Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi Ngữ văn 7 học kì II (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.44 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT TP BẾN TRE
TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ HAI - Năm học: 2010 - 2011
(Đề tham khảo 2)
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI LỚP 7
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM.(3 điểm - Mỗi câu 0,25 điểm).
1. Theo em, vì sao nhà văn Hoài thanh nói: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn
hình vạn trạng”?
A- Vì cuộc sống có trong văn chương chân thật hơn bất kì một loại hình nghệ thuật nào khác.
B- Vì nhiệm vụ của nhà văn là phải ghi chép lại tất cả những gì có từ con người và đời sống.
C- Vì văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú, đa dạng của con người, xã hội.
D- Vì cuộc sống mà nhà văn tạo ra trong văn chương bao giờ cũng luôn đẹp hơn ở ngoài đời.
2. Nghệ thuật chủ yếu trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là gì?
A- Tăng cấp, so sánh.
C- Đối lập, so sánh.
B- Tăng cấp, đối lập.
D- Tăng cấp, phóng đại.
3. Cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề tác phẩm“ Những trò lố…” được dùng với dụng ý gì?
A- Trực tiếp vạch trần, tố cáo bản chất xấu xa của tên Va-ren.
B- Gây sự tập trung chú ý của người đọc đối với tên Va-ren.
C- Nêu quan điểm của tên Va-ren về những việc làm của mình.
D- Nêu quan điểm của tác giả về những việc làm của tên Va-ren.
4. Trong văn bản “ Những trò lố…”, Phan Bội Châu là người như thế nào?
A- Nhất định không làm quen với người ngoại quốc.
B- Đồng tình với lời nói, quan điểm, thái độ của Va-ren.
C- Khinh bỉ kẻ thù và có bản lĩnh kiên cường, bất khuất.
D- Căm phẫn cao độ bọn thực dân cướp nước vì phải ngồi tù.
5. Dòng nào không nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên nét độc đáo của ca Huế trên


sông Hương?
A- Du khách được ngồi trên thuyền rồng, được nghe và ngắm nhìn các ca công biểu diễn.
B- Quang cảnh sông nước về khuya đẹp lung linh, huyền ảo và đầy thơ mộng, hữu tình.
C- Những làn điệu ca Huế phong phú, đa dạng, giàu cung bậc tình cảm, làm say lòng người.
D- Diễn tả một cách linh hoạt, đáng yêu và ấn tượng hình ảnh biểu diễn của những ca công.
6. Cách nghe ca Huế trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương” có gì độc đáo so với nghe băng
ghi âm hoặc trên màn hình?
A- Được nói chuyện trực tiếp cùng các ca công, ca nhi.
B- Được chơi thử các nhạc cụ mà các ca công biểu diễn.
C- Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công biểu diễn.
D- Được nghe đi nghe lại nhiều lần một khúc hát, khúc nhạc.
7. Câu đặc biệt “ Một đêm mùa xuân.” được dùng với tác dụng gì?
A- Gọi đáp.
C- Bộc lộ cảm xúc.
B- Xác định thời gian.
D- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vât, hiện tượng.
8. Câu văn nào có trạng ngữ dễ dàng tách thành một câu riêng?
A- Bằng trí thông minh, thỏ đã cho gấu một bài học nhớ đời.
B- Với từng ấy quyển sách, tôi đọc phải cả tháng trời mới xong.
C- Tôi và bạn ấy chơi rất thân nhau ngay từ hồi học mẫu giáo.
D- Những chú chim chiền chiện đang thi nhau hót líu lo trên cành.


9. Câu nào sau đây dùng cụm chủ- vị để mở rộng thành phần chủ ngữ?
A- Mẹ mua quyển sách này rất hay.
C- Quyển sách này rất hay vì mẹ mua.
B- Quyển sách mẹ mua cho tôi rất hay.
D- Quyển sách rất hay này của mẹ mua.
10. Câu văn “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc
thương, ai oán…”có sử dụng phép liệt kê nào?

A- Liệt kê tăng tiến, theo từng cặp.
B- Liệt kê tăng tiến, không theo từng cặp.
C- Liệt kê không tăng tiến, không theo từng cặp.
D- Liệt kê không tăng tiến, theo từng cặp.
11. Đề bài nào sau đây thuộc đề văn nghị luận giải thích?
A- Hãy làm sáng tỏ đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
B- Em hiểu gì về câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công”?
C- Bàn về việc bảo vệ rừng trong tình hình hiện nay.
D- Cảm nhận của em về lối sống thanh, bạch, giản dị của Bác Hồ.
12. Trong văn nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì?
A- Là dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một quan điểm tư tưởng.
B- Là nêu vai trò, ý nghĩa của một sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên.
C- Là việc làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chât quan hệ…
D- Là trình bày, làm rõ đặc điểm, tính chất cơ bản của mọi sự vật trong cuộc sống.
II- PHẦN TỰ LUẬN.
13. a/ Thế nào là câu đặc biệt?(0,25đ)
b/ Viết đoạn văn ngắn (chừng 5 câu- chủ đề tự do) trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc
biệt. Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt mà em dùng trong đoạn văn này.(1,75đ)
14. Tập làm văn:
*Đề: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.(5đ).
Hết


PHÒNG GD&ĐT TP BẾN TRE
TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ HAI - Năm học: 2010 - 2011
(Đề tham khảo 2)
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI LỚP 7
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)


*ĐÁP ÁN
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM.(3 điểm - Mỗi câu 0,25 điểm).
CÂU
ĐÁP ÁN

1
C

2
B

3
A

4
C

5
D

6
C

7
B

8
C


9
A

10
D

11
B

12
C

II- PHẦN TỰ LUẬN
Câu 13. a/ Học sinh nêu được khái niệm về câu đặc biệt: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo
theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.(0,25đ)
b/ Học sinh viết được đoạn văn:
- Về nội dung: Có ý nghĩa(0,5đ).
- Về hình thức: + Có sử dụng đúng một câu đặc biệt và có xác định(0,75đ).
+ Nêu đúng tác dụng của câu đặc biệt dùng trong đoạn văn(0,5đ).
Câu 14: Tập làm văn.
* Nội dung: 4,75 điểm.
I- Mở bài (0,75đ):
- Dẫn dắt vào vấn đề.
- Nêu vấn đề cần chứng minh  Dẫn nội dung đề bài.
II- Thân bài: Chứng minh, làm rõ vấn đề( 3,25 đ):
1. Giải thích nghĩa: Môi trường thiên nhiên là gì?
2. Chứng minh vai trò quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người.
Gồm các mặt sau( 1,25đ):
- Không khí.
- Nước.

- Đất.
- Cây xanh…
3. Chứng minh hậu quả của việc làm ô nhiểm, hủy hoại môi trường sống(1đ).
4. Đề ra những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường sống.(1đ).
III- Kết bài (0,75đ):
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ thực tế hoặc bản thân.
* Hình thức:0,25 điểm.
- Trình bày bố cục đủ 3 phần, cụ thể, rõ ràng: + 0,25 điểm.
- Lỗi chính tả: 5 lỗi: - 0,25 điểm.



×