Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: PGS.TS Nguyn Th Hng
Trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
Chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế
CHUYấN
THC TP TT NGHIP
ti :
NNG CAO SC CNH TRANH DCH V NGN HNG VPBANK
TRấN TH TRNG VIT NAM TRONG IU KIN VIT NAM L
THNH VIấN CHNH THC CA WTO
Giỏo viờn hng dn: PGS.TS NGUYN TH HNG
Sinh viờn thc hin: HONG TH HUYN TRC
Lp: KDQT A
Khoỏ: 46
H: CHNH QUY
Hà Nội - 2008
Sinh viờn: Hong Th Huyn Trỳc Lp: KDQT 46A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
LỜI MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, không chỉ bao
trùm các khu vực mà còn diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Hoà cùng xu thế ấy,
các quốc gia, các ngành kinh tế đang dần chuyển mình bắt nhịp với nền kinh tế
chung của nhân loại. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Từ đổi mới
đến nay, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, các ngành kinh tế
của Việt Nam đang thay đổi diện mạo của mình, mà đặc biệt phải kể tới ngân
hàng, lĩnh vực đang phất lên trên nền kinh tế của Việt Nam trong những năm
gần đây.
Trong xu thế hiện nay, hệ thống ngân hàng của Việt Nam, bao gồm cả
Ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư đều đang ra sức đầu tư để phát triển.
VPBank cũng vậy, đầu tư theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu đang là phương
hướng chiến lược của VPBank. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm, đến
nay, VPBank đã trở thành ngân hàng có uy tín, có tốc độ tăng trưởng khá cao,
đang dần khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng
như hệ thống ngân hàng quốc tế. Hoạt động của ngân hàng VPBank đạt được
nhiều kết quả khả quan, quy mô không ngừng mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày
càng cao. Với mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu ở Việt
Nam, VPBank đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, cải thiện bản thân mình để tiến
bước nhanh và chắc.
Trong thời gian qua, sức cạnh tranh của VPBank trên thị trường Việt Nam
đã có bước tiến đáng kể. So với các ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam như
ngân hàng ACB, Vietcombank,…thì các dịch vụ của VPBank đã xây dựng được
vị thế cạnh tranh của mình. Thị trường dịch vụ ngày càng mở rộng, số lượng
khách hàng không ngừng gia tăng, doanh thu sản phẩm dịch vụ ngày càng lớn và
mức phí dịch vụ có tính chất cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam trở thành
thành viên của WTO, thì ngành ngân hàng tài chính đang trở nên lớn mạnh, sự
cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài trên thị trường Việt
Nam ngày càng trở nên gay gắt. Vì thế, việc gia tăng sức cạnh tranh đang trở
thành vấn đề sống còn với các ngân hàng nói chung và với VPBank nói riêng.
Cạnh tranh đã và đang trở thành yếu tố tất yếu, buộc VPBank phải không ngừng
nỗ lực gia tăng sức cạnh tranh của mình. Chỉ có như vậy thì VPBank mới có thể
đứng vững và tiếp tục phát triển trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Trên ý
nghĩa đó, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ ngân hàng
của VPBank trên thị trường Việt Nam trong điều kiện VN là thành viên
chính thức của WTO” góp phần quan trọng trong việc tạo ra sức bật cho
VPBank trên thị trường ngân hàng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá sức cạnh tranh của các dịch vụ ngân hàng ở VPBank và đề xuất các
giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng VPBank trên thị trường
Việt Nam trong xu thế hội nhập, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của
WTO.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
− Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sức cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng
của các ngân hàng thương mại.
− Nghiên cứu và phân tích thực trạng cạnh tranh và sức cạnh tranh về dịch vụ
ngân hàng của VPBank trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó rút
ra những ưu điểm, tồn tại trong việc cạnh tranh và đánh giá sức cạnh tranh về
dịch vụ ngân hàng của VPBank.
− Đề xuất những phương hướng giải pháp và kiến nghị để nhằm nâng cao sức
cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng của VPBank trong thời gian tới.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cạnh tranh về dịch vụ ngân
hàng của VPBank.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
− Về lĩnh vực: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
− Về không gian: Thị trường ngân hàng Việt Nam.
− Về thời gian: Từ năm 2003 tới nay.
− Về giác độ nghiên cứu: Nghiên cứu vĩ mô.
IV. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về sức cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao sức
cạnh tranh.
Chương II: Thực trạng về hoạt động cạnh tranh và sức cạnh tranh của VPBank
trong cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên thị trường Việt Nam trong thời gian
qua.
Chương III: Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Việt Nam của
VPBank trong cung cấp dịch vụ ngân hàng đến năm 2010
Để hoàn thành được chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Thị Hường đã giúp đỡ em định hướng đề tài và phương pháp nghiên
cứu, và hướng dẫn em nhiệt tình, chu đáo. Em xin cảm ơn Quý Ngân hàng
VPBank, đặc biệt là phòng Thanh toán quốc tế chi nhánh Hà Nội đã cho em cơ
hội để tìm hiều về sức cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng của VPBank.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỨC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH.
Trong xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế, cạnh tranh trở thành vấn đề
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển được trong thị
trương cạnh tranh gay gắt và ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp cần phải
hình thành được những lợi thế cạnh tranh riêng và chú trọng đến việc nâng cao
sức cạnh tranh cho chính mình. Trên ý nghĩa đó, lý luận cơ bản về sức cạnh
tranh và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh tạo ra bước đệm cho các
doanh nghiệp trong cuộc đua thị trường và khách hàng trong xu thế hiện nay.
I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH
Cạnh tranh đã và đang diễn ra ngày càng gay gắt. Để có thể nâng cao sức
cạnh tranh cho doanh nghiệp, việc nắm vững các lý luận cơ bản về cạnh tranh
trở nên hết sức quan trọng với doanh nghiệp.
1. Khái niệm và bản chất của cạnh tranh.
Cạnh tranh là điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị
trường. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng đều đối mặt với
cạnh tranh. Trong xu thế nền kinh tế ngày càng phát triển, thì cạnh tranh đã trở
thành một vấn đề trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.
Bởi chỉ có khả năng cạnh tranh thì mới có thể đứng vững được trên thị trường.
Từ khi nền kinh tế vận hành, cạnh tranh đã trở thành vấn đề được nhiều
nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, khái niệm “cạnh tranh”
được tiếp cận theo nhiều góc độ, được đứng trên nhiều quan điểm khác nhau.
Trước đây, khi mới bắt đầu nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã quan
niệm một cách máy móc và cho rằng cạnh tranh là một thuộc tính cố hữu của
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cách hiểu này chỉ phản ánh được một cách phiến
diện của khái niệm cạnh tranh, bởi lúc đó, người ta đã bỏ ngỏ cạnh tranh dưới
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
chế độ xã hội chủ nghĩa, và cho rằng dưới chế độ đó, thay vào cạnh tranh chỉ có
thi đua xã hội chủ nghĩa. Theo thời gian cùng với sự trưởng thành về mặt lý luận
và nhận thức, người ta đã dần bổ sung và hoàn thiện khái niệm cạnh tranh.
Trong lý thuyết cổ điển, vấn đề cạnh tranh được tiếp cận theo cách nhìn
nhận của nhà kinh tế học Adam Smith là: “Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch
giữa các nàh kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Khi bàn về chủ nghĩa tư bản, theo quan điểm của Các Mác, “cạnh tranh tư
bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự phấn đấu gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu
lợi nhuận siêu ngạch”. Trong khái niệm này, Các Mác đã nêu ra vấn đề cạnh
tranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa, cạnh tranh diễn ra trong nền kinh tế với chế
độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Theo định nghĩa trong cuốn từ điển kinh doanh được xuất bản năm 1992 ở
Anh thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường chính là “sự ganh đua, sự kình địch
giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về
phía mình”.
Dưới góc độ kinh tế thuần tuý, cạnh tranh có thể được hiểu là “sự tranh
giành thị trường (khách hàng) để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp”, nói
cách khác là “sự đấu tranh giữa các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để kiếm lời”.
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, khái niệm cạnh tranh được đề cập “là
sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia và nó nảy sinh khi
hai hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành
được”.
Theo cách tiếp cận trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu, khái niệm “cạnh
tranh đối với một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả
nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
cao được xác định bằng thay đổi của GDP trên đầu người theo thời gian”.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Dưới góc nhìn của Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của tổng thống Mỹ,
khái niệm cạnh tranh với một quốc gia được hiểu là: “Cạnh tranh đối với một
quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng,
có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường
quốc tề đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước
đó”.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam thì khái niệm cạnh tranh
được cho là “vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ, đó là con đưòng
cũng như là phương thức để giành lấy lợi nhuận cao cho các chủ thể nền kinh
tế”.
Với khái niệm canh tranh, có quan điểm lại cho rằng: “Cạnh tranh đối với
một quốc gia là khả năng của nước đó đã đạt được những thành quả nhanh và
bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, được
xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo
thời gian”.
Ngoài ra, còn có khái niệm khác về cạnh tranh là” Cạnh tranh có thể định
nghĩa như một khả năng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng và chống lại các đối
thủ cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách lâu dài và có lợi
nhuận”. Nhiều nhà nghiên cứ đã cho rằng, một doanh nghiệp sẽ cạnh tranh thành
công khi sở hữu những lợi thế mà đối thủ của họ không có được. Tuy nghiên, lợi
thế đó có thể bị lu mờ dần theo thời gian, và trong điều kiện biến đổi liên tục của
thị trường, thì dù sớm hay muộn, doanh nghiệp đó cũng bị mất dần đi lợi thế
cạnh tranh đó.
Như vậy, khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm,
nhiều giác độ và tùy theo phạm vi, mục đích và lĩnh vực nghiên cứu. Nhưng
nhìn chung có thể hiểu một cách chung nhất là “sự ganh đua, đấu tranh gay gắt
và quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng
hoá nào đó nhằm giành giật thị trường và khách hàng, thông qua đó tiêu thụ
được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao”.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Thực chất của cạnh tranh chính là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa
các chủ thể khi tham gia vào một thị trường. Các chủ thể khi tham gia vào thị
trường luôn muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Với các doanh nghiệp, lợi nhuận
luôn là mục tiêu quan trọng, là kết quả mong đợi sau quá trình kinh doanh. Còn
với khách hàng, hàng hoá chất lượng tốt, giá cả hợp lý, nhiều tiện ích, giá trị sử
dụng cao lại luôn là sự lựa chọn tối ưu. Đây là quá trình mà các chủ thể kinh tế
sử dụng các biện pháp để giành và chi phối thị trường, thu hút và giữ khách
hàng, đồng thời đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất, để nâng cao vị thế của mình.Có thể
nói rằng, cạnh tranh là một phương thức vận động của thị trường. Thị trường và
cạnh tranh luôn gắn liền với nhau. Không có cạnh tranh thì không có nền kinh tế
thị trường, và nói đến thị trường cũng đồng nghĩa nói tới sự cạnh tranh. Chính vì
vậy, khi kinh doanh trên bất cứ thị trường nào, thì dưới các phương thức khác
nhau, tuỳ theo các mức độ khác nhau, cạnh tranh luôn xuất hiện và diễn ra ngày
càng mạnh mẽ.
Như vậy, cạnh tranh được tiếp cận theo nhiều góc độ, phạm vi và mục
đích nghiên cứu. Nhìn chung, có thể thống nhất các khái niệm đó ở một số điểm
đó là:
- Về mục tiêu của cạnh tranh: Tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao mức sống của quốc gia,
- Phương pháp thực hiện: Tận dụng và khai thác lợi thế so sánh của mình
trong việc cung ứng sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
- Thời gian: Cạnh tranh là một quá tình, vì thế nó đòi hỏi sự liên tục, bất kỳ
sự gián đoạn nào cũng để tuột mất vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền
kinh tế.
2. Các mô hình cạnh tranh.
Cạnh tranh là tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề này đã
được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu và phân tích, để đưa ra những yếu tố
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
quan trọng tác động đến cạnh tranh và từ đó, tạo ra nền tảng cho các doanh
nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong cuộc chiến ngày càng gay go.
2.1 Lý thuyết cạnh tranh của Mc.Kinsey (mô hình 7S).
Để làm rõ hơn những yếu tố tác động đến cạnh tranh, Mc.Kinsey đã đề
xuất mô hình 7S (hình 1.1). Dưới góc độ nghiên cứu của Mc.Kinsey, ông cho
rằng để có năng lực cạnh tranh thì hệ thống tổng thể của doanh nghiệp không chỉ
bao gồm phần cứng mà còn phải có cả phần mềm. Phần cứng bao gồm chiến
lược, cấu trúc, hệ thống và phần mềm bao gồm phong cách quản lý, bộ máy
nhân viên, tay nghề và những giá trị được chia sẻ. Các yếu tố này cần phải được
kết hợp và vận hành một cách linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng với nhau, và như
vậy sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.
Trong đó, những giá trị chia sẻ sẽ là trung tâm điều phối các yếu tố phần cứng
và phần mềm, tại đó, các thông tin và nguồn lực sẽ được phân bổ một cách hợp
lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình tạo ra sức
cạnh tranh so với đối thủ.
2.2 Mô hình các lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
Một doanh nghiệp hoạt động luôn chịu tác động của yếu tố môi trường
kinh doanh quốc tế, quốc gia và môi trường kinh doanh ngành. Trong các môi
trường ấy, cạnh tranh vẫn luôn hiện hữu và vận hành, chi phối tới các doanh
nghiệp. Do vậy, mô hình các lực lượng cạnh tranh của Michael Porter giúp các
doanh nghiệp phân tích và đánh giá được các tác động của môi trường cạnh
tranh ngành, từ đó xác định được những ưu thế của mình nhằm gia tăng sức
cạnh tranh trên thị trường (xem hình 1.2).
Khách hàng:
Bao gồm những khách hàng hiện tại và tiềm năng. Đây là những người có nhu
cầu sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Yếu tố cầu tham gia vào
tác động đến mức độ cũng như cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng
ngành. Vì thế, nếu doanh nghiệp tìm hiểu, nắm bắt và đáp ứng được đúng nhu
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
cầu của khách hàng về hàng hoá và dịch vụ thì sẽ giành được thắng lợi trong
kinh doanh.
Hình 1.1: Mô hình lý thuyết cạnh tranh của Mc.Kinsey
Các đối thủ cạnh tranh:
Bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cùng
một ngành nghề và trên một khu vực thị trường của doanh nghiệp. Số lượng,
quy mô của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Các đối thủ tiềm ẩn
Đây là những doanh nghiệp mới xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trên cùng một khu
vực thị trường với doanh nghiệp. Sự tham gia của các doanh nghiệp này sẽ làm
thay đổi bức tranh ngành, gia tăng mức độ và quy mô cạnh tranh.
Sức ép từ phía nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp bao gồm những người bán nguyên vật liệu, thiết bị, vốn,…các
yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Tính chất của thị trường (thị trường mang tính
chất cạnh tranh, thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay độc quyền, có hay không có
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
Những giá trị
được chia sẻ
Shared value
STRATEGY
Chiến lược
STAFFS
Bộ máy nhân viên
STRUCTURE
Cấu trúc
STYLE
Phong cách quản lý
SKILLS
Kỹ năng tay nghề
SYSTEM
Hệ thống
10
Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: PGS.TS Nguyn Th Hng
s iu tit ca Nh nc) s tỏc ng khỏc nhau n hot ng mua sm, d
trca doanh nghip. Cỏc yu t nh s lng nh cung cp nhiu hay ớt, kh
nng cung cp v v trớ quan trng n mc no ca doanh nghip n nh
cung cp, tớnh cht thay th ca cỏc yu t u vo l d hay khú s tỏc ng
trc tip v to ra sc ộp vi doanh nghip trờn th trng.
Sc ộp ca cỏc sn phm thay th.
õy l yu t tỏc ng n quỏ trỡnh tiờu th sn phm ca doanh nghip. Nu
sn phm thay th xut hin cng nhiu loi thỡ cng gõy ra sc ộp ti hot ng
tiờu th sn phm hoc dch v ca doanh nghip. Bi khi ú, sn phm ca
doanh nghip s phi chu nhiu sc ộp vi cỏc sn phm thay th, khi m khỏch
hng a dựng nhng sn phm mi cú tớnh nng mi, v chi phớ thp hn.
Hỡnh 1.2: Mụ hỡnh 5 ỏp lc cnh tranh ca Micheal Porter
3. Phõn loi hot ng cnh tranh
Cnh tranh c tip cn theo nhiu quan im v theo nhiu lnh vc, v
theo nhiu mc ớch khỏc nhau. Chớnh vỡ th, vic phõn loi hot ng cnh
tranh cng rt a dng, c chia thnh nhiu cn c khỏc nhau.
3.1 Cn c theo phm vi ngnh kinh t
Sinh viờn: Hong Th Huyn Trỳc Lp: KDQT 46A
Khả năng
ép giá
Khả năng
ép giá
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới
Nguy cơ bị các sản phẩm (dịch vụ) thay thế
Sức ép
CC I TH
TIM N
KHCH HNGNGI
CUNG NG
SN PHM
THAY TH
TRONG NGNH
Ganh ua gia
cỏc DN hin cú
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
− Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là hoạt động cạnh tranh trong đó các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong cùng một lĩnh vực, về cùng một loại sản
phẩm, dịch vụ.
− Cạnh tranh giữa các ngành: là hoạt động cạnh tranh trong đó các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, các ngành
kinh tế khác nhau.
3.2 Căn cứ vào hình thái cạnh tranh:
− Cạnh tranh hoàn hảo: là loại cạnh tranh tự do, các doanh nghiệp có quy
mô vừa và nhỏ tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tương tự nhau về
phẩm chất, quy cách, mẫu mã trên thị trường.
− Cạnh tranh không hoàn hảo là loại cạnh tranh trong đó một hoặc một vài
tập đoàn thống trị độc quyền sản xuất và kinh doanh sản phẩm trong các lĩnh
vực như ô tô, dầu khí…Ngày nay, loại cạnh tranh này ngày càng trở nên phổ
biến. Trong thị trường này, phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau.
Một loại sản phẩm nhưng được phân thành nhiều cấp độ chất lượng khác nhau.
3.3 Căn cứ vào chủ thể kinh tế tham gia.
− Cạnh tranh giữa những người bán với nhau.
Đây là cuộc cạnh tranh gay gắt, và chiếm nhiều nhất trên thị trường. Khi
nền kinh tế càng phát triển, cuộc cạnh tranh này diễn ra càng mạnh mẽ và quyết
liệt, với nhiều cấp độ, cách thức và phương pháp khác nhau. Để tranh giành thị
trường nội địa và quốc tế, các doanh nghiệp đều phải điều chỉnh chiến lược cạnh
tranh của mình nhằm giành và giữ được thị trường, từng bước thâm nhập vào thị
trường của đối thủ cạnh tranh.
− Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.
Cuộc cạnh tranh này thường diễn ra khi mà cung nhỏ hơn cầu. Chênh lệch
cung cầu (cung < cầu) càng lớn, thì mức độ cạnh tranh diễn ra càng gay gắt.
Điều này làm cho hàng hoá ngày càng trở nên khan hiếm, giá cả tăng vọt. Tuy
nhiên, người mua thường muốn mua được những sản phẩm hợp với nhu cầu và
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
thị hiếu của mình, và để có được những sản phẩm đó, họ vẫn sẵn sang trả mức
giá cao hơn để sở hữu được sản phẩm đó.
− Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Đây là cạnh tranh trong đó diễn ra việc mua rẻ bán đắt trên thị trường.
Người mua luôn muốn có sản phẩm phù hợp nhu cầu, thị hiếu của mình với chất
lượng tốt, nhưng giá cả thấp nhất có thể. Còn người bán, để tối đa hoá lợi nhuận
của mình, luôn muốn sản phẩm với giá cao nhất có thể. Kết quả của quá trình
mua bán đó là giá cả cuối cùng khi hai bên đã thống nhất và thoả thuận với
nhau.
3.4 Căn cứ vào mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế:
− Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước: là loại cạnh tranh trong đó Nhà
nước tham gia vào định hướng, điều chỉnh và giới hạn bằng các thể chế, pháp
luật và chính sách.
− Cạnh tranh tự do: là loại cạnh tranh trong đó, Nhà nước không tham giao
vào điều chỉnh, điều tiết và có các biện pháp giới hạn.
3.5 Căn cứ vào phạm vi địa lý
− Cạnh tranh trên phạm vi từng quốc gia
+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước.
+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước và
nước ngoài trên phạm vi một quốc gia.
− Cạnh tranh trên phạm vi quốc tế:
+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc nhóm nước phát triển với nhau.
Các doanh nghiệp này có tiềm lực tài chính mạnh, có mạng lưới kinh doanh
rộng khắp và trình độ công nghệ rất cao.
+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc nhóm nước đang phát triển với
nhau. Trong loại hình cạnh tranh này, các doanh nghiệp thường công có sự
chênh lệch lớn về tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, tận dụng được lợi thế
nguồn nhân công rẻ, và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên trong nước mình.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc nhóm nước phát triển và đang
phát triển. Sự cạnh tranh này được đánh giá là gay gắt nhất bởi sự chênh lệch
sâu sắc về trình độ công nghệ giữa các bên.
3.6 Căn cứ vào chiến lược cạnh tranh
− Cạnh tranh trực diện: Là cạnh tranh trong đó, các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trực tiếp, công khai ganh đua, đấu tranh với nhau giành được những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
− Cạnh tranh không trực diện: Là loại cạnh tranh trong đó, các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh không thể hiện sự ganh đua, đấu tranh công khai với
nhau, mà quá trình cạnh tranh diễn ra ngầm nhằm giành những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
4. Vai trò của cạnh tranh.
Khi nền kinh tế thị trường ra đời và vận hành thì cạnh tranh trở thành một
yếu tố tất yếu. Cạnh tranh tác động nhiều mặt tới đời sống kinh tế xã hội, đem
lại cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp, khách hàng nói riêng nhiều
lợi ích vô hình và hữu hình.
4.1 Vai trò cạnh tranh với nền kinh tế
Với nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò rất quan trọng. Nhờ có cạnh tranh, nền
kinh tế đã có những chuyển biến mới, ngày càng đạt được những thành tựu lớn,
không chỉ diễn ra trên phạm vi một nước, mà còn trên phạm vi một khu vực và
toàn cầu.
Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động và góp
phần gia tăng hiệu quả kinh tế. Để giành được ưu thế trên thị trường ngày càng
cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách tranh thủ
những thế mạnh của mình, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh hoặc gia
tăng sản xuất để giành được lợi thế theo quy mô, tăng cường chiếm lĩnh thị
trường. Chính vì vậy, vô hình chung đã làm cho nền kinh tế vận động đi lên, đạt
được những tiến bộ không những về lượng mà còn cả về chất.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Cạnh tranh góp phần làm cho lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy quá
trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế. Khi nền kinh tế mới sơ khai,
cạnh tranh còn xuất hiện khá mờ nhạt, nhưng cùng với sự vận động của nền kinh
tế, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ và gay gắt buộc các doanh nghiệp
luôn phải tự đổi mới và phát triển để tránh nguy cơ bị “cá lớn nuốt cá bé” và bị
đẩy ra khỏi cuộc chơi chung. Trong quá trình đó, các doanh nghiệp phải áp dụng
những thành tựu khoa học, những phương pháp sản xuất mới, những tiến bộ
mới, đồng thời tạo ra bước tiến mới cho nền kinh tế.
Cạnh tranh cho phép sử dụng tối đa hoá các nguồn tài nguyên. Nền kinh
tế thị trường càng phát triển thì số lượng các doanh nghiệp tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh càng nhiều, nguồn tài nguyên ngày càng trở nên khan
hiếm, do đó cuộc chiến về nguồn tài nguyên là tất yếu. Để giành được lợi thế về
chi phí, buộc các doanh nghiệp phải tìm cách tận dụng một cách tối đa các
nguồn tài nguyên, tránh thất thoát và lãng phí.
Cạnh tranh khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Thực tế cho thấy sự phát triển của nền kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển của
khoa học và công nghệ. Khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều công cụ, nhiều điều
kiện cho nền kinh tế phát triển. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn
phải tận dụng những thành tựu mới, những tiến bộ mới của khoa học công nghệ
để gia tăng sức cạnh tranh, giành thắng lợi trên thương trường. Nhu cầu về
những phương thức sản xuất tối tân của các doanh nghiệp ngày càng trở nên bức
thiết, vì thế thúc đẩy các doanh nghiệp luôn cố gắng nghiên cứu đầu tư phát triển
côn nghệ. Điều này làm cho khoa học công nghệ kỹ thuật phát triển không
ngừng.
4.2 Vai trò cạnh tranh với doanh nghiệp
Cạnh tranh tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đứng vững trên thị trường, các doanh
nghiệp buộc phải vận động theo quy luật của nền kinh tế. Số lượng các doanh
nghiệp mới xuất hiện càng nhiều, trong khi các doanh nghiệp hiện có ngày càng
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
có nhiều kinh nghiệm dày dặn hơn trên thị trường. Điều này khiến các doanh
nghiệp phải không ngừng phát triển, gia tăng hiệu quả kinh doanh để tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
Cạnh tranh góp phần xoá bỏ độc quyền bất hợp lý, tạo môi trường kinh
doanh bình đẳng. Trước đây, nền kinh tế còn được bảo hộ rất lớn bởi Chính phủ
các nước, làm cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài gặp rất nhiều khó
khăn. Trong quy luật chung của nền kinh tế nhân loại, cạnh tranh đã dần tháo dỡ
các chế độ độc quyền, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được phát huy năng
lực của mình, gia tăng doanh số và lợi nhuận.
Cạnh tranh tạo ra các nhà kinh doanh, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và lao
động tốt cho xã hội. Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu về nhân lực có chất
lượng cao trở thành vấn đề bức thiết. Để gia tăng được sức cạnh tranh của mình,
các doanh nghiệp phải đầu tư vào đội ngũ nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo
nhằm hình thành được lợi thế riêng biệt cho mình. Đây chính là yếu tố quan
trọng giúp doanh nghiệp thắng thế trên thị trường.
4.3 Vai trò cạnh tranh với người tiêu dùng
Nhờ cạnh tranh, người tiêu dùng được tiếp cận hàng hoá dịch vụ đa dạng
phong phú. Đó là kết quả của quá trình ganh đua tranh giành thị phần và khách
hàng. Để mở rộng được thị phần tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng, các doanh
nghiệp phải cố gắng mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ của mình, tạo ra
những sản phẩm dịch vụ mới, độc đáo hơn nhằm thu hút khách hàng về phía
mình. Đồng thời với quá trình ấy, người tiêu dùng cũng được sử dụng hàng hoá
dịch vụ với giá cả hợp lý hơn.
5. Các công cụ cạnh tranh
Trên thực tế, khi sản xuất kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào, doanh
nghiệp cũng luôn phải đổi mặt với sự cạnh tranh. Chính vì thế, việc chọn lựa
công cụ cạnh tranh trở thành vấn đề hết sức quan trọng với doanh nghiệp. Tuỳ
vào đặc điểm thị trường và loại hình kinh doanh cũng như những năng lực, ưu
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
thế của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hợc nhiều công cụ
cạnh tranh nhằm mở rộng thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và gia
tăng doanh số bán hàng.
5.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm, dịch vụ.
Khi quyết định kinh doanh ở đâu thì việc hình thành chính sách sản phẩm
hay dịch vụ cho mình là một điều tất yếu đối với doanh nghiệp. Theo Michael
Porter, các doanh nghiệp sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh bằng cách chọn một trong
những chiến lược sau:
“Cost Leadership: Cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hay dịch vụ với
mức giá thành sản phẩm và chi phí liên quan ở thấp nhất có thể. Khi đó doanh
nghiệp có thể bán được số lớn hàng và với giá trung bình và tạo ra lợi nhuận lớn.
Differentiation: cạnh tranh bằng cách tạo ra sự cách biệt mà các doanh
nghiệp khác khó cạnh tranh. Sự khác biệt này có thể là chất lượng sản phẩm,
thời gian giao hàng, sự nhận biết về thương hiệu, hệ thống phân phối rộng khắp.
Concentration: cạnh tranh bằng cách tập trung nguồn lực, sức mạnh vào
một sản phẩm, một phân khúc hay một nhóm khách hàng đặc biệt”.
Cụ thể là để chiến thắng đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tập trung
vào một số mặt chủ yếu sau:
Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ
Theo quan niệm của Tổ chức quốc tế “Chất lượng sản phẩm là một tập
hợp các thuộc tính của sản phẩm, tạo ra cho sản phẩm đó khả năng thoả mãn yêu
cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn”. Đây có thể nói là một trong những vũ khí cạnh tranh
lợi hại nhất trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt trên
phân đoạn thị trường dành cho giới khách hàng thượng lưu. Sản phẩm có chất
lượng tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và là cơ hội
để doanh nghiệp giành được ưu thế cho mình. Chất lượng quyết định nhiều tới
khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ:
− Chất lượng hoàng hoá cao sẽ gia tăng giá trị cho sản phẩm
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
− Chú trọng gia tăng chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp, góp phần kéo dài tuổi thọ và chu kỳ sống của sản
phẩm, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng doanh thu bán hàng.
− Sản phẩm có chất lượng cao góp phần tạo hình ảnh tốt cho doanh nghiệp
trên thị trường và trong tâm trí khách hàng, từ đó gia tăng uy tín cho doanh
nghiệp.
Cạnh tranh về bao bì sản phẩm
Bao bì vừa có chức năng bảo quản vừa có chức năng tăng thêm giá trị cho
hàng hoá. Đặc biệt, trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm và những mặt hàng có
giá trị sử dụng cao thì cạnh tranh về bao bì góp phần vào tạo ra lợi thế lớn cho
doanh nghiệp. Vì thế, trong xu thế hiện nay, việc thiết kế bao bì phù hợp với đặc
tính sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng là công cụ cạnh
tranh đắc lực cho doanh nghiệp.
Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín của sản phẩm, dịch vụ
Khi nền kinh tế càng phát triển, mức sống của người dân càng tăng lên, do
đó những yêu cầu đối với sản phẩm của khách hàng càng trở nên khắt khe. Họ
muốn có những sản phẩm có thương hiệu, có uy tín và tên tuổi. Vì thế tạo được
những nhãn mác sản phẩm ấn tượng, tạo được uy tín cho sản phẩm sẽ gia tăng
được sức cạnh tranh cho doanh nghiệp khi cạnh tranh bằng sản phẩm, dịch vụ.
5.2 Cạnh tranh bằng giá cả.
Mức chênh lệch giá cả so với đối thủ cạnh tranh lớn hơn mức chênh lệch
giá trị sử dụng sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho người tiêu dùng và do đó, sức cạnh
tranh sẽ lớn hơn.
Giá cả trong kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Giá cả thường được sử dụng trong giai đoạn đầu trong
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc khi bước vào một trị
trường mới, để một mặt thăm dò thị trường, một mặt tạo lợi thế cạnh tranh so
với đối thủ.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Các yếu tố tạo nên lợi thế về giá cả sản phẩm dịch vụ bao gồm các chi phí
về kinh tế thấp, khả năng tài hcính tốt và khối lượng hàng bán lớn,…Doanh
nghiệp có khả năng hạ giá càng nhiều thì sẽ giành được càng nhiều lợi thế so với
đối thủ cạnh tranh.
Trong quá trình hình thành và xây dựng nên mức giá cho sản phẩm hay
dịch vụ của mình, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các chính sách
giá: Chính sách định giá thấp, chính sách định giá cao, chính sách ổn định giá.
Chính sách định giá thấp: là chính sách trong đó, doanh nghiệp định giá
với mức thấp hơn giá thị trường. Doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá thấp hơn
giá trị sản phẩm, chính sách này sẽ góp phần gia tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm,
đẩy nhanh vòng quay của vốn, nhưng doanh nghiệp sẽ không thu được lợi
nhuận. Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng chính sách này bằng cách đưa ra mức
giá thấp hơn giá thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm. Thông thường
phương thức này áp dụng khi sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường, doanh
nghiệp muốn gia tăng nhanh chóng khối lượng và số lượng hàng bán, khi đó
doanh nghiệp vẫn có thể thu được lợi nhuận nhưng thấp.
Chính sách định giá cao: Là chính sách trong đó, doanh nghiệp áp dụng
mức giá bán sản phẩm cao hơn cả mức giá thị trường cũng như cao hơn giá trị
sản phẩm. Chính sách này thường được áp dụng khi mà số lượng các đối thủ
cạnh tranh chưa nhiều, các sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, người tiêu
dùng chưa có tham chiếu để so sánh giá cả. Sau đó, doanh nghiệp sẽ hạ dần mức
giá đến bằng hoặc thấp hơn giá thị trường, tuy nhiên, vẫn có thể thu được lợi
nhuận.
Chính sách ổn định giá: Là chính sách trong đó doanh nghiệp duy trì mức giá
ổn định trên một thị trường. Thông thường, chính sách này chỉ được áp dụng
trong một thời gian nhất định do tính chất cạnh tranh diễn ra không ngừng trên
thị trường hoặc đặc điểm, chu kỳ của sản phẩm buộc phải thay đổi mức giá.
Việc nghiên cứu và quyết định áp dụng chính sách định giá nào để gia
tăng sức cạnh tranh của mình là một vấn đề hết sức phức tạp với doanh nghiệp,
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
phải căn cứ vào hoàn cảnh không gian và thời gian cụ thể để sử dụng như vũ khí
cạnh tranh. Thêm vào đó, chính sách giá thường bị ảnh hưởng bởi các thái độ
văn hoá đối với sự thay đổi thông qua cái gọi là “giá tâm lý”. Ở một số nơi, sự
thay đổi thường xem là tích cực, nên hàng thời trang được đặt giá rất cao vì nó
tượng trưng cho sự thay đổi. Nhưng ở nơi khác sự thay đổi có thể đựơc xem là
không tốt, một mức giá cao hơn cho sản phẩm mới thường chỉ làm sản phẩm trở
nên quá đắt cho người tiêu dùng bình thường. Do đó, khi sử dụng công cụ này,
doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các yếu tố mới có thể khai thác được tối đa khả
năng tiêu thụ sản phẩm của mình.
5.3 Cạnh tranh thông qua hoạt động xúc tiến quảng cáo
Trong xu thế hiện nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển,
các nguồn thông tin trở nên đa dạng và phong phú thì xúc tiến quảng cáo có vai
trò quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Quảng cáo là một phần của
chiến thuật phối hợp 4P trong tiếp thị (Product, Price, Place, Promotion) nghĩa là
"bộ tứ" thương phẩm, giá cả, phân phối, khuyến mãi.
1
“Trong những thập niên
gần đây, quảng cáo không những đã triển khai theo chiều rộng mà cả chiều sâu.,
ta thấy quảng cáo có mặt khắp chốn, từ những quốc gia có truyền thống tư bản
đến những nền kinh tế theo khuynh hướng xã hội một khi đã chọn sự cạnh tranh
thương nghiệp làm động lực kích thích kinh tế. Về bề sâu, quảng cáo không
những đã làm biến dạng những mô thức sinh hoạt của người tiêu thụ mà còn
thay đổi tư duy, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của mọi lớp người trong xã
hội”.
Để tạo nên sự hiệu quả của hoạt động xúc tiến quảng cáo, đòi hỏi các
doanh nghiệp cần chú trọng tới các yếu tố nội dung và phương tiện quảng cáo để
làm nổi bật lên sức cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiêp. Về
phương diện nội dung, doanh nghiệp cần đưa ra những hứa hẹn về lợi ích của
sản phẩm để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như làm thay đổi quan điểm,
thái độ của họ về sản phẩm, dịch vụ cũng như tạo ra sự ấn tượng, khác biệt lớn
1
Trích “Quảng cáo trong nền kinh tế thị trường, phân tích và đánh giá” - GS.Đào Hữu Dũng.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
hơn so với đối thủ cạnh tranh. Còn phương tiện quảng cáo thường giúp cho
doanh nghiệp có tác động nhanh chóng, sâu rộng tới khách hàng, khi đó sẽ góp
phần gia tăng sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên diện rộng.
Tuỳ theo mức độ cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, đặc tính
của sản phẩm và mức độ ưa chuộng của khách hàng, doanh nghiệp cần linh hoạt
trong việc sử dụng công cụ cạnh tranh thông qua hoạt động xúc tiến quảng cáo.
Vấn đề quan trọng hàng đầu khi kinh doanh trên thị trường trong nước hay quốc
tế là các doanh nghiệp cần tiêu chuẩn hoá hay thích nghi hoá trong quảng cáo.
Khi sử dụng công cụ này cũng cần phải chú ý tới môi trường của quảng cáo như
kinh tế xã hội, chính trị luật pháp để áp dụng hiệu quả nhằm gia tăng sức cạnh
tranh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.
5.4 Cạnh tranh qua hệ thống phân phối
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng thị trường nội địa, hệ
thống phân phối đang ngày càng đóng vai trò quan trọng. Trong bối cảnh đó,
việc doanh nghiệp thiết lập một hệ thống phân phối mạnh và hiệu quả là một
trong những yếu tố cơ bản để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho riêng mình. Bởi
ngày nay, hệ thống phân phối không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ đưa hàng hoá
từ người sản xuất đến người tiêu dùng mà nó còn có vai trò thúc đẩy nhu cầu
quảng bá sản phẩm, thu thập thông tin khách hàng..., từ đó tạo ra động lực phát
triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh trên thị
trường.
Một hệ thống phân phối dịch vụ hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có
khả năng đa dạng hoá các kênh phân phối và chọn được kênh chủ lực, không
gian đặt vị trí kênh, sự liên kết giữa các kênh, yếu tố quản lý và điều khiển nhân
sự đảm nhiệm các kênh và các dịch vụ bán hàng, sau bán hàng hợp lý.
Sử dụng công cụ cạnh tranh qua hệ thống phân phối dịch vụ đòi hỏi doanh
nghiệp phải có sự am hiểu thị trường, áp dụng linh hoạt với từng không gian và
thời gian nhất định để khai thác và phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình.
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Thông thường, hệ thống phân phối thường bị ảnh hưởng bởi các chế định xã hội.
Ở một số quốc gia, mối liên hệ giữa người cung cấp và người mua thường dựa
trên quan hệ họ hàng bất kể là xa hay gần. Những người không phải là thành
viên họ hàng sẽ bị loại khỏi các giao dịch kinh doanh trong một số kênh phân
phối nào đó. Nhưng ở một số quốc gia khác thì việc lựa chọn kênh phân phối và
thâm nhập thị trường là đơn giản và dễ dàng.
5.5 Cạnh tranh dựa vào uy tín.
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt, mà yếu tố
quan trọng nhất là làm thế nào để giữ được chỗ đứng trong lòng khách hàng. Do
vậy, uy tín đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong cuộc chiến để khẳng
định sự tồn tại và sức mạnh của doanh nghiệp. Giữ vững và nâng cao uy tín của
doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trước sóng gió của biển cả thương
trường. Để có được uy tín gia tăng sức cạnh tranh cho mình, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải thực hiện được đúng những cam kết với khách hàng, đáp ứng được
nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, để tạo được lòng tin với khách hàng.
Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm của
mình cần phải giữ được uy tín với khách hàng. Bởi vì uy tín chính là hình ảnh
của doanh nghiệp. Điều này không còn phải bàn cãi, bởi uy tín đã tôn vinh giá
trị của doanh nghiệp lên những tầm cao mới, kéo theo các lợi ích kinh tế vượt
trội. Việc giữ được uy tín của mình trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần
có sự đầu tư về chất lượng sản phẩm, thực hiện đúng các cam kết cung cấp dịch
vụ cho khách hàng và thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ.
III.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ DỊCH VỤ.
1. Khái niệm sức cạnh tranh.
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp là chỉ số lượng hàng hoá các yếu tố của
doanh nghiệp, phản ánh và tạo lập thế lực, địa vị, động thái vận hành kinh doanh
của doanh nghiệp, trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
trực tiếp ở các thị trường mục tiêu xác định, cho các thời điểm hoặc thời kỳ kinh
doanh xác định.
Kc =
1
n
i i
i
Z x C
=
∑
Trong đó:
Kc: Sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Z
i
: Hệ số quan trọng của thông số i
1
n
i
i
Z
=
∑
= 1
C
i
: Thông số i được đánh giá theo thang điểm 10
(Thông số i là một nhân tố có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp)
Từ tính toán công thức trên có thể phân bậc sức cạnh tranh của một doanh
nghiệp theo các cấp độ sau:
6 < K
c
≤ 10 : Sức cạnh tranh mạnh
5 ≤ K
c
≤ 6 : Sức cạnh tranh trung bình
1 < K
c
≤ 5 : Sức cạnh tranh yếu
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Cạnh tranh là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Dù kinh
doanh trong lĩnh vực nào, trên thị trường nào thì doanh nghiệp cũng cần phải có
sức cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp
luôn chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Có thể phân thành các
nhóm nhân tố thuộc bản thân dịch vụ doanh nghiệp và nhóm nhân tố thuộc môi
trường kinh doanh dịch vụ.
2.2 Phân tích các yếu tổ thuộc bản thân dịch vụ doanh nghiệp.
Những yếu tố thuộc bản thân dịch vụ góp phần tạo ra những lợi thế,
những điểm khác biệt của doanh nghiếp so với đối thủ cạnh tranh. Vì thế các
yếu tố này ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
− Thứ nhất là đặc điểm của hàng hoá dịch vụ
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Với dịch vụ, có nhiều quan điểm khác nhau. Theo phương diện ngành,
“dịch vụ được coi như ngành kinh tế thứ ba, sau công nghiệp và nông nghiệp”.
Nếu xét trên phương diện kết quả hoạt động, dịch vụ là “khái niệm chỉ toàn bộ
các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới hình thái vật thể”. Khái
niệm dịch vụ tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng cùng có điểm chung:
+ Tính không mất đi về khả năng, kỹ năng sau khi dịch vụ được cung ứng.
Bởi vì quá trình cung ứng dịch vụ thành công tới khách hàng cũng chính là quá
trình tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế để hoàn chỉnh khả năng, kỹ năng của nhà
cung ứng dịch vụ. Do đó, những khả năng và kỹ năng đó sẽ ảnh hưởng đến sức
cạnh tranh của doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
+ Tính vô hình của dịch vụ. Khách hàng không thể nhận thấy dịch vụ bằng
mắt, bằng khứu giác,…cũng không thể biết trước kết quả khi chưa tiêu dùng
dịch vụ. Do đó, dịch vụ không thể cất giữ, lưu kho và việc định giá dịch vụ gặp
nhiều khó khăn. Vì thế, việc tác động và khai thác đặc điểm này có sức ảnh
hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, khi mà tạo dựng ấn
tượng trong tâm trí khách hàng về giá trị sản phẩm.
+ Tính không thể phân chia của dịch vụ: Quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch
vụ diễn ra đồng thời, dịch vụ được tiêu dùng ở mọi thời điểm với sự tham gia
của khách hàng. Do đó, nếu biết khai thác đặc điểm này sẽ tạo ra sức cạnh tranh
lớn cho doanh nghiệp khi đưa dịch vụ từ nơi sản xuất đến khách hàng.
+ Tính không ổn định và khó xác định chất lượng của dịch vụ. Điều này cũng
giải thích tại sao người mua dịch vụ thường phải tham khảo ý kiến của người đã
sử dụng để lựa chọn người cung cấp. Chính vì thế, đặc điểm này mang lại nhiều
khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh, bởi vậy, khả năng truyền tải
thông điệp về dịch vụ tốt với khách hàng sẽ ảnh hưởng mạnh tới sức cạnh tranh
của doanh nghiệp.
+ Tính tiêu dùng trực tiếp, không lưu trữ được. Điều đó nghĩa là dịch vụ
không thể hoàn trả, thu hồi hay bán lại. Đây cũng là khó khăn đối với nhà cung
ứng dịch vụ trong nâng cao sức cạnh tranh, nhất là khi những dịch vụ không đáp
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
ứng được đúng yêu cầu của khách hàng thì sẽ tạo ra làn tâm lý dây chuyền đến
với người tiêu dùng, khó bù đắp lại tổn thất vô hình của doanh nghiệp.
− Thứ hai là chất lượng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh
Chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp càng cao thì càng tạo ra sức cạnh
tranh cho doanh nghiệp. Trên thương trường, khi mà hàng hoá dịch vụ có giá cả
và công dụng như nhau thì chất lượng hàng hoá trở thành yếu tố đầu tiên tạo ra
vũ khí cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì thế, khi tiến hành sản xuất kinh doanh,
đây là yếu tố quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.Chính
lợi thế này thể hiện sự vượt trội của hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
so với hàng hoá dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnh tranh cung cấp.
− Thứ ba là dịch vụ và cơ cấu dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh
Dịch vụ và cơ cấu dịch vụ của doanh nghiệp càng đa dạng, phong phú và
càng phù hợp với nhu cầu thị trường thì càng tác động tích cực tới sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Vì đây là yếu tố thu hút được sự quan tâm và lựa chọn
của khách hàng, và thoả mãn được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của họ.
Do vậy, nếu dịch vụ và cơ cấu dịch vụ nghèo nàn, đơn điệu sẽ ảnh hưởng xấu tới
sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
− Phí dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh
Trong xu thế thị trường hiện nay, giá cả và phí dịch vụ luôn được người
tiêu dung quan tâm và đối chiếu, so sánh với dịch vụ cùng loại giữa các doanh
nghiệp. Vì thế, đây là yếu tố tác động nhiều tới sức cạnh tranh của doanh
nghiệp. Nếu phí dịch vụ càng thấp thì càng đem lại sức cạnh tranh lớn hơn cho
doanh nghiệp. Còn nếu phí dịch vụ cao so với các dịch vụ cùng loại thì sẽ tác
động xấu tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
2.2 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh dịch vụ.
Để có vị trí vững chắc trên thị trường, doanh nghiệp nào cũng cần phải có
tiềm lực đủ mạnh để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong môi trường
kinh doanh ngày nay có nhiều yếu tố tác động tới sức cạnh tranh của doanh
Sinh viên: Hoàng Thị Huyền Trúc Lớp: KDQT 46A
25