Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

nghiên cứu thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài gây hại chính và biện pháp phòng trừ chúng tại cửa khẩu lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.22 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

LƯƠNG QUỐC HUÂN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI NGUYÊN LIỆU
THUỐC BẮC NHẬP KHẨU; ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
CỦA LOÀI GÂY HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
CHÚNG TẠI CỬA KHẨU LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HÀ QUANG HÙNG

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một
học vị nào.
Tôi cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ ñể thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lương Quốc Huân


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng
dẫn tận tình và ñộng viên của các nhà khoa học, của tập thể giáo viên bộ
môn côn trùng, các cán bộ của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7- Lạng
Sơn.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc ñến
GS.TS. Hà Quang Hùng ñã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo mọi ñiều
kiện tốt cho tôi thực hiện hiện ñề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành các thày cô Bộ môn Côn
trùng, Khoa Nông học Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình
giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp ñỡ nhiệt tình của Lãnh ñạo và
tập thể cán bộ Chi cục Kiểm divhj thực Vật vùng 7- Lạng Sơn ñã ñộng
viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện ñề tài nghiên cứu của
luận văn và hoàn thành khóa học cao học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các nhà khoa học, bạn
bè ñồng nghiệp trong ngành bảo vệ thực vật nói chung và kiểm dịch thực
vật nói riêng ñã ñộng viên, góp ý cho tôi trong quá trình học tập và hoàn
thiện luân văn này.
Tác giả luận văn

Lương Quốc Huân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình

viii

1.

Mở ñầu

i


1.1.

Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2.

Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài

5

1.3.

ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

5

1.4.

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài

6

2.

Tổng quan tài liệu

7


2.1.

Những nghiên cứu nước ngoài

7

2.2.

Những nghiên cứu trong nước

17

3.

ðối tượng, thời gian, ñịañiểm, vật liệu, nội dung và phương
pháp nghiên cứu

30

3.1.

ðối tượng, thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu

30

3.2.

Vật liệu nghiên cứu


30

3.3.

Nội dung nghiên cứu

31

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

31

3.5.

Phương pháp nghiên cứu biến ñộng mật ñộ, tỷ lệ hại của sâu mọt
chủ yếu trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu và trong kho bảo

3.6.

quản sau nhập khẩu

38

Thử nghiệm biện pháp phòng trừ trong phòng thí nghiệm

38

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii


4.

Kết quả nghiên cứu ñề tài

4.1.

Thành phần sâu mọt hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu

41

Lạng Sơn

41

4.1.1. Thành phần sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập
khẩu

41

4.1.2. Thành phần sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc bảo quản
4.2.

trong kho

43


ðặc ñiểm hình thái sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc

47

4.2.1. ðặc ñiểm hình thái của mọt gạo Sitophilus oryzae Linne.

47

4.2.2. ðặc ñiểm hình thái của mọt cà phê Araecerus fasciculatus De
Geer.

47

4.2.3. ðặc ñiểm hình thái mọt râu dài Cryptolestes spp.

47

4.2.4. ðặc ñiểm hình thái mọt thò ñuôi ñiểm vàng Carpophilus
hemipterus L.

48

4.2.5. ðặc ñiểm hình thái mọt thò ñuôi Carpophilus dimidiatus F.

48

4.2.6. ðặc ñiểm hình thái mọt thóc ñỏ Tribolium castaneum (Herbst).

48


4.2.7. ðặc ñiểm hình thái mọt gạo dẹp Ahasverus advena (Waltl).

49

4.2.8. ðặc ñiểm hình thái mọt khuẩn nhỏ Alphitobius laevigatus
Fabricius

49

4.2.9. ðặc ñiểm hình thái mọt ñậu xanh Callossobruchus chinensis L.

49

4.2.10. ðặc ñiểm hình thái mọt tre dẹt Lyctus brunneus (Stephens)

50

4.2.11 . ðặc ñiểm hình thái của mọt răng cưa Oryzaepphilus surunamesis L.

50

4.2.12. ðặc ñiểm hình thái của ngài thóc Sitotroga cerealella Olivier

51

4.2.13. ðặc ñiểm hình thái của ngài bột ñiểm Ephestia cautella Walker

51

4.2.14. ðặc ñiểm hình thái của ngài ấn ðộ Plodia interpunctella

(Hiibne)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

51

iv


4.3.

Thành phần thiên ñịch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc
nhập khẩu

57

4.3.1. ðặc ñiểm hình thái của các loài thiên ñịch
4.4.

60

ðặc ñiểm hình thái sinh học, sinh thái của loài gây hại chính trên
nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu.

62

4.4.1. ðặc ñiểm hình thái sinh học sinh thái của loài sâu mọt gây hại
chính của mọt thuốc lá Lasioderma serricorne Fabricius

62


4.4.2. ðặc ñiểm hình thái sinh học sinh thái của loài sâu mọt gây hại
chính của mọt thuốc bắc Stegobium panoceum L.
4.5.

80

Khảo nghiệm thuốc hoá học phòng trừ sâu mọt chính hại nguyên
liệu thuốc bắc nhập khẩu

93

4.5.1. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc xông hơi Phosphine ñối với mọt
thuốc lá và mọt thuốc bắc

94

4.5.2. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc xông hơi Methyl Bromide thuần
với mọt thuốc lá và mọt thuốc bắc

96

5.

Kết luận và ñề nghị

100

5.1.


Kết luận

100

5.2.

ðề nghị

101

Tài liệu tham khảo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

102

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

:

Bảo vệ thực vật

(F).

:


Fabricius

KDTV

:

Kiểm dịch thực vật

(L).

:

Linnaeus

SVGH

:

Sinh vật gây hại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
4.1a.

Tên bảng


Trang

Thành phần sâu mọt gây hại trên mặt hàng nguyên liệu thuốc
bắc nhập khẩu qua của khẩu Chi Ma- Lạng Sơn (Tháng 01
năm 2008 ñến tháng 06 năm 2008)

42

4.1b. Thành phần sâu mọt gây hại trên mặt hàng nguyên liệu thuốc
bắc bảo quản trong kho tại ñịa bàn Lạng Sơn (Tháng 01 năm
2008 ñến tháng 06 năm 2008)
4.2.

Tỷ lệ loài sâu mọt gây hại nguyên liệu thuốc bắc tại cửa khẩu
và ñịa bàn Lạng Sơn (01-06/2008)

4.3.

58

Kích thước trứng của mọt thuốc lá Lasioderma serricorne F.
(ðộ ẩm 70%)- Trên các thức ăn khác nhau.

4.5.

46

Thành phần thiên ñịch của sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc
nhập khẩu tại cửa khẩu Lạng Sơn


4.4.

45

62

Kích thước trung bình của sâu non, nhộng, tiền trưởng thành
của mọt thuốc lá Lasioderma srricorne F. (nuôi trên củ Xuyên
khung)

4.6.

Thời gian phát dục các pha của Lasioderma serricorne F. nuôi
trên nguyên liệu thuốc bắc (củ Xuyên khung).

4.7.

69

Diễn biến mật ñộ Lasioderma serricorne F. trên các loại
nguyên liệu thuốc bắc nhập từ hai miền của Trung Quốc

4.9.

67

Khả năng sinh sản của mọt thuốc lá và mọt thuốc bắc trên các
nguyên liệu khác nhau


4.8.

64

72

Diễn biến mật ñộ mọt thuốc lá Lasioderma serricorne F. trên
củ Xuyên khung(tại các kho thuộc Lạng Sơn)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

76

vii


4.10. Diễn biến mật ñộ mọt thuốc lá Lasioderma serricorne F. trên
hạt Y dĩ và Cam thảo (tại kho thuộc Lạng Sơn)

78

4.11. Kích thước trứng mọt thuốc bắc Stegobium panoceum L. (ðộ
ẩm 70%)- trên các thức ăn khác nhau

81

4.12. Kích thước trung bình từng tuổi sâu non của mọt thuốc bắc
Stegobium panoceum L. ( nuôi trên hạt mùi)

82


4.13. Thời gian phát dục các pha của mọt thuốc bắc Stegobium
panoceum L.( nuôi trên hạt Mùi)

84

4.14. Diễn biến mật ñộ mọt Stegobium panoceum L. trên các loại
nguyên liệu thuốc bắc giữa hai miền khác nhau của Trung
Quốc

86

4.15. Diễn biến mật ñộ mọt thuốc bắc Stegobium panoceum (L.) trên
hạt mùi

90

4.16. Hiệu lực phòng trừ Mọt thuốc lá Lasioderma serricorne F. của
thuốc xông hơi Phosphine ( Quickphos 56% dạng viên)

95

4.17. Hiệu lực phòng trừ Mọt thuốc bắc Stegobium panicerum L.của
thuốc xông hơi Phosphine ( Quickphos 56% dạng viên)

95

4.18. Hiệu lực của thuốc Methyl bromide (99,4%-CH3Br) phòng trừ
Mọt thuốc lá Lasioderma serricorne F.


97

4.19. Hiệu lực của thuốc Methyl bromide (99,4%-CH3Br) phòng trừ
Mọt thuốc bắc Stegobium panicerum L.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

97

viii


DANH MC HèNH
STT

Tờn hỡnh

Trang

4.1. Diễn biến mật độ Lasioderma serricorne F. trên các loại nguyên
liệu thuốc bắc nhập từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc

73

4.2. Diễn biến mật độ Lasioderma serricorne F. trên các loại nguyên
liệu thuốc bắc nhập từ các tỉnh phía Bắc Trung Quốc

74

4.3. Diễn biến mật độ mọt thuốc lá Lasioderma serricorne F. trên củ

Xuyên khung(tại kho thuộc Lạng Sơn)

77

4.4. Diễn biến mật độ mọt thuốc lá Lasioderma serricorne F. trên hạt Y dĩ

79

4.5. Diễn biến mật độ mọt thuốc lá Lasioderma serricorne F. trên hạt
Cam thảo (tại kho thuộc Lạng Sơn)

79

4.6. Diễn biến mật độ Mọt thuốc bắc Stegobium panoceum .L. trên các loại
nguyên liệu thuốc bắc xuất xứ từ các tỉnh phía Nam- Trung Quốc

87

4.7. Diễn biến mật độ Mọt thuốc bắc Stegobium panoceum L. trên các
loại nguyên liệu thuốc bắc xuất xứ từ các tỉnh phía Bắc- Trung
Quốc

88

4.8. Diễn biến mật độ mọt thuốc bắc Stegobium panoceum L. trên hạt
mùi

Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip

91


ix


1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Sức khoẻ là vốn quý của con người, là kho báu vô cùng giá trị mà con
người có không gì có thể thay thế. Từ lâu con người ñã biết tìm kiếm trong tự
nhiên những sản phẩm có giá trị: ðó là những cây cỏ hoa lá tồn tại trong tự
nhiên ñem về bào chế bồi bổ sức khoẻ, phòng chống những dịch bệnh thông
thường và cả những căn bệnh hiểm nghèo cho con người.
Thuốc ñông (bao gồm cả thuốc nam và thuốc bắc) là những vị thuốc
ñược cha ông ta nghiên cứu, truyền lại có tác dụng chữa bệnh rất tốt, dễ kiếm,
rẻ tiền, việc sử dụng lại tương ñối dễ dàng .
Ở Việt Nam, lĩnh vực y học cổ truyền (ñông y) ñã có lịch sử phát triển
từ rất lâu. Những thành tựu của ñông y ñã có bề dày và ñạt ñược những kết
quả to lớn trong công tác bảo vệ sức khoẻ của nhân dân từ xa xưa cho ñến cả
ngày nay[11].
Thuốc ñông y khi sử dụng không chỉ an toàn hơn các loại thuốc hoá
học ñắt tiền, mà còn có tác dụng ñiều trị nhằm tăng cường sức khoẻ, sức ñề
kháng của cơ thể ñặc biệt ñẩy lùi ñược một số căn bệnh hiểm nghèo.
Trong qúa trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, từ khi Việt Nam ñã
trở thành thành viên chính thức của WTO: Sự giao lưu, buôn bán với các
nước, ñặc biệt nước láng giềng Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Một trong những mặt hàng truyền thống ñược người Việt Nam sử dụng
từ rất lâu ñó là nguyên liệu thuốc bắc. Lượng nguyên liệu thuốc bắc nhập
khẩu hàng năm ngày càng tăng cả về số lượng, khối lượng và chủng loại.
Hàng năm lượng hàng nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu vào nước ta rất
lớn. ðây là loại hàng hoá có giá trị ñược sử dụng rộng rãi. Theo số liệu báo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


cáo công tác KDTV hàng năm của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 7- Cục
Bảo vệ thực vật.
Việc kiểm tra, kiểm dịch trên mặt hàng nguyên liệu thuốc bắc từ năm
2002 cho ñến nay:
Năm 2002 kiểm tra, kiểm dịch ñược: 398 lô với khối lượng 13.894,516
tấn.
Năm 2003 kiểm tra, kiểm dịch ñược: 413 lô với khối lượng 14.509,226
tấn.
Năm 2004 kiểm tra, kiểm dịch ñược: 443 lô với khối lượng 16.267,891
tấn.
Năm 2005 kiểm tra, kiểm dịch ñược: 471 lô với khối lượng 16.846,645
tấn.
Năm 2006 kiểm tra, kiểm dịch ñược: 502 lô với khối lượng 18.385,156
tấn.
Năm 2007 kiểm tra, kiểm dịch ñược: 514 lô với khối lượng 19.900,516
tấn.
Sáu tháng ñầu năm 2008 ñã kiểm tra, kiểm dịch ñược 214 lô với khối
lượng 9.015,489 tấn [1].
Sự giao lưu hàng hoá nói chung và sản phẩm nông nghiệp nói riêng
trên thế giới ngày một tăng, nên sinh vật gây hại thực vật (SVGH) trên sản
phẩm thực vật xâm nhập vào trong nước là một ñiều khó tránh khỏi. Chúng ñã
và ñang là mối quan tâm ñáng lo ngại ñối với nhiều nước, trong ñó có Việt
Nam.
Một trong những nhóm sinh vật gây hại làm ảnh hưởng rõ rệt nhất tới
sự tổn thất thường thấy do côn trùng hay còn gọi là sâu mọt gây ra.

Loài sâu mọt gây hại khi nó gây hại tới con người, mùa màng, các loại

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


ñộng vật hoặc của cải. Trong nông nghiệp, loài côn trùng có thể xếp vào loại
gây hại nếu nó gây tổn hại ñến mùa màng, vật nuôi, làm giảm năng suất, ảnh
hưởng tới chất lượng của những sản phẩm sau thu hoạch ở mức không thể
chấp nhận ñối với người nông dân [7].
Sâu mọt gây hại nó mang tính tiềm ẩn, chúng xuất hiện, phát triển và
gây hại trong quá trình bảo quản, vận chuyển, buôn bán và trong quá trình sử
dụng. Nguyên liệu thuốc bắc bị nhiễm côn trùng do một số yếu tố sau:
- Côn trùng sinh sống trong các nguyên liệu thuốc bắc (sẵn có)
- Nguyên liệu thuốc bắc bị nhiễm côn trùng trong kho trong bảo quản,
trong qúa trình vận chuyển, trong lưu thông…
- Do phương tiện vận chuyển, trong quá trình xuất nhập khẩu ñã sẵn có
(trong coteiner, hầm tàu, sàn xe, bao bì ñóng gói…).
Việc phát hiện và xác ñịnh kịp thời thành phần sâu mọt gây hại cũng
như việc quản lý dịch hại ñã tồn tại từ khi có nông nghiệp, và hiện nay một
trong những ý tưởng về quản lý dịch hại ñang ñược áp dụng ñó là: Quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM). Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lý
dịch hại mà trong bối cảnh môi trường liên quan và là ñộng lực quần thể của
các loài gây hại. Qua ñó chúng ta sử dụng những công nghệ và phương pháp
phù hợp bằng hình thức tương ứng có thể và duy trì mức ñộ quần thể loài gây
hại dưới mức cho phép [5].
Lịch sử quản lý dịch hại là một phần trong lịch sử của ngành nông
nghiệp, trong ñó dịch hại là vấn ñề gắn liền nông nghiệp từ thời ñiểm hình
thành. Hiện nay nhiều vấn ñề dịch hại nghiêm trọng chính là hậu quả của việc

muốn cải thiện và nâng cao sản phẩm mùa màng. Việc nâng cao hiệu quả sản
xuất nông nghiệp ñã và ñang tạo ra những vấn ñề quản lý dịch hại mới phải có
cái nhìn một cách ñúng ñắn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


Việc phát hiện và xác ñịnh kịp thời thành phần sinh vật gây hại nói chung
và côn trùng gây hại nói riêng, cũng như nguồn gốc xuất xứ của các lô vật thể
làm cơ sở ñể phân tích, ñánh giá nguy cơ dịch hại từ ñó ñề xuất những biện pháp
xử lý và quản lý dịch hại trên hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam , nhằm ñáp ứng
yêu cầu của khoa học và thực tiễn. Chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
"Nghiên cứu thành phần sâu mọt hại nguyên liệu thuốc bắc nhập
khẩu; ðặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài gây hại chính và biện pháp
phòng trừ chúng tại cửa khẩu Lạng Sơn".

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


1.2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục tiêu của ñề tài
Trên cơ sở xác ñịnh thành phần sâu mọt gây hại trên mặt hàng nguyên
liệu thuốc bắc nhập khẩu, ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của loài gây hại chính,
từ ñó ñề xuất biện pháp phòng trừ và góp phần quản lý dịch hại kiểm dịch
thực vật một cách hợp lý.
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài

* ðiều tra thành phần sâu mọt gây hại nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu
tại cửa khẩu Chi Ma-Lạng Sơn và các kho lưu trữ, bảo quản sau nhập khẩu tại
ñịa bàn Lạng Sơn.
* Xác ñịnh ñặc ñiểm hình thái, sinh học và sinh thái của mọt thuốc lá
Lasioderma serricorne Fabricius và mọt thuốc bắc Stegobium panoceum
Linnaeus trên mặt hàng nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu.
* Thử nghiệm phòng trừ sâu gây mọt hại nguyên liệu thuốc bắc bằng
thuốc hoá học Methyl Bromide thuần và Phosphine (hoạt chất dạng viên
Quickphos 56%), tại phòng kỹ thuật Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7Lạng Sơn.
Bước ñầu ñề xuất biện pháp phòng trừ sâu mọt gây hại nguyên liệu
thuốc bắc có hiệu quả, góp phần quản lý dịch hại trong công tác kiểm dịch
thực vật (KDTV) .
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
* Kết quả ñiều tra, nghiên cứu góp phần bổ sung thành phần sâu mọt
gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu tại ñịa bàn Lạng Sơn và trong
kho bảo quản sau nhập khẩu. Bổ sung dẫn liệu về ñặc ñiểm hình thái, sinh học
của loài sâu mọt gây hại trên mặt hàng nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu. Phát
hiện kịp thời loài sâu mọt thuộc dịch hại KDTV của Việt Nam.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


* Những dẫn liệu khoa học trên giúp cho công tác quản lý dịch hại
kiểm dịch thực vật của Việt Nam nói chung, sâu mọt hại nguyên liệu thuốc
bắc nhập khẩu nói riêng một cách khoa học góp phần ñể phục vụ cho công
tác xuất nhập khẩu.
1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
- Nguyên liệu thuốc bắc nhập khẩu và ñược bảo quản trong các kho sau
nhập khẩu.

- Thành phần sâu mọt gây hại, xác ñịnh loài gây hại chính trên nguyên
liệu thuốc bắc nhập khẩu.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại cửa khẩu Chi Ma – Lạng Sơn có nhập
nguyên liệu thuốc bắc và một số kho bảo quản của các ñơn vị tham gia nhập
khẩu tại ñịa bàn Lạng Sơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Những nghiên cứu nước ngoài
2.1.1. Những nghiên cứu về thảo dược
Những cây thảo dược là một nguồn thuốc tự nhiên rất quý. Trong các
bữa ăn hàng ngày có thể chế biến thành nhiều món ăn từ thực vật như một vị
thuốc rất tốt cho cơ thể. Ngày nay thuốc bắc ñược nghiên cứu và sử dụng
trong việc chữa trị, ngăn chặn bệnh ung thư. Theo số liệu ñã ñược công bố có
khoảng hơn 400 loài cây thuốc bắc liên quan ñến chữa bệng ung thư [3].
Nhờ sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng các thiết bị công nghệ
hiện ñại, những thành phần hoạt tính tự nhiên của cây thuốc có tiềm năng
chữa bệnh ung thư ñã ñược phân tích và xác ñịnh [3].
Những thành phần hoạt tính cơ bản nhất bao gồm: terpenes
(sesquiterpenes, diterpenes, triterpenes), alkloids, lignans, flavonoids, tannins,
stilbenes, curcuminoids, polysaccharides [3], [42].
Nhu cầu sử dụng cây thuốc ngày càng tăng trong công tác chăn sóc sức
khoẻ của nhân dân, bên cạnh việc chăm sóc và ñiều trị của nền y học hiện
ñại. Nền y học cổ truyền có công ñóng góp rất lớn. Muốn chữa bệnh bằng y
học cổ truyền có hiệu quả, ngoài những nguồn dược liệu quý hiếm sẵn có

trong nước, chúng ta vẫn cần phải sử dụng những dược liệu quý hiếm nhập
khẩu từ nước ngoài. Do ñó hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu một lượng
lớn các nguyên liệu thuốc bắc.
Hiện nay nhiều người dân Mỹ ñã sử dụng và rất ưa chuộng thảo dược,
vì thảo dược ít gây ra những phản ứng phụ [19].
Có trên 60 triệu người Mỹ dùng thường xuyên các loại thảo dược trong
công tác phòng ngừa và chữa trị bệnh tật, con số thảo dược tiêu thụ trên 150 tỉ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


ñôla vào năm 2000 [38].
Sự khám phá của dân chúng Mỹ về khả năng trị bệnh của thảo dược
ñánh dấu sự trở về với nền y học ñã có từ nhiều ngàn năm của loài người và
ñiều này cũng giống như sự kiện là hiện tại có tới 80% dân chúng trên toàn
cầu vẫn sử dụng dược liệu ñể ñiều trị bệnh [38].
Việt Nam ñã và ñang sử dụng thảo dược (thuốc nam, thuốc bắc) trong y
học cổ truyền ñể trị bệnh kết hợp với nền y học hiện ñại [11].
2.1.2. Những nghiên cứu trong công tác kiểm dịch thực vật, ñặc biệt thành
phần sâu mọt gây hại trên nguyên liệu thuốc bắc.
Trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu thuốc bắc là một lượng không
nhỏ của dịch hại trên nguyên liệu thuốc bắc sẽ ñược thâm nhập vào nước ta.
Vấn ñề dịch hại ngoại lai gây sự chú ý rất lớn ñến công tác KDTV,
ñược nhiều quốc gia quan tâm, như : Úc, Newzeland, Mỹ, Nhật…Các quốc
gia này ñã thực hiện theo chế ñộ KDTV toàn bộ, các loài sinh vật còn sống
ñều không ñược nhập vào. Các mặt hàng thực vật khi nhập vào nếu có sinh
vật gây hại (SVGH) ñều phải xử lý bằng biện pháp khử trùng xông hơi thuốc
hoá học. Nếu không thực hiện tốt công tác KDTV, khi ñể lọt sâu hại còn sống

ñã tạo nên những dịch hại nguy hiểm cũng như gây thiệt hại ñáng kể cho nền
sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lớn ñến nền kinh tế của các quốc gia ñó.
ðến năm 1996 ñã có 123 nước tham gia vào các tổ chức thương mại thế
giới WTO, các thành viên ñã ký kết hiệp ñịnh về vệ sinh an toàn thực phẩm
và KDTV: Quy ñịnh ngăn cấm nhũng loài côn trùng, nấm bệnh, và vi trùng bị
lây nhiễm qua các hàng hoá nông sản xuất nhập khẩu giữa các nước thành
viên [5],[14].
Việc công bố những loài sinh vật thuộc dịch hại KDTV là một trong
những ñiều cần thiết ñối với công tác quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thuộc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


diện KDTV, do vậy các nước ñã ñề ra những quy ñịnh riêng của mình.
Trung Quốc: ñã ñưa ra 84 loài sinh vật thuộc diện dịch hại KDTV,
trong ñó có 24 loài côn trùng [40].
Liên Bang Nga công bố 75 loài sinh vật thuộc diện dịch hại KDTV,
trong ñó có 52 loài côn trùng [5].
Indonexia công bố: 164 loài sinh vật thuộc diện dịch hại KDTV, trong
ñó có 52 loài côn trùng [41].
Ở mỗi quốc gia công tác KDTV còn có nhiệm vụ xác ñịnh những vùng
có dịch hại nguy hiểm, từ ñó ñưa ra những quyết ñịnh cụ thể nhằm ngăn chặn,
tránh ñể lây lan ra những vùng lân cận.
ðất nước Trung Quốc là nước có nền nông nghiệp rất phát triển. Nền Y
học cổ truyền ñã có từ xa xưa, là nước sử dụng và xuất khẩu cây thuốc nhiều
nhất trên thế giới.
Hầu hết tại những vùng trồng, cũng như các cây thuốc mọc hoang dại dễ
bị dịch hại tấn công mạnh mẽ. Người dân Trung Quốc với kinh nghiệm trồng

cây thuốc lâu năm ñã áp dụng ñược nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại, nó có ý
nghĩa trong việc giải quyết vấn ñề " Dược liệu an toàn và hiệu quả" [11].
2.1.3. Nghiên cứu sâu mọt hại trên dược liệu bảo quản trong kho:
* Thành phần sâu mọt trên mặt hàng dược liệu:
Tổng kết sự có mặt và gây hại của côn trùng, tác giả RL. Semple, J. V.
Lozara và Casterman cho rằng trên thế giới có khoảng trên 100 loài côn trùng
liên quan ñến các sản phẩm kho. Trong ñó bộ cánh cứng chiếm tỷ lệ 60% và
bộ cánh vảy chiếm 8-10% [34].
Một số loài côn trùng quan trọng gây hại sản phẩm trong kho ở vùng
nhiệt ñới chủ yếu bộ cánh cứng và bộ cánh vảy, trong ñó bộ cánh cứng bao
gồm 13 loài thuộc 8 họ, còn bộ cánh vảy thuộc 4 loài của 2 họ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


Hầu như ở ñâu có sự tồn trữ và lưu trữ, ở ñó xuất hiện các loài SVGH.
Nhiều khi chỉ vài tuần, SVGH ñã xuất hiện và phát triển thành quần thể với số
lượng lớn. Nó gây hại một phần hoặc toàn bộ hàng hoá bảo quản trong kho
(Bùi Công Hiển, 1995) [8].
Nghiên cứu của Coxvaf Simms : ñiều tra sâu mọt hại bột ñậu nành thu
ñược 24 loài, với ñộ ẩm của sản phẩm là 75% , ở nhiệt ñộ 25oC và 30oC cũng
như việc kiểm tra ở nhiệt ñộ 20oC . Ở nhiệt ñộ và ñộ ẩm tương ñối các loài:
Ahasverus advena, Crytolestes ferrugineus, Ephestia cautella, Ephestia
tectus, Lasioderma serricorne, Plodia interpunctella, Ptinus tectus,
Stegobium panoceum, Tinea columbariella, Tineola bisselliella, Tribolium
castaneum và Trogoderma granarium...
ðánh giá trên số lượng con trưởng thành và giai ñoạn phát triển, các
loài có thể tấn công vào bột ñậu nành bảo quản ở trong ñiều kiện môi trường

là: Stegobium panoceum, Ptinus tectus, Tineola bisselliella, Ephehstia
cautella và Lasioderma serricorne (Coxvaf Simms, 1978) [23].
Ở những khu vực nóng và khí hậu ấm hơn thì các loài côn trùng như:
Trogoderma

granarium,

Tribolium

castaaneum,

Ahaverus

advena,

Lasioderma serricorne, Ephestia cautella và Plodia interpunctella có thể trở
thành mối ñe dọa cho các sản phẩm. Ephestia elutella có thể phát triển trong
ñiều kiện hàm lượng hơi nước tương ñối ñạt 88% và có thể gây phiền hà trong
ñiều kiện nóng ẩm [26].
Sự hoạt ñộng khác nhau rõ rệt của các loài cùng giống Tribolium,
Tenebrio và Ephestia ñược nghiên cứu, ñó cũng chính là lí do dẫn ñến sự thất
thoát và tiêu diệt của các loài khác (Coxvaf Simms, 1978)[23],[43].
Côn trùng phát triển mạnh với số lượng lớn lấn át các dịch hại khác,
chúng tranh cướp nguồn thức ăn, gây hại cho con người và nó còn là tác nhân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10



truyền bệnh cho cây trồng, vật nuôi và cả con người. ðiểm nổi bật của chúng
là tính thích nghi cao, chúng có thể tồn tại và sinh trưởng trong ñiều kiện khô
hạn (Van der Laan, 1981) [45].
Qua thống kê của Matheson , D. S.,H.W & O.C. (1996) và Vũ Quốc
Trung[1978]: Trên thế giới ước có khoảng 1.000.000 loài côn trùng, trong ñó
có 900.000 loài ñã biết tên, chiếm khoảng 78% trong tổng số 1.150.000 loài
ñộng vật ñã biết [15], [50].
Bhadriraju và Wilbur (1996), thống kê ñược số lượng loài sâu mọt gây
hại trong các kho bảo quản và dự trữ trên thế giới gồm 43 loài, trong ñó có 19
loài gây hại chủ yếu và 24 loài gây hại thứ yếu (Snelson, 1987) [21].
Bhadriraju subramanyam, David W., Hagstrum (1996) cho rằng: Số
côn trùng hại kho thuộc bộ cánh cứng (Coleoptra) có khoảng 250.000 loài,
trong ñó có nhiều loài gây hại quan trọng. Có khoảng 40 họ thuộc bộ cánh
cứng có liên quan tới sản phẩm trong kho [23].
Nghiên cứu thành phần sâu mọt hại gây hại dược liệu: Tác giả
Grabnervaf Schidt (1992) ñã ñưa ra nhận xét: Có 14 loài sâu mọt hại trên sản
phẩm dược liệu ñược bảo quản, trong ñó có có 9 loài thuộc bộ cánh cứng và 3
loài thuộc bộ cánh vảy xuất hiện trong kho hàng thuộc tỉnh Berlin- Liên bang
ðức. Có 33 loài sâu mọt trên sản phẩm dự trữ của tư nhân, những loài sâu
mọt phổ biến nhất trong kho dự trữ và trong kho hàng ñó là: họ ngài ñêm(
Ephestia elutella Hbn) và mọt thuốc bắc( Stegobium panoceum L.) [27].
Về ñặc ñiểm sinh thái của mọt thuốc lá và mọt thuốc bắc tác giả
Gunasekaran, N., Baskaran, V. & Rajendran,S. (2003), cho biết: Mức ñộ ảnh
hưởng của mọt thuốc bắc Stegobium panoceum, mọt thuốc lá Lasioderma
serricorne phụ thuộc vào thành phần và mức ñộ axits uric có trong cây, hạt
rau Mùi, rễ cây Nghệ [28].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11



Có hơn 1.000 loài bọ gặm nhấm ñược mô tả. Phần ña là mọt ñục thân gỗ.
Nhưng có hai loài là mọt thực phẩm (mọt thuốc bắc- Stegobium panoceum L.)
(ñược biết tới ở Anh là mọt bánh qui) và mọt thuốc lá Lasioderma serricorne (F.):
Chúng tấn công các sản phẩm ñược bảo quản.
Sâu mọt hại các sản phẩm ñược bảo quản gây ra thiệt hại khổng lồ cho
các sản phẩm sau thu hoạch và hạt giống, các sản phẩm ñóng gói kể cả các
sản phẩm có nguồn gốc ñộng vật và thực vật. Bên cạnh việc gây thiệt hại khi
sinh trưởng, chúng còn gây cảm giác kinh tởm, khó chịu và giận giữ cho
người nhìn thấy chúng sinh trưởng trong các sản phẩm nói trên [34].
Nhiệt ñộ, ñộ ẩm ảnh hưởng trực tiếp tới ñiều kiện sống của sâu mọt nói
chung trong ñó có mọt thuốc bắc và mọt thuốc lá.
Nghiên cứu về sự phụ thuộc các yếu tố môi trường tác giả Cox, P. D. &
Simms, J.A. (1978): Có 24 loài côn trùng bao gồm: Ahasverus advena,
Cryptolestes frrugineus, Ephestia elutella , Lasioderma serricorne, Plodia
interpunctella, Ptinus tectus, Stegobium panoceum…ñược tìm thấy trên bột
ñậu nành. Khi ñộ ẩm ñạt 70% và nhiệt ñộ 25oC hoặc 30oC là ñiều kiện tốt
nhất ñể côn trùng sinh sống và trưởng thành [23].
Cũng Theo Cox, P. D. & Simms, J.A. (1978): So sánh ở hai mức ñộ
ẩm , ở mức 80% các loài sâu mọt phát triển trên các loại thức ăn, còn ở mức
70% phát triển ít hơn. ðiều này có thể ảnh hưởng ñến sự phát triển của một số
loài. ðánh giá trên số lượng con trưởng thành và các pha. Các loài có thể tấn
công vào bột ñậu nành và dược liệu ở trong ñiều kiện nhiệt ñộ môi trường như
: Stegobium panoceum, Ptinus tectus, Tineola bisslliella, Ephestia cautella và
Lasioderma serricorne [23].
ðể thu thập côn trùng trên nông sản bảo quản, theo Morgan et al.,
1998: ðã tiến hành một thí nghiệm dùng bẫy sinh học áp dụng ñơn lẻ ñược sử

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12


dụng như là một phương pháp chuẩn mực kiểm tra sự phản ứng của sâu mọt
ñối với sức hấp dẫn mạnh của các chất thu hút côn trùng. Trong ñó mọt thuốc
bắc Stegobium panoceum ñược thí nghiệm, những yếu tố nghiên cứu là thời
gian thử nghiệm, kích thước miệng bẫy và kích thước khu vực thử nghiệm: là
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp ñến số lượng côn trùng thu ñược trên bẫy [46].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


2.1.4 Một số biện pháp phòng trừ sâu hại thuốc bắc:
Một cách ñể khắc phục những tác hại của việc kiểm soát trong nông
nghiệp dựa trên thuốc trừ sâu là dùng chất hoá học. ðối với những
pheromones, các chất này có thể áp dụng trong những cái bẫy ñể phát hiện và
giám sát sự xuất hiện, phát sinh, phát tán của các loài sâu bọ. Sự xuất hiện xác
thực giúp ích cho thời gian phun thuốc trừ sâu, xác ñịnh lượng thuốc trừ sâu
cần sử dụng và những nơi cần áp dụng. Mục ñích của công việc này là ñưa ra
một cách nhìn tổng tổng quát về những pheromonoes liên quan ñến sâu bọ
trên các sản phẩm tích trữ và sự tận dụng chúng trong việc kết hợp quản lý,
phòng trừ sâu bọ (Moreira et al., 2005) [46].
+ ðánh giá việc xử lý sâu mọt hại bằng các khí ñộc tác giả Hashem,
2000: Ở giai ñoạn nhộng, trưởng thành của Stegobium panoceum và
Lasioderma serricorne dễ bị tác ñộng bởi hỗn hợp khí CO2, kết quả thí
nghiệm với các nồng ñộ 20%, 30%, 40% và 60%. Khi hàm lượng khí CO2
càng tăng dẫn ñến hàm lượng khí O2 giảm, do ñó sẽ dẫn ñến tử vong của sâu

mọt cao hơn [31].
+ Khi sử dụng các chất hoá học ñể xử lý sâu mọt hại trong kho, tác giả
Arthur, F.H(1993a,b) cho rằng: Ba công thức aerosol hoặc ở nồng ñộ 0,75; 1
hay 1,5% prallethrin. Như là một thành phần hoạt tính ñược sử dụng ñể kiểm
tra trên 7 loài sâu mọt gây hại phổ biến nhất sống trên các sản phẩm tích trữ.
Khi dùng 0,2 gam nhôm (Al) ñể khử trùng trên một thể tích 28,3 m3 sẽ tiêu
diệt hết Cadrra cautella (Walker) và Plodia interpunctella (Hubner) và có tới
99% Oryzaphilus surinamensis (L.), Trogoderma variabile (Ballion) và
Tribolium castaneum (Herbst) ñã trưởng thành. Cũng với một lượng 0,3 gam
Al khi xử lý trên một thể tích 28,3 m3 tiêu diệt tới 90% Stegobium panoceum
(L.) ñã trưởng thành. Khi sử dụng tới 0,5 gam Al ñể xử lý trên một thể tích
28,3 m3 tiêu diệt gần 93% Tribolium confusum (Duv) trưởng thành và gần
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


73% số ấu trùng Attagenus megatoma bị tiêu diệt. ðánh giá tỷ lệ chết khi sử
dụng Al xử lý hiệu quả rất cao. ðối với những cá thể trưởng thành còn sót lại
sau 1,2 hoặc 3 ngày sẽ bị tiêu diệt 100%. (Arthur, 1993 a,b)[46],[47].
Khả năng phòng trừ sâu mọt của 3 hợp chất1-(2.6-disubstititedbenzoyl)-3-phenylureas ñược ñánh giá dựa trên số sâu mọt thuộc bộ cánh
cứng hại sản phẩm trong kho dễ bị tổn thương và có sức kháng cự. Những
hợp chất ñó là: DU 1911(1-(2,6-dichlorobenzoyl)-3-(4-chlorophenyl)-urea),
PH60-38 (1-(2,6-dichlorobenzoyl)-3-(4-chlorophenyl)-urea, và PH60-40 (1chlorophenyl)-3-(2,6-difluorobenzoyl)-urea). Nhận thấy hợp chất PH 60-40
ñược xem là hợp chất có tác dụng nhất, dựa trên mức ñộ bị tiêu diệt của các
loài Sitophilus granarius, Sitophlus oryzae, Tribolium castaneum và
Lasioderma serricorne. Cả 3 hợp chất trên ñều không có hiệu lực tiêu diệt ñối
với Stegobium panoceum [48].
Hạt lúa mì ñược phun PH60-40 với nồng ñộ 2; 5; 10 ppm sẽ có tác
dụng phòng chống ñược các loại T.castaneum, S. granaries, Oryzaephilus

surinamensis và O. oryzae, T. castaneum (Kuala Lumpur strain) sau 40 tuần
bảo quản ở nhiệt ñộ 20oC và sau 44 tuần bảo quản ở nhiệt ñộ 35oC. Hợp chất
PH60-40 có khả năng an toàn khi sử dụng ñể bảo quản ngũ cốc. Hợp chất này
có tầm quan trọng trong việc thay thế các chất ñể bảo quản, ñặc biệt ở những
nơi mức ñộ sâu hại ngày càng tăng và khó khăn cho sự kiểm soát [41].
Rất nhiều các sản phẩm cất giữ trong kho bị các loài sâu mọt gây hại
xâm nhập ñể ăn hoặc làm ô nhiễm. ðể hạn chế sự gây hại ñó, ñiều cần thiết là
phải phân loại, phát hiện và tiêu diệt các loài sinh vật gây hại sản phẩm ñang
trong quá trình bảo quản.
Quá trình quản lý sâu mọt gây hại phải kết hợp các biện pháp kỹ thuật
một cách hiệu quả vừa ñảm bảo vấn ñề kinh tế, vừa ñảm bảo ngăn chặn các
sản phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài gây hại nhằm ñảm bảo cả về số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


×