Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ hạt loài đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczek) trên mô hình chuột đái tháo đường thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
===**===

LƯƠNG THỊ NỤ

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ
KHẢ NĂNG CHỐNG RỐI LOẠN TRAO ĐỔI LIPID
CỦA DỊCH CHIẾT TỪ HẠT LOÀI ĐẬU XANH
(Vigna radiata (L.) Wilczek) TRÊN MÔ HÌNH
CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa sinh học
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG LIÊN

HÀ NỘI – 2015


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI

CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
TS.Trần Thị Phương Liên người đã giúp tôi tiếp cận đề tài và nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình thưc hiện đề tài, giúp tôi vượt qua khó khăn
để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy cô và các cán bộ trong khoa
Sinh - KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy, hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Tôi cũng xin cảm đến các anh chị và các bạn thuộc phòng thí nghiệm Hóa
sinh luôn chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn ở bên
tôi, động viên và giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt những năm
học qua.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Lương Thị Nụ

Lương Thị Nụ

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Trần Thị Phương Liên. Luận văn này không có sự trùng lặp với các
đề tài khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Lương Thị Nụ

Lương Thị Nụ

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTĐ

: Đái tháo đường

BP

: Béo phì

HDL

: Hight density lipoprotein tỉ trọng cao

HDL - c

: Hight density lipoprotein - cholesteron tỉ trọng cao

LDL


: Low Density lipoprotein tỉ trọng thấp

LDL - c

: Low Density lipoprotein - cholesteron tỉ trọng thấp

TG

: Triglyceride

STZ

: Streptozotocin

Lương Thị Nụ

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu xanh ................................... 9
Bảng 1.2. Phân loại BMI của người trưởng thành Châu Âu và Châu Á ............ 11
Bảng 1.3. Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ theo WHO ..................................... 17
Bảng 2.1. Thành phần thức ăn vỗ béo cho chuột ............................................... 25

Bảng 3.1. Khối lượng trung bình của hai nhóm chuột nuôi bằng hai chế độ dinh
dưỡng khác nhau ............................................................................................... 33
Bảng 3.2. So sánh một số chỉ số lipid máu giữa chuột nuôi thường và nuôi
béo phì thực nghiệm .......................................................................................... 35
Bảng 3.3. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột thí nghiệm trước và sau khi
tiêm STZ ........................................................................................................... 37
Bảng 3.4. Khối lượng các lô chuột trước và sau 3 tuần điều trị .......................... 40
Bảng 3.5. Kết quả nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột sau 21 ngày
điều trị ............................................................................................................... 42
Bảng 3.6. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước và sau điều trị
bằng cao phân đoạn CHCl3 và cao phân đoạn EtOH ......................................... 45
Bảng 3.7. Kết quả thử độc tính cấp theo đường uống ........................................ 47
Hình 1.1. Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) ....................................... 7
Hình 2.1. Hạt đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) ........................................ 24
Hình 2.2. Chuột nhắt trắng chủng Swiss ............................................................ 24
Hình 2.3 Phương pháp lấy máu đo glucose huyết .............................................. 28
Hình 3.1. Chuột nuôi thường và chuột nuôi béo sau 6 tuần .................................... 32
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh sự tăng trọng của các nhóm chuột với 2 chế độ dinh
dưỡng khác nhau trong 6 tuần ........................................................................... 33
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh một số chỉ số hóa sinh giữa các lô chuột .................. 35
Lương Thị Nụ

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hình.3.4. Nồng độ glucose huyết của các lô chuột thí nghiệm trước và sau khi

tiêm 72 giờ ........................................................................................................ 38
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh khối lượng cơ thể chuột trước và sau 3 tuần điều trị .40
Hình 3.6. Nồng độ glucose huyết lúc đói của các lô chuột trước và sau 21 ngày
điều trị ............................................................................................................... 43
Hình 3.7. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước và sau điều trị
bằng cao phân đoạn CHCl3 và cao phân đoạn EtOH .......................................... 45

Lương Thị Nụ

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
Mở đầu .............................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Một số hợp chất tự nhiên ở thực vật ............................................................ 4
1.1.1. Phenolic ................................................................................................... 4
1.1.2. Flavonoid thực vật ................................................................................... 5
1.1.3. Tanin ....................................................................................................... 6
1.1.4. Alkaloid thực vật ..................................................................................... 6
1.2. Vài nét chung về đối tượng nghiên cứu ...................................................... 7
1.2.1. Thực vật học ............................................................................................ 7
1.2.2. Phân bố, sinh thái .................................................................................... 8
1.2.3. Thành phần hóa học ................................................................................. 9
1.2.4. Công dụng ............................................................................................... 9
1.3. Bệnh béo phì .............................................................................................. 11

1.3.1. Vài nét về bệnh béo phì ........................................................................... 11
1.3.2. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam .......................................... 14
1.3.3. Điều trị bệnh béo phì ............................................................................... 16
1.4. Bệnh đái tháo đường ................................................................................... 17
1.4.1. Vài nét về bệnh đái tháo đường ............................................................... 17
1.4.2. Thực trạng đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam .............................. 21
1.4.3. Điều trị bệnh đái tháo đường ................................................................... 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 24
2.1.1. Mẫu thực vật ............................................................................................ 24
2.1.2. Mẫu động vật ........................................................................................... 24
2.2. Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm ................................................................. 25
Lương Thị Nụ

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2.1. Hóa chất .................................................................................................. 25
2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................. 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 25
2.3.1. Phương pháp tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm và chuột ĐTĐ
type 2 ................................................................................................................ 25
2.3.2. Sử dụng phương pháp hóa sinh y dược để định lượng đường huyết
và một số chỉ số hóa sinh liên quan tới rối loạn trao đổi lipid ở chuột ............... 27
2.3.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học ...................................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 32

3.1. Kết quả tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm và chuột đái tháo đường
type 2 ................................................................................................................ 32
3.1.1. Kết quả tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm ...................................... 32
3.1.2. Kết quả tạo mô hình chuột đái tháo đường type 2 .................................... 36
3.2. Đánh giá tác dụng giảm trọng lượng từ dịch chiết của hạt loài đậu xanh
(Vigna radiata (L.) Wilczek) trên mô hình chuột béo phì .................................. 39
3.3. Đánh giá tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid
từ dịch chiết của hạt loài đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) trên mô hình
chuột đái tháo đường type 2 .............................................................................. 42
3.3.1. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết từ hạt loài đậu xanh đến
nồng độ glucose huyết lúc đói của chuột ĐTĐ type 2 ........................................ 42
3.3.2. Tác dụng đến chuyển hóa lipid của các phân đoạn dịch chiết từ hạt
loài đậu xanh trên mô hình chuột ĐTĐ type 2 ................................................... 44
3.4. Xác định liều độ độc cấp LD50 .................................................................... 46
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 48
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 50
Lương Thị Nụ

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, BP đang trở thành một vấn nạn toàn cầu, số người bị béo phì
trên thế giới lên đến hơn 2,1 tỷ người. BP không đơn giản chỉ là sự tăng lên về

số lượng cân nặng cơ thể mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật như
huyết áp tăng cao, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, tim mạch, đột quỵ, …
ĐTĐ được coi là một căn bệnh “giết người thầm lặng” bởi nó không chỉ là
một bệnh mãn tính mà còn kèm theo những biến chứng nguy hiểm như xơ vữa
động mạch, đột quỵ, mù lòa, hôn mê... [2].Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO,
tính đến tháng 11/2013, trên thế giới đã có khoảng 382 triệu người mắc đái tháo
đường, dự tính tới năm 2030 sẽ lên tới 552 triệu người mắc đái tháo đường.
Tại Việt Nam vào năm 2000 có 791.653 người mắc đái tháo đường và dự
đoán tăng lên 2.342.879 người vào năm 2030. Với tốc độ tăng từ 8 - 20% mỗi
năm, Việt Nam được xếp vào nước có tỉ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế
giới. Đối tượng mắc bệnh ĐTĐ phổ biến ở độ tuổi từ 30 - 65, nhưng hiện nay đã
có những bệnh nhân mới chỉ có 8-10 tuổi, điều này phản ánh sự trẻ hóa của bệnh
ở nước ta.
Ngày nay có rất nhiều loại thuốc tổng hợp chữa BP và ĐTĐ hiệu quả như
metformin, orlistat, sibutramin, ephedrin,... nhưng lại vô cùng tốn kém và còn có
tác dụng phụ. Trước tình hình đó, WHO đã khuyến cáo điều chế thuốc từ nguồn
gốc thảo dược có sẵn, dễ sử dụng, ít gây tác dụng phụ và giá thành rẻ rất phù
hợp với một nước như Việt Nam [1][2].
Đậu xanh có tên khoa học Vigna radiata (L.) Wilczek là cây trồng quen
thuộc ở Châu Á và rất phổ biến ở nước ta.
Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên
khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc, chữa lở loét, làm sáng mắt, hạ
huyết áp,… Từ cổ xưa đến nay đậu xanh đã được các đại danh y và danh y coi
trọng sử dụng làm các vị thuốc quý.
Lương Thị Nụ

1

Lớp K37B - SP Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu
xanh và chế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp. Trong đậu xanh còn có thành
phần hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng
động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.
Từ thực tế đó, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
tác dụng hạ đƣờng huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch
chiết từ hạt loài đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) trên mô hình chuột
đái tháo đƣờng thực nghiệm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết từ hạt loài đậu xanh (Vigna radiata
(L.) Wilczek) đến hàm lượng glucose huyết và một số chỉ số lipid máu ở chuột
đái tháo đường type 2 và chuột béo phì nhằm tạo cơ sở cho việc sử dụng chúng
trong hỗ trợ điều trị béo phì và đái tháo đường.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Tạo mô hình chuột béo phì và chuột đái tháo đường thực nghiệm.
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của các phân đoạn dịch chiết của hạt loài đậu xanh
(Vigna radiata (L.) Wilczek) đến khối lượng, nồng độ glucose và một số chỉ số
lipid máu như Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL - c, LDL - c....
3.3. Xác định liều độc cấp LD50 từ dịch chiết của hạt loài đậu xanh (Vigna
radiata (L.) Wilczek).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mẫu thực vật
Đối tượng nghiên cứu là hạt đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) được
thu hái vào tháng 5 năm 2013 tại huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định.

- Mẫu động vật
Chuột nhắt trắng chủng Swiss 4 tuần (17 - 20g/con) do Viện vệ sinh dịch
tễ TW cung cấp.
Lương Thị Nụ

2

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi
lipid của dịch chiết từ hạt loài đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) trên mô
hình chuột đái tháo đường thực nghiệm.
5. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp một số dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của dịch chiết từ hạt
loài đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) đến khối lượng, nồng độ glucose và
một số chỉ số lipid máu.

Lương Thị Nụ

3

Lớp K37B - SP Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số hợp chất tự nhiên ở thực vật
1.1.1. Phenolic.
1.1.1.1. Giới thiệu chung.
Hợp chất phenolic là nhóm các chất khác nhau rất phổ biến trong thực vật.
Đặc điểm chung của chúng là trong phân tử có chứa vòng thơm (benzen) mang
một, hai hay ba nhóm hydroxyl (OH) gắn trực tiếp vào vòng benzen [8].
Dựa vào thành phần và cấu trúc, người ta chia hợp chất phenolic thành 3
nhóm: nhóm hợp chất phenolic đơn giản, nhóm hợp chất phenolic phức tạp,
nhóm hợp chất phenolic đa vòng [14].
1.1.1.2. Tác dụng sinh học.
Hợp chất phenolic có ở hầu hết các bộ phận của cây đặc biệt là tế bào
thực vật quang hợp. Chúng được hình thành từ những sản phẩm của quá trình
đường phân pentose qua acid cynamic hay theo con đường acetat malonat qua
Acetyl - CoA. Nhóm hợp chất này có các chức năng như sau:
- Các hợp chất phenolic tham gia vào quá trình hô hấp với vai trò như là
một chất vận chuyển hydro.
- Các polyphenol có thể hình thành liên kết hydro với các protein, các
enzyme, dẫn đến thay đổi hoạt động của enzyme bị tác động tương tự như hiệu
ứng điều hòa dị lập thể.
- Tác dụng mạnh lên quá trình sinh trưởng của thực vật, là chất hoạt hóa
enzyme IAA - oxydase, ngoài ra nó còn tham gia vào sự sinh tổng hợp enzyme
này. Phenol cũng được xem như chất điều khiển các chất điều hòa sinh trưởng ở
thực vật.
- Hợp chất phenolic có tính kháng khuẩn. Chúng có tác dụng quan trọng
trong quá trình liền sẹo ở các vết thương cơ học ở thực vật, có tác dụng đẩy

nhanh quá trình tái sinh, chống bức xạ, gốc tự do, tác nhân gây đột biến và các
chất gây oxy hóa.

Lương Thị Nụ

4

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Hàm lượng polyphenol trong cây biến động trong phạm vi rất rộng. Hàm
lượng này tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sinh thái [8].
1.1.2. Flavonoid thực vật.
1.2.1.1. Giới thiệu chung.
Trong số các chất polyphenol tự nhiên, flavonoid là nhóm chất quan
trọng vì chúng phổ biến trong cơ thể thực vật và có nhiều hoạt tính sinh, dược
học có giá trị.
Các flavonoid là dẫn xuất của 2 - phenyl chroman (flavan). Đó là những
hợp chất được tạo thành từ 2 vòng benzen A, B được kết nối bởi một dị vòng C
với khung cacbon C6 - C3 - C6.
2'
8
7

9


1

2

10
5

B

1'

4'

C

A
6

3'

O

3

6'

5'

4


Flavan (2-phenyl chroman)
Flavonoid phổ biến ở nhiều loại thực vật và có nhiều chức năng.
Tùy theo mức độ oxy hóa của vòng pyran, sự có mặt hay không có mặt
của nối đôi giữa C2 - C3 và nhóm carbonyl ở C4 mà có thể chia flavonoid thành
các nhóm phụ sau: flavon, flavonol, flavanon, chalcon, auron, antoxyanidin,
leucoantoxyanidin, catechin, isoflavonoid, rotenoid, neoflavonoid. Trong đó
nhóm flavonol có độ oxy hóa cao nhất, nhóm catechin có độ oxy hóa thấp nhất.
1.2.1.2. Tác dụng sinh học
- Flavonoid có hoạt tính của vitamin P, làm tăng tính bền và đàn hồi của
thành mạch, giảm sức thấm của mao mạch.
- Tác dụng chống oxy hóa (antioxydant): Flavonoid có khả năng kìm hãm
các quá trình oxy hóa dây chuyền sinh ra bởi gốc tự do hoạt động.
- Flavonoid có khả năng điều hòa hoạt độ enzyme do khả năng liên kết
với nhóm amin trong phân tử protein, làm thay đổi cấu hình không gian của
enzyme do đó tạo hiệu ứng điều hòa dị lập thể.
Lương Thị Nụ

5

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Flavonoid có tính kháng khuẩn, kháng virus, tăng khả năng đề kháng của
cơ thể do kích thích lympho bào, tăng sản xuất interferon, ức chế hiện tượng
thoát bọng (digramilation).
- Flavonoid có tác dụng chống ung thư do kìm hãm các enzyme oxy hóa

khử, quá trình đường phân, hô hấp, kìm hãm phân bào phá vỡ cân bằng trong
quá trình trao đổi chất của tế bào ung thư.
- Flavonoid có tác dụng chống ĐTĐ và rối loạn trao đổi chất [19][20].
1.1.3. Tanin.
1.1.3.1. Giới thiệu chung.
Tannin là hợp chất phenolic có khối lượng phân tử cao, có chứa các nhóm
chức hydroxyl, cacboxyl... có khả năng tạo phức với protein và các phân tử khác
trong điều kiện môi trường đặc biệt. Tannin được cấu tạo dựa trên acid gallic và
acid tanic [11].
Tanin được chia làm hai nhóm chính là tanin thủy phân và tanin ngưng tụ.
1.1.3.2. Tác dụng sinh học.
- Tannin có tác dụng giảm sự bài tiết trong ống tiêu hóa, kết tủa protein
tạo thành một màng che niêm mạc, góp phần vào chữa bệnh tiêu chảy.
- Tannin dùng để chữa ngộ độc kim loại và alkaloid do tạo kết tủa với
chúng.
- Tannin có tác dụng chống ung thư do có khả năng kết hợp với các chất
gây ung thư.
- Tannin ở nồng độ cao ức chế hoạt động của các enzyme nhưng ở nồng
độ thấp chúng lại thường kích hoạt enzyme.
- Ngoài ra, tannin còn có tác dụng ức chế và diệt khuẩn, tác dụng cầm
máu do làm se hệ mao mạch hay tác dụng làm giảm đau tại chỗ do làm giảm tác
dụng của đầu dây thần kinh trung ương [8].
1.1.4. Alkaloid thực vật.
1.1.4.1. Giới thiệu chung.
Alkaloid là một nhóm các hợp chất hữu cơ có cấu trúc chứa nitơ, đa số
nhân có chứa nitơ dị vòng, có tính kiềm, thường gặp ở thực vật và đôi khi ở cả
động vật. Alkaloid thường có hoạt tính sinh học mạnh và cho phản ứng hóa học
với một số thuốc chung của alkaloid.
Lương Thị Nụ


6

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.1.4.2. Tác dụng sinh học.
Do được hình thành từ các sản phẩm của quá trình trao đổi chất như trao
đổi protein nên ở thực vật, alkaloid được coi như là chất dự trữ cho tổng hợp
protein, các chất bảo vệ cây, tham gia vào sự chuyển hóa hydro ở các mức độ
khác nhau.
Alkaloid được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược. Hiện nay có rất
nhiều thuốc được sử dụng trong y học có nguồn gốc là các alkaloid tự nhiên
hoặc nhân tạo như morphin, cocain,...
1.2. Vài nét chung về đối tƣợng nghiên cứu.
1.2.1. Thực vật học.
Đậu xanh có tên khoa học Vigna radiata (L.) Wilczek thuộc ngành
Magnoliophyta, lớp Magnoliopsida, bộ Fabales, họ Fabaceae, chi Vigna. Chi
Vigna là một trong những chi lớn trong họ Đậu, bao gồm 7 chi phụ: Vigna,
Haydonia,

Plactropic,

Macrhyncha,

Ceratotropic,


Lasiospron,

Sigmaidotrotopis.
Đậu xanh theo quan điểm lấy hạt của nhân dân ta bao gồm các loài thuộc
hai chi phụ là Ceratotropic, còn được gọi là nhóm đậu châu Á.

Hình 1.1. Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek)
Đậu xanh là cây trồng cạn thu quả và hạt, bao gồm các bộ phận rễ, thân,
lá, hoa, quả.

Lương Thị Nụ

7

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Cây đậu xanh thuộc loại cây thân thảo mọc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng,
thân yếu có lớp lông mịn màu nâu sáng, chiều cao trung bình từ 40 - 80 cm,
đường kính trung bình từ 8 - 12 mm.
Lá cây đậu xanh thuộc loại lá kép, có ba lá chét, có lông hai mặt, mọc
cách. Mỗi lá kép gồm ba lá đơn, một lá thật hoàn chỉnh gồm có: lá kèm, cuống
lá và phiến lá.
Hoa xuất hiện sau khi gieo hạt khoảng 18 - 21 ngày nhưng nụ còn rất nhỏ,
nằm khuất trong vảy nhỏ ở nách lá. Hoa đậu xanh là loại hoa lưỡng tính, tự thụ
phấn, phát triển từ chùm hoa, gồm 16 - 20 hoa nhưng thường chỉ đậu 3 - 8 quả.

Khi mới hình thành hoa có hình cánh bướm, màu xanh tím, khi nở cánh hoa có
màu vàng nhạt.
Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, hình trụ, dạng tròn hơi dẹt, dài từ 8 - 10
cm, đường kính từ 4 - 6 mm, có gân nổi dọc hai bên cạnh quả. Quả non màu
xanh, nhiều lông tơ, khi chín có màu nâu đen hay vàng và ít lông. Mỗi quả có từ
5 - 10 hạt.
Hạt gồm vỏ hạt, rốn hạt hai lá mầm và một mầm non. Hạt có hình tròn,
hình trụ, hình ô van... và có nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh mốc, xanh
bóng, xanh nâu, vàng mốc, vàng bóng nằm ngăn cách nhau bằng những vách
xốp của quả. Ruột hạt màu vàng, xanh, xanh nhạt.
1.2.2. Phân bố, sinh thái.
Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á, phân bố chủ yếu ở các
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc ở Châu Á và rất phổ
biến ở nước ta. Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có
thể thích nghi với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam
Châu Á, cây đậu xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan,
Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Inđônexia ... nay đã được phát
triển tại một số quốc gia vùng ôn đới, ở Châu Úc, lục địa Châu Mỹ.
Ở Việt Nam đậu xanh được trồng trong khắp cả nước từ Bắc vào Nam.
Đây là loại thực phẩm quan trọng và có giá trị đặc biệt trong văn hóa ẩm thực
nước ta.
Lương Thị Nụ

8

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đậu xanh là loại cây thực phẩm ngắn ngày, được gieo trồng vào mùa ấm
áp. Cây đậu xanh thuộc loại cây ưa ấm, sinh trưởng và phát triển tối ưu ở nhiệt
độ 20 - 300C, độ ẩm đất khoảng 75 - 80%. Thời gian sinh trưởng của cây thường
là 65 - 70 ngày, tùy thuộc vào từng loại giống và điều kiện chăm sóc.
1.2.3. Thành phần hóa học.
Theo y học hiện đại, đậu xanh có thành phần dinh dưỡng rất cao. Bên
cạnh thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất
nhiều vitamin như vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid
folic; và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu, …
Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng trong 100g đậu xanh
Năng lượng

H2O

Protid

Lipid

Glucid

Cenllulose

(kcal)

(%)

(%)


(%)

(%)

(%)

328.0

12.4

23.4

2.4

53.1

4.7

1.2.4. Công dụng
Trong cả Đông y và Tây y, đậu xanh là một vị thuốc bổ có tác dụng chữa
nhiều bệnh.
- Theo Đông y
Đậu xanh vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, rất thích
hợp cho việc chữa trúng nóng, phiền khát, ngộ độc thức ăn hoặc dược thảo. Đậu
xanh cũng có thể dùng để chữa bệnh tăng huyết áp và chống viêm nhiễm.Tác
dụng thanh nhiệt giải độc của vỏ đậu xanh còn cao hơn thịt hạt đậu.
Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước
uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều),
đái tháo đường, đi tiểu khó, đau bụng do nhiệt, bụng nóng cồn cào, buồn phiền
khó chịu, nhức đầu, nôn mửa, phụ nữ có thai bị nôn ọe nhiều.

Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da
như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao,
viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi...
Lương Thị Nụ

9

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Theo Tây y
Các nghiên cứu khoa học ngày càng đưa ra nhiều kết quả cho thấy tác
dụng tích cực của đậu xanh đối với sức khỏe con người. Do đó, ngày nay đậu
xanh được mệnh danh là “Thực phẩm của tương lai”.
Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu
xanh và chế phẩm của đậu xanh huyết áp sẽ giảm. Trong đậu xanh còn có thành
phần làm hạ mỡ máu hữu hiệu, giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng
động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.
Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường
tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ,
nhất là cholesterol. Do đó, ăn cháo đậu xanh thường xuyên giúp người béo kiềm
chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu
xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh
tiểu đường. Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ
thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.
Ngoài ra, vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có

tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy
cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ gốc Tây Ban Nha
tỷ lệ ung thư vú chỉ bằng ½ so với phụ nữ da trắng do thường sử dụng đậu xanh
trong chế độ ăn hàng ngày.
Trong đời sống hàng ngày, đậu xanh được sử dụng rộng rãi và phổ biến
với nhiều cách chế biến khác nhau như hấp, làm bánh, nấu chè, xôi, sữa,… thích
hợp cho cả ăn chay lẫn ăn mặn. Người Ấn Độ sử dụng đậu xanh như một thành
phần chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người Trung Quốc và Việt Nam
thường ăn điểm tâm bằng các loại cháo, như cháo thịt, cháo cá nhưng trong đó
thông dụng nhất là cháo đậu xanh, bởi tính nhẹ nhàng thanh sạch và tác dụng
giải độc cho cơ thể. Để dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày có thể sử dụng
khoảng 50-100g đậu xanh nấu nhừ ở dạng cháo. Có thể thay đổi khẩu vị bằng
cách ăn với đường, muối hoặc nấu với thịt và rau củ quả đều tốt cho sức khỏe.
Lương Thị Nụ

10

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3. Bệnh béo phì.
1.3.1. Vài nét về bệnh béo phì.
Bệnh béo phì (obesity) được tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa là
tình trạng tích luỹ mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay
toàn thân tới mức ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Béo phì là tình trạng không bình thường của sức khoẻ có nguyên nhân

dinh dưỡng. Thông thường người khoẻ mạnh, dinh dưỡng hợp lý thì cân nặng
dao động trong một giới hạn nhất định.
Hiện nay, WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass
Index) để nhận định tình trạng béo gầy. BMI được tính theo công thức sau:

BMI 

W: Trọng lượng cơ thể (kg)

W
H2

H: Chiều cao (m)

Bảng 1.2. Phân loại BMI của ngƣời trƣởng thành Châu Âu và Châu Á[2]
Ngƣời trƣởng thành

Ngƣời trƣởng thành

Châu Âu

Châu Á

Nhẹ cân

< 18.5

< 18.5

Bình thường


18.5 - 24.9

18.5 - 22.9

Quá cân

≥ 25 - 29.9

≥ 23

Béo phì độ 1

30 - 34.9

>23 - 24.9

Béo phì độ 2

35 - 39.9

25 - 29.9

Béo phì độ 3

≥ 40

≥ 30

Mức độ thể trọng


Bệnh béo phì có thể được phân chia làm hai loại là bệnh béo phì tính đơn
thuần và bệnh béo phì tính kế phát.
- Bệnh béo phì có tính đơn thuần là loại bệnh không có liên quan gì đến
các loại bệnh khác chỉ đơn giản là do lượng nhiệt năng hấp thụ vào cơ thể vượt
quá lượng nhiệt năng bị tiêu hao đi, lâu dần mới sinh ra béo phì.

Lương Thị Nụ

11

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Bệnh béo phì kế phát còn được gọi là loại bệnh béo phì có triệu chứng,
nguyên nhân rõ ràng là do sự trao đổi chất và nội tiết trong cơ thể gặp trở ngại,
thông thường là sẽ gây ra sự tổn thương trên não bộ, như gây ra bệnh viêm não,
phù thũng não, làm tổn hại đến các chức năng của tuyến thượng thận, suy giảm
tuyến giáp trạng, gây ra bệnh đái tháo đường.
Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì vô cùng phức tạp và đang trở thành vấn
đề tranh cãi của các nhà khoa học. Chưa có kết luận cụ thể nào về nguyên nhân
trực tiếp gây ra bệnh béo phì nhưng người ta đã tổng kết và đưa ra được những
nhóm nguy cơ gây bệnh béo phì như sau:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh và thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống nhiều calories, ăn thức ăn nhanh, bỏ qua bữa ăn sáng, ăn
hầu hết lượng calo vào ban đêm, tiêu thụ nhiều calo và ăn quá nhiều, tất cả đóng

góp cho tăng cân.
- Hoạt động thể lực kém
Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng
lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể do đó có vai trò hết sức quan trọng
đối với tình trạng thừa cân - béo phì. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ
thể chuyển hóa tích cực. Hiện nay, hầu hết người lớn dành phần lớn thời gian
ngồi trong ngày, dù ở nhà, tại nơi làm việc hoặc trong quá trình hoạt động giải
trí. Với một lối sống ít vận động, có thể không dễ dàng thực hiện đốt cháy nhiều
calo mỗi ngày thông qua tập thể dục hoặc hoạt động hàng ngày bình thường.
Xem truyền hình quá nhiều là một trong những đóng góp lớn nhất cho một lối
sống ít vận động và tăng cân.
- Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì. Theo các nghiên cứu
khoa học thì 69% người béo phì có bố hoặc mẹ béo phì ; 18% cả bố và mẹ đều
béo phì; chỉ có 7% là tiền sử gia đình không có ai béo phì. Nhiều nghiên cứu đã
cố gắng xác định xem nguyên nhân của tình trạng béo phì có tính gia đình là
Lương Thị Nụ

12

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

do di truyền hay do môi trường. Hiện nay người ta đã có những bằng chứng kết
luận rằng: béo phì thường do yếu tố môi trường tác động lên những cá thể có
khuynh hướng di truyền.

- Yếu tố kinh tế
Ở các nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tỉ lệ người béo ở tầng lớp
nghèo thường thấp. Nguyên nhân chính là do nguồn cung cấp thực phẩm còn
hạn chế, năng lượng tiêu hao nhiều không chỉ do lao động chân tay nặng nhọc
mà tiêu hao năng lượng còn tăng lên do đi lại chủ yếu bằng phương tiện thô sơ
hay đi bộ. Ngược lại, ở cộng đồng có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn, tỷ lệ béo
phì thường cao hơn. Mặt khác, ở các nước công nghiệp phát triển, sự thiếu ăn
không còn phổ biến nữa, tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so
với các tầng lớp khá giả hơn. Nguyên nhân là do tầng lớp nghèo vẫn giữ thói
quen ăn uống có nguy cơ đối với thừa cân, còn tầng lớp khá giả lại có xu hướng
kiểm soát tốt hơn tình trạng béo phì so với tầng lớp nghèo.
- Một số nguyên nhân khác
+ Thiếu ngủ: Nếu ngủ ít hơn 7 tiếng đồng hồ/ngày sẽ khiến cơ thể thiếu
năng lượng, nó sẽ tự bù đắp năng lượng bằng cách ăn nhiều hơn.
+ Sự rối loạn nội tiết và chuyển hóa: Những người bị bệnh rối loạn nội tiết
và chuyển hóa như u vỏ thượng thận, mãn kinh, rối loạn chuyển hóa đường, rối
loạn mỡ máu sẽ kích thích tạo mô mỡ.
+ Các thương tổn trên não bộ: Những trường hợp bị béo phì đến từ nguy
cơ này rất hiếm gặp. Sự tổn thương vùng dưới đồi có thể gây ra bệnh béo phì.
Béo phì giờ đây đã trở thành một căn bệnh chứ không đơn giản chỉ là thừa
cân. Các nghiên cứu mang tính khoa học đã chứng minh rằng béo phì làm tăng
nguy cơ bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như:
- Hệ tim mạch: Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai
biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi.
- Hệ hô hấp: Giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ là một biến chứng rất
nguy hiểm.
Lương Thị Nụ

13


Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Hệ nội tiết, chuyển hóa: Tình trạng kém dung nạp glucose, kháng
insulin, nặng hơn là bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid
uric gây bệnh gút.
- Hệ vận động: Đi lại chậm chạp, dễ mắc các bệnh về thoái hóa xương
khớp do cơ thể phải chịu sức ép của trọng lượng quá lớn.
- Tác động về tâm sinh lý: Tự ti, trầm cảm, khó hòa nhập cộng đồng.
Người bị béo phì thường có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, hay nhức đầu, tê buốt
ở hai chân khiến cuộc sống không được thoải mái. Nhiều người mất tự tin vì
thân hình quá khổ khác người của mình.
- Một số bệnh ung thư như ung thư thực quản, trực tràng, vú...
1.3.2. Thực trạng béo phì trên thế giới và Việt Nam.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định béo phì là một bệnh dịch toàn
cầu, số người bị béo phì trên thế giới lên đến hơn 2,1 tỷ người trong năm 2014.
Còn trong năm 2013, WHO ghi nhận khoảng 42 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa
cân hoặc béo phì trên toàn thế giới. Dự đoán đến năm 2030, một nửa thanh niên
thế giới sẽ mắc phải tình trạng này.
Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với tốc độ báo động
không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển.
Trên thế giới, mỗi năm lại có thêm hàng triệu người mắc chứng béo phì. Đây
thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai.
Về mật độ, lâu nay chúng ta vẫn nghĩ Mỹ là quốc gia có tỷ lệ béo phì cao
nhất thế giới. Nhưng theo bản đồ mới về cuộc khủng hoảng béo phì thì các quốc
đảo Thái Bình Dương là khu vực có số dân béo phì đứng đầu thế giới. Bản đồ

dựa trên số liệu thống kê từ một nghiên cứu gần đây của Cục Tình báo Trung
ương Mỹ (CIA) về tình trạng béo phì trong cộng đồng quốc tế, trong đó cho thấy
Samoa thuộc Mỹ xếp ở vị trí dẫn đầu với gần 75% dân số bị béo phì; kế đến là
Nauru và đảo Cook với tỷ lệ lần lượt là 71,1% và 63,4% dân số.

Lương Thị Nụ

14

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Các khu vực khác gồm châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ đều có tình trạng
béo phì ở mức cao. Chẳng hạn ở Anh, hơn 25% dân số nước này bị béo phì.
Trong khi tại Mỹ, tỷ lệ này là 35%, Úc 27%, Thổ Nhĩ Kỳ 29,5%, và Libye
33,1%. Còn ở Pháp, Ý và Thụy Điển thì mức độ khả quan hơn với tỷ lệ béo phì
thấp hơn 10%. Trong khi đó, số người từ 15 tuổi trở lên béo phì ở Việt Nam đã
tăng 92% trong giai đoạn 2008 - 2013, và con số đó là 57% ở Trung Quốc, 37%
ở Ấn Độ. Riêng hầu hết các nước châu Phi và Nam Á có tỷ lệ béo phì thấp nhất
thế giới. Cụ thể chỉ có 1% người dân ở Bangladesh và Ethiopia bị thừa cân.
Đáng chú ý, báo cáo của WHO cho thấy có sự chênh lệch về tỷ lệ béo phì
giữa hai giới. Theo đó, số phụ nữ bị béo phì ở châu Phi, Đông Nam Á và Đông
Địa Trung Hải cao gấp 2 lần nam giới.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo, tình trạng béo phì hoặc thừa cân xuất
hiện ngày càng nhiều ở trẻ em, khi số trẻ em mắc bệnh này chiếm tới 47%.
Tại Việt Nam, căn bệnh béo phì cũng đang ngày càng xuất hiện nhiều ở

các thành phố lớn [3]. Theo khảo sát mới nhất của viện Dinh dưỡng Việt Nam
thì tỉ lệ người béo phì ngày càng tăng ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. Nhóm tuổi có tỉ lệ béo phì cao nhất là từ 15 đến 49 tuổi.
Nguy hiểm hơn là tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa ở nước ta. Theo
điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM, tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi
từ năm 1999 đến nay không ngừng tăng cao [13]. Cụ thể như vào năm 2013 thì
tỷ lệ béo phì ở trẻ học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% và 12,2% ở thành phố Hồ
Chí Minh. Không chỉ có trẻ em mà tỉ lệ béo phì ở thanh thiếu niên cũng tăng
nhanh không kiểm soát.
Với những hiểu biết hiện nay, thừa cân, béo phì được coi là những đối
tượng “ngiễm nhiên” tiến tới ĐTĐ type 2, đặc biệt với những người có chỉ số
BMI cao lại có vòng eo lớn - béo trung tâm [2]. Trước tình hình đó Bộ y tế đã kí
quyết định thành lập “Trung tâm phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì”
trực thuộc Viện dinh dưỡng, chính thức tuyên chiến với bệnh béo phì.
Lương Thị Nụ

15

Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3.3. Điều trị bệnh béo phì.
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh béo phì và đạt được một trọng
lượng khỏe mạnh. Các phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào mức độ của
bệnh béo phì, sức khỏe tổng thể, và sự sẵn sàng để tham gia vào kế hoạch giảm
cân.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống.
Đây là phương pháp đầu tiên mà người béo phì nên nghĩ đến và áp dụng.
Đó là cách giảm calo, giảm mỡ và tăng cường thức ăn có khả năng giảm sinh
năng lượng cho cơ thể. Năng lượng đưa vào thấp hơn nhu cầu sinh lý thì năng
lượng thêm vào để tiêu dùng là năng lượng từ mô dự trữ. Tuy nhiên, lượng calo
dung nạp và cần giảm mỗi ngày ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Cần dựa
vào cân nặng, tuổi, tình hình sức khỏe bệnh nhân.
- Hoạt động thể lực và tập thể dục.
Tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ năng lượng. Nên gia tăng hoạt động
thể lục từ từ như tập thể dục 10 - 30 phút/ngày cho đến khi đạt 300 phút/tuần.
Các bài tập vận động có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội …
Những trường hợp quá béo, cơ thể quá nặng nề thì không nên tập thể dục vì dễ
bị đau khớp, làm bệnh tim mạch thêm nặng. Tốt hơn hết cần có bác sỹ tư vấn về
chế độ tập luyện riêng.
- Điều trị bằng thuốc.
Áp dụng khi các phương pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động
không có hiệu quả đặc biệt người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc
bệnh tim mạch.
Điều trị bằng thuốc được chỉ định bởi bác sỹ có kinh nghiệm trong việc sử
dụng thuốc và hiểu rõ nguy cơ của các tác dụng phụ.
- Điều trị bằng phẫu thuật.
Bệnh nhân và người gia đình cần ổn định về tâm lý và có thể tuân theo sự
thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần được các bác sỹ có kinh nghiệm và đội ngũ đa
khoa chuyên nghiệp để đánh giá lợi ích và những nguy cơ của phẫu thuật.
Ngoài ra có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ giảm
cân như: Slim Fit, Collagen Slim, Rich Slim, Diet supplement....
Lương Thị Nụ

16


Lớp K37B - SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.4. Bệnh đái tháo đƣờng.
1.4.1. Vài nét về bệnh đái tháo đường.
Theo tổ chức Y tế Thế giới, “ĐTĐ là một hội chứng rối loạn chuyển hóa
carbohydrat có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc
thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài
tiết và hoạt động của insulin [2].
Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh
đái tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một định nghĩa mới về đái tháo đường: “Đái
tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm là tăng glucose máu,
hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của
insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại,
sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và
mạch máu” [4].
Hiện nay, đái tháo đường đang trở thành vấn nạn toàn cầu, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cả đời sống vật chất và tinh thần của mỗi quốc gia.
Bệnh ĐTĐ được xác định dựa vào những tiêu chí trong bảng 1.3 [1].
Bảng 1.3. Các tiêu chí để chuẩn đoán ĐTĐ theo WHO
Nồng độ đƣờng huyết
lúc đói
CM < 5,6 mmol/l

Nồng độ đƣờng huyết 2 giờ
sau khi làm nghiệm pháp


Kết luận

tăng đƣờng huyết
Bình thường

CM < 7,8 mmol/l

5,6mmol/l ≤ CM < 7mmol/l 7,8mmol/l ≤ CM < 11,1mmol/l
CM > 7mmol/l

CM > 11,1mmol/l

Rối loạn dung
nạp đường
Đái tháo đường

Chú thích .CM: Nồng độ đường huyết.
Ủy ban chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ của WHO năm
1999 đã đưa ra đề nghị phân loại ĐTĐ mới dựa trên những tiến bộ khoa học
những năm gần đây. Theo đó, bệnh ĐTĐ được phân loại như sau:
Lương Thị Nụ

17

Lớp K37B - SP Sinh


×