Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi ngữ văn 12. Học Ki II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.95 KB, 4 trang )

KIỂM TRA HỌC KỲ II.NĂM HỌC: 2006-2007.
MÔN :VĂN .KHỐI :12.THỜI GIAN:90 PHÚT.
(HỌC SINH CHỌN 1 TRONG 2 ĐỀ SAU)
ĐỀ I :
I/LÝ THUYẾT:( 4 đ)
CÂU 1:Anh (chị ) hãy trình bày vắn tắt phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.(2 đ)
Câu 2:Anh (chị ) hãy trình bày sự hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
của nhà văn M.Gorki.(2 đ)
II/TỰ LUẬN: (6 đ)
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
ĐỀ II:
I/LÝ THUYẾT:( 2 đ)
Anh (chị) hãy trình bày quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân.(2 đ).
II/ TỰ LUẬN:( 8 đ)
Có ý kiến cho rằng,truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu
là một tác phẩm giàu chất trữ tình và cảm hứng lãng mạn .Anh (chị) hãy trình bày ý kiến
của mình về nhận định trên đây.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK II.MÔN:VĂN. NĂM HỌC:2006-2007.
ĐỀ I:
I/ LÝ THUYẾT:
CÂU 1: Phong cách thơ Tố Hữu:
-Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị,thơ trước hết là phương tiện phục vụ cho sự
nghiệp cách mạng (0,5 đ)
-Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi, dạt dào cảm hứng lãng
mạn,thường hướng về lý tưởng,về tương lai với niềm lạc quan vô bờ bến.(0,5 đ)
-Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết,giọng của tình thương
mến.(0,5 đ)
-Thơ Tố Hữu còn đậm đà tính dân tộc, từ nội dung đến hình thức nghệ thuật
(0,5đ)
CÂU 2: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của M. Gorki :
Măcxim Gorki(1868-1936) là nhà văn Nga sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ.Tuổi thơ


M.Gorki đã trải qua nhiều cay đắng,tủi nhục.M.Gorki đi nhiều, làm nhiều nghề kiếm
sống.Bởi vậy,ông đã tích lũy được vốn sống phong phú làm tiền đề cho những sáng tác
sau này.(0,5 đ)
M.Gorki là một tấm gương tự học.Bằng nghị lực,ông đã vượt qua mọi thử thách
để vươn tới ánh sáng văn hóa và trở thành một nhà văn lớn, có kiến thức sâu rộng..Gorki
sớm tham gia hoạt động cách mạng và bị chính quyền nga hoàng bắt giam nhiều lần,
nhưng ông vẫn luôn kiên định con đường đã lựa chọn.(0,5 đ)
Sự nghiệp sáng tác của M.Gorki phong phú và đồ sộ.Ông là bậc thầy về truyện
ngắn và chân dung văn học.M.Gorki là người đặt nền móng cho văn học Xô viết.Ông có
ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà văn của đất nước này(0,5 đ).
Tác phẩm tiêu biểu: “Người mẹ”, “Thời thơ ấu”, “Kiếm sống”, “Các trường đại
học của tôi”(0,5 đ)
II/TỰ LUẬN:
1/Nội dung : (3 đ)
HS cần trình bày các ý sau:
-Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu.Gắn
liền với hình tượng “sóng” là “em”. “Sóng” và “em” như hai nhân vật hỗ trợ nhau,cùng
khắc họa những trạng thái xúc cảm,những khao khát mãnh liệt của tác giả.(0,5 đ)
-Những trạng thái tinh tế trong tình yêu: tình yêu là một trạng thái tâm lí khác
thường, giống như con sóng biển vừa “dữ dội” lại vừa “dịu êm” ,vừa “ồn ào” lại vừa
“lặng lẽ”.(0,5 đ)
-Tình yêu muôn thưở của nhân loại,cũng như con sóng từ ngàn xưa đến nay vẫn
chẳng hề thay đổi.(0,5 đ)
-Không thể giải thích được tình yêu bằng lí trí thông thường.Tuy vậy tâm lí chung
của nhiều người,khi yêu vẫn muốn tìm và giải thích: Vì sao ta yêu nhau? Yêu nhau tự bao
giờ?Nhưng làm sao có thể cắt nghĩa được?(0,5 đ)
-Tình yêu bao giờ cũng đi kèm với nỗi nhớ thương.Vì nhớ thương nên em luôn
thức cả trong mơ,tựa hồ như con sóng biển triền miên, dạt dào không bao giờ chịu yên
một chỗ.(0,5 đ)
-Tuy nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian, nhưng thời gian không làm cho nhà

thơ lo âu ,mà ngược lại khiến nhà thơ thêm tin tưởng vào tình yêu.Từ niềm tin vào tình
yêu,coi tình yêu là hạnh phúc,là lẽ sống, nhà thơ mong muốn tình yêu trở thành vô
biên,vĩnh viễn được sống hết mình cho tình yêu.(0,5 đ)
2/Nghệ thuật:(2 đ)
-Xây dựng hình tượng “sóng” và “em” sóng đôi nhau trong suốt bài thơ.(1 đ)
-Nhịp thơ tựa hồ như sóng để diễn tả những cung bậc khác nhau trong tình yêu.
(0,5 đ)
-Lối điệp từ , điệp kết cấu câu khiến cho đoạn thơ có âm hưởng náo nức, thích
hợp trong việc thể hiện tình cảm hăm hở, đắm say.(0,5 đ)
3/Trình bày: sạch,đẹp… (1 đ)
ĐỀ II:
I/LÝ THUYẾT:
Qúa trình sáng tác của Nguyễn Tuân:
Nguyễn Tuân bắt đầu sáng tác từ khoảng đẩu những năm 1930,nhưng nhà văn chỉ
thực sự nổi tiếng từ năm 1938-1939.
-Trước Cách mạng tháng Tám:(1 đ)
Nguyễn Tuân có một số tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu như: “Một chuyến đi”,
“Vang bóng một thời”…Những tác phẩm này ghi lại vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và
những phong tục cổ truyền của dân tộc,bằng một lối viết tài hoa ,uyên bác và xoay quanh
những chủ đề như: chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp “Vang bóng một thời”…
-Sau Cách mạng tháng Tám :(1 đ)
Nguyễn Tuân sáng tác các tập: “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”..Tất cả đều
được viết theo thể tùy bút-bút kí,văn phong tài hoa độc đáo, có giá trị thông tin ,tư liệu
phong phú và chính xác.Hình tượng bao trùm trong những tác phẩm này chính là nhân
dân lao động và người chiến sĩ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II/TỰ LUẬN:
1/Nội dung: (5 đ )
-Trước hết cần phải hiểu cảm hứng lãng mạn chính là cảm hứng về sự vượt lên
trên hiện thực với những mất mát gian khổ hướng tới tương lai huy hoàng với những mơ
ước cao đẹp .Cảm hứng lãng mạn thể hiện vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn, tình cảm của

con người và do đó thường gắn liền với chất trữ tình.Giàu chất trữ tình và cảm hứng lãng
mạn là một trong những đặc điểm nổi bật trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
(2 đ)
Trong tác phẩm, đặc điểm này được thể hiện khá rõ qua nhiều phương diện ,tiêu
biểu như:
-Nhân vật Nguyệt:Đây là con người có vẻ đẹp toàn diện từ ngoại hình đến nội
tâm,mang tính lý tưởng.(1 đ)
-Khung cảnh thiên nhiên: Đây là một khung cảnh từ bầu trời đến con đường đều
có phần thơ mộng.Trong đó ,đáng chú ý nhất là mảnh trăng cuối rừng huyền ảo, bí
ẩn ,gần gũi mà xa xăm…Khung cảnh thiên nhiên dịu dàng trong trẻo này đối lập với sự
khốc liệt của đạn bom nơi chiến trường.(1 đ)
-Cốt truyện:Đây là một phương diện thể hiện rõ chất lãng mạn,trữ tình. ”Mảnh
trăng cuối rừng” là câu chuyện trai gái yêu nhau,cùng đến nơi hò hẹn.Truyện do người
trong cuộc kể(Lãm) ,do đó, mang đậm cảm xúc,tình cảm…(1 đ)
2/Nghệ thuật: (2 đ )
-Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật Nguyệt,linh hồn của tác phẩm, vừa
chân thực vừa lãng mạn.(1 đ)
-Nghệ thuật tạo dựng cốt truyện và tình huống truyện éo le cùng bút pháp trần
thuật có nhiều đặc sắc, tạo nên sức hấp dẫn nghệ thuật của tác phẩm.(1 đ)
3/ Trình bày: sạch, đẹp …(1 đ)

×