Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Đánh giá thực trạng chất thải sinh hoạt tại xã ngọc hòa huyện chương mỹ thành phố hà nội và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.03 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC

===soflŨ3o3===

ĐẶNG THANH HUYỀN ĐÁNH

GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT THẢI

SINH HOẠT
TẠI XÃ NGỌC HÒA - HUYỆN CHƯƠNG MỸ



THÀNH PHÓ HÀ NỘI VÀ ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ LOẠI CHẤT THẢI NÀY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC •

• • •

Chuyên ngành: Hóa Công nghệ - Môi trường

HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Đe hoàn thành khóa luận chuyên ngành công nghệ môi trường em xin gửi lời biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo ThS. Lê Cao Khải đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian em
viết khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô trong khoa Hóa học - Trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội 2 đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian em học tập tại khoa, vốn
kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không những là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước trên con đường tương lai
một cách vững vàng.


Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Ngọc Hòa, ƯBND huyện Chương Mỹ đã giúp
đỡ tạo điều kiện cho tôi khảo sát điều tra để hoàn thành khóa luận.


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thanh Huyền

Dù đã rất cố gắng để hoàn thành khóa luận này bằng cả sự nhiệt tình và năng lực của bản thân.
Nhưng do thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn đế khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 04/2015

Ngưòi viết khóa luận Đặng Thanh

Huyền
MỤC LỤC

K37A-SP Hóa

Trường ĐHSP Hà Nội 2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CTR
CTRSH :
3R TP
TN-MT :
UBND :


Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt Giảm thiểu, tái che,
tái sử dụng Thành phố
Tài nguyên môi trường ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Tra

Danh mục
Bảng 1.1. Lượng phát sinh CTR ở một số nước

ng
15

Bảng 1.2. Thành phần và tỷ lệ chất thải ở Mỹ

16

Bảng 1.3. Tỷ lệ chất CTR xử lí bắng các phương pháp khác
nhau ở một số nước

19

Bảng 1.4. Các phương pháp xử lý CTR ở một số nước Châu Á
Bảng 1.5. Lượng chất thải rắn phát sinh ở các đô thị Việt Nam
đầu năm 2007

19 2


Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai của xã Ngọc Hòa (thời điểm

1

31/12/2011)
Bảng 2.2. Tình hình phát triển một số giống cây trồng trên địa

2

bàn xã Ngọc Hòa năm 2009- 2011 Bảng 2.3. Tinh hình sản xuất
phi nông nghiệp giai đoạn 2009-2011

9

Bảng 2.4. Nhà và các phương tiện sinh hoạt của các hộ trong xã
năm 2011

3

Bảng 2.5. Thống kê số hộ và số nhân khẩu trong xã năm 2011
Bảng 2.6. Số trường học, lóp, học sinh đến trường năm 2011

2

Bảng 2.7. Cơ sở vật chất cán bộ y tế năm 2011
Bảng 2.8. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Ngọc

34

Hòa năm 2011

Bảng 3.1. Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt

35

36

37
38
34

4
4


Bảng 3.5. Dự báo về lượng chất thải phát sinh tại xã Ngọc
Hòa

55
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải rắn Hình 1.2. Sự hình
thành chất thải 1'ắn sinh hoạt.
Hình 1.3. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe con người


Hình 1.4. Thành phần chất thải rắn ở Hà Nội
Hình 2.1. Biểu đồ kết quả chăn nuôi giai đoạn 2009-2011
Hình 3.1. Chất thải vứt bừa bãi bên cạnh mương
Hình 3.2. Chất thải bị phân hủy, tập trung ruồi muỗi
Hình 3.3. Bãi rác chung do xã xây dựng

Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Ngọc Hòa


Hình 4.1. Quy trình tái chế nhựa
Hình 4.2. Quy trình tái chế sắt, thép
Hình 4.3. Quy trình công nghệ hóa rắn


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thanh Huyền

MỞ ĐẦU
Hiện nay đời sống kinh tế ở các vùng quê đang có nhiều đổi mới. Sự gia tăng dân số
và phát triển kinh tế xã hội cao đã làm tăng các hoạt động của con người trong sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng điều đó đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường sống. Cùng
với sự phát triển đó là mức sống của người dân được tăng cao, nhu cầu mua sắm sức tiêu
thụ tăng lên kéo theo đó là vấn đề về chất thải. Tình hình CTRSH ở nông thôn đang trở
thành vấn đề nan giải cần được quan tâm để giữ gìn cảnh quan chung và môi trường sống
trong sạch trong cộng đồng dân cư.
Xã Ngọc Hòa nằm sát trung tâm huyện về phía Tây Bắc. Ngọc Hòa có vị trí thuận lợi
cho việc khai thác vận chuyển hàng hóa. Các mặt hàng nông lâm sản, thực phẩm, hàng
tiêu dùng được liru thông dễ dàng qua các tuyến đường liên huyện, liên xã, và đường
quốc lộ 6A. Cung cấp hàng hóa cho các khu dân cư trong và ngoài Thành Phố. Vì vậy các
hoạt động kinh tế, dịch vụ của xã tương đối phát triển làm cho mức sống của người dân
được tăng cao. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội kéo theo
nhu cầu tiêu dùng và sử dụng sản phẩm tăng mạnh làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
gây ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan.
Tuy nhiên chưa có một giải pháp cụ thể nào để xử lý lượng chất thải phát sinh này mà

chất thải chỉ được thu gom tập trung ở những bãi rác lộ thiên gây mất vệ sinh môi trường,
ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm tìm ra biện pháp quản lý và xử lý thích họp góp
phần giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt gây ra. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Đánh giá thực trạng chất thải sinh hoạt tại Xã Ngọc Hòa - Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này”.
CHƯƠNG 1
TỎNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1.Khái niệm về chất thải và chất thải sinh hoạt
1.1.1.

K37A-SP Hóa

Khái niệm về chất thải

8

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thanh Huyền

Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh
tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại
của cộng đồng...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động
sản xuất và các hoạt động sống. Tại khoản 12 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường sửa đổi
năm 2014 thì : “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác”.
1.1.2.


Khái niệm về chất thải sinh hoạtl

Chất thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch
vụ thương mại.
Chất thải sinh hoạt có thành phần bao gồm: kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ,
đất đá, cao su, xương động vật, tre, gỗ, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả...
1.2.Nguồn gốc phát sinh, sự hình thành, phân loại, thành phần chất thải sinh
hoạt, ảnh hưởng của nó tói môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.2.1.

Nguồn gốc

Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của các ngành đã
tạo ra các sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tăng lên cùng với
đó là lượng chất thải sinh hoạt của các hoạt động này cũng gia tăng.

K37A-SP Hóa

9

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thanh Huyền

Chất thải sinh hoạt được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng

trong đời sống xã hội, trong đó lượng chất thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu:
Từ các khu dân cư
Từ các trung tâm thương mại
Từ các công sở, trường học...
Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề...

Hình 1.1. Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải rắn

K37A-SP Hóa

10

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thanh Huyền

1.2.2. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt

Hình 1.2. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt.
(Nguồn: TS. Trần Trung Việt, TS. Trần Thỉ Mỹ Diệu, công ty Môi Trường
Tầm Nhìn Xanh)
Ghi chú:
Nguyên vật liệu, sản phẩm, các thành phần thu hồi và tái chế
------------- Chất thải
1.2.3.

Phân loại chất thải


a) Theo nguồn gốc phát sinh
Chất thải sinh hoạt: là những chất thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân gia
đình, nơi công cộng.

K37A-SP Hóa

11

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thanh Huyền

Chất thải công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.
Chất thải nông nghiệp: là lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động như: trồng
trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các lò giết mổ...
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, cát, gạch, bê tông vỡ do các hoạt động
tháo dỡ, xây dựng công trình.
Chất thải y tế: là các chất thải phát sinh trong hoạt động y tế như: khám bệnh, bào
chế... sinh ra từ các bệnh viện, trung tâm điều dưỡng, cơ sở y tế dự phòng bao gồm:
• Chất thải y tế thông thường: bao gồm bao bì, hộp đống gói, thức ăn bỏ
đi.


Chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như: bông băng thấm dịch hoặc máu, kim


tiêm...
Chất thải từ các nguồn khác: thương mại, dịch vụ...
b) Phân loại theo mức độ nguy hại
Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc họp chất có một trong những
đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm ngộ độc hoặc các đặc
tính nguy hại khác.
Chất thải không nguy hại là những loại chất thải không có chứa các chất hay hợp
chất có một số đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
c) Phân loại theo các cách khác
Chất thải sinh hoạt hữu cơ: là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có nguồn gốc từ
động vật hoặc thực vật, thường là các gốc rau, quả thức ăn, rơm, CTR, xương động vật...
Chất thải sinh hoạt vô cơ: là các chất kim loại, thủy tinh... được thải ra trong sinh
hoạt hàng ngày, đây là chất thải có thành phần tái chế được.
1.2.4.

Thành phần và tính chất của chất thải

Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng
biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm khối lượng.

K37A-SP Hóa

12

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thanh Huyền


Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và
lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định
các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn.
Thông thường trong chất thải đô thị, chất thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm
tỉ lệ cao nhất từ 50-75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần chất thải rắn giá trị
phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sữa chữa, sự mở
rộng của các dịchvụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý nước. Thành phần
riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện
kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập từng quốc gia.
Chất thải đô thị: là các phế thải trong sinh hoạt và sản xuất. Thành phần chất thải
phụ thuộc vào mức sống của người dân, tình độ sản xuất, tài nguyên đất nước...
Chất thải nông thôn: phát sinh trong các nguồn sinh hoạt hàng ngày, trồng trọt,
chăn nuôi, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Thành phần chất thải nông thôn có nhiều
loại khác nhau:
+

Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: thức ăn thừa, phân gia súc, rơm, rạ, chất thải từ

chăn nuôi.
+

Các chất khó phân hủy và độc hại: bao bì, chai lọ, túi nilon...

1.2.5.
-

Ảnh hưửng của chất thải tói môi trường và sửc khỏe cộng đồng

Gây mùi khó chịu từ quá trình bay hơi, phân huỷ chất thải.


- Quá trình phân huỷ chất thải tạo ra lượng nước rỉ CTR-> gây ra ô nhiễm đất, ô
nhiễm nước ngầm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

K37A-SP Hóa

13

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

-

Đặng Thanh Huyền

Chất thải làm mất mỹ quan đô thị.
- Chất thải là nơi tập trung của nhiều côn trùng, động vật -ỳ nguy cơ dẫn đến lan
truyền dịch bệnh.
- Chất thải nguy hại có thể chứa các chất độc, các mầm bệnh rất nguy hiểm đối
với những người tiếp xúc.

Môi trường không khí
Kim loại độc thăng
hoa Cr, As, Pb, Dioxin

Hơi dung môi, hơi các
chất hữu cơ, bụi, CO25
NOx, SO2, CO,..


CTR, CTNH Thu gom
Tái chế, xử lý, phân hủy

Thở

Nước CTR: Kim loại nặng, Pb,Cu, Cr, Hg,...
ChấtHC, TBVTV, Dầu

Nước mặt Nướcngầm

Đất
Mỹ quan
Ăn uống

Hình 1.3. Tác hạỉ cũa chất thải rắn đối vói sức khòe con người

K37A-SP Hóa

14

Trường ĐHSP Hà Nội 2


a) Ảnh hưởng của chất thải rắn với môi trường không khí
Các loại chất thải sinh hoạt thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi
làm ô nhiễm không khí. Cũng có những loại chất thải có khả năng thăng hoa phân tán
vào trong không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có những loại chất thải ở điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm thích họp


(35°c và độ ẩm 70- 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ

hoạt động của vi sinh vật làm ô nhiễm không khí.
Chất thải với hàm lượng hữu cơ và đạm cao sau khi phân hủy sẽ tạo thành chất
trung gian và cuối cùng tạo nên CH 4, H2S, CƠ2, CH3OH, phenol... các chất này hầu
hết đều độc và gây ô nhiễm không khí. Hiện tượng ô nhiễm không khí ở các đô thị và
khu công nghiệp đang trở thành vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng xấu tới sản xuất cũng
như sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người dân.
b) Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường nước
Các loại CTRSH nếu là chất thải hũai cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy
nhanh chóng. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo
ra sản phẩm trung gian sau đó sản phẩm cuối cùng là các chất khoáng và nước.
Phần chìm trong nước có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung
gian và tạo ra các sản phẩm cuối cùng như: C H 4 , H2S, CO2... Tất cả cácchất trung
gian đều có mùi khó chịu và độc. Bên cạnh đó còn có các vi trùng và siêu vi trùng
làm ô nhiễm nguồn nước.
Các loại CTRSH phân hủy tạo các yếu tố độc hại ngấm dần vào đất và chảy xuống
mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng này.
Neu chất thải là kim loại nó gây ra hiện tượng ăn mòn môi trường nước. Sau đó
oxi hóa có oxi và không có oxi xuất hiện gây nhiễm bẩn cho môi trường nước đặc biệt
vói các chất thải độc như Hg, Pb hoặc các chất phóng xạ rất nguy hiểm.
c) Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường đất


Các chất hữu cơ còn phân hủy được trong môi trường đất tương đối nhanh chóng
trong điều kiện yếm khí và thiếu khí, khi có độ ẩm thích họp qua hàng loạt các sản
phẩm trung gian cuối cùng tạo các khoáng chất đơn giản như nước, khí cacbonic. Neu
trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối cùng là CH 4, H20, CO2 gây ngộ độc cho
môi trường đất.
d) Ảnh hưởng của chất thải rắn tới sức khỏe cộng đồng

Từ việc thải các chất hữu cơ, xác động vật qua những trung gian truyền bệnh sẽ
gây nên nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành đại dịch điển hình là dịch hạch. Thông qua
môi trường trung gian là chuột đã gây nên cái chết cho hàng ngàn người.
Chất thải rắn đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng, dân cư khu vực
làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh ngoài da, thương hàn, tiêu chảy, dịch tả ... do các
loại chất thải rắn gây ra. Theo nghiên cún của WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở
khu vực gần bãi trôn lấp chất thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh
ngoại khoa viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.
e) Ảnh hưởng của chất thải rắn tới cảnh quan
Tinh trạng chất thải ứ đọng, không xử lý kịp thời không chỉ gây mất mỹ quan đô
thị và các vùng nông thôn mà còn làm mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống của người dân.
1.3.Khái niệm về quản lý chất thải rắn sình hoạt và một số khái niệm
liên quan
1.3.1.

Khái niệm về quản lý CTRSH

Hoạt động quản lý CTRSH bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư,
xây dựng cơ sở quản lý CTR. Các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại
đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.


1.3.2.

Một số khái niệm có liên quan

Thu gom CTRSH là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời

CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
Vận chuyển CTSH là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh thu gom, lun
giữ, trung chuyến tới nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng.
Địa điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận là nơi giữ, xử lí, chôn
lấp, các loại CTSH được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Xử lý CTRSH là sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu
hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTRSH, thu hồi, tái chế, tái sử
dụng lại các thành phần có ích trong CTRSH.
Chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của
tiêu chuẩn kỹ thuật về chôn lấp chất thải họp vệ sinh.
1.4.Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1.4.1.

ủ chất thải thành phân bón hữu CO’

Phương pháp này rất được ưu chuộng ở các quốc gia nghèo và đang phát triển do
nó giảm được đáng kể khối lượng CTR đồng thời tạo ra của cải vật chất giúp ích cho
công tác cải tạo đất. Việc ủ chất thải sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ
có thể phân hủy được và có thể được tiến hành ngay trong hộ gia đình.
Công nghệ ủ chất thải là một quá trình phân giải phức tạp các gluxit, lipit và
protein do hàng loạt các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí đảm nhiệm.
Công nghệ ủ CTR được chia làm 2 loại:


ủ hiếu khí:

Công nghệ này được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và Trung Quốc. Công nghệ ủ
CTR hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự có mặt của oxi.
Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần của CTR khôthực hiện quá trình oxi hóa



cacbondioxit thường sau 2 ngày nhiệt độ ủ CTR tăng lên 45°c. Nhiệt độ này đạt được
điều kiện duy trì tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ
ẩm. Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá nhanh chóng chỉ sau 2-4 tuần là CTR phân hủy
hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị hủy diệt do nhiệt độ ủ cao, mùi hôi
cũng bị phân hủy do quá trình ủ hiếu khí. Độ ẩm phải duy trì 40-50% ngoài khoảng
này quá trình hủy sẽ bị chậm lại.


ủ yếm khí:

Đây là phương pháp xử lý CTR rẻ tiền nhất sản phẩm phân hủy có thể kết họp tốt
với phân gia súc cho ta phân hũu cơ với hàm lượng dinh dưỡng cao tạo độ tơi xốp cho
đất. Quá trình này chủ yếu dựa vào hoạt động của vi sinh vật yếm khí. Công nghệ này
đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu không tốn kém nhung thời gian phân hủy lâu dài, các vi
khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân hủy vì nhiệt độ thấp, các khí sinh
ra từ quá trình này có mùi khó chịu.
1.4.2.

Phương pháp thiêu đốt

Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểu chất
thải cho khâu xử lý cuối cùng. Neu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang lại nhiều ý
nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý tốn kém nhất so với phương
pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn CTR cao hơn khoảng 10 lần.
Công nghệ đốt CTR thường được sử dụng ở các nước phát triển vì phải có nền
kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt chất thải sinh hoạt như là một dịch vụ
phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, việc thu đốt CTR sinh hoạt bao gồm nhiều
chất thải khác nhau sẽ tạo ra khói độc đioxin, nếu không xử lý được loại khí này là rất

nguy hiểm tới sức khoẻ. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi
hoặc cho ngành công nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ
thống xử lý khí thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra.


Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm đốt chất thải vì hàng loạt các
vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt chất thải thường
chỉ áp dụng cho việc xử lý chất thải độc hại như chất thải bệnh viện hoặc chất thải
công nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không thể xử lý triệt để được.
1.4.3.

Phưong pháp chôn lấp

Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát
triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở CTR tới
các bãi đã xây dựng trước. Sau khi CTR được đổ xuống, dùng xe ủi san bằng, đầm
nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi
bột... Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho CTR trở lên tơi xốp và thể tích
của các bãi CTR giảm xuống. Việc đổ CTR tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển
sang bãi mới.
Hiện nay, việc chôn lấp chất thải sinh hoạt và chất thải hữu cơ vẫn được sử dụng
ở các nước đang phát triển, nhung phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ
môi trường. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các
nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp chất thải phải được đặt cách xa khu dân cư,
không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc
được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp CTR cần thiết
phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước CTR trước khi thải ra môi trường. Việc thu
khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong những khả năng thu hồi một phần
kinh phí đầu tư cho bãi rác. Phương pháp này có các ưu điểm như: công nghệ đon
giản, chi phí thấp, song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương

đối lớn, không được sự đồng tình của dân cư xung quanh, việc tìm kiếm xây dụng bãi
chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không
khí, gây cháy nổ.


1.4.4.
+

Một số phương pháp khác

Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện

CTR thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương pháp
thủ công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại,
nilon, giấy, thủy tinh, nhựa... được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được
băng tải chuyển qua hệ thống ép nén CTR bằng thủy lực với mục đích giảm tối đa thể
tích khối CTR và tạo thành các kiện có tỷ số nén cao. Các khối CTR ép này được sử
dụng vào việc san lấp, làm bờ chắn các vùng đất trũng.
+

Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex

Công nghệ Hydromex nhằm xử lý CTR đô thị thành các sản phẩm phục vụ xây
dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích.Bản chất của
công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ CTR, sau đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn
để ép nén, định hình các sản phẩm. Chất thải được thu gom chuyến về nhà máy,
không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua băng tải chuyển
đến các thiết bị trộn.
1.5.Hiện trạng xử lý chất thải ỏ’ thế giới và Việt Nam
1.5.1.


Hiện trạng phát sinh và quản lý, xử lý chất thải trên thế giới

a) Hiện trạng phát sinh chất thải trên thế giới
Mỗi năm trên thế giới phát sinh ra một lượng chất thải khác nhau, tùy thuộc vào
điều kiện kinh tế-xã hội, mức sống của người dân. Ước tính hàng năm lượng chất thải
được thu gom trên thế giới tù’ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trù' các lĩnh vực xây dựng và
tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Tỷ lệ phát sinh chất thải tăng tỷ lệ thuận với
mức tăng GDP tính theo đầu người. Cụ thể ở một số quốc gia như sau: Canada là 1,7
kg/người/ngày, Thụy Sỹ là 1,3 kg/người/ngày, Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày, Mỹ
là 2,65 kg/người/ngày .


Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ
phát sinh chất thải rắn. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều
hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8
kg/người/ngày,ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày.
Bảng 1.1. Lượng phát sinh CTR ỏ’ một số nước
Tên nước
Dân sô đô thị hiện nay Lượng phát sinh CTR đô
(% dân số)

thị (kg/người/ngày)

Nước thu nhập thâp

15,92

0,4


Nepal

13,7

0,5

Việt Nam

20,8

0,55

An Độ

26,8

0,46

40,8

0,79

Indonesia

35,4

0,76

Malaysia


53,7

0,81

Thái Lan

20,0

1,1

Nước thu nhập cao

86,3

1,39

Hàn Ọuôc

81,3

1,59

Singapore

100,0

1,1

Nhật Bản


77,6

1,47

Nước thu nhập trung bình

-----------------------*------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1-------------------------------------------------

(Nguôn : Bộ môn sức khỏe và môi trưòĩig, 2006)

Thành phần chất thải ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu nhập
và mức sống của mỗi nước. Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì thành
phần các chất vô cơ là chủ yếu lượng CTR này sẽ là nguyên liệu cho ngành công
nghiệp tái chế.
Bảng 1.2. Thành phần và tỷ lệ chất thải ở Mỹ


Thành phần

Tỷ lệ % các loại CTR theo các nguôn khác nhau
Tại bãi rác

Giây

Colombia
41

Theo EPA

Trung bình cả nước


33

35-47

Hữu cơ

21

17

18-29

Nhựa

16

12

11-21

Kim loại

6

6

4-8

Thủy tinh


3

6

2-6

Các loại khác

13

24

10-15

(Nguồn: Tạp chí Waste Management research. Volum 23 sô , 2/2005)
a) Quản lý và xử lý chất thải trên thế giới
Hiện nay vấn đề quản lý và xử lý chất thải trên thế giới này càng được quan tâm.
Đặc biệt ở các nước phát triển, công việc này được tiến hành chặt chẽ, từ ý thức bỏ
chất thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết và vận chuyển
theo từng loại. Quy định với việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải được quy định
chặt chẽ rõ ràng, đầy đủ thiết bị hiện đại.
+

Tại Đức: có thể nói ngành tái chế chất thải của Đức đang đúng đầu thế giới hiện

nay. Việc phân loại CTR được thực hiện từ năm 1991. CTR bao bì gồm: hộp đựng
thức ăn, máy móc bằng nhựa, bìa carton được gom vào thùng màu vàng, thùng xanh
dương cho giấy, thùng xanh lá cho CTR sinh học, thùng đen cho thủy tinh. Những lò
đốt CTR hiện đại của Đức hầu như không thải khí độc ra môi trường. Giáo dục cho

trẻ ý thức bảo vệ môi trường là một trong những phương pháp mà nhà quản lý tại Đức
đã áp dụng. CTR được phân loại triệt để tạo điều kiện để tái chế và xử lý trở nên
thuận lợi và dễ dàng.
+

Tại Nhật Bản: chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng

nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu kỳ xử lý nguyên liệu theo mô


hình 3R (reduce, reuse, recycle) về thu gom chất thải rắn các hộ gia đình được yêu
cầu chia thành 3 loại
CTR hữu cơ dễ phân hủy hàng ngày được đưa tới nhà máy sản xuất phân
compost.
CTR khó tái chế hoặc hiệu quả tái chế không cao nhưng cháy được sẽ đưa tới
nhà máy đốt CTR thu hồi năng lượng.
CTR có thể tái chế thì được đưa tới các nhà máy tái chế.
Sau khi thu gom chất thải tới nơi quy định công ty vệ sinh sẽ đưa các loại chất thải
cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện, chất
thảikhông cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý chất
thải như vậy vừa tận dụng được chất thải vừa chống ô nhiễm môi trường.
+

Tại Trung Quốc: Mức phát sinh chất thải rắn trung bình của Trung Quốc là 0,4

kg/người/ngày, ở thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9kg/người/ngày. Tuy nhiên
do mức sống tăng, mức phát sinh chất thải rắn trung bình vào năm 2030 sẽ vượt 1
kg/người/ngày. Sự tăng tỷ lệ này do dân số đô thị tăng nhanh, dự báo sẽ tăng gần gấp
đôi. Điều này làm cho tốc độ phát sinh CTR tăng nhanh chóng. Hiện nay, lĩnh vực
quản lý chất thải của Trung Quốc được cải tiến đáng kể. Các thành phố lớn đã thực

hiện chôn lấp CTR hợp vệ sinh, các biện pháp này ngày càng được cải tiến và lợi ích
ngày càng tăng phù họp với nhu cầu quản lý chất thải rắn cực kỳ cấp thiết của Trung
Quốc.
+

Tại singapore: Singapore không có nhiều đất đai để chôn lấp CTR như những

quốc gia khác nên đã kết họp xử lý CTR bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Cả
nướcSingapore có 3 nhà máy đốt CTR. Những thành phần chất thải rắn không cháy
được chôn lấp ở bãi chôn lấp CTR ngoài biển.
+

Tại Thái Lan: sự phân loại CTR được thực hiện ngay từ nguồn. Người ta chia ra

3 loại CTR và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất


độc hại. CTR tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển
đến nhà máy phân loại CTR để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái
sản xuất. Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh.
Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn
lấp. Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp đốt.
Bảng 1.3. Tỷ lệ chất CTR xử lí bắng các phương pháp khác nhau ở
một số nước
(ĐVT :%)


Nước

Tái chế


Chê biên phân

Đốt

80

8

Canada

10

vi sinh
2

Đan Mạch

19

4

29

48

Phân Lan

15


0

83

2

Pháp

3

1

54

42

Đức

16

2

46

36

Y

3


3

74

20

Thụy Điên

16

34

47

3

Thụy Sỹ

22

2

17

59

Mỹ

15


2

67

16

--------'- - - ~ - - ---------------------------

(Nguôn:Đô Thị Lan và cs, 2007)

+

Chôn lấp



Đối với các nước châu Á, chôn lấp chất thải rắn để tiêu hủy vì chi phí rẻ. Trung

Quốc và Ấn Độ có tỉ lệ chôn lấp tới 90%, tỉ lệ thiêu đốt chất thải của Nhật Bản và Đài
Loan vào khoảng 60-80%, Hàn Quốc chiếm tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất khoảng
40%.
Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán lộ
thiên, bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chất lượng các bãi chôn lấp có quan hệ mật thiết với
GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước phát triển còn các bãi
chôn lấp lộ thiên thường gặp ở các nước đang phát triển.
Thiêu đốt là phương pháp tiêu hủy tốn kém về xây dựng và vận hành. Do tốn kém
nên phương pháp thiêu đốt không được chấp nhận ở nhiều nước.
Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu hủy chủ yếu, Ấn
Độ và Philipin ủ phân compost tới 10% lượng chất thải phát sinh. Tại hầu hết các
nước tái chế chất thải ngày càng được coi trọng.



×