Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số ý kiếm về việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.92 KB, 4 trang )

I. Đề tài: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở
LỚP 5 BẬC TIỂU HỌC
II. Đặt vấn đề:
Môn TNXH là trình bày cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về
tương quan trong tự nhiên, con người và xã hội. Khi lên lớp 4 – 5, các em được
tìm hiểu kĩ hơn bằng các môn học độc lập, đó là khoa học, lịch sử và địa lý.
Trong những năm qua, qua quá trình giảng dạy môn Lịch sử lớp Năm, tôi
nhận thấy trong tiết học này học sinh chưa thực sự chủ động – tích cực trong giờ
học Lịch sử, chủ yếu là nghe, đọc sách giáo khoa, trả lời câu hỏi…
Chương trình học Lịch sử lớp Năm giúp học sinh lĩnh hội được một số tri
thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển
ở học sinh các kĩ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ
giữa các sự kiện trong xã hội, qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước,
để từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước.
Chính vì lẽ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử cũng như các
môn học khác, học sinh tự mình khám phá kiến thức thông qua sự hướng dẫn của
giáo viên, các em có cơ hội tiếp xúc với các tư liệu lịch sử, tranh ảnh bản đồ, các
di vật, câu chuyện lịch sử…
III. Cơ sở lí luận:
Kiến thức lịch sử ở Tiểu học không được trình bày theo một hệ thống mà
chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai
đoạn lịch sử nhất định, Tuy vậy, những kiến thức trong môn Lịch sử vẫn đảm
bảo tính logic theo chiều dài của lịch sử dân tộc. Lịch sử lớp Năm gồm 32 tiết
với các nhân vật lịch sử và sự kiện chính sau:
* Nhân vật lịch sử: Bình Tây đại nguyên soái Trương Định, Nguyễn
Trường Tộ, Phan Bội Châu và phong trào Đông Du, Nguyễn Ái Quốc và con
đường giải phóng dân tộc.
* Về sự kiện lịch sử: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1808 – 1945),
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Cách mạng tháng Tám 1945 và Tuyên ngôn
độc lập, chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), chiến thắng Điện Biên


Phủ, … khảng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954 – 1975), xây dựng
CNXH trong cả nước (từ 1975 đến nay), …
IV. Cơ sở thực tiễn:
Với nội dung kiến thức như vậy nhưng thực tế cho thấy rằng, học sinh học
môn Lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động, do đa số các giáo viên chỉ dùng
một phương pháp cũ là thuyết trình, chủ yếu cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân
1


vật lịch sử, sự kiện lịch sử là đủ. Chính vì vậy, học sinh không hứng thú trong
các tiết học lịch sử và đặc biệt là không hình dung được một cách sinh động về
sự kiện lịch sử đã diễn ra, từ đó tạo ra các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ
quên và trì trệ trong tư duy.
V. Nội dung nghiên cứu:
1. Phương pháp thực hiện:
a. Hướng dẫn học sinh học lịch sử theo từng loại bài:
Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử: Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm
tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết
hợp với đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới.
Trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học sinh
biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian).
Học sinh tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó.
Trong những bài học mà có các đoạn hội thoại thì cho học sinh đóng vai
diễn lại.
Với loại bài dạy về sự kiện lịch sử: việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất
quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu.
b. Thầy và trò chuẩn bị sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu lịch sử:
Những tư liệu trực quan được sử dụng nhiều để dạy môn Lịch sử là:
- Tranh ảnh.
- Bản đồ lịch sử.

- Các phương tiện nghe – nhìn.
- Di tích lịch sử.
- Bảo tàng lịch sử.
Trong năm học có thể đề nghị Ban giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học
sinh tổ chức cho các em đi thăm quan các di tích lịch sử, bảo tàng trong và ngoài
địa phương.
c. Dạy học trên lớp:
- Bước thứ 1: Giáo viên cần phải định hướng được mục đích, nêu nhiệm vụ
cho học sinh.
- Bước thứ 2: Học sinh đọc tài liệu sách giáo khoa, xem tranh ảnh, nghiên
cứu đọc thêm tư liệu, trao đổi thảo luận nhóm – cá nhân. Học sinh làm phiếu học
tập – đại diện nhóm trình bày, các bạn trong lớp nghe và góp ý kiến.
- Bước thứ 3: Giáo viên củng cố tổng kết hoặc là liên hệ mở rộng. Việc giáo
viên chốt lại kiến thức hoặc liên hệ mở rộng là việc làm rất cần thiết. Bởi vì
2


những thông tin học sinh thu lượm được sẽ có em tiếp thu còn rời rạc, sai sót,
chưa chuẩn… Đây là một cách giúp cho cả lớp hệ thống được bài học và ghi nhớ
được những điều đã học.
2. Tổ chức thực hiện: (soạn giáo án)
I/ Mục đích và yêu cầu:
- Học sinh nhận thức.
- Giáo dục.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Lược đồ, tranh tư liệu, phiếu học tập, bảng phụ, …
- Học sinh: Tranh ảnh, bài viết sưu tầm.
- Nhóm I, II, III, IV, … : Làm công việc cụ thể gì.
III/ Lên lớp:
Tùy tình hình từng bài mà giáo viên tổ chức tiết dạy cho phù hợp:

- KTBC: Cần ngắn gọn, xúc tích, nhận xét rõ ràng.
- Giới thiệu bài gây được ấn tượng để chuẩn bị cho học sinh có được sự
ham thích.
- Vào bài:

+ Có thể thực hiện phiếu cá nhân.
+ Cả lớp làm phiếu học tập
+ Giáo viên dùng bảng phụ
+ Thảo luận nhóm, …

Phần này giáo viên kết hợp dùng lược đồ, tư liệu, ghi bảng, …
VI. Kết quả:
1. Về chất lượng học tập: So với các năm học trước và chất lượng đầu năm
(học kỳ I) thì các em có tiến bộ hơn trong học tập và điểm số, không có học sinh
bị điểm yếu, các lần kiểm tra, bài thi học kỳ… đều đạt điểm 7 trở lên.
2. Về tình cảm đối với môn học: Có biểu hiện tốt, ham thích môn Lịch sử.
3. Về năng lực học tập: Học sinh có sự tự tin, phát huy năng lực và củng cố
được tình yêu quê hương đất nước.
VII. Kết luận:
Nói tóm lại, để phát huy tính tích cực của học sinh khi tham gia các môn
học nói chung và môn Lịch sử nói riêng, giáo viên cần phải phối hợp các phương
pháp và các hình thức tổ chức dạy học tốt. Muốn thực hiện được điều đó, người
giáo viên cần phải làm tốt các bước sau đây:
3


- Nắm vững chương trình.
- Nắm vững các đặc trưng phương pháp bộ môn.
- Sưu tầm tranh ảnh – tư liệu để minh họa.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc dạy học …

Đáp ứng được các yếu tố trên thì thầy và trò đều hứng thú và có được hiệu
quả cao trong các tiết học Lịch sử.
VIII. Đề nghị:
- Bổ sung nguồn tư liệu qua bộ tranh, các sách tham khảo lịch sử.
- Nên có những bộ truyện Lịch sử (có thể bằng truyện tranh) để các em đọc
thêm và mở mang kiến thức.

4



×