Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

nghiên cứu sử dụng kỹ thuật quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại (near infrared reflectance spectroscopy nirs) để ước tính thành phần hoá học của phân và một số loại thức ăn cho gia súc nhai lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN SỨC MẠNH

"NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KỸ THUẬT QUANG PHỔ
HẤP PHỤ CẬN HỒNG NGOẠI (NEAR INFRARED
REFLECTANCE SPECTROSCOPY - NIRS) ĐỂ ƯỚC
TÍNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA PHÂN VÀ
MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI"

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số
: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ CHÍ CƯƠNG

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Nguyễn Sức Mạnh

i


LI CM N

Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi luôn đợc sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các cá
nhân và tập thể trong và ngoài trờng.
Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới thầy: TS. Vũ Chí Cơng Phó Viện Trởng
Viện Chăn Nuôi Quốc Gia đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài. Các thầy cô giáo trong bộ môn Chăn
nuôi chuyên khoa - Trờng đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn của mình tới các cô chú, anh chị
thuộc Bộ môn Dinh dỡng Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ , phòng
phân tích thức ăn Viện Chăn nuôi, cùng cán bộ nhân viên thuộc
Trung tâm bảo tồn và Thực nghiệm thức ăn gia súc - Viện Chăn
nuôi đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
tốt đề tài.
Cuối cùng tôi xin muốn gửi lời cảm ơn tới ngời thân và bạn
bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suất thời gian qua.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn

Nguyễn Sức Mạnh


ii


CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng việt

Tiếng Anh

DM

Vật chất khô (VCK)

Dry Matter

CP

Protein thô

Crude protein

Fat

Mỡ thô

Fat

CF


Xơ thô

Crude fibre

Ash

Khoáng

Ash

ADF

Thành phần chất xơ không hòa tan Acid detergent fibre
trong thuốc tẩy acid

NDF

Thành phần chất xơ không hòa tan Neutral detergent fibre
trong thuốc tẩy trung tính

DMI

Lượng chất khô ăn vào

Dry matter intake

OMD

Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ


Organic Matter Digestibility

Est.Min

Giá trị ước tính nhỏ nhất

Estimated Minimum

Est.Max

Giá trị ước tính cao nhất

Estimated Maximum

Hệ số tương quan của phương trình

Regression coefficient

Sai số trước khi hiệu chỉnh

Standard error for calibration

Sai số sau khi hiệu chỉnh

Standard

r
SEC
SECV


error

for

cross

Validation
Mean

Giá trị trung bình

Mean

Sai khác

Standard Error

DMI

Lượng chất khô ăn vào

Dry Matter Intake

OMD

Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ

Organic Matter Digestibility


SE

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................. ii
CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................................iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ ...............................................................viii
PHẦN I............................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài. .................................................................................... 2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. .................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận chung về thức ăn. ...................................................... 4
2.1.1.1. Định nghĩa và phân loại về thức ăn...............................................................4
2.1.1.2. Đặc điểm một số loại thức ăn dùng cho chăn nuôi. .....................................6
2.1.2.Các phương pháp phân tích thức ăn. .............................................. 10
2.1.3. Phương pháp quang phổ cận hồng ngoại ....................................... 15
2.1.3.1. Nguyên lý chung của kỹ thuật NIRS ............................................................15
2.1.3.2. Cấu tạo máy NIRS ........................................................................................17
2.1.3.3. Mẫu phân tích ...............................................................................................17
2.1.3.4. Sự tương ứng của các bước sóng với thành phần vật chất trong thức ăn và
phân.............................................................................................................................19
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước................................................. 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. ...................................................... 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước....................................................... 21

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU26
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26

iv


3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 26
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 26
3.3.1. Nội dung nghiên cứu..................................................................... 26
3.3.1.1. Nội dung 1: Xây dựng phương trình ước tính thành phần hóa học của
thức ăn và phân. .........................................................................................................26
3.3.1.2. Nội dung 2: Xây dựng phương trình hồi qui chẩn đoán lượng chất khô ăn
vào (DMI), tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) từ thành phần hóa học của thức ăn
và phân ước tính từ NIRS...........................................................................................28
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 28
3.3.2.1 Phương pháp lấy và xử lý mẫu. ....................................................................28
3.3.2.2. Phương pháp phân tích thành phần hoá học..............................................29
3.3.2.3. Phương pháp xác định phổ hấp phụ cận hồng ngoại và ước tính thành
phần hóa học của thức ăn và phân, so sánh kết quả phân tích từ phòng thí nghiệm
và kết quả chẩn đoán trên máy NIRS. (Phương pháp áp dụng cho các nội dung
1.1.1; 1.2.1; 1.3.1, 1.4.1)............................................................................................29
3.3.2.4. Xây dựng phương trình hồi quy từ kết quả phân tích từ phòng thí nghiệm
và kết quả ước tính trên máy NIRS. (Phương pháp áp dụng cho các nội dung
1.1.2; 1.2.2; 1.3.2; 1.4.2) ...........................................................................................30
3.3.2.5. Áp dụng phương trình hồi qui cho các thức ăn và phân khác để kiểm tra
độ tin cậy của phương trình ước tính. (Phương pháp áp dụng cho các nội dung
1.1.3; 1.2.3; 1.3.3; 1.4.3) ...........................................................................................30
3.3.2.6. Xây dựng phương trình hồi qui chẩn đoán chất khô ăn vào (DMI), tỷ lệ
tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) từ thành phần hóa học của thức ăn và phân ước tính
từ NIRS. (Phương pháp áp dụng cho các nội dung 2.1; 2.2) ..................................32

3.3.2.7. Phương pháp sử lý số liệu ............................................................................33
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................34

v


4.1. Nội dung 1: Xây dựng phương trình ước tính thành phần hóa học của
thức ăn và phân. .............................................................................................. 34
4.1.1. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính DM, CP của bột cá........ 34
4.1.1.1. Ước tính DM, CP của bột cá bằng NIRS thông qua phổ hấp phụ cận hồng
ngoại và so sánh kết quả phân tích phòng thí nghiệm.............................................34
4.1.1.2. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính DM, CP của bột cá từ kết quả
trên NIRS và phân tích phòng thí nghiệm.................................................................36
4.1.1.3. Áp dụng phương trình hồi quy cho các mẫu bột cá khác để kiểm tra độ tin
cậy của phương trình. ................................................................................................37
4.1.2. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính DM, CP, Fat, CF của khô
dầu đậu tương. ........................................................................................ 40
4.1.2.1. Ước tính DM, CP, Fat, CF, của khô dầu đậu tương bằng NIRS thông qua
phổ hấp phụ cận hồng ngoại và so sánh kết quả phân tích phòng thí nghiệm. .....40
4.1.2.2. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính DM, CP, Fat, CF của khô dầu
đậu tương từ kết quả trên NIRS và phân tích phòng thí nghiệm.............................42
4.1.2.3. Áp dụng phương trình hồi quy cho các mẫu khô dầu đậu tương khác để
kiểm tra độ tin cậy của phương trình........................................................................45
4.1.3. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính DM, CP, CF, Fat, Ash,
ADF, NDF của cỏ. .................................................................................. 51
4.1.3.1. Ước tính DM, CP, CF, Fat, Ash, NDF, ADF của cỏ bằng NIRS thông qua
phổ hấp phụ cận hồng ngoại và so sánh kết quả phân tích phòng thí nghiệm. .....51
4.1.3.2. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính DM, CP, CF, Fat của cỏ từ kết
quả trên NIRS và phân tích phòng thí nghiệm. ........................................................53
4.1.2.3. Áp dụng phương trình hồi quy cho các mẫu cỏ khác để kiểm tra độ tin cậy

của phương trình. .......................................................................................................56
4.1.4. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính DM, CP, CF, Fat, Ash,
ADF, NDF của phân cừu ........................................................................ 62

vi


4.1.4.1. Ước tính DM, CP, CF, Fat, Ash, NDF, ADF của phân cừu bằng NIRS
thông qua phổ hấp phụ cận hồng ngoại và so sánh kết quả phân tích phòng thí
nghiệm.........................................................................................................................62
4.1.4.2. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính DM, CP, CF, Fat, Ash, NDF,
ADF của phân cừu từ kết quả trên NIRS và phân tích phòng thí nghiệm............64
4.1.4.3. Áp dụng phương trình hồi quy cho các mẫu phân khác để kiểm tra độ tin
cậy của phương trình .................................................................................................69
4.2. Nội dung 2: Xây dựng phương trình hồi qui chẩn đoán lượng chất khô ăn
vào (DMI) và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) từ thành phần hóa học của
thức ăn và phân ước tính từ NIRS................................................................... 76
4.2.1. Xây dựng ước tính DMI và OMD của cỏ cho gia súc nhai lại từ
thành phần hóa học của thức ăn ước tính từ NIRS.................................. 76
4.2.1.1 Phương trình hồi qui chẩn đoán DMI từ thành phần hóa học của thức ăn
ước tính từ NIRS .........................................................................................................76
4.2.1.2. Phương trình hồi qui ước OMD từ thành phần hóa học của thức ăn ước
tính với NIRS...............................................................................................................77
4.2.2.Xây dựng phương trình ước tính DMI và OMD của cỏ cho gia súc
nhai lại từ thành phần hóa học của phân ước tính từ NIRS ..................... 78
4.2.2.1. Phương trình hồi qui chẩn đoán DMI từ thành phần hóa học của phân
ước tính từ NIRS. ........................................................................................................78
4.2.2.2. Phương trình hồi qui ước tính OMD từ thành phần hóa học của phân ước
tính với NIRS...............................................................................................................79
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................81

5.1. Kết luận. ................................................................................................... 81
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 1.1 Kết quả ước tính DM, CP của bột cá thông qua phổ trên máy NIRS 34
Bảng 1.2 So sánh kết quả phân tích DM, CP của bột cá trong phòng thí nghiệm
với kết quả ước tính từ phương trình NIRS. ........................................................ 35
Bảng 1.3 Phương trình hồi quy ước tính DM, CP ............................................... 36
của bột cá trên máy NIRS..................................................................................... 36
Đồ thị 2.1: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n = 100) với giá trị phân tích
phòng thí nghiệm của bột cá (% chất khô)........................................................... 36
Đồ thị 2.2: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n = 100) với giá trị phân tích
phòng thí nghiệm của bột cá (% protein thô)....................................................... 37
Bảng 1.4 So sánh kết quả phân tích DM, CP của bét c¸ trong phòng thí nghiệm
và kết quả ước tính từ phương trình NIRS.......................................................... 38
Đồ thị 2.3: Phân bố tần suất của các giá trị DM của bột cá (% chất khô) ước tính
từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=43) ........................... 38
Đồ thị 2.4: Phân bố tần suất của các giá trị CP của bột cá (% protein thô) ước
tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=43).................... 39
Bảng 1.5 Kết quả kiểm tra T-student (Paired test) cho các giá trị DM, CP của bột
cá tính theo các phương trình hồi qui 1,2 (NIRS) và giá trị phân tích phòng thí
nghiệm. .................................................................................................................. 40
Bảng 1.6 Kết quả ước tính DM, CP, Fat, CF của khô dầu đậu tương thông qua
phổ trên máy NIRS ............................................................................................... 41
Bảng 1.7 So sánh kết quả phân tích DM, CP, Fat, CF của khô dầu đậu tương
trong phòng thí nghiệm với kết quả ước tính từ phương trình NIRS.................. 42

Bảng 1.8 Phương trình hồi quy ước tính DM,CP, CF, Fat của khô dầu đậu tương
trên máy NIRS....................................................................................................... 43
Đồ thị 2.5: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n=65) với giá trị phân tích ... 43

viii


phòng thí nghiệm của khô dầu đậu tương (% chất khô)...................................... 43
Đồ thị 2.6: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n=65) với giá trị phân tích ... 43
phòng thí nghiệm của khô dầu đậu tương (% protein thô) .................................. 43
Đồ thị 2.7: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n=65) với giá trị phân tích ... 44
phòng thí nghiệm của khô dầu đậu tương (% mỡ thô) ........................................ 44
Đồ thị 2.8: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n=65) với giá trị phân tích ... 44
phòng thí nghiệm của khô dầu đậu tương (% xơ thô) ......................................... 44
Bảng 1.9 So sánh kết quả phân tích DM của khô dầu đậu tương trong phòng thí
nghiệm và kết quả ước tính từ phương trình NIRS ............................................ 45
Đồ thị 2.9: Phân bố tần suất của các giá trị DM của khô dầu đậu tương (% chất
khô) ước tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=23) .... 46
Bảng 1.10 So sánh kết quả phân tích CP của khô dầu đậu tương trong phòng thí
nghiệm và kết quả ước tính từ phương trình NIRS ............................................ 47
Đồ thị 2.10: Phân bố tần suất của các giá trị CP của khô dầu đậu tương (%
protein thô) ước tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích
(n=18) .................................................................................................................... 47
Bảng 1.11 So sánh kết quả phân tích Fat, CF của khô dầu đậu tương trong
phòng thí nghiệm và kết quả ước tính từ phương trình NIRS............................ 48
Đồ thị 2.11: Phân bố tần suất của các giá trị Fat của khô dầu đậu tương (% mỡ
thô) ước tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=20) ..... 49
Đồ thị 2.12: Phân bố tần suất của các giá trị CF của khô dầu đậu tương (% xơ
thô) ước tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=18) ..... 49
Bảng 1.12 Kết quả kiểm tra T-student (Paired test) cho các giá trị DM, CP, Fat

và CF của khô dầu đậu tương tính theo các phương trình hồi qui 3, 4, 5, 6
(NIRS) và giá trị phân tích phòng thí nghiệm...................................................... 50
Bảng 1.13 Kết quả ước tính DM,CP, Fat, CF, Ash, NDF, ADF của cỏ thông qua
phổ trên máy NIRS ............................................................................................... 51

ix


Bảng 1.14 So sánh kết quả phân tích DM, CP, Fat, CF, Ash, NDF, ADF của cỏ
trong phòng thí nghiệm và kết quả ước tính từ phương trình NIRS .................. 52
Bảng 1.15 Phương trình hồi quy ước tính DM, CP, CF, Fat của cỏ trên máy
NIRS ...................................................................................................................... 53
Đồ thị 2.13: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n=65) với giá trị phân tích . 54
phòng thí nghiệm của cỏ (% chất khô)................................................................. 54
Đồ thị 2.14: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n=65)giá trị phân tích ........ 54
phòng thí nghiệm của cỏ (% protein thô)............................................................. 54
Đồ thị 2.15: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n=65) với giá trị phân tích . 55
phòng thí nghiệm của cỏ (% mỡ thô) ................................................................... 55
Đồ thị 2.16: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n=65) với giá trị phân tích . 55
phòng thí nghiệm của cỏ (% xơ thô) .................................................................... 55
Bảng 1.16 So sánh kết quả phân tích DM, CP của cỏ trong phòng thí nghiệm và
kết quả ước tính từ phương trình NIRS............................................................... 56
Đồ thị 2.17: Phân bố tần suất của các giá trị DM của cỏ (% chất khô) ước tính từ
phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=24)................................. 57
Đồ thị 2.18: Phân bố tần suất của các giá trị chất khô của cỏ (% protein thô) ước
tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=24).................... 58
Bảng 1.17 So sánh kết quả phân tích Fat của của cỏ trong phòng thí nghiệm và
sử dụng phương trình ước tính của NIRS ............................................................ 58
Đồ thị 2.19 : Phân bố tần suất của các giá trị Fat của cỏ (% mỡ thô) ước tính từ
phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=22)................................. 59

Bảng 1.18 So sánh kết quả phân tích CF của cỏ trong phòng thí nghiệm và kết
quả ước tính từ phương trình NIRS..................................................................... 59
Đồ thị 2.20: Phân bố tần suất của các giá trị CF của cỏ (% xơ thô) ước tính từ
phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=20)................................. 60

x


Bảng 1.19 Kết quả kiểm tra T-student (Paired test) cho các giá trị DM, CP, Fat
và CF của cỏ tính theo các phương trình hồi qui 7, 8, 9, 10 (NIRS) và giá trị
phân tích phòng thí nghiệm của cỏ....................................................................... 61
Bảng 1.20 Kết quả ước tính DM, CP, Fat, CF, Ash, NDF, ADF của phân cừu
thông qua phổ trên máy NIRS .............................................................................. 62
Bảng 1.21 So sánh kết quả phân tích DM, CP, Fat, CF, Ash, NDF, ADF của
phân cừu với kết quả ước tính của NIRS ............................................................. 63
Bảng 1.22 Phương trình hồi quy ước tính DM, CP, Fat, CF, Ash, NDF, ADF của
phân cừu trên máy NIRS ...................................................................................... 65
Đồ thị 2.21: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n = 350) với giá trị phân tích
phòng thí nghiệm của phân cừu (% chất khô) ..................................................... 65
Đồ thị 2.22: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n = 350) với giá trị phân tích
phòng thí nghiệm của phân cừu (% protein thô).................................................. 66
Đồ thị 2.23: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n = 350) với giá trị phân tích
phòng thí nghiệm của phân cừu (% mỡ thô)........................................................ 66
Đồ thị 2.24: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n = 350) với giá trị phân tích
phòng thí nghiệm của phân cừu (% xơ thô) ......................................................... 67
Đồ thị 2.25: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n = 350) với giá trị phân tích
phòng thí nghiệm của phân cừu (% khoáng tổng số) .......................................... 67
Đồ thị 2.26: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n = 350) với giá trị phân tích
phòng thí nghiệm của phân cừu (% NDF) ........................................................... 68
Đồ thị 2.27: Hồi quy giữa giá trị chẩn đoán NIRS (n = 350) với giá trị phân tích

phòng thí nghiệm của phân cừu (% ADF) ........................................................... 68
Bảng 1.23 So sánh kết quả phân tích DM, CP, CF, Fat, Ash, NDF, ADF của
phân cừu trong phòng thí nghiệm và kết quả ước tính từ phương trình NIRS .. 69
. .............................................................................................................................. 71

xi


Đồ thị 2.28: Phân bố tần suất của các giá trị DM của phân cừu (% chất khô) ước
tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=55).................... 71
Đồ thị 2.29: Phân bố tần suất của các giá trị CP của phân cừu (% protein thô)
ước tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=55)............. 71
Đồ thị 2.30 Phân bố tần suất của các giá trị Fat của phân cừu (% mỡ thô) ước
tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=55).................... 72
Đồ thị 2.31: Phân bố tần suất của các giá trị CF của phân cừu (% xơ thô) ước
tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=55).................... 72
Đồ thị 2.32: Phân bố tần suất của các giá trị Ash của phân cừu (% khoáng tổng
số) ước tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=55)....... 73
Đồ thị 2.33: Phân bố tần suất của các giá trị NDF của phân cừu (% NDF) ước
tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=55).................... 73
Đồ thị 2.34: Phân bố tần suất của các giá trị ADF của phân cừu (% ADF) ước
tính từ phương trình NIRS với các giá trị phòng phân tích (n=55).................... 74
Bảng 1.24 Kết quả kiểm tra T-student (Paired test) cho các giá trị DM, CP, CF,
Fat, Ash, NDF, ADF của phân cừu tính theo các phương trình hồi qui 11, 12,
13, 14, 15, 16, 17 (NIRS) và giá trị phân tích của cỏ........................................... 74
Bảng 1.25 Phương trình hồi qui chẩn đoán DMI từ thành phần hóa học của thức
ăn ước tính từ NIRS .............................................................................................. 76
Bảng 1.26 Phương trình hồi qui ước tính OMD từ thành phần hóa học của thức
ăn ước tính từ NIRS .............................................................................................. 77
Bảng 1.27 Phương trình hồi qui chẩn đoán DMI từ thành phần hóa học của phân

ước tính từ NIRS ................................................................................................... 78
Bảng 1.28 Phương trình hồi qui chẩn đoán OMD từ thành phần hóa học của
phân ước tính từ NIRS .......................................................................................... 79

xii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần để đáp ứng nhu
cầu của gia súc là biện pháp rất quan trọng nhằm phát huy hết tiềm năng di
truyền của giống, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Để có thể áp dụng
biện pháp trên trong thực tiễn cần phải biết được tướng đối chính xác thành
phần cũng như hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn hoặc
trong khẩu phần và nhu cầu của gia súc đối với các chất dinh dưỡng. Trước
những năm 1962 chúng ta sử dụng những tài liệu của nước ngoài về thành
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn, khi sử dụng những
tài liệu đó đã nảy sinh nhiều bất cập. Do sự khác biệt về khí hậu, chất đất và
tập quán canh tác, giống cây trồng, giống cỏ….. rất khác nhau nên thành phần
hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi khác nhau, vì vậy sử dụng
các tài liệu của nước ngoài không sát với thực tế của nước ta.
Để khắc phục tình trạng phải đi mượn số liệu của nước ngoài, đồng thời
tạo ra một cơ sở dữ liệu về thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn
cho loài nhai lại ở Việt Nam có độ tin cậy cao hơn cho người sử dụng việc
tiến hành phân tích mẫu thức ăn trong phòng thí nghiệm và triển khai các
nghiên cứu in vivo là cực kì cần thiết. Các nghiên cứu này sẽ cho chúng ta kết
quả về thành phần hoá học, tỷ lệ tiêu hoá thức ăn và giá trị dinh dưỡng gần
đúng nhất.
Tuy nhiên việc xác định thành phần hoá học, tỷ lệ tiêu hoá in vivo của

thức ăn là khá vất vả, tốn kém về kinh phí và mất nhiều thời gian. Chính vì
thế sẽ rất khó có nhiều số liệu trong thời gian ngắn. Trong khi đó, kĩ thuật
quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại (Near Infrared Reflectance Spectroscopy
– viết tắt là NIRS) là một kỹ thuật vật lý, cho phép đánh giá nhanh và khá

1


chính xác thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn, xác
định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của cỏ khô, các loại hạt thô khô
(Abrams và cộng sự, 1987[8]; Lippke và Barton, 1988[29]; Brown và cộng
sự, 1990)[12], thức ăn ủ chua (Sinnaeve và cộng sự., 1994[41]; Park và cộng
sự, 1998)[37], cỏ tươi (Norris và cộng sự., 1976[34]; Shenk và cộng sự,
1977[39]; Berarado và cộng sự, 1997[10]). Cũng đã có những nghiên cứu sử
dụng NIRS để xác định lượng thức ăn ăn vào tự do của thức ăn thô khô
(Norris và cộng sự, 1976[34]; Ward và cộng sự, 1982[49]; Redshaw và cộng
sự, 1986[38], Coelho và cộng sự, 1988[14] and Park và cộng sự, 1997[35]).
Người ta cũng đã thành công trong việc dùng NIRS để xác định thành phần
hoá học và giá trị dinh dưỡng của các thức ăn hạt cốc cho gia súc nhai lại
(Arminda và cộng sự, 1998[9]), lợn (Van Barneveld và cộng sự, 1999[47]).
Với các thức ăn cho gia cầm, NIRS cũng cho những kết quả đầy triển vọng và
chính xác (Valdes và cộng sự, 1985[42]; Valdes và Leeson, 1992a[43],
1992b[44], 1992c[45], 1992d[46]).
Với mục tiêu ứng dụng một phương pháp hiện đại, đơn giản, nhanh, rẻ
tiền lại không gây ô nhiễm môi trường để ước tính thành phần hoá học của
thức ăn, phân, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật quang
phổ hấp phụ cận hồng ngoại (Near Infrared Reflectance Spectroscopy –
NIRS) để ước tính thành phần hoá học của phân và một số loại thức ăn cho
gia súc nhai lại"
1.2. Mục tiêu của đề tài.

Mục tiêu chung của đề tài:
Ứng dụng NIRS để ước tính nhanh thành phần hoá học của thức ăn và
phân, tiến tới xây dựng phương trình ước tính lượng thức ăn ăn vào.

2


Mục tiêu cụ thể của đề tài là:
Xây dựng phương trình hồi quy ước tính thành phần hoá học của một
số loại thức ăn cho gia súc nhai lại và phân từ các số liệu phổ hấp phụ trên
máy NIRS và kết quả phân tích thành phần hoá học trong phòng thí nghiệm.
Bước đầu sử dụng thành phần hóa học của thức ăn và phân ước tính từ
NIRS để xây dựng phương trình ước tính lượng thức ăn ăn vào (DMI) và tỷ lệ
tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) của thức ăn.

3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
2.1.1. Cơ sở lý luận chung về thức ăn.
2.1.1.1. Định nghĩa và phân loại về thức ăn.
Thức ăn là vật liệu mà sau khi gia súc ăn vào có khả năng tiêu hóa, hấp
thu và đồng hóa. Nói chung, thuật ngữ “thức ăn” để mô tả những vật liệu có
khả năng ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho gia súc. Trong thực tế
không phải tất cả các vật liệu ăn vào đều được tiêu hóa. Ví dụ: cám gạo, bột
ngô, bột cá, bột đỗ tương là những thức ăn có thể tiêu hóa hoàn toàn nhưng cỏ
khô và cỏ tự nhiên là những thức ăn không phải tất cả các chất có trong đó
đều tiêu hóa được. Để khái quát khái niệm này, chúng ta có thể định nghĩa

thức ăn như sau: Thức ăn là những sản phẩm thực vật, động vật và khoáng vật
được cơ thể gia súc ăn vào, tiêu hóa, hấp thu và sử dụng cho các mục đích
khác nhau của cơ thể. (Lê Đức Ngoan, 2006)[2]
Thức ăn có thể phân thành 8 nhóm sau
Thức ăn thô khô: Bao gồm tất cả các loại cỏ tự nhiên thu cắt và các
loại phế phụ phẩm của cây trồng đem phơi khô có hàm lượng xơ trên 18%
đều là thức ăn thô khô (Lê Đức Ngoan, 2004)[1](Vũ Duy giảng,1999)[7], bao
gồm: Cỏ khô họ đậu hoặc hòa thảo, rơm rạ, dây lang, dây lạc và thân cây ngô
…phơi khô. Ngoài ra còn gồm vỏ các loại hạt thóc, lạc, đậu, lõi và bao ngô.
Thức ăn xanh: Gồm các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên, các loại rau xanh
cho gia súc sử dụng ở trạng thái tươi, xanh bao gồm: Rau muống, bèo hoa
dâu, lá bắp cải, xu hào, cỏ tự nhiên, cỏ trồng và cỏ voi, cỏ sả……(Lê Đức
Ngoan, 2004)[1]

4


Thức ăn ủ xanh: Tất cả các loại thức ăn ủ chua, các loại cỏ hòa thảo
hoặc thân, bã phụ phẩm của ngành trồng trọt như thân, lá lạc bã dứa, thân
ngô…đem ủ chua. (Lê Đức Ngoan, 2004)[1]
Thức ăn giàu năng lượng: Bao gồm tất cả các loại thức ăn có hàm
lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới 18% bao gồm các loại hạt ngũ cốc
ngô, gạo, sắn, củ khoai lang, cao lương, mạch mỳ.. và phế phụ phẩm của
ngành xay xát như cám gạo, cám mỳ, cám ngô, tấm.. nhóm nguyên liệu này
chiếm tỷ lệ cao nhất trong công thức thức ăn hỗn hợp thường chiếm 40-70%
tỷ trọng. Một số loại dầu thô, mỡ thô cũng được dùng bổ sung vào công thức
thức ăn hỗn hợp nhưng không vượt quá 4-5%. Ngoài ra còn có các loại củ,
quả như sắn, khoai lang, bí ngô, bí đỏ…. (Lê Đức Ngoan., 2004)[1]
Thức ăn giàu protein: Bao gồm tất cả các loại thức ăn có hàm lượng
protein trên 20%, xơ thô dưới 18%. Thức ăn giàu protein có nguồn gốc động

vật: Bột cá, bột thịt, sữa bột, bột thịt xương, bột máu, nước sữa…thức ăn giàu
protein có nguồn gốc thực vật: hạt đỗ tương, lạc, đậu xanh, khô đỗ tương, khô
lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu dừa, khô dầu bông .. (Lê Đức Ngoan,
2004)[1]
Thức ăn bổ sung khoáng: Gồm các loại như: bột xương, bột vỏ sò, bột
đá vôi và các khoáng chất vi lượng (FeSO4 ; CuSO4 ; MnSO4...) (Lê Đức
Ngoan, 2004)[1]
Thức ăn bổ sung vitamin: Các loại vitamin A, D, E, C, B1, B2....hoặc
premix vitamin.(Lê Đức Ngoan, 2004)[1]
Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng: Đây là nhóm thức ăn rất đa dạng,
gồm chất chống mốc, chất chống oxi hóa, chất tạo màu, tạo mùi, thuốc phòng
bệnh, kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng...

5


2.1.1.2. Đặc điểm một số loại thức ăn dùng cho chăn nuôi.
Thức ăn thô khô: Ðây là các phế phẩm của nông nghiệp sau khi thu
hoạch sản phẩm chính. Gồm cỏ khô, rơm lúa, thân cây ngô, cây lạc, thân đậu
đỗ và các sản phẩm khác. Loại thức ăn này thường có hàm lượng xơ cao (2035% tính theo vật chất khô) và tương đối nghèo chất dinh dưỡng. Như rơm có
hàm lượng xơ khá cao (320-350g/kg chất khô) nghèo protein (20-30g/kg chất
khô), chất xơ của rơm khó tiêu hóa vì bị lignin hóa. Đối với thân ngô giá trị
dinh dưỡng phụ thuộc vào giống và thời vụ thu hoạch trong 1kg thân cây ngô
có 600-700 g chất khô, 60-70g protein, 280-300g xơ (Viện Chăn Nuôi,
2001)[3].
Thức ăn xanh: Bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá, ngọn non của các
loại cây bụi, cây gỗ được sử dụng trong chăn nuôi. Thức ăn xanh chứa hầu hết
các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc và dễ tiêu hóa. Gia súc nhai lại có
thể tiêu hóa trên 70% các chất hữu cơ trong thức ăn xanh. Chúng chứa protein
tiêu hóa, giàu vitamin, khoáng đa lượng, vi lượng ngoài ra còn chứa nhiều

hợp chất có hoạt tính sinh học cao. Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất
xơ, tỷ lệ nước trung bình 80-90%, tỷ lệ xơ trung bình ở giai đoạn non là 2-3%,
trưởng thành 6-8% (Vũ Duy Giảng, 1999)[7]. Hàm lượng CP trong VCK của
thức ăn xanh tùy thuộc vào loài thực vật, giai đoạn sinh trưởng, lượng protein
thô tính trong chất khô của cỏ hòa thảo ở nước ta trung bình 9,8% (75145g/kg chất khô) (Viện Chăn Nuôi, 2001)[3]. Khi già đi hàm lượng protein
trong cỏ giảm xuống, nhưng tỷ lệ các acid amin riêng lẽ thay đổi không đáng
kể. Thành phần cơ bản của phần đạm phi protein của cây xanh là các acid
amin tự do, các amid (asparagin, glutamin), các nitrat và nitrit. Hàm lượng xơ
khá cao (269-372g/kg chất khô). Khoáng đa lượng và vi lượng ở cỏ hòa thảo
đều thấp đặc biệt là nghèo canxi và phốt pho. Trong 1kg chất khố lượng
khoáng trung bình ở cỏ hòa thảo là Ca: 4,7 ± 0,4g, P: 2,6 ± 0,1g; Mg: 2.0 ±

6


0,1g; K:19,5 ± 0,7g; Zn: 24 ± 1.8mg; Mn: 110 ± 9,9mg; Cu: 8,3 ± 0,07mg;
Fe: 450 ± 45mg (Viện Chăn Nuôi, 2001)[3]. Cỏ hòa thảo có ưu điểm sinh
trưởng nhanh, năng suất cao nhưng nhược điểm cơ bản là hàm lượng xơ cũng
tăng nhanh khi cây cỏ già do đó giá trị dinh dưỡng cũng giảm theo. Trên đồng
cỏ tự nhiên tỷ lệ đậu đỗ chiếm rất thấp chỉ chiếm 4-5% về số lượng loài, có
nơi còn ít hơn và hầu như không đáng kể về năng suất, đậu đỗ thức ăn gia súc
ở nước ta thường giàu về protein thô, vitamin, giầu khoáng Ca, Mg, Mn, Zn,
Cu, Fe nhưng ít P, K hơn cỏ hòa thảo. Tuy vậy hàm lượng protein thô ở thân
lá cây đậu trung bình 167g/kg chất khô, xấp xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ
nhiệt đới, thấp hơn giá trị trung bình của đậu đỗ ôn đới 175g/kg vật chất khô,
đậu đỗ thức ăn gia súc thường có hàm lượng chất khô 200-260g/kg thức ăn,
giá trị năng lượng cao hơn cỏ hòa thảo, ngoài ra cây đậu đỗ có khả năng tổng
hợp nitơ trong không khí nên chúng rất giàu protein, đậu đỗ cũng giàu
vitamin, khoáng đa lượng, vi lượng, nhược điểm cơ bản của đậu đỗ thức ăn
gia súc thường chứa chất ức chế men tiêu hóa hay độc tố làm cho gia súc ăn

không được nhiều. (Viện Chăn Nuôi, 2001)[3]
Nhìn chung thức ăn xanh ở nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng
hầu hết chỉ sinh trưởng vào mùa mưa, còn mua đông và mùa khô thường thiếu
nghiêm trọng.
Thức ăn củ quả: Loại thức ăn này dùng khá phổ biến cho gia súc, nhất
là gia súc cho sữa. Thức ăn củ quả thường được dùng ở nước ta là sắn, khoai
lang, bí đỏ…Đặc điểm của chung của nhóm thức ăn này là chứa nhiều nước,
nghèo protein, chất béo, sắn protein thô (22-28g/kg VCK), Fat (3-4g/kg VCK)
(Viện Chăn Nuôi, 2001)[3], theo (Vũ Duy Giảng, 1999)[7] nước chiếm 7592%, protein thấp 5-11% (tính theo VCK), hàm lượng xơ thấp 5-11%. Các
nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng, nhưng giàu tinh bột, đường và hàm
lượng xơ thấp, dễ tiêu hóa. Thức ăn củ quả thích hợp cho quá trình lên men ở

7


dạ cỏ. Do đó chúng có hiệu quả rõ rệt đối với gia súc nhai lại đang cho sữa và
thời kỳ vỗ béo.
Thức ăn hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ: Đây là nhóm thức ăn có thành
phần chủ yếu là tinh bột, trong đó gồm amylose và amylopectin là thành phần
chính. Hàm lượng vật chất khô của thức ăn này phụ thuộc chủ yếu vào
phương pháp thu hoạch và điều kiện bảo quản nhưng nhìn chung trong
khoảng 800-900g/kg, thành phần nitơ có trong protein. Protein có trong tất cả
các tế bào hạt cốc, nhưng chủ yếu ở phôi, trong phần nội nhũ, protein tập
trung nhiều ở trung tâm cho đến ngoại biên. Thành phần protein ở các loại hạt
ngũ cốc rất khác nhau, biên động từ 80-120g/kg VCK, tuy nhiên cũng có khi
đạt đến 220g/kg VCK. (Lê Đức Ngoan, 2004)[1] Protein thiếu hụt axít amin
quan trọng là lysine, methionine và threonine, riêng lúa mạch hàm lượng
lysine cao hơn một chút. Giá trị protein hạt cốc có vai trò quan trọng để thúc
đẩy sự tăng trưởng của mầm hạt. Hàm lượng protein của các loại hạt cốc được
xếp theo thứ tự cao đến thấp như sau: Yến mạch > Lúa mạch > ngô > lúa mỳ

(Viện Chăn Nuôi, 2001)[3].
Hàm lượng lipit từ 2-5% nhiều nhất ở ngô và lúa mạch. Hàm lượng xơ
thô từ 7-14% nhiều nhất là ở các loại hạt có vỏ như lúa mạch và thóc, ít nhất
là ở bột mỳ và ngô từ 1,8-3%. Hạt cốc rát nghèo khoáng đặc biệt là canxi,
hàm lượng canxi 0,15%, phốt pho > 0,3-0,5% nhưng phần lớn phốt pho có
mặt trong hạt ngũ cốc dạng phytate (Viện Chăn Nuôi, 2001)[3]. Hạt ngũ cốc
rất nghèo vitamin D, A, B2(trừ ngô vàng rất giàu caroten), giàu vitamin E,
B1(nhất là ở cám gạo, 1 kg cám gạo loại I có 22,2mg B1, 13,1mg B2. Hạt ngũ
cốc là thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé…Mỗi giai đoạn sinh trưởng, khi sử
dụng hạt ngũ cốc có thay đổi tỷ lệ chút ít trong khẩu phần nhưng nói chung
hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của nó chiếm khoảng 90% nguồn năng lượng
cung cấp trong khẩu phần(Viện Chăn Nuôi, 2001)[3].

8


Thức ăn họ đậu và khô dầu:
Đối với các thức ăn hạt họ đậu như đậu tương, lạc vừng.. rất giàu về
protein, protein thô từ 30-40%, chất lượng protein cao hơn và cân đối hơn so
với hạt cốc. Tuy chất lượng protein của thức ăn họ đậu không bằng protein
động vật, nhưng có một số hạt đậu giá trị sinh vật học protein của chúng bần
bằng với cá, trứng, sữa..(Vũ Duy Giảng, 1999)[7].
Các sản phẩm của khô dầu bao gồm dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô
dầu bông, khô dầu dừa, khô dầu hướng dương, thức ăn khô dầu rất giàu
protein từ 40-50% protein thô, giàu năng lượng 1kg khô dầu lạc ép có khoảng
3.532kcal ME, 1kg khô dầu đậu tương ép có khoảng 3.529 kcal ME. (Vũ Duy
Giảng, 1999)[7]
Sản phẩm phụ của các ngành chế biến.
Gồm rất nhiều các sản phẩm khác nhau, phong phú về chủng loại. Như
bỗng rươu, bã bia đều là những loại thức ăn nhiều nước (90% ), do vậy khó

bảo quản và vận chuyển. Hàm lượng dinh dưỡng trong 1kg bỗng rượu có 0,26
đơn vị thức ăn, 46g protein tiêu hóa. Trong 1kg bã bia kho có 0,8-0,9 đơn vị
thức ăn, 80-90g protein tiêu hóa. Rỉ mật cũng là phụ phẩm của ngành làm
đường, rỉ mật được sử dụng cho loài nhai lại có thể sử dụng bằng nhiều cách:
trộn với urê hoặc có thể phối hợp với các loại thức ăn thô như cở khô, rơm….
(Vũ Duy Giảng,1999)[7].
Các sản phẩm của ngành chế biến: Bột thịt chứa 60-70% protein thô,
bột xương chứa 45-55%, mỡ thô dao động từ 3-13% trung bình là 9%, bột
xương giàu khoáng hơn bột thịt, rất giàu Ca, P và Mg. Bột thịt và bột xương
đều giàu Vitamin B1 (Vũ Duy Giảng, 1999)[7]. Bột cá được coi như loại thức
ăn hoàn hảo sử dụng bổ sung cho gia súc, gia cầm là loại thức ăn giàu protein,
chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứ 50-60 % protein, tỷ lệ axit amin
cân đối, có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. 1kg bột cá có 52g lyzin, 15-20g

9


methionin, 8-10g cystin, giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối: Ca khoảng 6-7%,
P khoảng 4%, giàu vitamin B12, B1, ngoài ra còn vitamin A và D. (Vũ Duy
Giảng, 1999)[7].
2.1.2.Các phương pháp phân tích thức ăn.
Để xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn, phân tích hóa học là
phương pháp quan trọng và bắt đầu từ khi có ngành dinh dưỡng. Theo sự phát
triển của khoa học và sự tiến bộ của kỹ thuật về thiết bị phân tích mà số các
nguyên tố hóa học có trong thức ăn đã được liệt kê càng nhiều. Thực tế, hai
phương pháp phân tích thức ăn đang tồn tại: phân tích gần đúng và phân tích
hiện đại.(Lê Đức Ngoan, 2006)[2]
Các phương pháp phân tích gần đúng
Hiện nay có rất nhiều số liệu về thành phần hóa học của thức ăn đa
phân tích theo phương pháp phân tích gần đúng hay phỏng định (Proximate

analysis) do các nhà khoa học Đức Henneberg và Stohmann tìm ra hơn 100
năm trước đây. Số liệu này có giá trị trong thời gian dài.
Hệ thống phân tích này chia thức ăn ra 6 nhóm (Lê Đức Ngoan,
2006)[2]: Độ ẩm, khoáng, protein thô, chất chiết hữu cơ, xơ thô và dẫn suất
không chứa nitơ. Hàm lượng ẩm được xác định như là lượng mất đi khi sấy
mẫu ở 1000C đến khi có khối lượng không đổi. Phương pháp này phù hợp với
hầu hết các loại thức ăn, loại trừ thức ăn ủ chua vì dễ mất các axit béo bay
hơi.
Hàm lượng khoáng được xác định bởi lượng còn lại sau khi khoáng hóa
mẫu ở 5500C đến khi loại hết cacbon. Phần còn lại này chứa tất cả các chất vô
cơ có trong thức ăn hoặc các chất vô cơ liên kết với hữu cơ như lưu huỳnh,
phôt pho trong protein. Tuy nhiên một số khoáng có thể bị bay hơi trong quá
trình khoáng hóa như natri, clo, kali, phốt pho và lưu huỳnh. Vì vậy, hàm
lượng khoáng cũng không thể đại diện một cách trọn vẹn cho các chất vô cơ

10


trong thức ăn cả về số và chất lượng. Trong thực tế, ngoài lượng khoáng thực
sự có trong thức ăn thì một lượng cát, đá từ môi trường bị lẫn vào trong khi
chế biến, bảo quản đa làm tăng hàm lượng khoáng có trong thức ăn.
Hàm lượng protein thô (crude protein, CP) được tính toán từ hàm lượng
nitơ có trong thức ăn. Lượng nitơ này được xác định bởi phương pháp
Kjeldahl có hơn 100 năm nay. Trong phương pháp này, thức ăn bị phân giải
bởi axit sulphuric đậm đặc để chuyển toàn bộ nitơ thức ăn (trừ nitơ có ở dạng
nitrat và nitrit) thành amoniac ở dạng sulphat. Amoniac được giải phóng nhờ
NaOH và thu nó trong dung dịch axit chuẩn. Lượng nitơ thu lại được xác định
nhờ chuẩn độ và giả thiết rằng nitơ chiếm 16% trong protein thì CP sẽ được
tính bằng tích số nitơ với 6,25. Đây không phải là protêin thực (true protein)
vì trong thức ăn có các axit amin tự do, amin và axit nuclêic đều có chứa nitơ.

Hệ số chuyển đổi N thành prôtein khác nhau ở từng loại thức ăn.
Hệ số chuyển đổi N thành protein thô (Jones, 1931)
(Theo Lê Đức Ngoan 2006)[2]
Protein thức ăn

Nitơ (g/kg)

Hệ số

Hạt bông

188,7

5,30

Đỗ tương

175,1

5,71

Lúa mạch

171,5

5,83

Ngô

160,0


6,25

Yến mạch

171,5

5,83

Hạt mì

171,5

5,83

Trứng

160,0

6,25

Thịt

160,0

6,25

Sữa

156,8


6,38

Lipit thô (chất béo) (ether extract, EE) được xác định bằng cách chiết
suất mẫu trong ête dầu hỏa (petroleum ether) trong thời gian nhất định và

11


phần tan trong dung môi hữu cơ (hoặc phần còn lại sau khi loại bỏ ête) chính
là lipit thô. Phần này không những chứa lipit mà còn chứa cả các axit hữu cơ,
alcohol, vitamin tan trong dầu và sắc tố.
Nếu phân tích mẫu thực vật ta có thể thấy rõ màu xanh của chất chiết.
Hydrat cacbon của thức ăn chứa 2 phần: xơ thô và dẫn suất không chứa nitơ.
Xơ thô (crude fibre, CF) được xác định bằng cách thủy phân phần còn lại của
mẫu sau khi xác định lipit trong axit và kiềm yếu. Phần hữu cơ còn lại chính
là xơ thô. Xơ thô chứa hêmixenlulôz, xenlulôz và lignin, nhưng không phải
bất cứ loại thức ăn cũng chứa đầy đủ các thành phần trên.

Mẫu khô không khí
Sấy ở nhiệt độ 1050c
Kjieldahl

Mẫu khô tuyệt đối
Chiết suất ête

Protein thô

Mỡ thô


Mẫu không chứa mỡ
Đung trong axit và kiềm
Xơ thô + Khoáng
Đốt cháy trong lò nung

Xơ thô

Khoáng
Sơ đồ các bước phân tích gần đúng
Dẫn suất không đạm (Nitrogen-free extractives, NFE) sẽ tính bằng 100
- (% CP + % CF + % EE + % khoáng + % ẩm độ). NFE chứa các loại đường,
fructan, tinh bột, pectin, axit hữu cơ và sắc tố. Vì sự không chính xác của các

12


×