Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Luat thue - De cuong bai giang - Phan 2.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.88 KB, 24 trang )

3.1. Người nộp thuế giá trị gia tăng:
Theo điều 4 luật thuế giá trị gia tăng quy định “Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là cơ sở
kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là người
nhập khẩu)”
Có thể khái quát 2 điều kiện cơ bản để một tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế giá
trị gia tăng:
- Tổ chức, cá nhân phải có một trong các hành vi sau: sản xuất hàng hóa; kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ; nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
- Những hành vi trên phải tác động đến đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng mà các
anh (chị) sẽ được tìm hiểu ở mục tiếp theo.
3.2. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:
a) Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng:
Theo quy định tại điều 3 luật thuế giá trị gia tăng thì “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho
sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các
đối tượng quy định tại Điều 5 của luật thuế giá trị gia tăng”.
Như vậy, để trở thành đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì hàng hóa đó phải bị tác
động bởi một trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là tiêu dùng ở
Việt Nam; dịch vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc là kinh doanh hoặc là
sử dụng ở Việt Nam.
 Lý giải cho vấn đề này cũng đơn giản, bỡi vì thuế giá trị gia tăng không quan
tâm đến hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm của
đối tượng chịu thuế. Vì vậy bất cứ khi nào, ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa dịch vụ có
phát sinh giá trị tăng thêm do hành vi tác động của đối tượng nộp thuế thì hàng hóa, dịch vụ
đó là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
b) Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:
Có 25 trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia
tăng được quy định tại điều 5 luật thuế giá trị gia tăng.
3.3. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng:
Theo quy định tại điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng thì căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là
giá tính thuế và thuế suất.


Công thức tính thuế giá trị gia tăng:
Số thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT.
a) Giá tính thuế giá trị gia tăng: Căn cứ theo điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng
thì giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
Trang - 1
• Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá
bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
• Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu
(nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo
quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Công thức: Giá tính thuế Giá trị gia tăng = Giá giá nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế Nhập
khẩu.
Lưu ý : Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế
giá trị gia tăng là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế
phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
• Giá tính thuế trong một số trường hợp đặc biệt :
- Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (Lưu ý : trừ trường hợp
hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh không phải
tính, nộp thuế giá trị gia tăng), biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ
cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản (không phân biệt loại tài sản và hình thức cho thuê)
như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển; máy móc
thiết bị v.v...), giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế.
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán chưa có thuế của hàng hoá đó
trả một lần (không bao gồm khoản lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.
- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế (bao gồm tiền công, nhiên liệu,
động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công).
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của công trình,
hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện;

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản : là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị
gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước;
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng : là tiền
hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;

b) Thuế suất thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rất rộng, ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, dịch
vụ. Vì vậy, thuế suất thuế giá trị gia tăng thường thấp.Thuế suất thuế giá trị gia tăng có ba
mức: 0%, 5%, 10% cụ thể được quy định.
Lưu ý đối với mức thuế suất 0%:
+ Khuyến khích hoạt động xuất khẩu do được hoàn thuế: Các cơ sở kinh doanh khi
thực hiện hành vi xuất khẩu hàng hóa dịch vụ sẽ được hưởng mức thuế suất 0%. Theo công
Trang - 2
thức tính thuế giá trị gia tăng đầu ra thì : Thuế giá trị gia tăng đầu ra = giá xuất khẩu x 0% = 0
đồng. Áp dụng phương pháp nộp thuế giá trị giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì :
Số thuế phải nộp = số thuế giá trị gia tăng đầu ra – số thuế giá trị gia tăng đầu vào.
= - số thuế giá trị gia tăng đầu vào.
+ Kiểm soát hoạt động xuất khẩu nói chung và số lượng, chất lượng hàng hóa,
dịch vụ xuất khẩu nói riêng.
+ Hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ, giúp hàng hóa Việt Nam dễ cạnh tranh trên
thị trường nước ngoài.
3.4. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:
a) Phương pháp khấu trừ thuế (điều 10 Luật thuế GTGT).
Công thức:
Số thuế Giá trị
gia tăng phải nộp
=
Thuế Giá trị
gia tăng đầu ra
-

Thuế Giá trị gia tăng
đầu vào được khấu
trừ
Trong đó:
- Thuế Giá trị gia tăng đầu ra = giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x
thuế suất thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.
+ Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán
hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập
hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế Giá trị
gia tăng và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh
toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế Giá trị gia tăng thì thuế Giá trị gia tăng của hàng hoá,
dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
- Thuế Giá trị gia tăng đầu vào = tổng số thuế Giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn Giá trị
gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng, số thuế Giá trị gia tăng ghi trên chứng từ nộp thuế
của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế Giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
• Điều kiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: căn cứ vào phương pháp
tính thuế, cơ sở kinh doanh muốn nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải chứng minh được
số thuế giá trị gia tăng đầu vào và số thuế giá trị gia tăng đầu ra. Nếu cơ sở không chứng minh
được thì không có căn cứ để khấu trừ thuế. Để chứng minh được số thuế giá trị gia tăng đầu
vào và số thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh phải sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn,
chứng từ thanh toán theo quy định thống nhất của Bộ Tài chính. Vì nộp thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ là phương pháp mang lại lợi ích nhất cho đối tượng nộp thuế nên
thông qua đó, nhà nước khuyến khích các cơ sở kinh doanh sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn
chứng từ, góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp nhà nước kiểm
Trang - 3
soát được giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đang lưu thông trên thị trường. Vì vậy tại
khoản 2 điều 10 Luật thuế GTGT qu định: “Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ

sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế”.
b) Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (Điều 11 Luật thuế
GTGT.
• Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là:
- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam. Hiện nay, tất cả mọi cá nhân là
người Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh đều không sử dụng hóa đơn chứng từ. Vì
vậy, họ phải nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Đây là điều bất lợi cho
các cá nhân sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ vì pháp luật chưa có hướng dẫn việc sử dụng hệ thống
hóa đơn chứng từ đối với cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định
của pháp luật.
- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Lưu ý là mọi trường hợp
(không phân biệt chủ thể, không phân biệt có hay không sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn
chứng từ) kinh doanh, mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ đều phải nộp thuế giá trị gia tăng
bằng phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Bởi vì, bản thân vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ là
vật ngang giá chung hơn là hàng hóa, bản thân nó không có sự gia tang giá trị trong quá trình
lưu thông. Giá trị gia tăng (nếu có) thực chất là biểu hiện thông qua sự gia tăng giá trị của một
loại hàng hóa, dịch vụ khác.
Lưu ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý thì được tính và kê khai thuế phải
nộp riêng đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý theo phương pháp tính trực
tiếp trên giá trị gia tăng.
• Xác định thuế Giá trị gia tăng phải nộp:
Số thuế Giá trị
gia tăng
phải nộp
= Giá trị gia tăng của hàng

hóa, dịch vụ bán ra
x Thuế suất thuế Giá trị gia
tăng của hàng hóa, dịch vụ
đó
Giá trị gia tăng
của hàng hóa,
dịch vụ
=
Doanh số của hàng
hóa, dịch vụ bán ra
-
Giá vốn của
hàng hóa,
dịch vụ bán ra
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên
hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí
thu thêm mà bên bán được hưởng.
Trang - 4
- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá,
dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đã dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bán ra.
• Lưu ý: Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán
với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ
sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng
với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau:
Giá vốn hàng bán ra = Doanh số tồn đầu kỳ + Doanh số mua trong kỳ - Doanh số tồn
cuối kỳ.
• Lưu ý: Khi nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá
trị gia tăng sẽ dẫn đến 3 trường hợp:

- Nếu Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là một số âm (-): cơ sở kinh doanh
không được hoàn thuế Giá trị gia tăng đã nộp ở khâu trước.
-Nếu Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bằng 0: cơ sở kinh doanh không phải
nộp thuế Giá trị gia tăng vì đã không phát sinh Giá trị gia tăng trong khâu này.
- Nếu Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là một số dương (+): cơ sở kinh doanh
sẽ nộp số thuế Giá trị gia tăng theo công thức trên.
• Vì vậy mà phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng sẽ làm nảy sinh
những điểm sinh những điểm hạn chế sau:
- Vì lý do nào đó, cơ sở kinh doanh có số thuế phát sinh trong mkỳ tính thuế là một số
âm (-) thì cơ sở kinh doanh vẫn không được hoàn thuế.
- Nếu nộp thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp trực tiếp thì có hiện tượng trùng thuế
xảy ra do không tách bạch được giá trị gia tăng qua các khâu, tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp ở
khâu trước đó lại cấu thành trong giá hàng hóa ở khâu tính thuế.
3.5. Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán Giá trị gia tăng:
3.6. Chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng: để bảo đảm quyền lợi cho người nộp
thuế, khi số thuế mà họ có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước nhỏ hơn số tiền thuế
mà họ đã nộp vào ngân sách nhà nước thì họ phải được hoàn thuế.
Những trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng: đối tượng nộp thuế
được hoàn thuế giá trị gia tăng trong những trường hợp sau đây:
− Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế được xét hoàn thuế nếu sau thời gian 03 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào
chưa được khấu trừ hết (áp dụng cho cả cơ sở kinh doanh có đầu tư mở rộng, đầu tư chiều
sâu).
Ví dụ: Doanh nghiệp A kê khai thuế Giá trị gia tăng có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào,
đầu ra như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)
Tháng kê khai Thuế đầu vào Thuế đầu ra Thuế Luỹ kế số thuế
Trang - 5
thuế được khấu trừ
trong tháng
phát sinh

trong tháng
phải nộp đầu vào chưa
khấu trừ
Tháng 12/2008 200 100 - 100 - 100
Tháng 1/2009 300 350 +50 - 50
Tháng 2/2009 300 200 - 100 - 150
Doanh nghiệp đã có lũy kế số thuế đầu vào chưa được khấu trừ âm liên tục trong 3
tháng nên được hoàn thuế giá trị gia tăng với số tiền thuế là 150 triệu đồng.
− Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ
dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở
lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.
Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ
200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
− Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh phải kê
khai bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mới cùng
với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ
nếu có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu
trừ hết từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
− Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT
đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng
trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng. Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch
vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, có số thuế GTGT đầu vào của hàng
hoá, dịch vụ xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên,
nhưng sau khi bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, nếu số
thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không
được xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu
đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng.
− Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở

hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc
khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa.
− Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo
− Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh
về Ưu đãi miền trừ ngoại giao mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn thuế
GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có
thuế GTGT.
Trang - 6
--
Trang - 7
Chương III
PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP
A. Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào thu nhập:
1. Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập:
- Con người muốn tồn tại - phải tiến hành lao động – tạo ra thu nhập – có nghĩa
vụ trích nộp một phần thu nhập của mình vào ngân sách nhà nước
Nhà nước ngày càng quan tâm đến thuế điều tiết vào thu nhập vì 2 lý do sau::
- Kinh tế thị trường – phân hóa giàu nghèo – Nhằm điều tiết thu nhập để thực
hiện công bằng xã hội.
- Xu hướng toàn cầu hóa và để khuyến khích kinh tế thị trường – giảm thuế thu
vào hàng hóa, dịch vụ. Đề ổn định nguồn thu cho ngân sách cần quan tâm đến điều tiết vào
thuế thu vào thu nhập.
Trong quá trình lao động, con người tạo ra thu nhập dưới nhiều hình thức khác nhau
tùy thuộc vào tiêu chí phân loại. mục đích cảu việc phân loại thu nhập là cơ sở cho việc
phân định đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác nhau cũng như đặt ra cơ chế hành thu
hiệu quả.
Khái niệm: Thuế thu vào thu nhập là những sắc thuế mà nhà nước sử dụng để
điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước với
mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.

Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập: Pháp luật thuế thu vào thu nhập là
tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế của các
cá nhân, tổ chức có phát sinh thu nhập theo qui định của pháp luật.
Có 3 sắc thuế điều tiết vào thu nhập của các chủ thể có phát sinh thu nhập, tuy nhiên
do sự thay đổi về cách xác định thu nhập nên đến ngày 1/1/2009, chỉ còn 2 sắc thuế thu
vào thu nhập:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sau ngày 01/01/2009 đổi thành
thuế thu nhập cá nhân);
-Thuế chuyển quyền sử dụng đất (hết hiệu lực sau ngày 01/01/2009).
2. Đặc điểm chung của pháp luật thuế thu vào thu nhập. có 3 đặc điểm cơ bản
a. Thuế thu vào thu nhập là loại thuế trực thu:
- Điều tiết một cách trực tiếp một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào
ngân sách nhà nước: người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế, người phải
trả tiền thuế và trực tiếp nộp thuế.
-Điều tiết trước khi tiêu dùng (trước khi chịu thuế hàng hóa, dịch vụ).
Trang - 8
-Ưu điểm và nhược điểm của thuế trực thu.
b. Thuế thu vào thu nhập có đối tượng chịu thuế là thu nhập chịu thuế.
-Thu nhập chịu thuế rất đa dạng và mỗi sắc thuế xác định những khoản thu nhập
cụ thể là đối tượng chịu thuế riêng biệt.
-Thu nhập chịu thuế phải là thu nhập trực tiếp mà đối tượng nộp thuế có được
bằng chính hành vi của mình làm phát sinh thu nhập.
- Thu nhập chịu thuế phải là những khoản thu nhập hợp pháp, hợp lý được pháp
luật công nhận bằng những hoạt động, những hành vi cụ thể của người chịu thuế tạo ra.
• Căn cứ xác định thu nhập phát sinh làm căn cứ tính thuế: được xác định dựa
vào 2 yếu tố:
- Yếu tố quốc tịch: cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì có
nghĩa vụ nộp thuế thu nhập phát sinh từ thu nhập của mình cho quốc gia đó không phân

biệt thu nhập đó phát sinh trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Yếu tố chủ quyền quốc gia (yếu tồ lãnh thổ): thu nhập phát sinh ở lãnh thổ
thuộc chủ quyền của quốc gia nào thì quốc gia đó được quyền thu thuế thu nhập không
phân biệt quốc tịch của chủ thể có thu nhập.
Câu hỏi: Thu nhập của công nhân, doanh nghiệp trong khu chế xuất có là đối tượng
chịu thuế thu nhập theo pháp luật thuế thu nhập Việt Nam không?
Ví dụ: Công ty A (quốc tịch Việt Nam) có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Singapo
là 10.000 USD (tương đương 160.000.000 đồng Việt Nam), thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Hàn Quốc là 19%. Công ty A có nghĩa vụ nộp thuế như sau: Thứ nhất: nộp tại
Singapo = 160.000.000 x 19% = 30.400.000 đồng; Thứ 2: nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam
= 160.000.000 x (25% - 19%) = 9.600.000 đồng. Ngược lại nếu một công ty B (quốc tịch
Singapo) có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 10.000 USD (tương đương
160.000.000 đồng Việt Nam), công ty B có nghĩa vụ nộp thuế như sau: Nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Việt Nam = 160.000.000 x 25% = 40.000.000 đồng; công ty B không có
nghĩa vụ nộp thuế thu nhập tại Singapo và cũng không được hoàn lại số tiền thuế đã nộp
cho nhà nước Việt Nam. Đây là cơ sở đảm bảo sự bình đẳng giữ các chủ thể và bảo vệ lợi
ích của các quốc gia trong việc xác lập mối quan hệ điều tiết theo quốc tịch và theo lãnh
thổ.
• Xác định khái niệm thu nhập chịu thuế: rất rộng và đa dạng tùy thuộc vào tiêu
chí phân loại:
- Nếu căn cứ vào hoạt động làm phát sinh thu nhập thì thu nhập gồm:
- Nếu căn cứ vào một số tiêu chí khác thì thu nhập gồm:
+Thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.
+Thu nhập hợp pháp và thu nhập bất hợp pháp.
+Thu nhập thực tế đã phát sinh và thu nhập tiềm năng.
Trang - 9

×