và dừng chân ở
Hiền Lương, lưu lại một người con rồi dẫn 48 người tiếp tục cuộc hành
10


trình đến những nơi khác gây dựng giống nòi và quê hương. Sau khi xếp
đặt xong xuôi cho đàn con, Mẹ Âu Cơ qua lại Hiền Lương quy tập nhân
dân trong vùng đến sinh cơ lập nghiệp. Mẹ dạy cho thần dân của mình cách
trồng lúa để ăn, cách dệt vải để mặc. Những tên thôn cổ của xã Hiền Lương
đã mang đậm dấu tích giống nòi và mở mang của Mẹ : Hiền Lương, Việt
Hồng, Tiêu Phạm, Nang Xa ("Nang" xưa có nghĩa là dân, còn "xa" là dụng
cụ để quay tơ kéo sợi).
Ngày Hội Mẹ, khác với các lễ hội ở các nơi, chủ tế luôn là các bô lão
đáng kính nhất làng, 12 cô con gái đẹp, ngoan hiền nhất được chọn đứng ra
chủ tế. Từ 8 đến 10 cô gái khác đảm nhiệm điều hành đám rước Mẹ về đền
chính. Tất cả đều xúng xính trong trang phục quần lãnh tía, áo hồng điều.
Đặc biệt, đồ tế Thánh Mẫu đơn giản, chỉ có hoa quả và các loại bánh làm từ
gạo, nếp, đậu, mè…(trong khi, lễ hội Vua Hùng, lễ vật ngoài bánh giầy,
bánh chưng không thể thiếu, còn có cổ tam sinh gồm heo, dê, bò để nguyên
con, cạo lông. Heo để sống, bọc mỡ chài toàn thân. Dê, bò thui vàng. Mâm
cổ còn có xôi màu trắng, tím, đỏ…)
Thời kỳ Hùng Vương - Văn Lang là một bước ngoặt trọng yếu của lịch
sử nước ta, đã dựng nên nền tảng dân tộc, văn hóa và truyền thống Việt
Nam.
Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Hùng có các lăng tẩm, đền chùa ở 3
khu vực (Trung, Thượng, Hạ), do nhân dân của 3 làng cổ là làng Cả, làng

Vi và làng Triệu Phú (làng Trẹo) xây dựng.
Đền Trung còn gọi là "Hùng Vương Tổ miếu" được làm đầu tiên. Đây
là nơi các vua Hùng cùng Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước, là nơi Lang
Liêu dâng bánh chưng, bánh dày và được lên ngôi kế vị...

11


Đền Thượng được Làng Cả xây dựng tại nơi mà các Vua Hùng lập Đàn
tế trời đất cầu mưa thuận gió hòa mang lại ấm no cho muôn dân. Kề bên
Đền Thượng, dân làng Cả còn lập miếu thờ Tổ Hùng Vương thứ 6 (còn gọi
là lăng mộ Tổ).
Đền Hạ và chùa "Thiên Quang thiền tự", với gác chuông ở phía trước,
được Làng Vi xây dựng. Đền Hạ thờ Mẫu Âu Cơ (mẹ Tiên) nơi tục truyền
mẹ Âu Cơ sinh ra 1 bọc có trăm trứng, nở ra 100 người con. Dân tộc Việt
có dòng dõi Tiên Rồng là từ huyền thoại này.
Dưới chân núi Hùng, có giếng Ngọc là nơi hai nàng công chúa là Tiên
Dung và Ngọc Hoa thường soi gương chải tóc. Dân xóm Phân Trà đã xây
dựng đền Giếng để thờ hai nàng.
Mỗi một địa danh trên đất Phú Thọ, đặc biệt là dải đất từ Việt Trì đến
Đền Hùng, đều có tên gọi gắn với một tích cổ thời Hùng Vương. Không có
một quốc gia nào trên thế giới lại có một khu di tích chứa đựng những ý
nghĩa sâu sắc về cội nguồn dân tộc thiêng liêng như Đền Hùng.
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên bền vững và sống mãi trong tâm thức của
54 dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt truyền từ đời này sang đời
khác đã làm nên sức mạnh phi thường, và truyền thống cao quý của cả dân
tộc Việt trên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và đấu tranh bảo vệ đất
nước.
Những năm 40, Hai Bà Trưng đã làm lễ tế Tổ, thề đền nợ nước trả thù
nhà ở Đền Hùng.

Đến thời nhà Lý, Trần đã cho xây dựng mở mang các đền chùa.
12


Thời nhà Đinh, mặc dù đóng đô ở Hoa Lư - Ninh Bình, song Đinh Bộ
Lĩnh khi lên ngôi vẫn không quên cho viết thần tích Đền Hùng.
Với những thuận lợi về nguồn gốc và địa thế đã khiến cho đền hùng trở
thành điểm tựu tâm linh cho con người Việt.
2.2.Khó khăn
Công tác tu sửa xây dựng di tích lịch sử Đền Hùng đã phần nào được
hoàn thành .Tuy nhiên vẫn còn một số công trình chậm tiến độ do đặc thù
các công trình xây dựng trong khu di tích nên phải điều chỉnh, thay đổi thiết
kế để phù hợp với thực tế hiện trường.
Một khó khăn nữa là việc bố trí tái định cư chưa hoàn thành nên không
thể di chuyển các hộ dân sống trong khu di tích ra nơi ở mới nên việc bàn
giao đất cho Khu di tích quản lý bị chậm; một số trường hợp xác định loại
đất, nguồn gốc đất rất khó khăn do thay đổi địa giới hành chính...
Khu di tích lịch sử Đền Hùng được quan tâm đầu tư xứng tầm đã tạo diện
mạo mới cho khu di tích. Các nơi thờ tự trang nghiêm, có không gian rộng
mở thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, đồng thời đáp ứng mong mỏi của
du khách thập phương khi về với Đền Hùng.
Đặc biệt, công tác tổ chức lễ hội ngày càng chuyên nghiệp, có tính tổ
chức cao, duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống, an ninh trật tự được
đảm bảo đã tạo thành công cho mỗi mùa lễ hội, thể hiện lòng tri ân công đức
tổ tiên của mỗi người con đất Việt tại di tích Đền Hùng.
3.Các hoạt động văn hoá diễn ra ở Đền Hùng khi mùa lễ hội:
3.1.Hoạt động của lễ hội

13



Nhắc đến di tích lịch sử Đền Hùng là không ai không nghĩ tới lễ hội
Đền Hùng “ .Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội
lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công
lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội
diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra
từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống
đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết
thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền
Thượng. Lễ hội Đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nâng lên thành quốc giỗ tổ chức lớn vào những năm chẵn.
Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
- Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ,
hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần
lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như
một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh
núi Thiêng.

- Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của
đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để
nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong
14


tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và
chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những
chân hương.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát
xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những

cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các
vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Hội thi hát xoan
15


3.2 / Sức hút của di tích lịch sử Đền Hùng
So với những năm trước khi lễ hội khu di tích Đền Hùng chưa nhận
đựoc sự chú trọng của nhà nước thì lượng khách đến với lễ hội chỉ chiếm
lượng bằng gần một nửa so với những năm gần đây.
Sức thu hút di tích lịch sử Đền Hùng đối với đông đảo người dân và
khách du lịch là rất lớn.năm nay lưọng khách đã đạt gần 5,5 triệu lượt du
khách đổ tới Đền Hùng lúc diễn ra lễ hội để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng
như là được dâng hương trong ngày giỗ tổ, đây là một con số chênh lệch so
với mức dự kiến của ban tổ chức di tích lịch sử Đền Hùng.Một con số khá
ấn tượng đối với ngành du lịch trong nước khi chỉ trong 10 ngày đã có tới
một số lượng khách đông đảo đến như vậy. Điều này cho thấy sức ảnh
hưởng của di tích lịch sử Đền Hùng đến nhân dân trong và ngoài nước là
không nhỏ.
4/ Một số hình ảnh tại Đền Hùng và lễ hội đền hùng :

16


17


5/ Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử Đền Hùng”.
Năm 2007 nhà nước ta đã chính thức ban hành quy định cho người lao

động được nghỉ một ngày giỗ tổ.Từ đó cả dân tộc ta lại có một ngày nghỉ là
ngày mùng 10 tháng 3 giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là“ quốc giỗ”. Khu
di tích lịch sử Đền Hùng cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất
phát điểm là một lễ hội dân gian, mang trong mình yếu tố nội sinh, trải qua
chiều dài lịch sử đất nước đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc
sắc trong đời sống tâm linh của dân tộc Việt, từ dân gian đến các triều đại
18


phong kiến trước đây và cả thời hiện tại, vì thế mà Di tích lịch sử Đền
Hùng được quan tâm đầu tư xây dựng để làm nơi thờ tự Tổ chung của cả
dân tộc.
Ngày 25/11, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với
UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội thảo khoa học “Di tích lịch sử Đền Hùng
và không gian văn hóa Hùng Vương”.
Hội thảo nhằm mục đích thảo luận các giá trị văn hóa của Di tích lịch
sử Đền Hùng và không gian văn hóa Hùng Vương, đưa ra những biện
pháp, kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể. Hội thảo cũng phân tích những giá trị nổi bật của Di tích lịch sử Đền
Hùng, xem xét khả năng đáp ứng các tiêu chí đề ra đối với việc công nhận
di sản văn hóa phi vật thể thế giới.Ý kiến thảo luận của các đại biểu tập
trung vào các nhóm vấn đề: Thời đại Hùng Vương - trung tâm nước Văn
Lang; tín ngưỡng Hùng Vương, Di tích lịch sử Đền Hùng trong tiến trình
phát triển của dân tộc; không gian văn hóa Hùng Vương trong đời sống tín
ngưỡng… Về vai trò của Vua Hùng trong đời sống tâm linh người Việt, GS
Vũ Ngọc Khánh khẳng đinh: Trong tâm trí người dân Việt Nam, Vua Hùng
cùng với các nhân vật lịch sử trong buổi đầu sơ khai dựng nước luôn gắn
bó thường trực trong đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì vậy đã
làm nên sự bất tử, trường tồn của dân tộc.
Còn về những giá trị tư tưởng văn hóa của Di tích lịch sử Đền Hùng,

PGS. Lê Trung Vũ (Viện Nghiên cứu Tôn giáo) cho rằng: Con dân đất Việt
hướng về Phong Châu là hướng về vùng đất hội tụ tâm linh. Ở đó, các Vua
Hùng đã dựng ba tòa đền đài từ chân núi lên đến đỉnh Nghĩa Lĩnh - nơi
hàng năm, Vua Hùng lên cầu trời cho sự hưng thịnh của đất nước, sự phát
triển của giống nòi. Cũng trong buổi đầu sơ khai ấy, Vua Hùng đã dạy dân
19


trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm và dệt vải. Thực tế của các di tích khảo cổ đã
được khai quật cho thấy sự tồn tại của thời kỳ Hùng Vương là có thật với
nhiều di vật chứng thực sự phát triển rực rỡ, có sự liên tục kết nối qua
nhiều giai đoạn văn hóa. Sức sống đó được truyền từ đời này qua đời khác
đã tạo ra sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Mỗi ý kiến là một góc nhìn khác nhau về Di tích lịch sử Đền Hùng, về
thời đại Hùng Vương cũng như các yếu tố liên quan tạo ra một không gian
văn hóa đặc sắc mang đậm truyền thống của vùng đất Tổ. Nhưng đi đến
cùng của vấn đề, tất cả đều có một điểm chung là: Thời đại Hùng Vương là
có thật, không gian văn hóa Hùng Vương gồm những hoạt động lễ hội, tín
ngưỡng cần phải được bảo tồn, gìn giữ. Cũng tại Hội thảo, các ý kiến đã
đánh giá, đưa ra các tiêu chí xác định cụ thể, khoa học và bước đầu thống
nhất lập hồ sơ "Tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội Hùng Vương" trình Chính
phủ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại.
Rất nhiều các dự án trùng tu , tôn tạo được triển khai, cho nên đòi hỏi
cần phải đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền giải mã cho nhân dân hiểu được ý
nghĩa , bản chất của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của khu di tích
đền Hùng . Có như thế chúng ta mới giữ gìn và phát huy được khu di tích
này,.
Di tích lịch sử Đền Hùng đã trỏ thành một nơi hội tụ văn hóa cộng đồng
của người dân Việt Nam mỗi dạo xuân về.

6/Cảm nhận của bản thân sau khi tìm hiểu về Đền Hùng :
Sau khi tìm hiểu về di tích lịch sử Đền Hùng cũng như các nét văn hoá
đặc trưng xung quanh nó.Tôi thấy rằng Đền Hùng không chỉ đơn thuần là
20


“Cội nguồn của dân tộc Việt Nam” mà còn là nơi diễn ra lễ hội lớn tầm cỡ
quốc gia . Lễ hội Đền Hùng còn là một hoạt động rất được nhà nước và
nhân dân hướng tới với một cảm xúc thiêng liêng nhất và tự hào nhất.Ngày
Quốc giỗ của Việt Nam là tinh hoa của người dân đất Việt , nó mang trong
mình sự biết ơn lớn lao của con dân đối với các vị vua Hùng đã có công
dựng nước và giữ nước cũng như niềm tin của con người gửi gấm vào thế
hệ mai sau mãi mãi không quên công ơn ngàn đời mà cha ông ta đã để lại.
Di tích lịch sử Đền Hùng Và Lễ hội Đền Hùng là lúc để con cháu nơi nơi
tụ hội về , nó là ngày hội của non sông đất nước và sức ảnh hưởng của nó
đến người dân Việt Nam thật lớn.Nhà nhà giổ tổ , người người giỗ tổ mang
theo truyền thống gói bánh trưng , dã bánh dày được truyền lại từ những
đời vua hùng trước đó. Di tích lịch sử Đền Hùng là niềm tự tôn của dân
tộc.Niềm tự hào của nhân dân Việt nam và của cả những người con xa quê
hiếm có dịp về nước.Nó đóng vai trò quan trọng trong tâm linh mỗi người
để rồi : “ Dù ai đi ngược về xuôi , Nhớ ngàỳ giỗ tổ mùng 10 tháng 3 .chúng
ta phải tiếp thu bảo tồn và phát huy di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia
này.

21


C/ KẾT LUẬN
Di tích lịch sử Đền Hùng Là một vùng đất lịch sử, đất phát tích của dân
tộc Việt Nam, Phú Thọ chứa đựng các dấu tích văn hóa vật thể và phi vật

thể. Đó là vùng đất của các di khảo cổ học tiêu biểu của thời kỳ các vua
Hùng dựng nước như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Làng Cả… mà
trong lòng nó chứa đựng rất nhiều vật vô giá để minh chứng sự ra đời và
phát triển của đất nước ta trong buổi bình minh lịch sử - thời đại Hùng
Vương dựng nước Văn Lang.
Trong vùng dấu tích văn hóa vật thể và phi vật thể ấy, Đền Hùng đã trở
thành biểu tượng tâm linh của người Việt Nam. Đền Hùng là nơi thờ các
Vua Hùng, Quốc Mẫu Âu Cơ, Ngọc Hoa Công Chúa, Tiên Dung Công
Chúa, Thánh Gióng, Thần Lúa và các vị thần siêu nhiên khác.Chính vì vậy
mà di tích lịch sử Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng ra đời với một ý nghĩa hết
sức to lớn đó là sự tưởng nhớ tới công ơn nhũng người đời trước đã có
công dựng nước và giữ nước.
Với sự quan tâm và đầu tư của nhà nước hàng năm các chính sách được
đưa ra đã từng bước làm cho khu di tích ngày một thu hút du khách, cho
nên cần phải có những hướng đi đúng đắn “ nhằm bảo tồn và phát huy di
tích lịch sử Đền Hùng”.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguồn tài liệu trên internet:
/>

- Phương tiện báo chí ( báo Phú Thọ ) truyền thông
- Sách “ Lễ hội truyền thống của Việt Nam”
Biên soạn: Giáo sư sử học Lê Văn Lan - Xuất bản năm 2008

23




×