Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty phát hành sách Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.19 KB, 36 trang )

Phần I
Cơ cấu Tổ chức và hoạt động của công ty
phát hành sách hà nội
I. Vị trí và chức năng
- Tên công ty: Công ty phát hành sách Hà Nội là đơn vị thuộc Sở văn
hoá thông tin Hà Nội
- Ngày tháng năm thành lập :Thành lập từ năm 1954, tiền thân chi sở
phát hành sách Hà Nội thuộc chi sở phát hành sách Trung ơng.
- Ngày 14/6/1960, đợc chuyển về thành phố Hà Nội, thuộc Sở văn hoá
thông tin Thành phố với tên gọi là quốc doanh phát hành sách Hà Nội.
- Năm 1980 đổi tên thành Công ty phát hành sách Hà Nội.
- Ngày 2/3/1993, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập lại
công ty phát hành sách Hà Nội .
Từ đó cho đến nay, với 10 năm phấn đấu và trởng thành, mặc dù thời
gian cha dài nhng Công ty đã có những đóng góp đáng kể, tạo công ăn việc
làm ổn định cho 226 ngời với thu nhập bình quân là 950.000đ/ngời/tháng
(1999) và 1.050.000đ/ngời/tháng (2002) góp phần nâng cao dân trí , phục vụ
nhu cầu học tập, nghiên cứu khuyến học ... của mọi tầng lớp nhân dân.
Theo Quyết định 877/QĐ - UB ngày 2/3/1993 của UBND thành phố Hà
Nội, Công ty phát hành sách Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau
đây.
+ Đợc phép tổ chức mua và phát hành các loại sách ,Văn hoá phẩm, văn
phòng phẩm trong nớc và nhập ngoại, các loại giấy tờ chứng từ phục vụ công
tác quản lý hành chính kinh tế - xã hội.
+ Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật, vật t, vật
phẩm văn hoá thông tin dụng cụ thể dục thể thao, dụng cụ học tập, các sản
phẩm phục vụ thiếu nhi.
- Làm đại lý tiêu thụ các sản phẩm văn hoá cho các đơn vị, cá nhân có
nhu cầu.
1
Đợc xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng của nhà nớc .


- Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nớc để mở
rộng khả năng kinh doanh .
- Cho thuê nhà làm văn phòng, hội nghị, hội thảo, nhà khách cho các tổ
chức và cá nhân trong và ngoài nớc.
Công ty phát hành sách Hà Nội quản lý trực tiếp toàn diện các đơn vị
trực thuộc bao gồm: Các phòng ban - các cửa hàng - các hiệu sách nhân dân
nội, ngoại thành theo đúng chế độ, nguyên tắc hiện hành và pháp luật của nhà
nớc.
Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý của Công ty phát hành sách Hà Nội
2
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
kế
toán
tài
vụ
Phòng
nghiệp
vụ
kinh
doanh
Phòng
kho
XBP

Các cửa hàng
Trên đây là mô hình gọn nhẹ, phù hợp với hoạt động kinh doanh xuất
bản phẩm của công ty phát hành sách Hà Nội. Mọi sự chỉ đạo kinh doanh đều
do Giám đốc chỉ đạo. Phó giám đốc có chức năng giúp việc và là cộng sự của
giám đốc.
Với cơ cấu này, giúp giám đốc và các nhân viên có điều kiện để trực
tiếp trao đổi với nhau, tạo ra sự nhịp nhàng trong công việc, sự trao đổi thông
tin đợc nhanh chóng.
Theo mô hình trên, Công ty có 4 phòng và mạng lới phát hành bao gồm
19 hiệu sách nhân dân nằm rải rác tại các Quận - Huyện của thành phố Hà
Nội. Cụ thể là:
1. Phòng tổ chức hành chính
- Bao gồm 8 nhân viên: 1 trởng phòng và 1 phó phòng
- Chức năng của phòng: là phòng tham mu giúp việc và tổ chức thực
hiện của giám đốc về các mặt.
+ Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, kiện toàn quy chế
giúp giám đốc hớng dẫn và kiểm tra thực hiện.
+ Quản lý hồ sơ cán bộ công nhên viên, thực hiện các chính sách về cán
bộ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lao động tiền lơng, khen thởng, kỷ luật.
Đề xuất việc quy hoạch bồi dỡng đào tạo cán bộ công nhên viên về quản lý
nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho nhu cầu phát triển của Công ty.
+ Hớng dẫn và tổng hợp tình hình hoạt động của Công ty, làm các báo
cáo và công văn (định kỳ hoặc bất thờng) phục vụ cho hoạt động chung của
Công ty có liên quan đến nhiệm vụ chức năng của phòng.
+Tiếp nhận, quản lý, phân phối và lu trữ các tài liệu công văn (đến và
đi), quản lý kho văn phòng phẩm, các thiết bị phơng tiện vận chuyển (ô tô, xe
máy). Mua sắm trang thiết bị, vật t, đồ dùng, sửa chữa nhỏ nhà cửa, điện nớc
phục vụ cho nhu cầu chung. Hớng dẫn và kiểm tra việc trang trí tuyên truyền
trong các ngày lễ, tết và phục vụ chính trị.
3

+ Hớng dẫn, theo dõi và kiểm tra công tác bảo vệ nội bộ, quản lý con
dấu của Công ty, bảo vệ cơ quan, phòng chống cháy nổ, thực hiện các hoạt
động dịch vụ, phục vụ trong và ngoài giờ làm việc tại khu vực cơ quan theo
quy định của giám đốc Công ty. Kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy, quy
chế của Công ty và pháp luật của nhà nớc tại các phòng ban và các đơn vị trực
thuộc.
2. Phòng kế hoạch tài vụ
- Phòng kế hoạch - tài vụ có 8 nhân viên: 1 trởng phòng, 1 phó phòng.
- Chức năng của phòng: là phòng tham mu cho giám đốc về các mặt.
+ Hớng dẫn tổ chức và kiểm tra giám sát thực hiện công tác kế toán, tài
chính và thống ke trong Công ty và các đơn vị phụ thuộc Công ty theo đúng
quy định và pháp luật của nhà nớc.
+ Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, quy hoạch dài hạn và ngắn hạn về
hoạt động kinh doanh của Công ty. Giúp giám đốc Công ty hớng dẫn chỉ đạo,
kiểm tra và xét duyệt việc thực hiện kế hoạch đợc giao của các đơn vị, cửa
hàng.
+ Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty phản ánh th-
ờng xuyên hoặc định kỳ cho giám đốc có biện pháp, phơng hớng chỉ đạo kịp
thời. Tham gia xét duyệt hoàn thành kế hoạch, quyết toán tài chính, phân tích
hoạt động kinh tế của Công ty và các đơn vị cửa hàng trực thuộc.
+ Tham gia xây dựng nội dung các hợp đồng kinh tế của Công ty với
các chủ hàng và khách hàng. Có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ tình hình thực
hiện các hợp đồng kinh tế đã ký.
3. Phòng nghiệp vụ - kinh doanh
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh có 7 nhân viên: 1 trởng phòng, 1 phóng
phòng.
- Chức năng: là phòng tham mu và tổ chức thực hiện của giám đốc
Công ty về các mặt.
4
+ Nắm phơng hớng, kế hoạch kinh doanh của Công ty đã đề ra, tìm

hiểu nắm bắt nhu cầu của thị trờng và xã hội. Đề xuất với giám đốc Công ty
ký các hợp đồng mua bán với số lợng, giá cả thích hợp và hình thức thanh toán
phù hợp giữa các bên đối tác.
+ Tổ chức khai thác, liên kết sản xuất, in ấn, mua bán các mặt hàng
theo đăng ký kinh doanh và quy định của nhà nớc với các cá nhân, đơn vị có t
cách pháp nhân và thanh toán bằng những phơng thức thanh toán thích hợp.
+ Nắm vững tình hình xuất nhập hàng hoá, tình hình tiêu thụ, nhu cầu
thị hiếu của thị trờng và hàng tồn kho các loại theo định kỳ, đề xuất bổ khuyết
kịp thời các biện pháp tiêu thụ.
+ Tổ chức hớng dẫn và kiểm tra giám sát các đơn vị trực thuộc về mặt
nghiệp vụ kinh doanh .
+ Báo cáo kịp thời mọi hoạt động của Công ty và các biến động của thị
trờng giúp giám đốc định hớng kinh doanh chính xác, hiệu quả.
+ Dự thảo ký và theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế phát
hiện và báo cáo kịp thời với giám đốc những vớng mắc cần giải quyết.
+ Thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu hoạt động, mặt
hàng của Công ty trên các phơng tiện thông tin đại chúng.
4. Phòng kho xuất bán phẩm.
- Phòng kho xuất bán phẩm gồm có 7 nhân viên: 1trởng phòng, 1 phó
phòng
- Chức năng của phòng kho xuất bán phẩm: là phòng giúp việc và tổ
chức thực hiện của giám đốc về các mặt.
+ Quản lý, kiểm tra, theo dõi việc xuất nhập, xuất bán phẩm nhanh gọn
- chính xác và đúng quy định.
+ Bảo quản, giữ gìn tốt và phân loại xuất bán phẩm khoa học để đảm
bảo xuất bán phẩm sử dụng đợc tốt và dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra.
5
+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy về nhập xuất hàng bảo vệ tài sản, an
toàn trong bốc xếp, vận chuyển, làm tốt công tác phòng chóng cháy nổ và vệ
sinh công nghiệp.

5. Các cửa hàng và hiệu sách nhân dân nội ngoại thành:
Là các đơn vị kinh doanh dới sự chỉ đạo của giám đốc Công ty thông
qua các phòng chức năng giúp việc.
- Bao gồm 15 cửa hàng nội thành và 6 cửa hàng ở các huyện ngoại
thành đây là nơi tiêu thụ những hàng hoá, xuất bán phẩm của Công ty là nơi
cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng trên thị trờng và sự chênh lệch
giữa các mặt hàng xuất bán phẩm của Công ty với các đơn vị cá nhân kinh
doanh xuất bán phẩm cùng cạnh tranh trên thị trờng thủ đô.
- Các cửa hàng và hiệu sách nhân dân nội ngoại thành phải tiến hành tổ
chức thực hiện các kế hoạch đợc giám đốc Công ty giao.
- Các cửa hàng và hiệu sách nhân dân ngoại thành phải chấp hành các
chế độ chính sách quy định của Công ty và pháp luật của nhà nớc phù hợp vơi
sự phân cấp quản lý của Công ty.
6. Mối quan hệ giữa các đơn vị trong Công ty
+ Trong các phòng chuyên môn phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
theo chức năng - nhiệm vụ đợc giao, để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là
hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Nếu phòng ban chuyên môn nào có nhu cầu sử dụng nhân lực tài sản,
công cụ của phòng ban, bộ phận khác để phục vụ cho nhiệm vụ chung do
phòng mình đảm nhiệm thì phải báo với lãnh đạo phòng có liên quan biết để
có sự phối hợp.
Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, mạng lới tiêu thụ rộng rãi, hoạt động theo
sự chỉ đạo tập trung của giám đốc, giám đốc đã giao quyền tự chủ kinh doanh
và các trách nhiệm, quyền hạn nhất định cho các phòng ban. Do đó quyền lực
của giám đốc không bị phân tán, các quyết định kinh doanh đề ra đợc trực tiếp
thi hành, không phải thông qua nhiều khâu trung gian. Chính vì vậy mỗi cán
6
bộ công nhân viên trong Công ty phát hành sách Hà Nội đều đem hết khả
năng của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã đợc giao phó, góp phần
thúc đẩy sự nghiệp hoạt động kinh doanh và làm cho Công ty ngày càng phát

triển, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng đợc cải thiện.
III. Trách nhiệm và quyền hạn
1. Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc
- Giám đốc quản lý Công ty theo chế độ một thủ trởng, có quyền quyết
định trong việc điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch của
cấp trên, chính sách pháp luật của nhà nớc và nghị quyết của Đại hội toàn thể
cán bộ công nhân viên chức.
- Giám đốc là ngời đại diện toàn quyền của Công ty phát hành sách Hà
Nội trong mọi hoạt động, cùng các quyền và nghĩa vụ khác của Công ty.
- Giám đốc Công ty phải chịu trách nhiệm trớc tập thể lao động Công
ty, trớc cấp trên và pháp luật về mọi kết quả kinh doanh kinh doanh và các
quyết định khác của mình.
- Giám đốc Công ty sẽ đợc bỏ phiếu tín nhiệm vào mỗi kỳ họp Đại hội
toàn thể cán bộ công nhân viên chức.
- Hàng năm, Giám đốc Công ty có trách nhiệm sơ kết 6 tháng và tổng
kết nắm tình hoạt động của Công ty.
2. Trách nhiệm quyền hạn của các phó giám đốc
- Các phó giám đốc là ngời giúp việc là cộng sự của giám đốc, chịu
trách nhiệm trớc giam đốc Công ty và cấp trên về những phần việc đợc phân
công hoặc uỷ nhiệm thi hành.
- Các phó giám đốc do giám đốc đề nghị cấp trên bổ nhiệm sau khi có
kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của các cấp uỷ Đảng, các tổ chức quần chúng khác
trong Công ty.
7
3. Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trởng
- Kế toán trởng là ngời chịu trách nhiệm trớc nhà nớc và giám đốc về
việc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán của Công ty.
- Các nội dung liên quan tới vị trí, trách nhiệm, quyền hạn và chế độ đãi
ngộ đối với kế toán trởng đợc thực hiện theo điều lệ kế toán trởng trong các
doanh nghiệp ban hành kèm theo nghị định 26 - HĐBT của hội đồng bộ trởng

(nay là hội đồng Chính phủ) ngày 18/3/1989.
- Kế toán trởng do giám đốc Công ty đề nghị cấp trên bổ nhiệm.
4. Trách nhiệm và quyền hạn của các trởng phòng, cửa hàng trởng,
chủ nhiệm hiệu sách nhân dân nội ngoại thành.
- Các trởng phòng, cửa hàng, chủ nhiệm hiệu sách nhân dân nội ngoại
thành chịu trách nhiệm trớc giám đốc Công ty về các nhiệm vụ đợc giao của
đơn vị mình.
- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do giám đốc Công ty giao.
- Tổ chức, điều hành mọi hoạt động của đơn vị thuộc phạm vi phụ trách
ký thừa lệnh các công văn, giấy tờ sao lục thuộc phạm vi đơn vị khi đợc giám
đốc Công ty uỷ quyền giải quyết.
- Đề xuất, đề bạt, khen thởng hay kỷ luật nhân viên thuộc quyền căn cứ
vào thành tích công tác hoặc mức độ vi phạm.
5. Trách nhiệm và quyền hạn của các phó trởng phòng, cửa hàng
phó, phó chủ nhiệm hiệu sách nhân dân nội ngoại thành:
- Các phó trởng phòng, cửa hàng phó, phó chủ nhiệm hiệu sách nhân
dân nội ngoại thành là ngời giúp việc và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ đợc
giao hoặc uỷ quyền giải quyết khi các trởng phòng, cửa hàng trởng, chủ
nhiệm hiệu sách nhân dân nội ngoại thành vắng mặt.
6. Trách nhiệm và quyền hạn của công nhân viên
- Hoàn thành tốt các công việc đợc giao
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trơng, chính sách của Đảng và nhà
nớc các quy chế, nội quy của Công ty.
8
- Chấp hành các điều lệ của các tổ chức đoàn thể quần chúng mà mình
tham gia.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nớc và Công ty theo quy
định.
- Đợc quyền tham gia góp ý kiến với phụ trách đơn vị và giám đốc
Công ty trong các hoạt động của Công ty.

- Đợc hởng đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ do nhà nớc và Công ty
quy định.
IV. Quan hệ giữa Ban giám đốc Công ty và các đoàn thể
quần chúng.
- Ban giám đốc Công ty tôn trọng sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong
Công ty theo hiến pháp và luật định, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho
các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí minh (hoặc liên hiệp
thanh niên) và các tổ chức quần chúng khác hoạt động và hởng các quyền lợi
theo đúng luật pháp và quy định của nhà nớc.
- Tổ chức Đảng, Ban chấp hành công đoàn và Ban chấp hành các đoàn
thể quần chúng tham gia quản lý Công ty, song không trực tiếp quyết định
công việc thuộc thẩm quyền của Đại hội toàn thể cán bộ công nhân viên chức
và của ban Giám đốc Công ty.
- Bí th chi bộ Đảng, chủ tịch công đoàn cơ sở là thành phần đơng nhiên
đợc dự họp Ban giám đốc, là thành viên trong hội đồng xét đề bạt, nâng bậc l-
ơng và hội đồng kỷ luật.
- Tổ chức Đảng, công đoàn và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác
phải báo cho giám đốc Công ty trớc 3 ngày nếu là họp thờng kỳ khác trớc ít
nhất là 15 ngày nếu là tổ chức đại hội. Nếu vì lợi ích chính đáng của Công ty,
giám Công ty có quyền yêu cầu lùi ngày họp thờng kỳ không quá 05 ngày và
lùi ngày đại hội không quá 01 tháng.
- Cấp uỷ Đảng, Ban chấp hành các tổ chức đoàn thể quần chúng có
quyền kiến nghị với giám đốc các biện pháp cần thiết trong việc điều hành
9
mọi hoạt động của Công ty. Nếu có những kiến nghị không thống nhất thì
giám đốc quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trớc Đại hôi
đoàn thể cán bộ công nhân viên chức và trớc cấp trên.
V. Thành tích từ năm 1998 đến năm 2002
Trong báo cáo thành tích từ năm 1998 đến năm 2002 gửi lên cấp trên
đề nghị nhà nớc tặng thởng huân chơng, Giám đốc Công ty phát hành sách Hà

Nội Nguyễn Minh Hiền đã đánh giá:
1. Đặc điểm tình hình chung các mặt của đơn vị
a. Khó khăn và thuận lợi
* Khó khăn
- Thiếu vốn trầm trọng, không đợc ngân sách cấp bổ sung vốn và không
đợc hởng chính sách u đãi về vốn. Cơ sở vật chất xuống cấp, địa bàn hoạt
động của Công ty rất phân tán: 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.
- Sự cạnh tranh khốc liệt bất bình đẳng trên thị trờng xuất bán phẩm, sự
quản lý của nhà nớc còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ và không đồng bộ.
* Thuận lợi
- Công ty có đội ngũ cán bộ năng động sáng tạo có trình độ chuyên
môn, tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết nhất trí cao.
- Các tổ chức Đảng, chính quyền, công đoàn, đoàn thanh niên luôn là
một thể thống nhất dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực
hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nớc và góp phần nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
b. Các danh hiệu thi đua đã đạt đợc của đơn vị
* Năm 1998:
- Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội: Hoàn thành tốt nhiệm vụ
năm 1998
- Bằng khen của thành đoàn Hà Nội: Đã hoàn thành xuất sắc công tác
đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm 1998.
- Công an thành phố tặng danh hiệu: đơn vị tiên tiến 1998.
10
* Năm 1999.
- Bằng khen của Bộ văn hoá thông tin tặng đơn vị có thành tích hoàn
thành tốt nhiệm vụ 1999.
- UBND thành phố Hà Nội tặng cờ - đơn vị xuất sắc trong phong trào
thi đua năm 1999.
- Sở văn hoá thôgn tin tặng cờ, giấy khen.

- Đồng chí Nguyễn Minh Hiền- giám đốc Công ty đợc UBND thành
phố Hà Nội tặng danh hiệu nhà doanh nghiệp giỏi năm 1999.
* Năm 2000.
- Bộ văn hoá thông tin tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2000 cho đơn vị
dẫn đầu ngành trên các lĩnh vực hoạt động VHTT và hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ 2000.
- Trung ơng đoàn tặng bằng khen chi đoàn Công ty đã có thành tích
xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm 2000.
- Sở VHTT tặng cờ: " Đơn vị xuất sắc năm 2000"
- Liên đoàn lao động quận Hoàn kiếm tặng cờ" Công đoàn cơ sở vững
mạnh suất sắc năm 2000".
- Đồng chí Nguyễn Minh Hiền - Giám đốc Công ty đợc UBND thành
phố tặng danh hiệu nhà doanh nghiệp giỏi năm 2000.
* Năm 2001:
- UBND thành phố Hà Nội tặng cờ - Đơn vị xuất sắc trong phong trào
thi đua năm 2001.
- Bộ VHTT tặng bằng khen " Đơn vị có thành tích đóng góp trong xây
dựng và tổ chứ các hoạt động VHTT ở địa phơng".
- Sở VHTT tặng cờ "Đơn vị thi đua xuất sắc năm 2001"
- Liên đoàn lao động Koàn Kiếm tặng cờ: (đoàn cơ sở vững mạnh suất
sắc).
- Đồng chí Nguyễn Minh Hiền - Giám đốc Công ty đợc UBND thành
phố Hà Nội tặng danh hiệu nhà doanh nghiệp giỏi năm 2001.
11
- Từ năm 1998 - 2001, Đảng bộ Công ty đều đợc công nhân là Đảng bộ
trong sạch vững mạnh.
2. Những thành tích chủ yếu của đơn vị từ 1998 - 2002
a. Thực hiện các nhiệm vụ nổi bật về chính trị từ 1998 - 2002
- Công ty đã tổ chức thành công "Phố sách Thăng Long Hà Nội " nhân
dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, đợt phục vụ sách tại Đại hội toàn

quốc lần thứ IX của Đảng, tham gia triển lãm sách "Hà Nội xừa và nay" tại
Matxcơva trong " những ngày Hà Nội tại Matxcơva"; phối hợp với trờng Đại
học ngoại thơng tổ chức chơng trình mang tên: " Công ty phát hành sách Hà
Nội đem ánh sáng tri thức đến với đàn em thân yêu và trao tặng sách cho một
số em ở một số tỉnh phía Bắc.
b. Thực hiện các nhiệm vụ khác
- Trong 5 năm qua Công ty đã đảm bảo đợc thu nhập ổn định cho ngời
lao động. Năm 2002, thu nhập bình quân ở Công ty phát hành sách Hà Nội đạt
1.050.000đ/ngời/tháng.
- Công ty đã chi hàng trăm triệu đồng cho các hoạt động phúc lợi phục
vụ cán bộ công nhân viên. Hiện nay riêng quỹ tài trợ tình nghĩa của Công ty
đã có hơn 60 triệu đồng.
- Trong 5 năm qua, Công ty đã đóng góp 87.850.000đ; 8 kiện quần áo,
2000 quyển vở học sinh cho các quỹ từ thiện. Công ty còn trợ cấp 03 xuất học
bổng cho sinh viên nghèo vợt khó của phân Viện báo chí tuyên truyền, tặng
sách cho trẻ em khuyết tật dân tộc, miền núi, vùng sâu - vùng xa....
- Trong cuộc thi tìm hiểu luật phòng chóng ma tuý 2002, Công ty đã
dành đợc 01 giải nhất thành phó và 01 giải ba quốc gia, không có những trờng
hợp này vi phạm tệ nạn xã hội.
VI. Nội quy của Công ty đối với mọi cán bộ công nhân viên
làm việc tại Công ty phát hành sách Hà Nội.
1. Giờ làm việc và nghỉ ngơi
a. Thời giờ làm việc
12
- Ngời lao động trong Công ty phải làm việc đủ 8 giờ trong 1 ngày;
trong điều kiện làm việc nặng nhọc, đòi hỏ cờng độ lao động cao thì có thể rút
ngắn thời gian làm việc, nhng phải tối thiểu 6 giờ trong 1 ngày.
- Ngời lao động làm việc trong các phòng ban nghiệp vụ phải làm việc
theo giờ hành chính. Giờ làm việc hành chính đợc quy định nh sau:
Sáng: Từ 8h đến 18h Chiều 13h đến 17h

- Ngời lao động làm việc tại các bộ phận bảo vệ, bán hàng, làm việc
theo chế độ ca, kíp thì tuỳ theo chế độ công tác, hoạt động kinh doanh cụ thể
mà ngời phụ trách đơn vị bố trí sắp xếp ca, kíp làm việc cho phù hợp, nhng
phải đảm bảo thời gian mở cửa bán hàng liên tục từ 7h đến 19h30 hàng ngày.
Riêng các cửa hàng do Công ty trực tiếp quản lý mở cửa liên tục từ 8h00 đến
21h00. Tuỳ điều kiện cụ thể mà Công ty sẽ có sự điều chỉnh khi cần thiết.
- Đối với bộ phận khoán khối lợng công việc định mức, tuy đã làm việc
đủ 8h trong 1 ngày nhng cha hoàn thành khối lợng đợc giao thì có thể làm
thêm giờ. Tuy nhiên thời gian này sẽ không đợc trả phụ cấp thêm giờ.
- Đối với lao động nữ nếu có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dới 12 tháng
tuổi, không bố trí làm thêm giờ, làm việc 2 ca liên tục.
- Khi có nhu cầu cần thiết, giám đốc Công ty và ngời phụ trách có thể
huy động làm thêm giờ. Mọi ngời lao động có nhiệm vụ chấp hành. Thời gian
làm thêm giờ 200 giờ/năm.
- Khi có sự cố nh thiên tai, hoả hoạn.... thì phụ trách các đơn vị có
quyền huy động tất cả lao động trong Công ty đến ứng cứu, bất kể thời gian
nào.
- Thời gian làm việc ban đầu đợc tính từ 22h đêm đến 06h sáng hôm
sau.
b. Thời gian nghỉ ngơi.
- Đối với ngời làm việc theo ca kíp bán hàng không nghỉ tập trung giữa
ca đợc thì ngời phụ trách đơn vị có thể bố trí nghỉ xen kẽ trong thời gian làm
13
việc. Tuyệt đối không để ảnh hởng đến sản xuất kinh doanh và sức khoẻ ngời
lao động.
- Ngời lao động nữ trong những ngày có kinh nguyệt thì đợc nghỉ mỗi
gnày 30 phút. Thời gian nuôi con nhỏ dới 12 tháng, mỗi ngày đợc nghỉ 60
phút tính trong thời gian làm việc mà vẫn đợc hởng nguyên lơng.
- Mỗi tuần, ngời lao động đợc nghỉ ít nhất 1 ngày (24h liên tục)
- Đối với các bộ phận làm việc theo ca, phụ trách đơn vị có thể sắp xếp

ngày nghỉ hàng tuần vào 1 ngày phù hợp cố định trong tuần.
- Ngời lao động đợc nghỉ làm việc hởng nguyên lơng trong những ngày
lễ đợc quy định tại Điều 73 - Bộ luật lao động.
- Do yêu cầu công việc, ngời lao động phải làm việc trong những ngày
nghỉ, lễ, tết thì đợc trả lơng theo kết quả lao động, hoặc có thể đợc bồi dỡng
bằng tiền phù hợp với quy định tại điều 61 Bộ luật lao động, hoặc bố trí nghỉ
bù.
- Thời gian nghỉ phép hàng năm.
+ Ngời lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng tại Công ty (kể cả
thời gian đợc coi nh làm việc: học tập, hội họp, đi công tác do Công ty gửi đi)
thì đợc nghỉ phép hàng năm và đợc hởng nguyên lơng theo cấp bậc, chức vụ
hiện giữ.
+ Tại các đơn vị khoán nộp lãi gộp, việc trả lơng nghỉ phép sẽ theo thoả
thuận giữa ngời phụ trách đơn vị và ngời lao động phù hợp với Điều 61 Bộ luật
lao động.
+ Trong một năm làm việc, ngời lao động có tổng số thời gian nghỉ
cộng dồn do tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp qua 6 tháng ( 150 ngày lao
động) hoặc nghỉ ốm quá 3 tháng (72 ngày làm việc) thì thời gian đó không đ-
ợc tính để nghỉ phép năm ấy.
+ Phụ trách đơn vị có trách nhiệm bố trí lịch nghỉ phép cho ngời lao
động hợp lý trong năm, không đợc để ảnh hởng tới nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh đợc giao.
14

×