Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

skkn một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 43 trang )

Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.
- Họ và tên: TRƯƠNG THỊ HUYỀN
- Sinh ngày: 15- 07-1985.
- Địa chỉ: 375/4 Tân Yên – Gia Tân III – Thống Nhất – Đồng Nai.
- Điện thoại: 01642222171.
- Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
- Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân.
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.
- Học vị: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử.
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có khinh nghiệm: Lịch Sử
- Số năm kinh nghiệm : 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây:
1. Một vài biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Lịch sử.
2. Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT bằng phương pháp
hoạt động nhóm.
3. Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 1
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài……………………………………… Trang 4
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Trang 4
3. Phạm vi nghiên cứu Trang 5
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trang 5
5. Kết cấu của đề tài Trang 5
PHẦN II. NỘI DUNG


Chương I. Cơ sở lý luận.
1.Cơ sở lý luận Trang 6
2.Cơ sở thực tiễn Trang 9
Chương II. “ Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử lớp
12 ở trường Trung học phổ thông”.
1. Biện pháp sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch
sử Trang 10
2. Biện pháp sử dụng “sơ đồ hóa” – “sơ đồ tư duy” trong dạy học bộ môn
Lịch sử Trang 21
Chương III. Kết quả
1. Kết quả thử nghiệm, hiệu quả của đề tài Trang 33
2. Bài học kinh nghiệm Trang 34
PHẦN III. KẾT LUẬN Trang 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 39.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 2
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước,hiếu học. Từ xưa cha ông đã để lại
cho chúng ta nhiều tư tưởng giáo dục như “học để hành, hành để học”, “Học một
biết mười”… Hiện nay việc học với thói quen truyền thụ kiến thức một chiều cho
học sinh chiếm ưu thế và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đào tạo. Do đó đòi hỏi
người dạy phải thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng “lấy học sinh làm trung
tâm”, phát huy tối đa năng lực tự học của học sinh.
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành
giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỉ XX.Vấn đề này cũng đã được xác định
trong Nghị quyết TW 4 khoá VII (1.1993), Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12.1996) và
được thể chế hoá trong Luật Giáo dục 2005, điều 28 đã ghi: “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn

luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [14, 2].Nghị quyết số 29: NQ/ TW ngày
4/11/2013 về”đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Lịch sử là bộ môn khoa học xã hội. Cùng với những bộ môn khoa học khác
thì bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên hiện nay chất
lượng môn lịch sử ở trường phổ thông chưa làm cho xã hội an tâm, học sinh không
yêu thích môn lịch sử, chỉ biết học vẹt, học đối phó, thậm chí không học Do đâu
mà có tình trạng này, theo tôi thì có nhiều nguyên nhân: Phương pháp giáo dục hiện
nay là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học,
bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.Trong học tập nhất
là môn lịch sử, học sinh xem là môn phụ nên học một cách qua loa, học sinh học chỉ
là đối phó để có điểm.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 3
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Giáo viên giảng, học sinh nghe, giáo viên ghi bảng học sinh chép, giáo viên
hỏi học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời. Khi kiểm tra các em đọc từ chữ đầu đến
chữ cuối mà không hiểu mình đang đọc cái gì.
Một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn lịch sử
là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, chưa gây cho học
sinh hứng thú thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi đó nhà trường hiện
nay còn thiếu nhiều phương tiện dạy học.
Theo tôi một trong những nguyên nhân chính là do phương pháp giảng dạy của
giáo viên cũng như là phương pháp học của học sinh, học sinh chưa biết cách học.
Cho đến nay trong lí luận cũng như thực tiễn, không ai phủ nhận vai trò to lớn
của người học, bởi suy cho cùng kết quả tiếp thu (nhận) kiến thức khoa học của học
sinh càng cao bao nhiêu, càng bền vững bao nhiêu thì chất lượng dạy học tốt bấy
nhiêu. Song thực tế cho thấy việc dạy học ở trường phổ thông vẫn còn nhiều điều
đáng lo ngại, chất lượng dạy học còn thấp, việc dạy học theo cách thức truyền thống

còn phổ biến, hiện tượng “thầy đọc, trò chép”, nhồi nhét kiến thức vẫn còn tồn tại
nhiều nơi.
Mặc dù phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đã được chú
trọng đổi mới, cải tiến nhiều, tuy nhiên nhìn chung phương pháp dạy học lịch sử vẫn
chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo. Có thể nói
phương pháp dạy học lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương
pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ
môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng
đắn, sâu sắc vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp nhận những cơ sở
khoa học, lí luận về phương pháp dạy học mà còn tiến hành giảng dạy theo kinh
nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt chưa chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.
Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh,
giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học, góp phần
Trường THPT Kiệm Tân Trang 4
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch
sử nói riêng, làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử
thông qua từng khóa học, chương, bài học cụ thể…. đó chính là lí do tôi lựa chọn đề
tài:“Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường
THPT”(chương trình chuẩn) với mong muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng bộ môn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1 Mục đích: Trên cơ sở lí luận phương pháp dạy học lịch sử, đề tài đi sâu
vào đề xuất một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh,
nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử ở một số bài của lớp 12.
2.2 Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu những lí luận dạy học nói chung, bộ môn nói riêng để lí giải rõ nội

hàm khái niệm tính tích cực học tập của học sinh.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 12
- Tiến hành điều tra thực tiễn việc dạy học hướng vào phát huy tính tích cực
học tập của học sinh ở trường THPT.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh nâng
cao hơn nữa năng lực tự học của học sinh đối với bộ môn lịch sử ở lớp 12 nhằm góp
phần nâng cao chất lượng bộ môn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về mặt thời gian và trình độ của bản thân có hạn, khi đề xuất các
biện pháp sư phạm, đề tài chỉ đi vào đề cập một số biện pháp khi dạy học một số đề
mục, ở một số bài trong Chương trình chuẩn lớp 12 ở trường phổ thông.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Trường THPT Kiệm Tân Trang 5
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục và giáo dục lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp nghiên cứu khoa học chung: nghiên cứu tài liệu, phân tích,
tổng hợp, so sánh, khái quát hoá.
5. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm :
Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo , nội dung đề tài gồm 3 phần::
PHẦN I. MỞ ĐẦU
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I : Cơ sở khoa học và thực tiễn
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
Chương II: “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 10 và
lớp 12 ở trường THPT”
1. Biện pháp 1. . Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch Sử

2. Biện pháp 2. Sử dụng “ sơ đồ hóa” – “sơ đồ tư duy” trong dạy học lịch sử sử ở
trường THPT.
Chương III: Kết quả.
PHẦN III. KẾT LUẬN
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý luận :
Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là việc tích lũy, phát
triển kinh nghiệm giáo dục, mà điều quan trọng hơn là tiến hành trên cơ sở nghiên
cứu khoa học. Bởi phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng
nhất trong quá trình dạy học và quá trình nhận thức.Vì vậy không thể coi nhẹ
phương pháp dạy học, xem đó là kinh nghiệm, thủ thuật của cá nhân.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 6
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Việc bồi dưỡng về phương pháp dạy học là điều cần thiết và cấp thiết nhằm
làm cho việc dạy học Lịch sử thu được nhiều kết quả đáp ứng được nhu cầu cải cách
giáo dục hiện nay và góp phần phát triển bộ môn.
Các nhà giáo dục lịch sử hiểu rằng: phương pháp dạy học lịch sử là con
đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong một quá trình thống nhất giảng dạy
(giáo viên) và học tập nhận thức (học sinh), nhằm truyền thụ và tiếp thu kiến thức
lịch sử (về sự kiện, lý thuyết, thực hành)
Phương pháp dạy học lịch sử không chỉ là một phương pháp đơn nhất, mà
bao gồm một hệ thống các phương pháp có quan hệ chặt chẽ, tác động, hỗ trợ nhau
trong quá trình dạy học như: phương pháp thông tin, tái hiện lịch sử, phương pháp
nhận thức lịch sử; phương pháp tìm tòi, nghiên cứu…
Hệ thống phương pháp này được thực hiện thông qua nhiều phương pháp,biện
pháp, cách dạy học cụ thể, chủ yếu là trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan (và
các phương tiện dạy học hiện đại như vi deo, chiếu bóng…)
Như vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn lịch sử giáo viên
có thể sử dụng nhiều phương pháp nhằm phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động,

sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh: khai thác
kênh hình trong sách giáo khoa (SGK),ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào
thiết kế, xây dựng bộ câu hỏi học tập, các bài tập thực hành, đố vui lịch sử, thư viện
thông tin… cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự học, sử dụng sơ đồ hóa, sơ đồ tư
duy trong giảng dạy…
Việc học tập lịch sử thông qua các biện pháp trên tạo nhiều hứng thú cho
các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài học
lịch sử sống động hơn, gần với quá khứ hơn. So với những bài giảng thông thường,
học sinh phải mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật mà thầy cô thuyết
giảng thì với việc học trên bài giảng điện tử, khai thác các kênh hình, tìm tòi và
nghiên cứu học sinh đã được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử
một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó, nội dung kiến
thức lịch sử học sinh thu thập đủ hơn và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em, giờ
Trường THPT Kiệm Tân Trang 7
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
học sẽ trở nên sôi nổi hơn, hiệu quả hơn với sự tham gia đóng góp những ý kiến có
chất lượng của nhiều học sinh và học sinh sẽ thực sự chủ động quá trình dạy học,
giáo viên có thể hoàn thành vai trò hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức bền vững
hơn. Qua thực tế việc sử dụng sơ đồ hóa, sơ đồ tư duy trong giảng dạy đã tạo hứng
thú cho học sinh. Mỗi học sinh có thể tự lập sơ đồ tư duy cho mình dưới sự hướng
dẫn của giáo viên để bài học trở nên dễ thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Cùng một nội
dung nhưng các em có thể thêm nhánh, thêm chú thích dưới dạng hình vẽ nhiều màu
sắc tùy vào cách hiểu, cách lĩnh hội kiến thức trong bài học của mình.
Điều này không là vấn đề mới như N.G. Đairi, trong cuốn “Chuẩn bị giờ học
lịch sử như thế nào”, NXB Giáo dục, Hà Nội 1973, đã nêu lên yêu cầu học tập lịch
sử đối với học sinh “học tập lịch sử không phải chỉ chờ vào trí nhớ mà còn phải dựa
vào tư duy logic và sự phán đoán” [5, 22]. Từ đó, ông đề xuất một số biện pháp phát
huy tính tích cực của học sinh trong dạy và học lịch sử.
T.A.Ilina trong cuốn “Giáo dục học” tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội 1973 đã
đưa ra một số biện pháp sư phạm như: phương pháp làm việc với sách giáo khoa,

phương pháp học tập ở phòng thí nghiệm, phương pháp luyện tập, ôn tập đặc biệt
là phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
I.F.Kharlamốp trong công trình “Phát triển tính tích cực của học sinh như thế
nào”, NXB Giáo dục, 1978 đã khẳng định dạy học là một quá trình lĩnh hội một cách
vững chắc kiến thức của học sinh, song việc nhận thức của học sinh không phải là do
giáo viên hình thành mà là quá trình tự lĩnh hội kiến thức, học sinh chỉ thực sự nắm
vững cái mà chính bản thân giành được bằng lao động của chính mình. Từ đó, ông
đưa ra yêu cầu về quá trình học tập tích cực của học sinh.
A.A.Vaghin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”
cũng trình bày các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, trong đó nêu ý
nghĩa của việc sử dụng một số biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh như: sử dụng sách giáo khoa, đồ dùng trực quan
Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà
Trường THPT Kiệm Tân Trang 8
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Nội, 1978 đã nêu lên ý nghĩa và việc sử dụng một số biện pháp nhằm phát huy tính
tích cực học tập của học sinh như: sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề
Theo tác giả Bùi Văn Huệ trong cuốn Tâm lí học, NXB Đại học quốc gia, Hà
Nội, 2000, đã nêu lên sự lĩnh hội trí thức của học sinh là quá trình hiểu biết bản chất
sự vật hiện tượng và vận dụng tri thức vào những tình huống khác nhau, trong đó
ông nhấn mạnh đến việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
PGS.TS Đặng Thành Hưng trong tác phẩm Dạy học hiện đại lí luận - biện
pháp- kĩ thuật, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002, đã nêu lên một số kĩ thuật sử
dụng và khai thác các phương tiện dạy học trên lớp để phát huy tính tích cực trong
học tập của học sinh.
GS. Phan Ngọc Liên (chủ biên) trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”,
tập I, II, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2002 đã giành hẳn một phần lớn đề cập đến
hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, đặc biệt đã làm rõ các biện
pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
GS.TS Phan Ngọc Liên trong cuốn chuyên đề “Đổi mới nội dung và phương

pháp dạy học ở trường trung học phổ thông” NXB ĐHSP, Hà Nội 2004, đã đề cập
đến nội dung, phương pháp và tiếng nói từ giáo viên THPT, trong đó đều nhấn mạnh
vai trò của các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Ngoài ra vấn đề này còn được đề cập qua nhiều tài liệu khác đăng tải trên các
tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Nghiên cứu lịch sử, Thông tin khoa học, mạng internet,
các luận văn cao học, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Tất cả đều khẳng định vai
trò, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển tính tích cực
trong học tập của học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử.
“Trong nhà trường, điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ
kiến thức hỗn độn, tuy rằng kiến thức là cần thiết. Điều chủ yếu là giáo dục cho học
trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, rồi đến
phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn
Trường THPT Kiệm Tân Trang 9
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
đề”(Phạm Văn Đồng, “Hãy tiến mạnh trên mặt trận khoa học và kỹ thuật”, NXB Sự
Thật, Hà Nội, 1969)
2. Cơ sở thực tiễn.
Qua thực tế giảng dạy ở trường, tìm hiểu các giáo viên khác cùng trường
cũng như các trường khác tôi nhận thấy nhiều giáo viên (GV) chưa chú ý đúng mức
việc giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong SGK, làm việc với sách
giáo khoa lịch sử trong việc tự học ở nhà. Thường trên lớp khi tìm hiểu các kênh hình
giáo viên thường nói chung chung hoặc khi học xong bài vào cuối giờ học trên lớp,
giáo viên nhắc nhở một cách chung chung rằng: “Các em về nhà nhớ học bài cũ và
làm các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa”, có một số thầy cô có những gợi ý,
hướng dẫn cụ thể cho học sinh học bài cũ như thế nào, chú ý những vấn đề gì trong
bài học, cách thức trả lời các câu hỏi,làm bài tập như thế nào? Nhiều học sinh (kể cả
một số giáo viên) chưa hiểu hết vị trí, ý nghĩa các thành phần trong sách giáo khoa
lịch sử, ngoài bài viết. Vì vậy các em chỉ học thuộc bài viết, không nắm các yếu tố sư
phạm của sách giáo khoa lịch sử, như tranh ảnh, bản đồ, câu hỏi, bài tập…, khi nào
giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa lịch sử một cách chu đáo,

cẩn thận, tỉ mỉ thì các em hiểu được bài cũ một cách sâu sắc và chủ động, tích cực,
hứng thú trong việc học tập bài mới. Không những thế, nếu dạy theo lối đọc chép, có
nghĩa giáo viên một lần nữa tóm tắt sách giáo khoa, đọc cho các em chép rồi buộc
các em phải học thuộc lòng. Làm như vậy, bộ môn lịch sử sẽ trở nên giáo điều, nhồi
nhét, vì học sinh chẳng thể nào hiểu nổi một vấn đề, một sự kiện và như vậy việc học
tập trên lớp trở nên vô bổ, thậm chí làm cho các em có cảm giác như bị “tra tấn”
trong học tập bộ môn.Vì vậy giáo viên phải giúp cho các em am tường và biết cách
vận dụng những tri thức lịch sử vào cuộc sống. Trong sách giáo khoa, các nội dung
sự kiện được trình bày một cách cô đọng vốn đã rất cần sự phân tích diễn giải, minh
hoạ, so sánh, đối chiếu để giúp học sinh hiểu vấn đề một cách thấu đáo.
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông cần chú ý
tới vấn đề bồi dưỡng và phát triển năng lực khai thác, tự học, lĩnh hội phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 10
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Chương II
“MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN LỊCH
SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT”
Để việc nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học phổ thông
có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh theo bản thân tôi cần tiến hành
các biện pháp sau:
1. Biện pháp: Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch Sử.
1.1. Khái niệm và vai trò.
- Khái niệm về di sản: Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể
và di sản văn hóa vật thể( bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm
tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác [ 18, 5].
- Vai trò: Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong
dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng di sản trong dạy học ở trường
phổ thông có ý nghĩa như sau:

+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh.
+ Giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
+ Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh.
+ Phát triển trí tuệ của học sinh.
+ Giáo dục nhân cách học sinh.
+ Góp phần phát triển một số kĩ năng sống ở học sinh.
+ Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp
lí.
1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực sử dụng di sản.
Phương pháp truyền thống theo tinh thần đổi mới phù hợp với từng môn
học như:
+ Trình bày miệng: Việc trình bày miệng không chỉ giúp HS khôi phục hình ảnh
về nội dung bài học đang nghiên cứu mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc kiến
Trường THPT Kiệm Tân Trang 11
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
thức, trình bày những suy nghí, hiểu biết trong nghiên cứu, tìm tòi. Khi sử dụng
cách trình bày miệng đều phải đảm bảo yêu cầu phát huy tính tích cực của học
sinh.
+ Sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đồ dùng trực quan hiện vật, bao gồm những di tích văn hóa, di tích lịch sử và
cách mạng, những di vật khảo cổ hoặc di vật thuộc các thời đại lịch sử.Trong
điều kiện thuận lợi, GV nên tổ chức dạy học trong các viện bảo tàng ở trung
ương, địa phương hay ngay các địa điểm có di tích, tức là tiến hành bài học tại
nơi có di sản.
- Đồ dùng trực quan tạo hình, bao gồm mô hình, sa bàn và các loại đồ phục chế
khác, hình vẽ, phim ảnh, ảnh.GV có thể khai thác, sưu tầm, chụp ảnh từ các di
sản đem về trường để dạy học.
- Đồ dùng trực quan quy ước, bao gồm các loại bản đồ, đồ thị, sơ đồ, bảng
biểu…Loại đồ dung này GV có thể khai thác, sưu tầm, chụp ảnh từ các di sản
đem về trường để dạy học.

+ Sử dụng trao đổi, đàm thoại. Đây là việc mà GV nêu ra các câu hỏi để HS trả
lời, đồng thời các em có thể trao đổi với nhau, dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó
đạt được mục đích học tập đề ra. Trong trao đổi đàm thoại GV đặt câu hỏi và tổ
chức cho HS trả lời hoặc trao đổi với nhau để tìm ra ý kiến đúng, thậm chí trong
quá trình trao đổi HS có thể tự đặt câu hỏi và trả lời.
Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại.
+ Dạy học nêu vấn đề: bao gồm các thành tố, trình bày nêu vấn đề, tinh huống có
vấn đề và bài tập nêu vấn đề( bài tập nhận thức). Khi vận dụng dạy học nêu vấn
đề giáo viên cần căn cứ vào bài học, địa điểm tiến hành bài học và đặc trưng của
di sản mà thực hiện linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất.
+ Dạy học theo dự án: là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện
một nhiêm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực
tiễn. Để vận dụng dạy học theo dự án trong môn học GV cần lựa chọn nội dung
phù hợp và hướng dẫn HS chuẩn bị chu đáo.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 12
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
+ Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Sử dụng di sản trong dạy học có
khả năng và cần thiết ứng dụng CNTT, GV bộ môn có thể khai thác tranh ảnh,
hiện vật, dấu tích…của di sản xây dựng thành những phần mềm phục vụ các bài
học ở trên lớp, hay hoạt động ngoại khóa tại trường phổ thong. Tuy nhiên, khi sử
dụng những phần mềm đã xây dựng trong dạy học đều phải chú ý những điều kiện
và phù hợp với bộ môn.
Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản.
Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trường phổ thông. Đây là
phương pháp khá phổ biến được nhiều GV sử dụng, để bài giảng sinh động, hấp dẫn,
gây hứng thú học tập cho HS, GV phải sử dụng các phương tiện trực quan trong bài
giảng. Ngoài các kênh hình trong sách giáo khoa thì việc sưu tầm tài liệu về các di
sản vào dạy học là điều cần thiết. Song vấn đề đặt ra là làm thế nào sưu tầm được các
tài liệu về di sản một cách tốt nhất, hiệu quả nhất? Trách nhiệm này thuộc về nhà
trường, GV và việc tổ chức cho HS sưu tầm.

Tiến hành bài học tại nơi có di sản: là phương thức thực hiện dạy học gắn với đời
sống có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hóa – giáo dục,
long yêu quê hương đất nước, óc thẩm mĩ cho các em. Bài học tại di sản cũng phải
tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài nội khóa đồng thời cũng phải tuân thủ đầy
đủ các yêu cầu của bài học tại thực địa.
Tổ chức tham quan ngoại khóa – trải nghiệm di sản: là hình thức phổ biến, có hiệu
quả trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông, GV có thể kết hợp vừa tham
quan khái quát vừa hướng dẫn các em tìm hiểu sâu một số chứng tích, hiện vật sát
với nội dung các bài học mà em đã học hay sẽ học. Sau khi tham quan, GV có thể tổ
chức cho HS trao đổi hoặc viết bài thu hoạch về một số vấn đề nhằm nâng cao nhận
thức của các em.
Sử dụng di sản để tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác.
+ Khai thác và sử dụng tư liệu về di sản để tổ chức triển lãm, ra báo học tập. Để
khai thác và sử dụng tài liệu ở di sản vào hoạt động này trong nhà trường đạt kết quả
cao, nhà trường và GV phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể, có mục đích rõ ràng. GV
Trường THPT Kiệm Tân Trang 13
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
nên phân công cho mỗi lớp khai thác tài liệu nói về một nội dung cụ thể, sau đó sẽ
trưng bày triển lãm.
+ Tổ chức thi tìm hiểu về di sản ở địa phương: Đây là một hoạt động ngoại khóa
quan trọng, nên được xem như biện pháp để thực hiện gắn nhà trường với đời sống
xã hội, giúp HS được quan sát trực tiếp, “ sinh động” cuộc sống xung quanh như là
một nguồn kiến thức “ ngoài sách vở”. Hoạt động này cũng có thể thực hiện nhân dịp
các ngày kỉ niệm lớn của đất nước, ngày truyền thống địa phương hoặc kết hợp với
các phong trào thi đua của nhà trường trong từng tháng.
+ Tổ chức cho học sinh chăm sóc, bảo vệ các di sản văn hóa địa phương. Để thực
hiện công việc, trước hết giáo viên cần thống kê các di sản văn hóa ở địa phương,
liên hệ với ban quản lí di sản để có hồ sơ di sản. Trên cơ sở đó giáo viên lập kế hoạch
cụ thể và phân công học sinh theo nhóm – cấp hoặc nhóm theo khu vực dân cư, quy
định các công việc cụ thể. Đây là công việc học sinh phải làm thường xuyên, vì vậy

hàng tuần giáo viên cần tạo điều kiện để các em báo cáo kết quả công việc, giáo viên
đánh giá, động viên học sinh.
1.4. Các ví dụ cụ thể khi sử dụng di sản lịch sử trong dạy học ở lớp 12( chương
trình chuẩn).
Ví dụ 1: Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam( 1925 – 1930).
Ở bài này khi tìm hiểu về sự ra đời của chi bộ Cộng sản đầu tiên, GV có thể cho
HS làm các công việc sau:
- Cho HS quan sát bức tranh ngôi nhà số 5D Hàm Long, Hà Nội giới thiệu và gợi
mở:
+ Ngôi nhà số 5D Hàm Long, Hà Nội đã diễn ra sự kiện gì?
+ Trên cơ sở tài liệu, tranh ảnh em đã sưu tầm hãy trình bày tóm tắt sự kiện đó diễn
ra như thế nào?
+ Em hãy giới thiệu những hiện vật, những tranh ảnh liên quan đến sự kiện thành lập
chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
+ Em có nhận xét gì về sự kiện đó?
Trường THPT Kiệm Tân Trang 14
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
- HS trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi và giới thiệu về di tích ngôi nhà số 5D
Hàm Long.
- GV lược thuật lại và trình bày làm rõ các nội dung sau:
+ Ngôi nhà số 5D Hàm Long, Hà Nội nơi diễn ra sự kiện Chi bộ Cộng sản đầu
tiên được thành lập (3/ 1929).
+ Giới thiệu nét khái quát về di tích và các hiện vật của ngôi nhà, cụ thể, như sau:
Từ cuối năm 1928, phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng lên cao, sự
giác ngộ giai cấp của hội viên và quần chúng được nâng cao, xu hướng cộng sản chủ
nghĩa ngày càng rõ rệt. Trước tình hình đó, Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng
không còn đủ khả năng lãnh đạo, cần phải có một tổ chức chặt chẽ hơn, có cương
lĩnh rõ ràng, có phương pháp hoạt động đúng đắn với cơ sở quần chúng rộng rãi hơn
mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi của phong trào, lãnh đạo phong trào đi lên
theo con đường cách mạng vô sản.

Nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội - Nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt
Nam (tháng 3/1929).
Trường THPT Kiệm Tân Trang 15
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Những thanh niên tiên tiến trong ban lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ và
Tỉnh bộ Hà Nội của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội nhận
thức rõ những bức xúc của lịch sử và xu hướng tất yếu của phong trào
cách mạng Việt Nam đã bí mật họp tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội
để thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một đêm
cuối tháng 3/1929, 7 người đã họp và quyết định thành lập Chi bộ Cộng
sản đầu tiên. Chi bộ này gồm 8 người: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh,
Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc,
Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc vì có
công tác đột xuất nên vắng mặt, đồng chí đã tuyên bố tán thành nghị
quyết của cuộc họp nên được công nhận là thành viên chính thức của chi
bộ. Đồng chí Trần Văn Cung (bí danh Quốc Anh) được cử làm Bí thư chi
bộ.
Ngôi nhà 5D Hàm Long là một trong số 4 nhà 5A, 5B, 5C, 5D cùng
dãy nhà gạch một tầng của một gia đình tư sản cho thuê. Riêng nhà 5D
có lợi thế bởi bên trái giáp một ngõ hẻm nhỏ thông sang phố Lê Văn
Hưu, khi bị “động” các đồng chí đang họp có thể luồn ra phía sau vượt
qua bức tường theo ngõ này thoát ra ngoài. Nhà 5D Hàm Long chỉ có
một gian diện tích 24m
2
, phía sau có sân nhỏ, bếp và nhà vệ sinh.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 16
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932), một trong bảy người tham gia thành lập
Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở nước ta.
Ngày 25-11-1959, nhà số 5D Hàm Long được khôi phục thành nhà

lưu niệm, trưng bày các tài liệu, kỷ vật gắn liền với sự ra đời và hoạt
động của Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Bộ tràng kỷ, bộ ấm tích,
4 ghế đẩu, một giường gỗ, 2 hòm gỗ, nồi chảo, bát đĩa… là những hiện
vật đã được phục chế.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 17
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Những kỷ vật trong ngôi nhà số 5D Hàm Long.
Năm 1964, Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội chính thức công
nhận nhà số 5D Hàm Long là Di tích cách mạng và được Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 29-VH/QĐ-1964 công nhận là Di
tích cách mạng Hà Nội.
Năm 2000, nhà 5D Hàm Long đã được tu bổ, cố gắng khôi phục diện
mạo như thời điểm ra đời Chi bộ Cộng sản đầu tiên (tháng 3/1929).
Di tích 5D Hàm Long hiện nay do Bảo tàng Hà Nội trực tiếp quản lý, các
đồ đạc bày biện trong nhà còn lại gần như nguyên vẹn.
Di tích 5D Hàm Long cùng với các di tích 90 Thợ Nhuộm, 48 Hàng
Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… đã tô thêm cho trang sử
hào hùng của Cách mạng Việt Nam.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 18
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Ví dụ 2: Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải
phóng hoàn toàn miền Nam( 1973 – 1975).
Khi dạy bài này có sự kiện giải cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 thông
qua 3 chiến dịch, trong đó có chiến dịch Hồ Chí Minh( từ 26/4 – 30/4/1975) thắng
lợi, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập( 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975).
GV giới thiệu khái quát về di tích Dinh Độc Lâp, cụ thể như sau:
Dinh Thống Nhất là một di tích đặc cách đương đại nổi tiếng tại Việt Nam. Dinh
Thống Nhất là Trụ sở của cơ quan đầu não Chính quyền Sài Gòn trước năm 1975 có
tên gọi là Dinh Độc Lập. Thời Pháp thuộc, đây là dinh Norodom, nơi đặt Phủ Toàn
quyền Đông Dương. Sau hiệp định Genever, Pháp rút về nước bàn giao dinh thự lại

cho Ngô Đình Diệm, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa làm trụ sở tối cao. Năm 1962,
Trường THPT Kiệm Tân Trang 19
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
dinh được xây dựng lại theo thiết kế bản vẽ của kiến trúc sư Ngô Viết
Thụ và được đổi tên là Dinh Độc Lập. Diện tích mặt bằng xây dựng là
2000m
2
, với 5 tầng lầu (tính luôn cả tầng trệt). Tòa nhà có tất cả 100
phòng làm việc và ở của Tổng thống và Phó tổng thống. Bên dưới tòa
nhà có đường hầm để tránh bom hạng nặng và làm nơi thông tin liên
lạc.Năm 1975, xe tăng của quân Giải phóng tiến vào dinh Độc Lập đúng
11g30 ngày 30 tháng 4, chấm dứt chế độ Sài Gòn kéo dài hơn 20 năm.
Cũng như Địa Đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất là địa chỉ thích hợp, thu
hút số lượng lớn du khách tham quan, tìm hiểu lịch sử đấu tranh cách
mạng Việt Nam.
Như vậy qua việc tìm hiểu di tích trên khẳng định chiến công lẫy
lừng của cha ông ta, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, không chỉ
có giá trị về lịch sử ma còn cả về văn hóa.
Ví dụ 3: Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc( 1953 – 1954).
Khi dạy bài này, ngoài lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ,
giáo viên sử dụng những bức ảnh sưu tầm được phục vụ bài dạy như
quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ để học sinh nắm rõ hơn về chiến
dịch Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lăng của thực
dân Pháp và can thiệp Mĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh ngoại
giao, cụ thể:
Trường THPT Kiệm Tân Trang 20
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Quần thể di tích lịch sử Điên Biên Phủ tập trung hầu hết ở thành
phố Điện Biên. Lịch sử vẫn còn ghi rõ: năm 1954, sau 56 ngày đêm

chiến đấu dũng cảm, bộ đội Việt Nam đã bắn rơi và phá hủy 62 máy bay
các loại, bắt sống 16.200 quân địch, trong đó có tướng chỉ huy De
Castries, đánh bại hoàn toàn kế hoạch Na Va của Pháp và Mỹ, buộc
Pháp phải ký hiệp định Genever công nhận quyền độc lập, tự chủ của
nước Việt Nam. Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ gồm có: Đồi
Him Lam, Đồi Độc Lập, Các đồi C, D,E, Đồi A1, Sân bay Mường Thanh,
Hầm Sở chỉ huy quân đội Pháp (tướng De Castries), Bảo tàng chiến
thắng Điện Biên Phủ, Nghĩa trang đồi A1, Sở chỉ huy chiến dịch của Bộ
đội Việt Nam.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 21
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
Tất cả những gì có ở đây đều được bảo quản cẩn trọng để thế hệ con cháu
người Việt Nam và bạn bè khắp 5 châu tận mắt chứng kiến chiến thắng vẻ vang, oai
hùng này.
2. Biện pháp. Sử dụng “Sơ đồ hóa hóa” – “sơ đồ tư duy" trong dạy học bộ môn
Lịch sử.
* Sơ đồ tư duy: là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học
sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh. Đặc biệt, sơ đồ tư duy rất phù
hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú
Có thể nói, đây là công cụ vô giá không những giúp cho học sinh mà cả giáo
viên trong việc thu thập, phân loại thông tin.
Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi
cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy
Trường THPT Kiệm Tân Trang 22
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng quan
toàn bộ kết quả của nhóm ra sao. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong
học tập do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý
lớn nào.
Trong quá trình học tập có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ

chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được
kết luận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi sơ
đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung
vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ
đề. Không những vậy, sơ đồ tư duy đa tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân
bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên
sơ đồ tư duy của cả nhóm.
Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được
nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư
duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các
thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ
cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn.
Bản đồ tư duy là một công cụ ghi nhớ tối ưu, học bằng sơ đồ tư duy sẽ tiết kiệm
thời gian rất nhiều bởi sơ đồ tư duy chỉ bao gồm những từ khóa, các ý được trình bày
có hệ thống nên việc ôn tập chỉ là chuyện nhỏ, học kiểu truyền thống thì việc ôn tập
mất khá nhiều thời gian, bao nhiêu lần ôn tập là bấy nhiêu lần học bài và dễ rơi vào
tình trạng “học trước quên sau” .
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và
đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu
tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu
sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai
thác tiềm năng vô tận của bộ não. Cơ chế hoạt động của Bản đồ tư duy chú trọng tới
hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Bản đồ tư duy là công
Trường THPT Kiệm Tân Trang 23
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng Bản đồ tư duy
vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống
hóa kiến thức sau mỗi chương,
Như vậy, thay vì phải học thuộc lòng các khái niệm, định nghĩa hay cả bài
giảng đọc chép như lúc trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được khái niệm

qua hình vẽ. Chính sự liên tưởng theo hướng dẫn của giáo viên cũng giúp các em nhớ
được phần trọng tâm của bài giảng.
Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ
về trí tuệ, vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy, hệ thống hóa kiến thức chọn lọc những phần
nào trong bài để ghi, thể hiện dưới hình thức kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc, vận
dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
Để giảng dạy theo sơ đồ tư duy, giáo viên có thể chủ động vẽ hình trên bảng rồi
cho học sinh tiếp tục lên phân nhánh sơ đồ hay để học sinh chia thành từng nhóm nhỏ
rồi tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu của mình sau đó giáo viên định hướng lại từng nội dung
cho học sinh.
Sơ đồ tư duy thực chất là một sơ đồ mở không theo một khuôn mẫu hay tỷ lệ
nhất định mà là cách hệ thống kiến thức tạo ra một tiết học sinh động, đầy màu sắc và
thực sự hiệu quả. Giảng dạy theo sơ đồ tư duy phát huy tính tích cực nhiều nhất trong
các giờ ôn tập. Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết
học, các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập.
Nguyên lý hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não.
Học sinh có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ
một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ
thế mở rộng ra vô tận. (Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác
khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu).
Vì thế, vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh có phương
pháp học hợp lý nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ
Trường THPT Kiệm Tân Trang 24
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT
đề hay một mạch kiến thức,… nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn.Vậy nên
theo tôi cần đưa ra các biện pháp sau:
2.1. Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học Lịch sử.
Ví dụ 1 :

Trong chương trình SGK lịch sử lớp 12 - ban cơ bản, ở bài 27 là bài :

Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000. Giáo viên hướng dẫn học sinh
khái quát qua 5 thời kì và những đặc điểm lớn của từng thời kì: 1919 – 1930; 1930 –
1945; 1945 – 1954; 1954 – 1975; 1975 – 2000 theo sơ đồ sau :

1919 1930 1945 1954 1975 2000
Qua sơ đồ giúp học sinh nắm được kiến các giai đoạn của lịch sử Việt Nam: Lịch
sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay đã phát triển liên tục với các sự kiện lớn. Đó là sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, cách mạng tháng Tám năm 1945
thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp thắng lợi năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi với Đại thắng Mùa xuân 1975 và công cuộc
đổi mới đất nước từ 1986 đến nay đã giành những thành tựu to lớn. Mỗi sự kiện là
mốc đánh dấu một thời kì lịch sử dân tộc.
Trường THPT Kiệm Tân Trang 25

×