Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐÊ THI HSG VÀ ĐÁP ÁN TOÁN ĐỊA 8 TAM DƯƠNG 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.89 KB, 9 trang )

UBND HUYỆN TAM DƯƠNG

PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
Năm học 2010-2011
Môn: Địa lí 8
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: (2,5 điểm)
a) Chứng minh rằng: khí hậu châu Á phân hóa đa dạng? giải thích vì sao có
sự phân hóa như vậy?
b) Khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm của các
kiểu khí hậu đó?
Câu 2: (1,5 điểm)
Dựa và Átlat Địa lí Việt Nam trang 13-14 (Xuất bản Năm 2009) hoặc trang
9-10 (Năm 2008):
a) Xác định vĩ tuyến 220B đi qua các dãy núi, các dòng sông lớn nào?
b) Đi dọc theo kinh tuyến 108 0Đ từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết đi
qua các cao nguyên nào? Đặc điểm địa hình nham thạch các cao nguyên này?
c) Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau phải vượt qua các đèo nào? Ảnh
hưởng của các đèo tới giao thông vận tải bắc - nam?
Câu 3: (1,5 điểm)
a) Địa hình nước ta được hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?
b) Nêu sự hình thành các dạng địa hình sau:
- Đồng bằng phù sa mới.
- Địa hình ca-xtơ.
- Địa hình cao nguyên bazan.
- Địa hình đê sông, đê biển.
Câu 4: (2,5 điểm)


a) Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?
b) Nêu giá trị của sông ngòi và cho biết nguyên nhân nước sông bị ô nhiễm?
Nêu biện pháp khắc phục?
Câu 5: (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam ( đơn vị : triệu ha)
Năm
1943
1993
2001
Diện tích rừng
14,3
8,6
11,8
a) Tính tỉ lệ % che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).
b) Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó.
c) Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng ở Việt Nam?
Chú ý: Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam khi làm bài
----------- HẾT -----------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................
1


PHÒNG GIÁO DỤC TAM DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn : Địa lí 8
Năm học : 2010-2011
Thời gian làm bài: 120 phút


Câu 1: ( 2 điểm)
a/ Nêu những hiểu biết của em về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?
b/ Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN?
Câu 2: ( 1,5 điểm)
a/Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Em hãy chứng minh
điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển?
b/ Nêu những thuận lợi và khó khăn của biển đối với kinh tế và đời sống của nhân
dân ta?
Câu 3: ( 2,5 điểm)
a/ Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể
hiện ở những mặt nào?
b/ Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta trở lên đa
dạng và thất thường?
Câu 4: ( 1,5 điểm)
a/Dựa vào AtLat Địa Lí Việt Nam chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú đa dạng?
b/ Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên khoáng sản?
Câu 5: ( 2,5 điểm)
Cho bảng số liệu sau: Các nhóm đất chính ở nước ta( Đơn vị: %)
Nhóm đất
Diện tích
Đất Feralit đồi núi thấp
65
Đất mùn núi cao
11
Đất phù sa
24
a/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính của nước
ta và rút ra nhận xét?
b/ So sánh 3 nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố, giá trị sử dụng?

----------- HẾT -----------Thí sinh được sử dụng Atlat khi làm bài

Họ và tên……………………………………………Số báo danh………….
Giám thị không giải thích gì thêm

2


HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG
MÔN: ĐỊA 8 – ĐỀ CHÍNH THỨC ( HDC này gồm 3 trang)
Câu1: ( 2,5 điểm)
a/ Khí hậu Châu Á phân hóa rất đa dạng:
* Phân hóa thành nhiều đới khác nhau:
- Đới khí hậu cực và cận cực.
- Đới khí hậu ôn đới.
- Đới khí hậu cận nhiệt.
- Đới khí hậu nhiệt đới.
- Đới khí hậu xích đạo.
* Các đới khí hậu thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác
nhau:
- Đới khí hậu ôn đới: (3 kiểu) ôn đới lục địa, ôn đới gió mùa, ôn đới hải dương.
- Đới khí hậu cận nhiệt:( 4 kiểu) cận nhiệt Địa trung hải, cận nhiệt gió
mùa, cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.
- Đới khí hậu nhiệt đới:(2 kiểu) nhiệt đới khô, nhiệt đới gió mùa.
* Giải thích:
- Do lãnh thổ Châu Á trải dài từ vòng cực Bắc đến xích đạo.
- Do kích thước lãnh thổ Châu Á rộng lớn, có hình dạng khối.
- Có nhiều núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong
nội địa.
b/ Khí hậu phổ biến của châu Á là : Kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu

khí hậu lục địa:
* Các kiểu khí hậu gió mùa:Gồm 2 loại
- Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á
- Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới: Phân bố ở Đông Á
- Đặc điểm : 1 năm có 2 mùa rõ rệt.
+ Mùa đông : lạnh khô , ít mưa.
+ Mùa hạ: Nóng ẩm, mưa nhiều.
* Các kiểu khí hậu lục địa:
- Phân bố trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
- Đặc điểm: + Có 2 mùa:Mùa đông lạnh , khô. Mùa hạ nóng, khô
+ Lượng mưa ít: 200- 500mm phát triển cảnh quan hoang
mạc và bán hoang mạc.
Câu 2: (1,5 điểm)
a/ Vĩ tuyến 220B đi các dãy núi và dòng sông lớn là:
*Các dãy núi:
* Các dòng sông:
- Pu-đen đinh.
- Đà
- Hoàng Liên Sơn.
- Hồng
- Dãy con voi.
- Chảy
- Cánh cung sông Gâm
- Lô
- Cánh cung Ngân Sơn.
- Gâm
- Cánh cung Bắc Sơn
- Cầu
- Kì cùng


0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

1


b/ Đi dọc kinh tuyến 1080Đ từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết,
đi qua các cao nguyên:
- Kon tum, ĐăkLak, Mơ Nông, Di Linh.
- Địa hình, nham thạch:
+ Là khu nền cổ bị nứt vỡ kèm theo phun trào mắc ma thời kì Tân kiến tạo.
+ Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn, xen kẽ với bazan
trẻ là các đá cổ tiền Cambri.
+ Do có độ cao khác nhau nên gọi là các cao nguyên xếp tầng.
c/ Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau phải vượt qua các đèo:
- Sài Hồ, Tam Điệp, Ngang, Hải Vân, Cù Mông, Cả.
- Ảnh hưởng của các đèo tới hoạt động giao thông vận tải bắc - nam:
+ Cản trở cho hoạt động giao thông vân tải B- N.
+ Dễ xảy ra tai nạn cho các phương tiện giao thông khi vượt qua đèo.
+ Tốn kém chi phí cho công tác xây dựng các tuyến đường, các hầm
đường bộ xuyên qua đèo.

Câu 3: ( 1,5 điểm )
a/ Địa hình nước ta được hình thành và biến đổi do các nhân tố chủ
yếu sau:
- Do tác động của nội lực và ngoại lực của giai đoạn cổ kiến tạo và tân
kiến tạo.
- Tác động của khí hậu , dòng nước , con người.
b/ Sự hình thành của các dạng địa hình:
* Địa hình ca-xtơ :
- Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi sẽ gây ra
phản ứng hòa tan đá. Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy
ra rất mãnh liệt. Điạ hình ca-xtơ ở nước ta có đỉnh nhọn sắc sảo với nhiều
hang động ,có những hình thù kì lạ.
* Địa hình đồng bằng phù sa trẻ:
- Là những vùng sụt lún vào đại Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng
vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.
* Địa hình cao nguyên bazan:
- Được hình thành từ Đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo
các đứt gãy. Tập trung ở Tây nguyên.
* Địa hình đê sông, đê biển:
- Do con người tạo ra với nhiều chức năng: thủy điện, thủy lợi, ngăn lũ lụt…
Câu4: (2,5 điểm )
a/ Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam: (1 điểm)
* Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả
nước:
- Có 2360 sông dài trên 10km, trong đó có 93% sông nhỏ và ngắn.
- Có 2 sông lớn là Sông Hồng và sông Cửu Long.
* Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc- Đông nam và
vòng cung:
- Hướng TB-ĐN: Sông Đà, Hồng, Mã, Cả…
- Hướng vòng cung: Sông Cầu , Thương, Gâm…

*Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: Mùa lũ, mùa cạn khác nhau rõ rệt

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
2


- Mùa lũ : nước sông dâng cao và chảy mạnh, lượng nước chiếm 70-80%
lượng nước cả năm. Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau và có
xu hướng chậm dần từ B vào N.
- Mùa cạn: lượng nước ít chỉ chiếm 20-30%.
* Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
0,25
3
- Hàng năm vận chuyển tới 839 tỉ m nước cùng với hàng trăm triệu tấn

phù sa.
- Bình quân 1m3 nước sông chứa 223g cát bùn và chất hòa tan khác.
- Tổng lượng phù sa lớn : trên 200 triệu tấn/ năm.
b/ Giá tri của sông ngòi: ( 1,5 điểm)
0,5
* Sông ngòi có giá trị to lớn về nhiều mặt:
- Thủy điện, thủy lợi.
- Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Nuôi trồng đánh bắt thủy sản.
- Du lịch.
- Bồi đắp phù sa.
- Giao thông vận tải.
- Kết hợp với hệ thống kênh rạch sông ngòi còn có giá trị thau chua, rửa
mặn cho đồng bằng Sông Cửu Long.
* Nguyên nhân sông ngòi bị ô nhiễm :
0,5
- Do nước thải, rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
sinh hoạt chưa qua sử lí.
- Do rừng đầu nguồn bị chặt phá.
- Do đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện…
- Do vật liệu chìm đắm gây cản trở dòng chảy tự nhiên.
* Biện pháp khắc phục:
0,5
-sử lí nước thải, rác thải trước khi đưa ra môi trường.
- Không đánh bắt thủy sản trên sông bằng các hóa chất, điện…
- Bảo vệ rừng đầu nguồn
- Vớt các vật liệu chìm đắm gây cản trở dòng chảy.
- Xử lí nghiêm các hành vi gây ô nhiễm sông ngòi.
Câu 5: ( 2 điểm)
a/ tính tỉ lệ % che phủ rừng:

0,5
Năm
1943
1993
2001
Tỉ lệ che phủ(%)
43,3
26,1
35,8
b/ Vẽ biểu đồ: (1,0 điểm)
- Vẽ biểu đồ cột đúng, chính xác, có tên biểu đồ và chú giải .
- Nhận xét: Diện tích rừng nước ta từ năm 1943-2001 có sự biến động: (0,5 đ)
+ giai đoạn 1943-1993: diện tích rừng giảm mạnh : 17,2% và giảm 1,66 lần.
Do: chiến tranh hủy diệt, khai thác quá mức phục hồi, đốt rừng làm nương rẫy,
quản lí bảo vệ kém hiệu quả.
+ Từ 1993-2001: Diện tích rừng nước ta đã tăng 9,7% và tăng 1,37 lần do đẩy
mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng. Đặc biệt là vốn đầu tư về trồng rừng của
chương trình PAM.
+ Tuy nhiên diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng vẫn thấp hơn so với năm 1943.
3


HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG
MÔN ĐỊA 8
Câu 1: ( 2 điểm)
a/ Hiệp hội các nước Đông Nam Á( ASEAN)
* Thành lập ngày 8/8/1967 gồm 5 thành viên : Malaixia, philippin,
Indonexia,xingapo, thái lan.
- 1984: Brunây.
- 1995 : Việt Nam.

-1997 : Lào, Mianma.
- 1999: Campuchia.
- Đôngtimo: Chưa gia nhập.
* Mục tiêu : Thay đổi theo từng giai đoạn"
- Gđ1 : Trong 25 năm năm đầu , mục tiêu chính là hợp tác về quân sự.
- Gd2: Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ 20, mục tiên chung là giữ vững hòa
bình an ninh, ổn định khu vực xây dựng 1 cộng dồng hòa hợp cùng nhau phát
triển kinh tế- xã hội.
- Gd3: Từ cuối những năm 90 của thế kỉ 20 đến nay, các nước A-SE- AN gặp
một số khó khăn: Khủng hoảng kinh tế, xung đột tôn giáo , thiên tai nên đã có
sự đoàn kết hợp tác toàn diện, chặt chẽ hơn để giải quyết những khó khăn đó.
b/ Những thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi :
- Về quan hệ mậu dịch:
+ Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước A- SE-AN đạt khá cao. Tỉ
trọng giá trị hàng hóa buôn bán so với các nước trong hiệp hội lớn
+ Mặt hàng xuát chính của ta sang các nước là gạo.
+ Mặt hàng nhập khẩu chính là : xăng dầu, phân bón, hàng điện tử…
- Về hợp tác phát triển kinh té:
+ Dự án phát triển hành lang Đông tây tại khu vực sông Mê- Kông tạo điều
kiện khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn khó khăn ở nước
ta, giúp người dân phát triển kinh tê , xóa đói giảm nghèo.
* Khó khăn:
- Do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động thấp,
chất lượng hàng hóa chưa cao, khó cạnh tranh với hàng của các nước khác .
- Các nước ĐNA có nhiều mặt hàng giống nhâu dễ xảy ra cạnh tranh trong
xuất khẩu.
- Sự khác biệt trong thể chế chính trị gây trở ngại trong kí kết các hợp đồng
kinh tế.
Câu 2: ( 1,5 điểm)

a/ Chứng minh biển mang tính chất nhiệt đới gió mùa:
* Biển đông nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới:
- Chế độ gió: Trên biển đông có 2 mùa gió: Hướng gió Đông Bắc từ tháng 10
đến t4. Hướng gió Tây Nam từ t5 đến t10. Gió trên biển mạnh hơn trên đất
liền, tóc độ gió cực đại tới 50m/s .
- Chế độ nhiệt : ở biển mùa hạ mát , mùa đông ấm hơn trong đất liền , biên độ
nhiệt nhỏ, nhiệt độ trung bình trên 230c .
- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền đạt từ 1100-

0,5

0,5

0,5

0,5

1,0

4


1300mm/năm.
- Dòng biển: Có 2 dòng biển: Dòng biển lạnh hoạt động vào mùa đông hướng ĐB-TN, dòng biển nóng hoạt động vào mùa hè hướng Tây NamĐông Bắc. Các dòng biển cùng với vùng nước trồi , nước chìm kéo theo sự di
chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triểu độc đáo , phức tạp.
b/Những thuận lợi, khó khăn của biển:
0,5
* Thuận lợi:
-cung cấp khoáng sản: Dầu khí, muối ,cát…

- Hải sản phong phú
-Bờ biển đẹp phát triển du lịch, xây dựng cảng
-phát triển GTVT đường biển.
- Có ý nghĩa quan trọng về an ninh , quốc phòng, khoa học…
* Khó khăn:
- Thiên tai thường xuyên xảy ra: Bão ,..
- Nước biển ô nhiễm gây ảnh hưởng tới hoạt động du lịch, nuôi trồng đánh
bắt thủy sản.
Câu 3: ( 2,5 điểm)
a/ Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là :
* Tính chất nhiệt đới ,gió mùa ẩm:
0,75
- Tính chất nhiệt đới:
+Nước ta nhận được lượng nhiệt lớn từ mặt trời, bình quân 1m2 lãnh thổ nhận
được trên 1 triệu ki lô calo.
+Số giờ nắng cao: Từ 1400-3000 giờ / năm.
+ Nhiệt dộ trung bình năm 210 c và tăng dần từ bắc vào nam.
* Tính chất gió mùa:
- Chia 2 mùa rõ rệt tương ứng với 2 mùa gió:
+ Mùa gió ĐB: lạnh , khô( mùa đông).
+ Mùa gió TN : Nóng ,ẩm( mùa hạ)
* Tính chất ẩm:
- Lượng mưa lớn từ 1500- 2000mm/ năm.
- Độ ẩm không khí > 80%.
* Tính chất đa dạng thất thường:
0,75
- Tính chất đa dạng:Phân hóa theo không gian và thời gian hình thành các
vùng , miền khí hậu khác nhau.
+Miền khí hậu phía B: Từ dãy Bạch Mã trở ra, mùa đông lạnh ít mưa, cuối
đông có mưa phùn ẩm ướt, mùa hạ nóng mưa nhiều.

+miền khí hậu phía nam: Từ dãy Bạch Mã trở vào, có khí hậu cận xích đạo,
có 1 mùa mưa và 1 mùa khô.
+Vùng khí hậu Đông Trường Sơn, có mùa mưa lệch hẳn về thu đông
+Vùng khí hậu Biển Đông: Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
-Tính thất thường:
+ Năm mưa nhiều, năm khô hạn
+ Năm rét sớm , năm rét muộn .
+ Năm ít bão, năm nhiều bão,
+ Gần đây do ảnh hưởng cua hiện tượng En Nino- La Nina làm tăng cường
5


tính đa dạng và thất thường của thời tiết và khí hậu Việt Nam.
*Nét độc đáo cuả khí hậu Việt Nam:
0,5
+ Có mùa đông lạnh , lạnh nhất so với các nước nhiệt đới có cùng vĩ độ với
Việt Nam.
+ Có lượng mưa lớn , độ ẩm cao Bởi vậy Việt nam không xuất hiện hoang
mạc như các nước ở cùng vĩ độ.
+ Khí hậu còn thay đổi nhanh chóng theo không gian và thời gian.
b/ Những nhân tố chủ yếu làm cho thời tiết và khí hậu nước ta đa dạng , 0,5
thất thường:
- Vị trí địa lí.
- Chế độ gió mùa, đặc biệt là gió mùa đông bắc.
- Địa hình: Độ cao, hướng núi… hình thành nhiều vùng, nhiều kiểu khí hậu
khác nhau.
Câu 4: ( 1,5 điểm)
a/ CMR Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản:
1,0)
- Việt Nam có 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản

khác nhau.
- Phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.
-Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là:
+ Kim koại: Sắt ( thái nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh…), đồng, hiếc,…
+ Phi kim loại: Bô-xit, A patit…( Phân bố)
+Nhiên liêu: Than, Khí đốt…( phân bố).
+ Vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét, cao lanh…( phân bố)
b/ Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên khoáng sản: 0,5
- Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi
- Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải bỏ.
- Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng , hàm lượng, phân bố làm
cho khai thác gặp khó khăn, đầu tư lãng phí.
Câu 5: ( 2,5 điểm)
a/ Vẽ biểu đồ:
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn, vẽ đúng, chính xác có bảng chú
giải, có tên biểu đồ.
b/ So sánh:
Nhóm đất
Đặc tính
Phân bố
Giá trị sử dụng
Đất
-Chua , nghèo
-Ở vùng núi đá
-Thích hợp trồng
Feralit( 65%)
mùn, nhiều sét
vôi phía Bắc.
nhiều loại cây
- Có màu đỏ

-Ỏ vùng Tây
công nghiệp
vàng do có nhiều Nguyên và Đông nhiệt đới
hợp chất sắt và
Nam Bộ
nhôm
- Dễ bị két von
thành đá ong.
Đất mùn núi cao -Xốp, giàu mùn - Ở vùng núi cao -Phát triển lâm
(11%)
màu đen hoặc
tren 2000m
nghiệp , bảo vệ

1,0
1,5

6


nâu
Đất phù sa(24%) - Tơi xốp, ít
chua, giàu mùn
-Dễ canh tác, độ
phì cao.

- ở các vùng
đồng bằng châu
thổ sông hồng,
sông Cửu Long

và các đồng
bằng khác.

rừng đầu nguồn
- Là đất nông
nghiệp chính
thích hợp với
nhiều loại cây
trồng đặc biệt là
cây lúa nước

7



×